Monday, February 28, 2022

Nhà đầu tư Bitcoin cần lưu ý gì trong tuần mới?

Một tuần mới bắt đầu nhưng sẽ là một tuần không giống với bất cứ những gì đã xảy ra trong quá khứ với Bitcoin và những người đang nắm giữ đồng tiền này.

Bitcoin (BTC) bắt đầu tuần mới khi bị bao phủ bởi sự kiện xung đột chính trị diễn ra tại Ukraine. Tình hình tại Kiev đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo, và những diễn biến tại đây có thể tạo ra những con sóng tâm lý kéo dài vài phút hay thậm chí vài giờ.

Nhưng thời điểm khó khăn nhất cũng là thời cơ để BTC chứng minh giá trị của mình, khi những nhà đầu tư tháo chạy khỏi các đồng tiền pháp định (fiat currency) để tìm một nơi an toàn hơn cất giữ tài sản của mình.

{keywords} 

Hãy cùng xem xét các yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm đối với BTC trong tuần mới:

Cuộc chiến Ukraine – Nga bao trùm

Không cần phải nhắc lại rằng cuộc xung đột này là yếu tố chủ chốt tác động tới mọi thị trường, không chỉ crypto (thị trường tiền ảo) trong tuần này.

Các diễn biến mới liên tục xuất hiện, những lệnh trừng phạt liên tiếp được đưa ra, cả 2 bên và những đồng minh đều cho thấy họ đang rất nghiêm túc với hành động của mình. Thị trường, tất nhiên sẽ phản ứng với rủi ro và khả năng mới xuất hiện.

Đối với Nga, nền kinh tế nước này đã có những phản ứng mạnh mẽ. Thị trường chứng khoán ngừng giao dịch, tiên lượng với đồng rúp cũng ảm đạm khi đồng tiền này mất giá kỷ lục.

Trong khi đó, bên kia chiến tuyến Ukraine kêu gọi hàng triệu USD quyên góp thông qua các tài sản crypto. Không chỉ vậy, Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng nước này còn đề nghị các sàn giao dịch “cấm cửa” các tài khoản do người Nga và người Belarus đứng tên.

Dầu mỏ, nhưng không phải dầu mỏ của Nga, là một trong số ít thị trường hưởng lợi từ cuộc đụng độ 2 nước láng giềng này. BTC cũng phản ứng với sự kiện nhưng đã nhanh chóng ổn định trở lại.

Mặc dù vậy, do tương quan giữa BTC và các đồng tiền thay thế (altcoin) với thị trường chứng khoán truyền thống vẫn còn, những nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội tại các khung thời gian thấp chắc chắn sẽ “đau đầu”, bất kể diễn biến của cuộc chiến này xảy ra như thế nào.

Hành động giá (Price Action) hay chỉ là tác động của tin tức?

Với việc các thị trường truyền thống biến động mạnh ngay khi mở cửa ngày 28/2, rất khó để nắm bắt chuyển động giá BTC tại các khung thời gian ngắn.

Mốc 40.000 USD đang là một vùng cản rõ ràng để phe mua phá vỡ nếu muốn đẩy giá lên. Vấn đề là, bất kỳ 1 động thái mạnh mẽ nào trong thời điểm này đều có thể chỉ là kết quả của sự kiện vĩ mô, và đó không được coi là tín hiệu dài hạn đáng tin cậy.

“1 tuần khó khăn đang chờ đón các tài sản rủi ro, với việc BTC giảm 4% (tại thời điểm sáng Chủ Nhật) so với cuối ngày thứ Sáu”, McGlone, Giám đốc chiến lược hàng hoá tại bộ phận nghiên cứu và thu thập dữ liệu của Bloomberg cho hay.

Trong khi đó, Decodejar, tài khoản Twitter nổi tiếng, cho biết tại mốc giá 38.000 USD ghi nhận khối lượng giao dịch lớn hơn so với các mức giá khác tại cùng biên độ dao động.

Tháng thứ 4 giảm giá liên tiếp

Lần đầu tiên kể từ năm 2018, BTC đối mặt với 4 cây nến đỏ giảm giá liên tiếp. Theo nhà phân tích Kevin Svenson, “Nếu trên đồ thị tháng (monthly chart), giá BTC đóng cửa dưới mức 37.000 USD, chúng ta sẽ thấy tín hiệu giá giảm, tương tự như các con sóng giảm vĩ mô trước đó”.

Trong khi đó, quỹ Rekt Capital, dựa trên các tín hiệu phân tích kỹ thuật, đã cảnh báo rằng BTC có thể sẽ về lại mốc giá 28.000 USD.

Nhà đầu tư vẫn có lý do vững niềm tin, nhưng chỉ báo tâm lý thị trường cho thấy điều ngược lại

Bỏ qua các yếu tố địa chính trị, nhà đầu tư vẫn có lý do để giữ vững niềm tin với đồng tiền mã hoá này, khi các “thợ mỏ” vẫn đang đào và tỉ lệ băm (hash rate – chỉ khả năng giải thuật toán của các thiết bị đào) cũng như độ khó ngày càng tăng.

Mặc dù vậy, rõ ràng BTC không phản ứng tích cực với cuộc chiến tại châu Âu. Bên cạnh vai trò tiềm năng của nó, đồng tiền mã hoá lớn nhất này vẫn chưa cho thấy có thể thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư trong các sự kiện gần đây.

Không chỉ vậy, theo chỉ báo Crypto Fear & Greed Index (chỉ báo tâm lý), thị trường ngày càng nhanh chóng trở nên “lo lắng”, khi đã giảm từ 26/100 của ngày Chủ Nhật (27/2), xuống còn 20/100 (mốc cực kỳ lo ngại), cũng là điểm thấp nhất kể từ 22/2.

Để rõ ràng hơn, có thể so sánh với đáy thấp nhất của BTC trong tháng 1/2022, khi đó đồng tiền này có giá 32.800 USD, tương đương với mức 11/100 trong thang chấm điểm Fear & Greed.

Vinh Ngô (Theo CoinTelegraph)

Tiền mã hóa đang có ưu thế trong chiến tranh

Tiền mã hóa đang có ưu thế trong chiến tranh

Nga tấn công Ukraine: Hai mươi năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Bitcoin dường như đã phần nào thay thế vai trò đó.

MWC 2022: Nokia trình làng loạt smartphone giá rẻ

Nokia C2 2nd Edition, Nokia C21 và Nokia C21 Plus là ba sản phẩm được Nokia mang đến MWC năm nay.

Mobile World Congress (MWC) là triển lãm công nghệ di động lớn nhất thế giới, nơi các công ty giới thiệu những sản phẩm ấn tượng của mình. Đến với MWC năm nay, Nokia đã mang đến ba mẫu smartphone: Nokia C2 2nd Edition, Nokia C21 và Nokia C21 Plus với giá siêu rẻ, chỉ từ 2 triệu đồng.

Nokia C21 Plus

Nokia C21 Plus là mẫu cao cấp nhất trong bộ ba sản phẩm mới, nhưng nó có giá rất khiêm tốn - 132 USD (khoảng 3 triệu đồng). Nokia C21 Plus gồm hai phiên bản pin 4.000mAh thời lượng sử dụng trong vòng hai ngày và phiên bản đắt tiền hơn pin 5.050mAh sử dụng trong ba ngày. Máy dùng cổng sạc MicroUSB thay vì USB Type-C.

{keywords}
Nokia C21 Plus 

C21 Plus có màn hình 6,5 inch độ phân giải HD+ với thiết kế khuyết hình giọt nước trên cùng. Ngoài ra, nó được trang bị bộ vi xử Unisoc với dung lượng lưu trữ 32GB, 64GB và một khe cắm thẻ nhớ ngoài MicroSD. Thêm vào đó, điện thoại có kết nối 4G LTE, Bluetooth 4.2, cụm camera kép ở mặt sau gồm camera chính 13 MP, camera độ sâu 2MP và camera trước 5MP. C21 Plus có hai màu xanh đậm và xám nhạt.

Nokia C21

{keywords}
Nokia C21

Nokia C21, cũng được trang bị bộ vi xử lý Unisoc và màn hình 6,5 inch, nhưng chỉ gồm có camera sau 8MP và camera selfie 5MP, dung lượng pin 3.000mAh, hỗ trợ kết nối 4G LTE, có cảm biến vân tay và giắc cắm tai nghe 3,5 mm. Nokia C21 có giá 110 USD (2,5 triệu đồng)

Nokia C2 2nd Edition

Đây là chiếc smartphone rẻ nhất trong ba sản phẩm được ra mắt với giá chỉ 88 USD (2 triệu đồng). Nokia C2 thế hệ thứ hai sẽ không có nhiều khác biệt so với bản tiền nhiệm, nó có màn hình 5,7 inch, camera sau 5MP, pin tháo rời 2,400mAh và có khung kim loại để tăng thêm độ bền.

