Friday, July 31, 2020

Nhiều mẫu TV 43 inch giảm giá sốc 3 - 4 triệu đồng

Nhiều mẫu TV 43 inch đến từ các nhà sản xuất như LG, Samsung, Sony,... đang được giảm tới 30% giá bán. Đáng chú ý khi những mẫu TV này đều nằm trong top 10 TV bán chạy nhất trên thị trường. 

TV LG 4K 43UM7400PTA (giảm 3,9 triệu)

43UM7400PTA của LG hiện là một trong những dòng TV giảm giá sốc nhất hiện nay. Theo đó, từ mức giá 12,9 triệu đồng, mẫu TV này đã được giảm giá tới 30%, xuống chỉ còn 8,99 triệu đồng.

43UM7400PTA là mẫu TV được LG ra mắt năm 2019. Mẫu TV này sử dụng tấm nền IPS với kích thước màn hình 43 inch, độ phân giải 4K. Ưu điểm của loại tấm nền này là độ sáng và độ tương phản cao, nhược điểm là lượng điện tiêu thụ nhiều hơn so với công nghệ TN truyền thống. Độ phân giải lên tới 4K cũng là một điểm mạnh của mẫu TV này. 

{keywords}
LG 4K 43UM7400PTA (giảm 3,9 triệu)

Đây là mẫu Smart TV chạy trên nền tảng hệ điều hành WebOS 4.5. So với các mẫu Smart TV của những nhà sản xuất khác, dòng TV của LG được đánh giá cao bởi sự xuất hiện của chiếc điều khiển Magic Remote. 

Mẫu điều khiển này được trang bị tính năng tìm kiếm bằng giọng nói. Bên cạnh đó, Magic Remote còn có tính năng “chuột bay” giúp việc tương tác với TV trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

TV Samsung UA43R6000 (giảm 3,6 triệu)

Đứng thứ 2 trong danh sách những mẫu TV 43 inch giảm giá mạnh là UA43R6000 của Samsung. Một hệ thống điện máy lớn trong nước đang giảm giá cho người mua mẫu TV này theo hình thức online. Theo đó, từ mức giá 11 triệu, người mua online UA43R6000 online sẽ được giảm giá 32%, xuống chỉ còn 7,4 triệu đồng.

{keywords}
Samsung UA43R6000 (giảm 3,6 triệu)

UA43R6000 là dòng TV LED với kích thước màn hình 43 inch, độ phân giải Full HD. Dòng sản phẩm này được Samsung ra mắt trong năm 2019. Mẫu Smart TV này chạy trên nền tảng hệ điều hành Tizen OS do Samsung phát triển. 

Hình ảnh sặc sỡ, màu sắc sống động là những điểm mạnh của dòng TV do Samsung sản xuất. Tuy nhiên, điểm yếu của mẫu TV này là người dùng không cài đặt được nhiều ứng dụng đa dạng như những thiết bị chạy Android. Bên cạnh đó, tính năng tìm kiếm bằng giọng nói của UA43R6000 chỉ hỗ trợ tiếng Việt với duy nhất ứng dụng YouTube. 

TV Sony KD-43X8000G (giảm 2,8 triệu)

Có một điều không thể phủ nhận là những chiếc TV Sony luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người sử dụng Việt Nam. Với những người yêu thích TV Sony, họ có thể cân nhắc mẫu TV 43 inch với tên mã KD-43X8000G. Hiện mẫu TV này đang được giảm giá 22%, từ 12,4 triệu xuống còn 9,6 triệu đồng. 

Sony KD-43X8000G là mẫu TV 43 inch sử dụng công nghệ chấm lượng tử, nhờ vậy màn hình sáng hơn, màu sắc chính xác hơn và độ chi tiết cao hơn. KD-43X8000G cũng được trang bị độ phân giải màn hình lên tới 4K, có hỗ trợ công nghệ HDR. 

{keywords}
Sony KD-43X8000G (giảm 2,8 triệu)

Ngoài hình ảnh sắc nét, điểm mạnh của những chiếc TV Sony nằm ở việc máy sử dụng hệ điều hành Android 8.0. Nhờ vậy, KD-43X8000G có thể cài đặt rất nhiều ứng dụng trên kho Google Play của nền tảng hệ điều hành này. 

Việc sử dụng Android cũng giúp người dùng TV Sony có thể sử dụng trợ lý ảo Google Assistant thông qua chính chiếc điều khiển TV của mình. Nhờ vậy, Sony KD-43X8000G hỗ trợ cả tính năng điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt. 

TV Samsung QA43Q60T QLED 4K (giảm 3 triệu)

QA43Q60T là một mẫu TV khác của Samsung cũng được giảm giá mạnh trong đợt này. Từ mức giá ban đầu 15,89 triệu đồng, giá của mẫu TV này đã được điều chỉnh giảm 3 triệu đồng, xuống còn 12,89 triệu. 

