Saturday, December 26, 2020

Ngành giáo dục Bắc Giang thúc đẩy triển khai chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang dần trở thành điều kiện cần phải có đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục để cả trường học, giảng viên và học sinh có thể phát triển một cách bền vững, và Bắc Giang cũng không đứng ngoài xu hướng này. 

Thực tiễn chuyển đổi số trong giáo dục tỉnh Bắc Giang

Bên cạnh những ngành và lĩnh vực khác, hiện nay giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chuyển đổi số của Việt Nam theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia” được phê duyệt bởi Chính Phủ.

Nhờ tầm nhìn trong phát triển giáo dục bền vững của cơ quan quản lý giáo dục địa phương, Bắc Giang đang có những hoạt động chuyển đổi số giáo dục mạnh mẽ. Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã phối hợp cùng Microsoft Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số giáo dục”.

Tại hội thảo, ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang khẳng định, một trong những giải pháp đột phá, hiệu quả được ngành giáo dục Bắc Giang lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

Bắc Giang đã đạt không ít thành công và đang trên hành trình chuyển đổi số, hướng đến những mục tiêu mới. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, hầu hết các hoạt động chỉ đạo, điều hành, hội họp, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, triển khai nhiệm vụ của ngành Giáo dục Bắc Giang đều được diễn ra trên nền tảng Microsoft Teams giúp kết nối 21 điểm cầu. Hơn thế nữa, để hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh tỉnh Bắc Giang không bị gián đoạn trong thời điểm này, Microsoft Việt Nam đã hỗ trợ cung cấp hơn 500,000 tài khoản miễn phí. 

Mặc dù phải phòng chống dịch, nhưng duy trì hoạt động giáo dục tại địa phương luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh Bắc Giang. Kết quả là Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã được nhận cờ thi đua là đơn vị Xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua đổi mới sáng tạo năm học 2019 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

{keywords}
Các đại biểu tham dự Hội thảo Chuyển đổi số giáo dục tại Bắc Giang. 

Bắc Giang với những mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai

Với những kết quả ấn tượng đã đạt được trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đề ra các mục tiêu định hướng phát triển chuyển đổi số trong giáo dục tại hội thảo. Cụ thể: Chuyển đổi số đồng bộ trong quản lý giáo dục và Chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác giảng dạy, học tập.  

Để thực hiện hoá các mục tiêu trên, tại đây, với tư cách là đối tác hỗ trợ trong hoạt động chuyển số giáo dục, đại diện của Microsoft Việt Nam đã giới thiệu Khung chuyển đổi giáo dục. Đây là kết qủa của quá trình làm việc với 130 nhà hoạch định chính sách và học giả hàng đầu để đánh giá các nghiên cứu về trường học, học khu và quốc gia nơi sáng kiến chuyển đổi học tập đã mang đến những cải tiến đáng kể. Các dự án chuyển đổi thành công nhất trên thế giới đều có chung cách tiếp cận: đó là cách tiếp cập mang tính hệ thống, có phương pháp và toàn diện. 

{keywords}
Đại diện Microsoft Việt Nam chia sẻ nội dung “Khung chuyển đổi số và chương trình hỗ trợ giáo dục của Microsoft”. 

Khi được áp dụng Khung chuyển đổi số giáo dục, các nhà trường có thể thu thập nhanh chóng khuyến nghị từ ban giám hiệu nhà trường trên toàn cầu, khai thác kinh nghiệm và cách làm hay nhất của họ, truy cập các tài nguyên để nghiên cứu sâu hơn nếu cần.

Hoạt động triển khai áp dụng khung chuyển đổi số này là một phần trong giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục của tỉnh Bắc Giang. Cụ thể hơn, ngành giáo dục của Bắc Giang cần được tuyên truyền và giáo dục tư tưởng đổi mới với chuyển đổi số cho toàn bộ cán bộ giáo viên; áp dụng các giải pháp công nghệ cũng như xã hội hoá cơ sở hạ tàng công nghệ thông tin. 

Đặc biệt, nhằm mục đích nâng cao kỹ năng và trau dồi kiến thức của đội ngũ cán bộ và giáo viên, Microsoft Việt Nam đã không ngừng tạo cộng đồng, sân chơi toàn cầu và nguồn dữ liệu dồi dào như: Trung tâm học tập dành cho giáo viên và giảng viên, Chương trình giáo viên sáng tạo Microsoft, Chương trình đối tác đào tạo toàn cầu, Chương trình trường học điển hình…

Minh Phương 

No comments:

Post a Comment