{keywords}
Nokia C2 2nd Edition

Android 11 Go Edition được cài đặt trên cả ba điện thoại mới và sẽ có hai năm cập nhật bảo mật. HMD Global cho biết phiên bản hệ điều hành này sẽ không cài đặt sẵn nhiều ứng dụng để giúp giải phóng dung lượng lưu trữ và tăng hiệu suất. Công ty hiện chưa có kế hoạch phát hành ba smartphone này tại thị trường Mỹ.

Hương Dung (Theo Digital Trends)

Nên dùng iPhone 12 hay nâng cấp lên iPhone 13?

Nên dùng iPhone 12 hay nâng cấp lên iPhone 13?

iPhone 13 đã ra mắt được gần sáu tháng và được cho là rất thành công, nhưng nhiều người dùng thắc mắc liệu có gì nổi bật so với iPhone 12.

TikTok Trung Quốc gỡ hàng nghìn video liên quan đến Nga - Ukraine

TikTok bản Trung Quốc (Douyin) đã gỡ xuống hơn 3.500 video và 12.100 bình luận liên quan đến giao tranh Nga và Ukraine vì phát tán thông tin không phù hợp.

ByteDance (công ty mẹ TikTok) cho biết họ đang tiếp tục điều tra các vi phạm liên quan đến những nội dung chế nhạo, châm biếm chiến tranh, kích động thổi phồng thông tin sai lệch và những bình luận mang tính chất thù địch.

{keywords}
TikTok Trung Quốc gỡ hàng nghìn video liên quan đến Nga - Ukraine

Động thái này của ByteDance diễn ra sau khi nhiều nền tảng truyền thông xã hội lớn của Trung Quốc công bố những giải pháp nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch và nội dung không phù hợp trong bối cảnh người dùng Internet địa phương ngày càng quan tâm đến chiến sự ở Ukraine.

Douyin chia sẻ trên tài khoản WeChat rằng các video như kêu gọi đăng tải hình ảnh những phụ nữ Ukraine xinh đẹp, truyền bá các giá trị không phù hợp gây tổn hại đến hình ảnh của nền tảng. Ngoài ra, với hơn 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, Douyin cho rằng mình đóng vai trò trong việc định hướng dư luận tại Trung Quốc về chiến sự ở Ukraine.

Khi tìm kiếm trên Douyin với từ khóa “Ukraine” kết quả được đề xuất chủ yếu liên quan trang tin tức tổng hợp Jinri Toutiao thuộc ByteDance. Tài khoản này cập nhật nội dung liên quan đến chiến sự dưới nhiều hình thức như livestream, tác nghiệp hiện trường, đính chính tin đồn hay giải thích tình hình giao tranh.

Những người dùng Douyin tại Ukraine cũng thường xuyên cập nhật tình hình trên nền tảng này. Một tài khoản tên Jason, có gần 900.000 người theo dõi, đã quay video khi anh và bạn gái nghe thấy tiếng còi ở Ukraine vào lúc nửa đêm, cho thấy tất cả những người trong tòa nhà nơi họ sống phải di chuyển đến nơi trú ẩn như thế nào.

TikTok hiện phổ biến rộng rãi ở cả Ukraine và Nga, các binh sĩ tại đây cũng nhận được cảnh báo tránh đăng những nội dung gây rò rỉ hoạt động quân sự.   

Cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraine đã làm dấy lên nhiều tranh luận trái chiều trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Những nỗ lực của Douyin, WeChat và Weibo đáp lại lời kêu gọi của Bắc Kinh về sự thận trọng đối với các bình luận trực tuyến trước tình hình chiến sự leo thang.

Các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter và YouTube cũng đã phải xóa nhiều tài khoản đưa thông tin không đúng sự thực. Hiện TikTok vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo công khai nào về vấn đề này.

Hương Dung (Theo SCMP)

TikTok vẫn tiếp tục đề xuất livestream có nội dung 18+

TikTok vẫn tiếp tục đề xuất livestream có nội dung 18+

Bất chấp những lời phàn nàn từ người dùng, những video phát trực tiếp có nội dung nhạy cảm vẫn tiếp tục phổ biến trên TikTok.

App Facebook, Messenger gặp sự cố: Không thể đăng status, đọc bình luận

Một sự cố nghiêm trọng đang xảy ra với ứng dụng Facebook khiến việc truy cập vào mạng xã hội này không thể thực hiện được bình thường. 

Sáng 1/3, nhiều người dùng tại Việt Nam phản ánh tình trạng không thể sử dụng được mạng xã hội Facebook

Theo đó, nhiều người cho biết họ không thể truy cập vào ứng dụng của mạng xã hội này. Thay vì giao diện News Feed như thường lệ, phần lớn thông tin trên màn hình là những bài viết cũ, được đăng tải vào nhiều giờ trước. 

Không những vậy, việc truy cập vào mục thông báo, đọc bình luận, đăng tải bài viết mới hay xem các trang profile cá nhân trên ứng dụng Facebook đều không thể thực hiện được. 

{keywords}
Ứng dụng Facebook gặp sự cố nghiêm trọng sáng 1/3. Ảnh: Trọng Đạt

Một sự cố khác hiện cũng đang xảy ra với dụng nhắn tin Messenger. Nhiều người sử dụng cho biết họ nhận được thông báo về tin nhắn mới trên ứng dụng Messenger, nhưng không thể gửi tin nhắn hay xem được tin nhắn đến. 

“Tôi chỉ có thể đọc và trả lời tin nhắn thông qua thanh thông báo của điện thoại. Thế nhưng khi truy cập vào ứng dụng Messenger. những nội dung này lại không thấy xuất hiện.”, anh Đức Duy - một người dùng Facebook tại Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ. 

Đáng chú ý, tình trạng trên chỉ xuất hiện đối với phiên bản mobile của ứng dụng Facebook. Với phiên bản web, nhiều người cho biết việc truy cập vào mạng xã hội này vẫn thực hiện được bình thường. 

{keywords}
Sự cố của Facebook được ghi nhận đồng loạt từ khoảng 8h sáng nay (1/3).

Sự cố trên cũng được ghi nhận bởi DownDetector. Theo đó, kể từ 8h sáng nay (1/3), đang có vấn đề xảy ra với hệ thống của Facebook và Messenger. 

Các vấn đề được nhiều người dùng phản ánh của Facebook chủ yếu liên quan đến sự cố trên mobile, lỗi đăng nhập. Với ứng dụng Messenger, các sự cố bao gồm việc không gửi, nhận được tin nhắn và không truy cập được vào ứng dụng. Sự cố này cũng được ghi nhận cùng lúc không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nơi trên thế giới. 

Trọng Đạt

Diễn đàn hacker lớn nhất “bỗng dưng” ngừng hoạt động

Diễn đàn hacker lớn nhất “bỗng dưng” ngừng hoạt động

Một trong những diễn đàn hacker lớn nhất thế giới vừa ngừng hoạt động mà chưa rõ lý do cụ thể.

Tất cả iPhone sẽ loại bỏ "tai thỏ" vào năm 2023?

Theo chuyên gia màn hình Ross Young, Apple có ý định bỏ hoàn toàn "tai thỏ" trên iPhone vào năm 2022, thay vào đó là thiết kế đục lỗ kép. 

Ông Young chia sẻ rằng iPhone 14 và iPhone 14 Max có thể sẽ vẫn giữ phần khuyết màn hình tai thỏ, nhưng iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ loại bỏ thiết kế này. Thay vào đó, các mẫu Pro của dòng iPhone 2022 sẽ sử dụng thiết kế dạng viên thuốc kết hợp đục lỗ.

{keywords}
Tất cả iPhone sẽ loại bỏ "tai thỏ" vào năm 2023?

Một thông tin bị rò rỉ trên Weibo gần đây cũng đưa ra sơ đồ về iPhone 14 trùng với suy đoán của Ross Young, cho thấy kích thước thực của thiết kế viên thuốc và đục lỗ kết hợp trên iPhone 14. Theo đó, phần viên thuốc hình con nhộng sẽ lớn hơn chứa camera trước, đặt cạnh một lỗ tròn chứa Face ID. Điều này trái ngược với báo cáo trước đó về việc Apple đang có kế hoạch sử dụng thiết kế đục lỗ tương tự như các smartphone Android.

Bài đăng cũng được YouTuber Jon Prosser chia sẻ lại, xác minh thiết kế này là thật và đại diện chính xác cho những gì mà Apple sẽ áp dụng cho iPhone.

Theo Apple Track, thay đổi chắc chắn sẽ gây tranh cãi, nhưng về mặt lý thuyết, nó sẽ giúp màn hình có nhiều không gian hơn so với thiết kế tai thỏ.

Mặc dù nhiều người đã hy vọng rằng Apple có thể sử dụng hệ thống camera và Face ID ẩn dưới màn hình, dường như Apple vẫn chưa tìm ra cách để thực hiện điều đó mà không ảnh hưởng đến độ chính xác hoặc chất lượng.