Samsung QA43Q60T là mẫu TV ở phân khúc cao hơn so với 3 mẫu TV kể trên, tuy vậy giá bán không chênh lệch quá nhiều. QA43Q60T cũng được trang bị công nghệ màn hình chấm lượng tử. Trong khi ở những chiếc TV Sony, chấm lượng tử được biết đến với tên Triluminos thì với Samsung, nhà sản xuất này gọi công nghệ kể trên bằng cái tên QLED.

{keywords}
Samsung QA43Q60T QLED 4K (giảm 3 triệu)

Ưu điểm của QA43Q60T là tấm nền màn hình QLED cho chất lượng hình ảnh sống động. Bên cạnh đó, dòng TV này còn được đánh giá cao bởi thiết kế chân đế rất đẹp, được thiết kế đơn giản, nhỏ nhắn và thời trang. Điều khiển One Remote với thiết kế tối giản cũng là một điểm được đánh giá cao của QA43Q60T.

Tuy vậy, cũng giống như các mẫu Smart TV khác của Samsung, QA43Q60T không sử dụng hệ điều hành Android mà dùng nền tảng Tizen OS do hãng này tự phát triển. 

Ngoài việc kho ứng dụng không có nhiều lựa chọn, nhược điểm của Tizen OS là hệ điều hành này chưa hỗ trợ giọng nói tiếng Việt trên hầu hết các ứng dụng. Người dùng chỉ có thể sử dụng chức năng điều khiển giọng nói tiếng Việt  trên YouTube và một vài phần mềm không thực sự phổ biến khác. 

Trọng Đạt

Công tố viên Mỹ đề nghị án tù 27 tháng cho cựu kỹ sư Google

Với cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại, Anthony Levandowski bị công tố viên đề nghị 27 tháng tù giam.

Công tố viên Mỹ đề nghị án tù 27 tháng cho cựu kỹ sư Google

Hồi tháng 3/2020, Levandowski đã đạt được thỏa thuận nhận tội với các công tố liên bang với tội danh trộm cắp bí mật thương mại. Điều này để tránh một cuộc chiến pháp lý kéo dài dai dẳng với án phạt cao nhất có thể lên tới 10 năm tù. Bản án cuối cùng cho Levandowski dự kiến sẽ được tuyên vào ngày 04/08 tới đây.

Hồi tháng 08/2019, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc cựu kỹ sư 40 tuổi này với 33 tội danh gồm ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, trộm cắp bí mật thương mại từ công ty cũ Waymo trước khi ông này thành lập một công ty xe tải tự hành hồi năm 2016. Sau đó, công ty này được Uber mua lại. Thỏa thuận nhận tội giúp Levandowski xóa bỏ được 32 tội danh còn lại. 

Tháng 02/2019, Uber đã dàn xếp một thỏa thuận đền bù 245 triệu USD với Waymo, công ty con của Alphabet. Levandowski phải trả 750.000 USD trong thỏa thuận đền bù này. 

Luật sư của Waymo tuyên bố Levandowski xứng đáng nhận án tù ít nhất 2 năm. Trong khi đó, Levandowski yêu cầu 12 tháng tù treo và lo ngại rằng đi tù giữa bối cảnh đại dịch sẽ là một bản án tử hình.

Từng được biết đến như một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xe tự hành, các vấn đề pháp lý của Levandowski khởi phát khi ông này rời Waymo vào năm 2016, chỉ một thời gian ngắn sau khi mảng này được tách ra khỏi Google. Trước khi rời Waymo, cựu kỹ sư mang hai dòng máu Mỹ-Pháp này đã tải xuống khoảng 14,000 tập tin gồm tài sản sở hữu trí tuệ của Waymo. 

Sau đó Levandowski mau chóng thành lập một startup mang tên Otto, mà chuyên tập trung vào các giải pháp tự động hóa cho ngành công nghiệp vận tải. Chỉ vài tháng sau, công ty này được Uber mua lại. Đến tháng 02/2017, Waymo kiện Uber tội trộm cắp sở hữu trí tuệ.

Sự nghiệp của Levandowski bắt đầu năm 2007 khi ông này gia nhập Google ở vai trò kỹ sư phần mềm, làm việc ở mảng Street view cho Google Maps. Một năm sau, khi vẫn đang làm việc ở Google, ông này lập startup tên gọi Anthony’s Robots để phát triển công nghệ xe tự hành. 

Khoảng thời gian này, Levandowski thử nghiệm thành công công nghệ xe tự hành đi trên đường phố mang tên gọi PriBot, khiến hai nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin thích thú. Dự án PriBot sau đó được đưa vào Google X, mảng tuyệt mật của Google gồm những dự án mang tính đột phá nhằm thay đổi thế giới.