Về phần còn lại của thiết kế iPhone 14, các tin đồn cho thấy iPhone 14 sẽ có thiết kế tương đồng với iPhone 4, bao gồm những thứ như nút âm lượng tròn, thiết kế mặt kính, với khung titan dày hơn. iPhone 14 dự kiến sẽ được công bố vào tháng 9/2022 cùng với Apple Watch mới.

Theo Ross Young, vào năm 2023, khi Apple ra mắt dòng iPhone 15, thiết kế tai thỏ sẽ trở thành dĩ vãng. Nhiều đồn đoán cho rằng chỉ các mẫu iPhone 15 Pro mới loại bỏ tai thỏ, nhưng ông Young dường như khá kiên quyết rằng iPhone 15 và iPhone 15 Max cũng sẽ thực hiện điều đó.

Hương Dung (Tổng hợp)

Tại sao iPhone SE 3 là mối đe dọa cho smartphone Android?

Tại sao iPhone SE 3 là mối đe dọa cho smartphone Android?

Thị trường smartphone tầm trung đang được thống trị bởi các điện thoại Android, nhưng sự xuất hiện của iPhone SE 3 rất có thể sẽ thay đổi điều đó.  

85% khách hàng Viettel sẵn sàng giới thiệu dịch vụ cho bạn bè, người thân

Theo khảo sát của  NielsenIQ, 85% khách hàng của Viettel sẵn sàng giới thiệu dịch vụ cho bạn bè, người thân. Đây là con số ấn tượng, khẳng định giá trị của thương hiệu Viettel trên thị trường viễn thông di động Việt Nam.

{keywords}

Đạt chỉ số hài lòng của khách hàng cao nhất

Khi chuẩn bị lựa chọn một mặt hàng hoặc dịch vụ nào đó, một trong những thói quen của người Việt là tham khảo trên Internet và hỏi ý kiến bạn bè, người thân. Trong đó, ý kiến của người thân, bạn bè đã hoặc đang sử dụng dịch vụ đóng vai trò quan trọng đến việc đưa ra quyết định. Lời giới thiệu của những người đã sử dụng dịch vụ có giá trị hơn rất nhiều so với các chiến dịch quảng cáo quy mô lớn.

Theo khảo sát của NielsenIQ thực hiện trong thời gian từ tháng 6 - 9/2021, trên 510 khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động của Viettel và 490 khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng khác ở độ tuổi 18 - 55 tuổi, thì có tới 85% khách hàng của Viettel sẵn sàng giới thiệu dịch vụ mình đang dùng cho người thân, bạn bè.  Đây là tỷ lệ cao nhất so với các nhà mạng viễn thông di động tại Việt Nam. Chỉ số này cao hơn 10% so với tiêu chuẩn ở châu Á (75%). Trong lĩnh vực dịch vụ Internet cố định, Viettel cũng là thương hiệu có chỉ số hài lòng khách hàng cao nhất (78%).

Chất lượng dịch vụ vượt trội, giá cả hợp lý

Theo NielsenIQ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng dành cho các sản phẩm, dịch vụ viễn thông của Viettel. Tuy nhiên, có 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số hài lòng của khách hàng (NPS) là chất lượng dịch vụ và giá cả.

Chất lượng sóng và độ phủ sóng của Viettel là yếu tố được khách hàng đánh giá vượt trội ở cả dịch vụ viễn thông di động và dịch vụ băng thông cố định. Trong đó, dịch vụ viễn thông di động vượt ra khỏi phạm vi của chức năng giao tiếp thông thường. Điện thoại thông minh và data di động đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Theo đó 90% số thuê bao di động của Viettel sử dụng data di động, là con số ấn tượng nhất so với các nhà mạng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ của nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel cũng được đánh giá cao. Nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel được nhận xét là chuyên nghiệp, tận tâm trên tất cả các kênh tương tác từ tổng đài chăm sóc khách hàng, cửa hàng, nhân viên kỹ thuật… Không chỉ thế, mạng lưới cửa hàng bao phủ rộng khắp trên mọi địa bàn của cả nước giúp Viettel có thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhất những yêu cầu của khách hàng.

Giá dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn Viettel. Theo đó, phí dịch vụ của của Viettel được cho là phù hợp và khá cạnh tranh.

Một trong những thách thức mà Viettel cũng như tất cả các nhà mạng khác phải đối mặt chính là việc thu hút đối tượng khách hàng trẻ. Đây là những đối tượng bắt đầu sử dụng dịch vụ di động và có những am hiểu nhất định về công nghệ. Chính vì vậy, yêu cầu về tốc độ truy cập Internet và chi phí hợp lý là yếu tố quan trọng mạng tính quyết định để khách hàng lựa chọn dịch vụ của Viettel.

Theo khảo sát của NielsenIQ, mức độ hài lòng của Viettel trong nhóm khách hàng từ 18 đến 45 tuổi đạt 8.4. Đây là yếu tố quan trọng giúp Viettel có cơ hội mở rộng thị trường của mình với các khách hàng trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đòi hỏi Viettel cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ, mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cũng như đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.

Với việc cho ra mắt dịch vụ 5G và hàng loạt ứng dụng ví điện tử, ngân hàng điện tử khác, Viettel được đánh giá sẽ trở thành một thương hiệu công nghệ uy tín không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt.

Thế Định

Nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT và chuyển đổi số dùng ngân sách nhà nước

Để tăng cường hiệu quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước, một trong những điểm Bộ TT&TT lưu ý các bộ, ngành, địa phương là xác định rõ hiệu quả đầu tư, hiệu quả đầu tư cần đo lường, định lượng được.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước cho chuyển đổi số

Hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số, ngân sách nhà nước chi cho CNTT, chuyển đổi số cũng đã và đang được quan tâm, bố trí.

Với vai trò là Bộ được Chính phủ giao quản lý đầu tư trong lĩnh vực CNTT của cả nước, là cơ quan dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước. Qua đó, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước chi cho CNTT, chuyển đổi số và tránh sai phạm.

Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị các các bộ, ngành, địa phương hoàn thành ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, bảo đảm việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được sử dụng đúng nội dung, đúng mục tiêu, đúng nguồn kinh phí, tiết kiệm, hiệu quả.

Việc ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phải phù hợp với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kiến trúc Chính phủ điện tử của Việt Nam; Nghị quyết của các cấp ủy về chuyển đổi số; Nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương và các hướng dẫn cụ thể của Bộ TT&TT.

{keywords}
Trong năm 2022 và các năm tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; tập huấn công tác quản lý đầu tư, ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước... (Ảnh minh họa)

Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh: Việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho CNTT, chuyển đổi số cần thực hiện đúng quy trình, thủ tục và quy định pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư, ngân sách nhà nước, đấu thầu.

Trong đó, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò dẫn dắt chuyển đổi số của người đứng đầu; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chính trị quan trọng để thường xuyên đôn đốc việc thực hiện. Công tác đầu tư, mua sắm trong các kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cần theo nguyên tắc: Có người làm, có người giám sát độc lập, thực hiện việc kiểm tra, giám sát kịp thời ngay từ khâu lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương, lập dự toán đến các khâu thực hiện đầu tư, mua sắm và quyết toán.

Dự toán phải được tính đúng, tính đủ, đúng quy định, định mức và đơn giá của nhà nước, phù hợp với thị trường. Các cơ quan có thể tham khảo giá và công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên các phương tiện như: Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thông tin công khai về đấu thầu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương. Tuân thủ các quy trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo cạnh tranh, minh bạch, sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất.

Cùng với đó, việc thực hiện các nhiệm vụ, dự án cần tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, đồng bộ, chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ quan liên quan, đạt được các mục tiêu đã đề ra; tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp, chồng chéo. Hệ thống CNTT phải bảo đảm các yêu cầu an toàn thông tin theo cấp độ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư, thuê dịch vụ CNTT

Bộ TT&TT cũng đặc biệt lưu ý, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định các nhiệm vụ, chương trình, dự án CNTT và chuyển đổi số. Trong đó, cần xác định rõ giải pháp kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với quy mô, tính chất, đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn là các sản phẩm, dịch vụ tốt ở thời điểm lựa chọn.

“Bộ TT&TT hiện đã có đánh giá và công bố các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của cơ quan, tổ chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để các bộ, ngành, địa phương tham khảo sử dụng khi đầu tư, mua sắm và các thông tin này sẽ được cập nhật trong thời gian tới”, Bộ TT&TT cho hay.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần xác định rõ hiệu quả đầu tư, hiệu quả đầu tư phải đo lường, định lượng được: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp); phân tích chi phí - lợi ích, xác định được khả năng tiết kiệm được nhờ đầu tư trước khi quyết định đầu tư.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc đầu tư, thuê dịch vụ CNTT, chuyển đổi số làm cơ sở để triển khai cho các năm tiếp theo. Bộ TT&TT sẽ công bố khung tiêu chí làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương tham khảo.

Ngoài ra, tăng cường sự tham gia của các cơ quan, đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương vào việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các mô hình như Tổ, Ban giám sát đầu tư.

Trong văn bản mới gửi các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT còn nêu rõ, trong năm 2022 và các năm tới, Bộ tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; tập huấn công tác quản lý đầu tư, ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước; tập huấn công tác định mức, đơn giá trong lĩnh vực ứng dụng CNTT…

Song song đó, sẽ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước. Coi tiêu chí tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT, chuyển đổi số là tiêu chí xếp hạng về ICT Index và cải cách hành chính trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Vân Anh

4 quy định mới về đầu tư CNTT dùng vốn nhà nước sắp có hiệu lực

4 quy định mới về đầu tư CNTT dùng vốn nhà nước sắp có hiệu lực

Từ ngày mai, 9/4/2020, hai Thông tư 03, 04 của Bộ TT&TT hướng dẫn Nghị định 73 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước có hiệu lực. Hai thông tư này có 4 điểm mới chính so với quy định cũ.

Sunday, February 27, 2022

‘Đặt gạch’ Galaxy S22 Series trên Shopee, nhận ưu đãi đến hơn 11 triệu đồng

Từ ngày 17/2 - 3/3, khi đặt trước Samsung Galaxy S22 Series tại Shopee, người dùng có cơ hội nhận các voucher quà tặng cùng các ưu đãi hấp dẫn với tổng giá trị đến hơn 11 triệu đồng.

Dự kiến sẽ đến tay người dùng vào ngày 4/3/2022 nhưng “cơn sốt” mang tên Samsung Galaxy S22 series đã sớm lan tỏa khắp cộng đồng người hâm mộ Samsung nói riêng và cộng đồng yêu công nghệ nói chung nhờ những nâng cấp công nghệ đáng chú ý đi kèm chương trình khuyến mại siêu hấp dẫn.

“Mưa” ưu đãi dành cho tín đồ Galaxy trên Shopee

Galaxy S22 Series là tên gọi chung cho ba chiếc điện thoại thông minh cao cấp mới nhất đến từ ông lớn công nghệ Samsung, bao gồm Galaxy S22, Galaxy S22+ và Galaxy S22 Ultra. Với phần chào sân siêu hoành tráng từ thiết kế cho đến tính năng qua chương trình “Sống đậm chất đêm” vào trung tuần tháng 2 vừa qua, bộ ba Galaxy càng nhanh chóng chiếm được cảm tình của người hâm mộ.

{keywords}
 Chân dung 3 “chú dế” Galaxy S22 Ultra, S22, S22+ “gây bão” trong cộng đồng người dùng công nghệ thời gian qua

Với định hướng “Thách thức mọi quy chuẩn” cho toàn bộ dòng sản phẩm trong năm nay, Samsung đã tiến hành hàng loạt các nâng cấp đáng chú ý để mang đến sự khác biệt. Theo đó, Samsung Galaxy S22 Series được trang bị cảm biến ảnh hoàn toàn mới, cùng thuật toán gộp 20 bức ảnh gốc sử dụng công nghệ AI để giảm nhiễu tối đa cho bức ảnh.

Đáng chú ý, Samsung còn mang đến combo ưu đãi đáng mong đợi nhất dành cho những người đặt trước Galaxy S22 Series trên Shopee, bao gồm: voucher quà tặng lên đến 5 triệu, voucher lên đến 2 triệu khi thanh toán bằng ShopeePay đi cùng ưu đãi giảm thêm 15% tối đa 4 triệu đồng khi thanh toán bằng thẻ VPBank Shopee.

{keywords}

Ngoài ra, người dùng khu vực TP.HCM còn được tận hưởng chương trình thu cũ đổi mới nhận ưu đãi trợ giá lên đến 7.000.000 đồng từ Samsung trong dịp này.

Samsung Galaxy S22 Ultra

Galaxy S22 Ultra là điện thoại cao cấp nhất thuộc dòng Galaxy S của Samsung, mang thiết kế đặc trưng của dòng Note với bút S-Pen cải tiến độ trễ chỉ còn 2,8ms tích hợp trong thân máy, khung viền kim loại vuông vức và bộ màu sắc đặc biệt sang trọng. Phiên bản này sở hữu màn hình có độ sáng lên đến 1.750 nit và bộ camera với camera chính 108MP, mang đến hình ảnh chân thực sắc nét cùng khả năng quay phim AI thông minh.

{keywords}
Điểm nổi bật trên S22 Ultra là chế độ Nightography hay còn gọi là “Mắt thần bóng đêm” mang tới khả năng chụp đêm ấn tượng. Gọi là “mắt thần” vì cảm biến đã được tăng lên 23% so với dòng tiền nhiệm

Một điểm nổi bật khác là Galaxy S22 Ultra sử dụng màn hình 6,8 inch với thiết kế Infinity O và tấm nền Dynamic Amoled 2X đi kèm lợi thế dung lượng pin đến 5.000 mAh. Phiên bản cao cấp Galaxy S22 Ultra được Samsung tung ra thị trường với 4 gam màu thời thượng gồm: Đen Phantom, Trắng Phantom, Xanh Zeta và Đỏ Burgundy, hứa hẹn thu hút thêm nhiều tín đồ ưa chuộng thời trang lẫn công nghệ.

Samsung Galaxy S22/S22+

Tương tự như phiên bản cao cấp Galaxy Ultra, hai “chú dế” S22 và S22+ cũng sở hữu hệ thống camera được xem là tốt nhất của dòng Samsung Galaxy S cho đến thời điểm hiện tại với camera chính được nâng cấp lên đến 50MP đi cùng chế độ chụp đêm đỉnh cao Nightography. Với lợi điểm này, S22 và S22+ vượt trội hơn nhiều đối thủ trên thị trường ở khía cạnh chụp hình lẫn quay video. Đặc biệt, Samsung còn trang bị thêm cho hai sản phẩm màn hình kính cường lực Gorilla Glass Victus+ và công nghệ bảo mật vân tay siêu âm bên trong màn hình.

{keywords}
 Cùng sở hữu bộ vi xử lý mạnh mẽ Snapdragon 8 Gen 1 như dòng cao cấp Ultra, S22/22+ chỉ khác biệt một chút về dung lượng pin với thông số lần lượt là 3.700 mAh/4.500 mAh, kích thước màn hình 6.1/6.6 inch cùng thiết kế Infinity O và tấm nền Dynamic Amoled 2X

Với hai phiên bản Galaxy S22/S22+, nhà sản xuất mang đến thiết kế sang trọng theo phong cách tối giản với nhiều tùy chọn màu sắc như Đen Phantom, Trắng Phantom, Xanh Zeta, và Hồng Blossom.

Khách hàng đặt trước bộ ba sản phẩm này một cách nhanh chóng và tiện lợi thông qua ứng dụng Shopee để tận hưởng nhiều ưu đãi giá trị. Đặc biệt, chương trình cho vay trả góp với 0% lãi suất cũng được áp dụng linh hoạt cho mọi khách hàng có nhu cầu mua Galaxy S22 Series trên Shopee.

Tham khảo thông tin chi tiết về chương trình và nhanh tay đặt sản phẩm tại: https://ift.tt/SliCnRc

Doãn Phong

Tiền ảo đang có ưu thế trong chiến tranh Ukraine | Tin công nghệ

Nga tấn công Ukraine: Hai mươi năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Bitcoin dường như đã phần nào thay thế vai trò đó.

Cuộc xung đột quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang diễn ra ở Ukraine, và Bitcoin có thể là yếu tố tác động đến kết quả.

Theo Washington Post, xung đột giữa Nga và Ukraine là "cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới", khi cả 2 bên đều tìm cách tận dụng ưu thế của loại tiền tệ không biên giới, không chịu sự quản lý tập trung.

Thay thế vai trò của tiền pháp định và vàng

Một số tổ chức phi chính phủ kêu gọi quyên góp ủng hộ Ukraine thông qua tiền mã hóa. Trong khi đó, một số người dân tại quốc gia này bắt đầu chuyển sang sử dụng Bitcoin vì máy ATM hết tiền và ngừng hoạt động.

anh huong cua Bitcoin trong chien tranh Ukraine anh 1

Bitcoin đang thay thế vàng, trở thành phương thức trao đổi tại khu vực xảy ra xung đột. Ảnh: Shutterstock.

Hai nhà báo người Đan Mạch dùng Bitcoin để mua một chiếc Mazda 3 qua sử dụng với giá 0,059 BTC vì tiền mặt trở nên khan hiếm và giao dịch ngân hàng đình trệ tại Dnipro, Ukraine.

Theo Decrypt, 20 năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Giờ đây, vai trò này thuộc về Bitcoin.

Một số nhân vật nổi tiếng liên quan đến tiền mã hóa cũng dùng sức ảnh hưởng của mình để tác động đến cuộc xung đột đang diễn ra. Người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin viết thông điệp bằng tiếng Nga (tiếng mẹ đẻ của ông) phản đối chiến tranh trên Twitter. Trong khi đó, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn giao dịch FTX tuyên bố tặng 25 USD cho mỗi người Ukraine trên nền tảng.

Bản chất mở của tiền mã hóa là một con đường 2 chiều. Các chuyên gia dự đoán Nga và một số nhà lãnh đạo của họ sẽ chuyển sang tiền mã hóa để lách các lệnh trừng phạt kinh tế. Bản thân công nghệ của Bitcoin không chia phe.

Đây không phải là lần đầu tiên tiền mã hóa có vai trò quan trọng tại các khu vực bất ổn. Decypt cho rằng Iran và Triều Tiên đã sử dụng tiền mã hóa để giao dịch khi bị các nước khác loại khỏi hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Trong một số cuộc xung đột, phe đối lập thường sử kêu gọi quyên góp từ bên ngoài bằng tiền mã hóa.

Nguy cơ tạo ra xung đột

Tiền mã hóa khiến cho việc quyên góp, ủng hộ hoạt động quân sự có thể diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn so với trước. Do đó, nó cũng có nguy cơ bị lợi dụng, trở thành công cụ tài trợ cho bạo lực, tạo ra xung đột.

anh huong cua Bitcoin trong chien tranh Ukraine anh 2

Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có thể bị lợi dụng làm công cụ kích động xung đột. Ảnh: Getty Images.

Một trong những rủi ro là cộng đồng sử dụng tiền mã hóa dùng sự giàu có của mình để can thiệp vào các cuộc xung đột chính trị hoặc quân sự mà bản thân họ không thật sự am hiểu. Hành động đôi khi đơn thuần xuất phát từ niềm tin cá nhân, thậm chí là dựa vào tin giả.

Rủi ro ngày càng gia tăng khi tiền mã hóa dần bị chính trị hóa. Theo trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận Coin Center, trong khi phần lớn thành viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Mỹ không biết hoặc không quan tâm đến tiền mã hóa thì một số ít chính trị gia ủng hộ loại tài sản kỹ thuật số này.

Việc mọi người, thậm chí chính phủ một số quốc gia, sử dụng tiền mã hóa như một kênh huy động nguồn lực cho các cuộc xung đột là vấn đề nghiêm trọng. Nó sẽ tiếp tục tồn tại, giống như cách Internet bị lôi vào chiến tranh.

Gần đây, sau khi Nga tấn công vào Ukraine, một cuộc chiến khác trên không gian mạng đã nổ ra. Nhóm hacker khét tiếng Anonymous tuyên bố đánh sập website kênh truyền hình RT do chính phủ Nga hậu thuẫn, bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ Ukraine trên Twitter.

Trước đó, chính phủ Nga bị cáo buộc tấn công các website thuộc chính phủ và ngân hàng Ukraine. Chính phủ Ukraine cũng kêu gọi các nhóm hacker ngầm bảo vệ cơ sở hạ tầng và do thám quân đội Nga.

Điều tương tự cũng diễn ra đối với tiền mã hóa. Các bên đều muốn tận dụng ưu thế của loại tài sản kỹ thuật số này để mang lại lợi ích cho mình.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể là "cuộc chiến tiền điện tử đầu tiên trên thế giới", nhưng chắc chắn không phải là cuộc chiến cuối cùng.

Theo Zingnews

Ukraine: Ngừng giao dịch tiền số, người dân chuyển sang dùng tiền mã hoá

Ukraine: Ngừng giao dịch tiền số, người dân chuyển sang dùng tiền mã hoá

Liên quan tình trạng thiết quân luật trên toàn quốc, Ukraine đã áp đặt lệnh cấm giao dịch tiền kỹ thuật số.  

Các 'ông lớn' ngành ô tô đối phó nguy cơ cháy nổ của xe điện thế nào?

Dù xe điện có thể giảm lượng khí phát thải ra môi trường, nhưng chúng lại đặc biệt nguy hiểm khi bắt lửa.

M.B (Theo CNBC)

Xe điện phát nổ gây vụ cháy kinh hoàng

Xe điện phát nổ gây vụ cháy kinh hoàng

Một đám cháy lớn bùng lên khiến 3 người thiệt mạng sau khi pin xe đạp điện phát nổ.

Ứng dụng độc hại có khả năng "moi" tiền trong tài khoản ngân hàng

Các chuyên gia bảo mật tại Threat Fabric vừa phát hiện ra một loại trojan mới, có khả năng đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng và ví tiền điện tử của người dùng.

Mã độc này có tên Xenomorph, nhắm tới người dùng điện thoại Android. Loại mã độc này được phát hiện bên trong phần mềm có tên Fast Cleaner. Đây là một ứng dụng được quảng cáo là có khả năng dọn rác trên điện thoại Android và tăng cường hiệu quả sử dụng pin.

Xóa ngay ứng dụng này nếu không muốn mất tiền trong tài khoản ngân hàng - 1

Ứng dụng Fast Cleaner đã thu hút hơn 50.000 lượt tải xuống, trước khi bị gỡ khỏi CH Play (Ảnh: Android Police).

Mã độc này tấn công người dùng bằng cách hiển thị giao diện đăng nhập giả mạo bên trên giao diện thật. Qua đó, người dùng hoàn toàn có thể mất cảnh giác và cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản cho tin tặc.

Trước khi bị gỡ khỏi kho ứng dụng CH Play, Fast Cleaner đã thu hút hơn 50.000 lượt tải xuống. Theo Android Police, phần mềm độc hại này được thiết kế để gây khó khăn trong việc xóa bỏ. Vì thế, người dùng có thể sẽ phải thiết lập lại cài đặt gốc của máy để loại bỏ triệt để mã độc này.

Đầu tháng 12/2021, công ty an ninh mạng ThreatFainst cũng đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng có chứa mã độc tồn tại trên CH Play, có thể đánh cắp thông tin về tài khoản ngân hàng của người dùng.

Những mã độc này thường được ngụy trang thành một số loại phần mềm phổ biến như ứng dụng quét mã QR, ứng dụng đọc tập tin PDF hay ví tiền điện tử. Ước tính, có hơn 300.000 thiết bị đã bị ảnh hưởng bởi các mã độc đó.

Theo Dantri/Androidpolice

Khủng hoảng Nga - Ukraine có thể dẫn đến chiến tranh mạng toàn cầu

Khủng hoảng Nga - Ukraine có thể dẫn đến chiến tranh mạng toàn cầu

Các cuộc tấn công mạng dồn dập tại Ukraine khiến nhiều nước lo ngại về một cuộc xung đột kỹ thuật số rộng lớn hơn.

Tiền mã hóa đang có ưu thế trong chiến tranh Ukraine

Nga tấn công Ukraine: Hai mươi năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Bitcoin dường như đã phần nào thay thế vai trò đó.

Cuộc xung đột quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang diễn ra ở Ukraine, và Bitcoin có thể là yếu tố tác động đến kết quả.

Theo Washington Post, xung đột giữa Nga và Ukraine là "cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới", khi cả 2 bên đều tìm cách tận dụng ưu thế của loại tiền tệ không biên giới, không chịu sự quản lý tập trung.

Thay thế vai trò của tiền pháp định và vàng

Một số tổ chức phi chính phủ kêu gọi quyên góp ủng hộ Ukraine thông qua tiền mã hóa. Trong khi đó, một số người dân tại quốc gia này bắt đầu chuyển sang sử dụng Bitcoin vì máy ATM hết tiền và ngừng hoạt động.

anh huong cua Bitcoin trong chien tranh Ukraine anh 1

Bitcoin đang thay thế vàng, trở thành phương thức trao đổi tại khu vực xảy ra xung đột. Ảnh: Shutterstock.

Hai nhà báo người Đan Mạch dùng Bitcoin để mua một chiếc Mazda 3 qua sử dụng với giá 0,059 BTC vì tiền mặt trở nên khan hiếm và giao dịch ngân hàng đình trệ tại Dnipro, Ukraine.

Theo Decrypt, 20 năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Giờ đây, vai trò này thuộc về Bitcoin.

Một số nhân vật nổi tiếng liên quan đến tiền mã hóa cũng dùng sức ảnh hưởng của mình để tác động đến cuộc xung đột đang diễn ra. Người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin viết thông điệp bằng tiếng Nga (tiếng mẹ đẻ của ông) phản đối chiến tranh trên Twitter. Trong khi đó, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn giao dịch FTX tuyên bố tặng 25 USD cho mỗi người Ukraine trên nền tảng.

Bản chất mở của tiền mã hóa là một con đường 2 chiều. Các chuyên gia dự đoán Nga và một số nhà lãnh đạo của họ sẽ chuyển sang tiền mã hóa để lách các lệnh trừng phạt kinh tế. Bản thân công nghệ của Bitcoin không chia phe.

Đây không phải là lần đầu tiên tiền mã hóa có vai trò quan trọng tại các khu vực bất ổn. Decypt cho rằng Iran và Triều Tiên đã sử dụng tiền mã hóa để giao dịch khi bị các nước khác loại khỏi hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Trong một số cuộc xung đột, phe đối lập thường sử kêu gọi quyên góp từ bên ngoài bằng tiền mã hóa.

Nguy cơ tạo ra xung đột

Tiền mã hóa khiến cho việc quyên góp, ủng hộ hoạt động quân sự có thể diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn so với trước. Do đó, nó cũng có nguy cơ bị lợi dụng, trở thành công cụ tài trợ cho bạo lực, tạo ra xung đột.

anh huong cua Bitcoin trong chien tranh Ukraine anh 2

Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có thể bị lợi dụng làm công cụ kích động xung đột. Ảnh: Getty Images.

Một trong những rủi ro là cộng đồng sử dụng tiền mã hóa dùng sự giàu có của mình để can thiệp vào các cuộc xung đột chính trị hoặc quân sự mà bản thân họ không thật sự am hiểu. Hành động đôi khi đơn thuần xuất phát từ niềm tin cá nhân, thậm chí là dựa vào tin giả.

Rủi ro ngày càng gia tăng khi tiền mã hóa dần bị chính trị hóa. Theo trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận Coin Center, trong khi phần lớn thành viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Mỹ không biết hoặc không quan tâm đến tiền mã hóa thì một số ít chính trị gia ủng hộ loại tài sản kỹ thuật số này.

Việc mọi người, thậm chí chính phủ một số quốc gia, sử dụng tiền mã hóa như một kênh huy động nguồn lực cho các cuộc xung đột là vấn đề nghiêm trọng. Nó sẽ tiếp tục tồn tại, giống như cách Internet bị lôi vào chiến tranh.

Gần đây, sau khi Nga tấn công vào Ukraine, một cuộc chiến khác trên không gian mạng đã nổ ra. Nhóm hacker khét tiếng Anonymous tuyên bố đánh sập website kênh truyền hình RT do chính phủ Nga hậu thuẫn, bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ Ukraine trên Twitter.

Trước đó, chính phủ Nga bị cáo buộc tấn công các website thuộc chính phủ và ngân hàng Ukraine. Chính phủ Ukraine cũng kêu gọi các nhóm hacker ngầm bảo vệ cơ sở hạ tầng và do thám quân đội Nga.

Điều tương tự cũng diễn ra đối với tiền mã hóa. Các bên đều muốn tận dụng ưu thế của loại tài sản kỹ thuật số này để mang lại lợi ích cho mình.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể là "cuộc chiến tiền điện tử đầu tiên trên thế giới", nhưng chắc chắn không phải là cuộc chiến cuối cùng.

Theo Zingnews

Ukraine: Ngừng giao dịch tiền số, người dân chuyển sang dùng tiền mã hoá

Ukraine: Ngừng giao dịch tiền số, người dân chuyển sang dùng tiền mã hoá

Liên quan tình trạng thiết quân luật trên toàn quốc, Ukraine đã áp đặt lệnh cấm giao dịch tiền kỹ thuật số.  

Khủng hoảng Ukraine đẩy đại gia công nghệ Mỹ tới sự lựa chọn khó khăn

Twitter báo cáo rằng dịch vụ của họ "đang bị hạn chế đối với một số người ở Nga," còn Meta tuyên bố hạn chế khả năng kiếm tiền của các phương tiện truyền thông nhà nước Nga trên nền tảng của họ.

Khung hoang Ukraine day dai gia cong nghe My toi su lua chon kho khan hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Những “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc đưa ra hành động liên quan đến tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, đồng thời phải đối mặt với các biện pháp trả đũa từ Nga.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube có sức mạnh đặc biệt vì chúng có phạm vi tiếp cận toàn cầu và có mặt ở khắp mọi nơi. Song đây đều là những công ty hoạt động vì lợi nhuận, nên việc đưa ra một lập trường cứng rắn có thể gây bất lợi cho việc kinh doanh của họ.

Kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang trong tuần này và dẫn đến hành động quân sự giữa hai quốc gia, phía Ukraine đã thúc giục các công ty - từ Apple đến Google và Netflix, cắt đứt hoạt động liên quan tới phía Nga. Trong đó, Facebook cho biết dịch vụ của họ đã bị hạn chế vì từ chối tuân theo các yêu cầu của Nga.

Twitter - mạng xã hội đã phải đối mặt với các án phạt và tốc độ chậm hơn vào năm ngoái do tuân theo yêu cầu xóa một số nội dung nhất định của phía chính phủ, hôm 26/2 báo cáo rằng dịch vụ của họ "đang bị hạn chế đối với một số người ở Nga."

Cho đến nay, một số công ty đã đưa ra các động thái thận trọng. Ví dụ như Meta (công ty mẹ của Facebook ) và mạng chia sẻ video YouTube đều đã tuyên bố hạn chế khả năng kiếm tiền của các phương tiện truyền thông nhà nước Nga trên nền tảng của họ.

Thông báo của YouTube cho hay họ đang tạm dừng khả năng kiếm tiền của nhiều kênh, bao gồm các kênh có liên quan đến lệnh trừng phạt gần đây áp đặt lên Nga. Youtube nói thêm họ đã hạn chế quyền truy cập vào RT và một số kênh khác ở Ukraine.

Chính phủ Ukraine đã kêu gọi sự giúp đỡ từ tất cả các bên, bao gồm cả Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple.

Trong một bức thư được đăng tải lên Twitter hôm 25/2, Bộ trưởng kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov đã kêu gọi Apple ngừng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cho Nga, bao gồm cả việc chặn quyền truy cập vào cửa hàng ứng dụng Apple Store.

Trước đó một ngày, CEO Cook cho hay ông "quan tâm sâu sắc đến tình hình ở Ukraine" và rằng Apple sẽ hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo tại địa phương.

Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày càng leo thang, các công ty công nghệ bị cáo buộc đã không làm hết sức có thể để ngăn chặn những thông tin sai lệch nguy hiểm liên quan đến tình hình.

Còn theo giới quan sát, tuy các công ty công nghệ luôn cho mình là những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận..., họ cũng đã thu về nhiều tỷ USD doanh thu quảng cáo từ các nội dung có thể gây hại cho người dùng trên các nền tảng của mình.

Theo Vietnam+

Big Tech Trung Quốc đổ tiền vào vũ trụ ảo, TikTok 'qua mặt' Apple và Google

Big Tech Trung Quốc đổ tiền vào vũ trụ ảo, TikTok 'qua mặt' Apple và Google

BigTech Trung Quốc đổ tiền vào vũ trụ ảo; TikTok 'qua mặt' Apple và Google lấy dữ liệu người dùng; Mỹ đưa sàn TMĐT của Tencent và Alibaba vào danh sách đen;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Người dân Ukraine sử dụng Internet từ trời bằng vệ tinh của Elon Musk

Động thái này diễn ra trong bối cảnh dịch vụ Internet tại Ukraine đang bị gián đoạn bởi những tác động của cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. 

CEO của của Tesla và SpaceX - ông Elon Musk cho biết dịch vụ Internet vệ tinh có tên Starlink của công ty hiện có sẵn ở Ukraine. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị đầu cuối của Starlink đang được triển khai để người dân nước này có thể sử dụng. 

Động thái trên được vị tỷ phú công nghệ đưa ra ngay sau khi một quan chức trong chính phủ Ukraine đánh tiếng về việc mong muốn SpaceX có thể cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh cho người dân Ukraine. 

“Chúng tôi muốn ông cung cấp cho Ukraine các thiết bị Starlink.” - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine - ông Mykhailo Fedorov đặt vấn đề với CEO Elon Musk trên Twitter hôm thứ 7.

Điều này diễn ra trong bối cảnh các dịch vụ Internet ở Ukraine đang bị gián đoạn đáng kể trên khắp đất nước, đặc biệt là tại thủ đô Kiev do các hoạt động quân sự của Nga - theo nhóm giám sát Netblocks. 

{keywords}
Tỷ phú Elon Musk cho biết các thiết bị Starlink đang trên đường chuyển đến Ukraine. 

Starlink là dịch vụ truy cập Internet thông qua kết nối vệ tinh do công ty SpaceX cung cấp. Điều này được thực hiện nhờ một hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp hoạt động ngoài không gian. 

So với dịch vụ Internet hữu tuyến và thông tin di động mặt đất, dịch vụ Internet vệ tinh có ưu điểm vượt trội ở phạm vi phủ sóng rộng khắp, không phân biệt điều kiện địa hình. Dịch vụ phù hợp để triển khai Internet tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh, cách trở, những nơi mà Internet cáp quang hay kết nối di động không thể chạm đến. 

Đối với trường hợp của Ukraine, Internet vệ tinh cũng giải quyết được bài toán kết nối Internet của người dân, khi mà các dịch vụ viễn thông tại quốc gia này ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc xung đột quân sự. 

{keywords}
Để sử dụng dịch vụ của Starlink, người dùng cần có chảo vệ tinh để nhận tín hiệu từ không gian.

Để sử dụng dịch vụ của Starlink, người dùng sẽ phải sở hữu một bộ sản phẩm bao gồm chảo vệ tinh Starlink, bộ định tuyến Wi-Fi, nguồn điện, cáp và giá đỡ.

Tiếp đó, họ cần gắn chảo Starlink trên mái nhà hoặc những khu vực trống trải với tầm nhìn quang đãng để nhận tín hiệu từ không gian. Dịch vụ hiện có thể cung cấp khả năng truy cập Internet với tốc độ đường xuống trong khoảng từ 50-150 Mbps và độ trễ từ 20-40 ms. 

Nhược điểm của dịch vụ Internet vệ tinh là tín hiệu dễ bị gián đoạn, ảnh hưởng bởi vật cản như cây xanh, nhà cao tầng hay trong điều kiện thời tiết xấu. 

{keywords}
Dịch vụ Internet của Starlink hoạt động nhờ hàng nghìn vệ tinh quỹ đạo thấp được Elon Musk triển khai ngoài không gian. 

Tham vọng của Starlink là sử dụng 12.000 vệ tinh quỹ đạo thấp để phủ sóng Internet đến mọi ngóc ngách của địa cầu. Tính đến nay, dự án đã đưa tổng cộng hơn 2.000 vệ tinh lên quỹ đạo.

Hiện vẫn chưa rõ Elon Musk sẽ hỗ trợ người dân Ukraine bao nhiêu thiết bị đầu cuối để kết nối dịch vụ Internet vệ tinh. Trước đó, sau một vụ phun trào núi lửa gây nên thảm họa sóng thần, tỷ phú này từng tặng đảo quốc Tonga ở Thái Bình Dương 50 thiết bị đầu cuối Starlink để có thể truy cập Internet miễn phí.

Tại Việt Nam, một nhà mạng viễn thông từng cho biết đang nghiên cứu  triển khai thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh bằng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp. Trong trường hợp được triển khai tại Việt Nam, dịch vụ Internet vệ tinh sẽ là lời giải cho bài toán phủ sóng Internet tại những khu vực có địa hình bị chia cắt như đồi núi, hải đảo,...

Trọng Đạt

Vì sao Starlink của Elon Musk trở thành tâm điểm chỉ trích của Trung Quốc?

Vì sao Starlink của Elon Musk trở thành tâm điểm chỉ trích của Trung Quốc?

Starlink của Elon Musk đang là đơn vị dẫn đầu trong cuộc đua cung cấp Internet qua vệ tinh. Thế nhưng, họ đang vấp phải làn sóng chỉ trích từ nhiều phía, nhất là Trung Quốc.

Cách tắt tiếng cuộc gọi rác trên iPhone

Các cuộc gọi spam thường gây khó chịu, đặc biệt khi xuất hiện với tần suất dày đặc trong một ngày. Chỉ với một thao tác cài đặt đơn giản, bạn có thể loại bỏ phiền toái đó.

{keywords}

Tính năng tắt tiếng với các cuộc gọi không xác định (Silence Unknown Callers) được ra mắt từ iOS 13, có thể được dùng để chặn các cuộc gọi rác một cách hiệu quả. Tuy nhiên, do chưa được phổ biến rộng rãi, nhiều người vẫn không biết đến tính năng này.

Theo đó, Silence Unknown Callers sẽ chặn các cuộc gọi từ các số không có trong danh bạ của bạn. Nếu một số không xác định cố gắng liên lạc với bạn, nó sẽ chuyển thẳng đến thư thoại. iPhone sẽ không đổ chuông khi có số máy lạ gọi, nhưng bạn vẫn sẽ nhận được thông báo cuộc gọi nhỡ.

Nếu thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, tính năng này sẽ tạm thời tự tắt trong 24 giờ để đảm bảo rằng người dùng sẽ nhận được tất cả các cuộc gọi đến.

Để kích hoạt tính năng này, chọn Cài đặt>Điện thoại> Kích hoạt mục Im lặng khi người lạ gọi đến.

Tuy nhiên, Apple lưu ý rằng bạn có thể không lưu số của người lạ trong danh bạ, nhưng nếu trước đó bạn nhắn tin hoặc chia sẻ số điện thoại trong email với họ, bạn vẫn sẽ nhận được khi các số đó gọi đến.

Nếu Silence Unknown Callers khiến bạn lo sợ bỏ lỡ các cuộc gọi quan trọng như từ khách hàng hay shipper bạn có thể tùy chọn chặn cụ thể số liên hệ. Chọn Cài đặt> Điện thoại >Danh bạ bị chặn và chọn hoặc thêm mới liên hệ muốn chặn. Sau khi được chọn, sẽ không có cuộc gọi, tin nhắn hay email nào được gửi đến từ số điện thoại đó.

Hương Dung (Theo BGR)

Cô gái bị ‘bạn trai’ lừa mất số tiền điện tử trị giá 390.000 USD

Cô gái bị ‘bạn trai’ lừa mất số tiền điện tử trị giá 390.000 USD

Nicole Hutchinson, 24 tuổi, đã bị lừa mất số tiền điện tử trị giá 390.000 USD sau khi vướng vào một cuộc hẹn hò trực tuyến.

Hai tuyến cáp quang biển quốc tế APG, IA đã được sửa xong

Các sự cố xảy ra trên 2 tuyến cáp quang biển quốc tế APG và IA đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến. Hiện chỉ có tuyến cáp AAG đang bị gián đoạn dịch vụ.

Trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, sáng nay, ngày 27/2, hoạt động bảo dưỡng để khắc phục các sự cố trên tuyến cáp biển Liên Á (Intra Asia – IA) đã được hoàn thành.

Có tổng chiều dài 6.800 km và được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp biển IA kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Tuyến cáp này được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực. Tuyến cáp IA được bảo dưỡng để khắc phục sự cố từ ngày 18/2.

Hai tuyến cáp quang biển quốc tế APG, IA đã được sửa xong
Hiện tại, 2 trong 3 tuyến cáp gặp sự cố hồi cuối năm ngoái đã được đơn vị quản lý hoàn thành công tác sửa chữa (Ảnh minh họa: Internet)

Cùng với cáp IA, một tuyến cáp biển khác là Asia Pacific Gateway (APG) cũng đã được sửa chữa, khắc phục xong sự cố vào ngày 27/2. Như vậy, sau gần 3 tháng gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc), tuyến cáp biển APG hiện đã khôi phục hoạt động bình thường.

Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, tuyến cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km, với các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Với việc cả 2 tuyến cáp biển quốc tế IA và APG đã sửa chữa xong lỗi, khôi phục dung lượng trên tuyến, áp lực đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng của các nhà mạng đã giảm đáng kể. Bởi lẽ, thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất tuyến cáp Asia America Gateway (AAG)chưa khắc phục xong sự cố, bị gián đoạn dịch vụ.

Là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, AAG được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009. Những năm qua, tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố, hoặc được bảo trì, khiến cho việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng Việt Nam như dịch vụ web, email, video, mạng xã hội… đi quốc tế bị chậm.

Lần gần đây nhất, cáp AAG gặp sự cố vào tối 22/10/2021. Sự cố gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. Khi đó, đơn vị quản lý tuyến cáp dự kiến lỗi cáp sẽ được khắc phục xong vào giữa tháng 12/2021.

Tuy nhiên, sau đó các ISP tại Việt Nam đã liên tục nhận được thông báo lùi thời gian sửa chữa. Đến 15h ngày 29/12/2021, lỗi trên nhánh cáp kết nối hướng Singapore của tuyến AAG đã được khắc phục xong. Trong khi đó, sự cố xảy ra trên nhánh cáp S1I hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) với 3 điểm lỗi hiện vẫn chưa được sửa. Theo lịch mới nhất, thời điểm hoàn thành việc khắc phục các lỗi trên nhánh S1I của tuyến cáp AAG là ngày 13/3/2022.

Vân Anh

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Saturday, February 26, 2022

Tại sao iPhone SE 3 là mối đe dọa cho smartphone Android?

Thị trường smartphone tầm trung đang được thống trị bởi các điện thoại Android, nhưng sự xuất hiện của iPhone SE 3 rất có thể sẽ thay đổi điều đó.

iPhone SE 3 dự kiến được Apple tung ra vào tháng 3 với giá 399 USD (khoảng 9 triệu đồng), đây không phải là mức giá quá rẻ, nhưng phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người.

Thị trường điện thoại tầm trung và bình dân đang ngày càng trở nên cạnh tranh. Samsung, OnePlus, Nokia, Xiaomi… cung cấp một số smartphone giá rẻ tốt nhất hiện có và liên tục sản xuất thêm nhiều mẫu mới, khiến người dùng rất khó để theo kịp hoặc đưa ra quyết định. Tuy nhiên với Apple đó lại là một sự lựa chọn dễ dàng, vì hãng chỉ có tập trung vào sản phẩm tầm trung duy nhất là iPhone SE.

Với mức giá dưới 400 USD, việc mua một chiếc smartphone tầm trung giống như một “canh bạc” vì nó sẽ không thể hoàn hảo như các dòng máy cao cấp, điện thoại có thể có màn hình hiển thị tốt hoặc có pin lớn, nhưng thiết kế thường không bắt mắt hoặc camera chất lượng thấp.

Nhưng iPhone SE 3 có thể sẽ chứng minh điều đó là sai. Bạn có thể sở hữu một chiếc điện thoại giá phải chăng với nhiều ưu điểm vượt trội. iPhone SE 3 được đồn đoán là có thiết kế giống với iPhone XR, mạnh mẽ hơn với vi xử lý A15 Bionic, chạy hệ điều hành iOS 15 mới nhất và hỗ trợ kết nối 5G, nó mang đến những tính năng mà các điện thoại tầm trung khác còn thiếu với cùng một mức giá, chính điều đó khiến iPhone SE 3 trở thành mối đe dọa lớn đối với các các smartphone Android cùng phân khúc.

Tuy iPhone SE 3 không có những tính năng nổi bật của các dòng cao cấp như màn hình AMOLED với tần số làm mới 120Hz, camera chất lượng cao hỗ trợ Smart HDR4, Apple ProRAW hoặc chế độ Cinematic, nhưng những điều này dường như không là vấn đề với những người tiêu dùng bình dân đang tìm kiếm một chiếc điện thoại giá cả phải chăng và có thể sử dụng lâu dài.

iPhone SE 2 ra mắt năm 2020 đang mang lợi nhuận cho Táo khuyết, điều này cho thấy Apple thông minh khi xâm nhập thị trường điện thoại tầm trung và bình dân thay vì chỉ tập trung vào dòng cao cấp.

Trừ khi một đối thủ khác xuất hiện và cung cấp trải nghiệm tương đương hoặc tốt hơn với cùng mức giá hoặc thấp hơn, còn không Apple được dự đoán sẽ tiếp phát triển dòng SE, khiến nhiều người dùng sẽ chuyển từ Android sang iOS.

Hiện vẫn chưa rõ iPhone SE 3 có được trang bị Face ID hay không. Nếu nó sử dụng thiết kế của iPhone XR thì Face ID cuối cùng sẽ đến với dòng SE, nhưng nếu nó có thể có thiết kế giống hệt như iPhone SE 2020 thì sẽ chỉ có thể mở khóa bằng vân tay.

Apple nên lưu ý rằng, việc tạo ra một chiếc điện thoại tầm trung với một thiết kế lỗi thời hơn để tách biệt với dòng sản phẩm hàng đầu của mình, có thể khiến một số người mua ưa thích sự “sành điệu” chuyển sang mua các dòng điện thoại cao cấp hơn.

Hương Dung (Theo Phone Arena)

iPhone SE 5G: 'Ngôi sao mới' của dòng smartphone tầm trung

iPhone SE 5G: 'Ngôi sao mới' của dòng smartphone tầm trung

iPhone SE 5G dự đoán sẽ là chiếc điện thoại giành được sự chú ý tại sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple vào mùa xuân năm nay.

Những sản phẩm nào sẽ xuất hiện tại MWC 2022?

Mobile World Congress (MWC) sẽ diễn ra tại Barcelona từ ngày 28/2 đến 3/3. Đây là triển lãm công nghệ di động lớn nhất thế giới để các công ty giới thiệu các sản phẩm ấn tượng của mình.

{keywords}

Samsung

Samsung đã xác nhận sự xuất hiện của mình tại MWC vào ngày 27/2. Samsung thường chọn MWC để trình làng các dòng smartphone cao cấp, tuy nhiên trong những năm gần đây, hãng thường tung ra các flagship trước đó vài tuần. Năm nay, Samsung đã giới thiệu Galaxy S22 vào ngày 9/2, điều này có nghĩa chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một siêu phẩm thay thế, theo dự đoán đó có thể máy tính xách tay Galaxy Book phiên bản mới.

Realme

Realme sẽ ra mắt dòng smartphone GT2 tại MWC. GT2 và GT2 Pro đã được bán ở Trung Quốc, nhưng chúng sẽ chính thức ra mắt toàn cầu ở Barcelona.

Realme GT2 thuộc phân khúc tầm trung được trang bị Snapdragon 888, màn hình AMOLED 6,62 inch, pin 5.000mAh hỗ trợ sạc có dây nhanh 65W, camera sau 3 ống kính với cảm biến chính 50MP và camera selfie 16MP.

Realme cũng cho biết sẽ mang tới sự kiện công nghệ sạc di động có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Oppo

Một năm sau khi ra mắt  Find X3 Pro, Oppo được cho là sẽ ra mắt dòng Find X5 tại triển lãm. X5 Pro được đồn đại sẽ có màn hình 6,7 inch, thiết lập 3 camera với 2 camera chụp 50 megapixel và zoom 5x.

Ngoài ra, Oppo Find X5 trang bị chip Snapdragon 8 Gen 1, sử dụng công nghệ máy ảnh Hasselblad với vi xử lý thần kinh NPU mới để hỗ trợ chụp ban đêm và thiết kế mặt lưng gốm.

Xiaomi

Trong sự kiện này, Xiaomi Poco X4 Pro 5G và Poco M4 Pro mới sẽ được công bố. Cho đến nay, đây là thông tin duy nhất liên quan đến thông báo mới từ Xiaomi tại MWC 2022.

Huawei

Huawei đang trên đà lấy lại phong độ, và sẽ góp mặt tại MWC 2022. Gã khổng lồ Trung Quốc sẽ tổ chức một số hội nghị với khẩu hiệu "Thắp sáng tương lai”. Theo Android Gadget, Huawei có thể sẽ mang đến sự kiện điện thoại thông minh màn hình dẻo có thể gập lại Mate X3.

OnePlus

OnePlus thông báo sẽ công bố OnePlus 10 Pro 5G mới trong MWC 2022 từ ngày 28/2 đến ngày 3/3. OnePlus 10 Pro trang bị camera Hasselblad thế hệ thứ hai, bộ vi xử lý Snapdragon 8 Gen 1, màn hình 6.7 inch độ phân giải 2K.

Sony, Lenovo và Asus xác nhận không tham gia MWC năm nay. Các thương hiệu khác như Vivo, TCL, Alcatel hay ZTE vẫn chưa có thông báo chính thức.

Hương Dung (Tổng hợp)

Samsung sắp phát hành phần mềm chụp ảnh chuyên nghiệp trên nhiều mẫu máy Galaxy

Samsung sắp phát hành phần mềm chụp ảnh chuyên nghiệp trên nhiều mẫu máy Galaxy

Một tin vui dành cho những tín đồ chụp ảnh chuyên nghiệp trên smartphone Samsung Galaxy.

Clip người đàn ông chọn cách tập thể dục gây sốc nóng nhất mạng xã hội

Người đàn ông chọn cách tập thể dục gây sốc; Lái xe máy bất ngờ bị nhắc bổng lên không trung; Trộm ô tô chở luôn con trai chủ xe biến mất;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Người đàn ông chọn cách tập thể dục gây sốc

{keywords}

Người đi xe máy bất ngờ bị nhắc bổng lên không trung

{keywords}

Trộm ô tô chở luôn con trai chủ xe biến mất

{keywords}

Thùng xe tải tuột dốc xuyên thủng ngôi nhà ven đường

{keywords}

Xe chở xăng phát nổ rung chuyển cả thị trấn

{keywords}

Choáng váng khi phát hiện rắn độc trong phòng tắm

{keywords}

Hố tử thần bất ngờ 'nuốt chửng' người đi xe máy

{keywords}

Khoảnh khắc người phụ nữ bị tạ đè chết trong phòng tập

{keywords}

Xem đua ô tô trái phép, cả đám đông tan tác sau cú đâm

{keywords}

Linh dương xuyên thủng kính chắn gió ô tô đang chạy

{keywords}

H.N (tổng hợp)

Clip thản nhiên ngồi lên đùi cô gái trẻ trên xe buýt nóng nhất mạng xã hội

Clip thản nhiên ngồi lên đùi cô gái trẻ trên xe buýt nóng nhất mạng xã hội

Thản nhiên ngồi lên đùi cô gái trẻ trên xe buýt; Cậu bé nghịch dại làm xe máy cháy rụi ở chung cư; Đổ bia lên đầu cô gái xinh đẹp và cái kết;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.