Trong một bài phỏng vấn năm 2016, Levandowski cho biết Google rất ủng hộ dự án này của mình, dù ban đầu gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm phản đối vì lo ngại những rủi ro của một chiếc xe tự lái. Phần còn lại đã trở thành lịch sử.

Hữu Phương(Theo Forbes)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Chính phủ chưa cấm, nhà mạng Bồ Đào Nha vẫn quyết không dùng Huawei

Ba nhà mạng hàng đầu Bồ Đào Nha cho biết sẽ không sử dụng công nghệ Huawei trong mạng lõi 5G dù chính phủ nước này không cấm tập đoàn Trung Quốc cung ứng hạ tầng quan trọng.  

Chính phủ chưa cấm, nhà mạng Bồ Đào Nha vẫn quyết không dùng Huawei

NOS, Vodafone và Altice – ba nhà mạng thống trị thị trường viễn thông Bồ Đào Nha – đều quyết định không sử dụng thiết bị Huaweitrong các hệ thống trọng yếu của mạng 5G, bao gồm máy chủ, gateway (nối ghép hai loại giao thức khác nhau), bộ định tuyến (router).

Dùng hay không dùng Huawei trong mạng 5G đã trở thành vấn đề lớn tại châu Âu giữa lúc Mỹ đang gây sức ép ngoại giao nhằm loại bỏ tập đoàn Trung Quốc. Cho tới lúc này, chính phủ Bồ Đào Nha không công bố lập trường chính thức trước vấn đề này. Dù vậy, Bộ trưởng Hạ tầng Pedro Nuno Santos trả lời Reuters rằng họ không có định kiến gì đối với bất kỳ một nhà sản xuất nào.

Chính phủ Bồ Đào Nha thành lập một nhóm đánh giá nguy cơ và vấn đề an ninh mạng liên quan tới 5G. Nhóm đã hoàn thành công việc của mình và không đưa ra kết luận chống lại nhà cung ứng nào.

Mạng lõi di động vô cùng quan trọng vì chúng sử dụng phần mềm tinh vi, xử lý thông tin nhạy cảm như dữ liệu cá nhân của người dùng. Người phát ngôn của hãng viễn thông NOS xác nhận không dùng thiết bị Huawei trong mạng lõi và sẽ chọn “đối tác tốt nhất” cho mỗi linh kiện trong mạng. Còn theo phát ngôn viên Vodafone Bồ Đào Nha, do công ty mẹ Vodafone tuyên bố không sử dụng Huawei, họ cũng không phải ngoại lệ. Vodafone Bồ Đào Nha đang chuẩn bị mạng 5G với đối tác lâu năm Ericsson.

CEO Altice Bồ Đào Nha Alexandre Fonseca công bố lập trường tương tự vào đầu tháng 3 và đến nay không thay đổi. Không một hãng nào giải thích lý do không chọn Huawei. Dù vậy, có khả năng họ vẫn sử dụng công nghệ Huawei trong các bộ phận khác của mạng 5G.

Reuters cho rằng quyết định của ba nhà mạng phần nào hỗ trợ chính phủ Bồ Đào Nha trong vấn đề Huawei. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Bồ Đào Nha, trong khi Mỹ cũng là đồng minh quan trọng.

Mới đây, Ủy ban Châu Âu hối thúc các nước thành viên hành động khẩn cấp để đa dạng hóa nhà cung ứng 5G, động thái được cho là nhằm rút gọn sự hiện diện của Huawei tại đây. Chiến lược của EU bao gồm giảm lệ thuộc vào một nhà cung ứng duy nhất. Huawei đang cạnh tranh với Nokia và Ericsson.

Bồ Đào Nha lùi lịch đấu giá băng tần 5G đến tháng 10 do dịch Covid-19.

Du Lam (Theo Reuters)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Công nghệ thứ 7: Ấn Độ cấm tiếp 47 ứng dụng TQ, Facebook bị Tencent soán ngôi

Ấn Độ cấm thêm 47 ứng dụng Trung Quốc; Facebook bị Tencent soán ngôi; Bốn "ông lớn" công nghệ Mỹ điều trần,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Đinh Tuấn

Đối thủ của Tesla đang âm thầm tạo ra giá trị khác biệt

Đối thủ của Tesla đang âm thầm tạo ra giá trị khác biệt

Trong khi công chúng tập trung vào những mẫu xe điện như Model 3 của Tesla thì Proterra, một startup xe điện điều hành bởi cựu CEO Tesla đang dẫn đầu lĩnh vực điện khí hóa xe buýt và các phương tiện lớn trên khắp nước Mỹ.

Cách sao lưu toàn bộ email và dữ liệu Gmail

Bạn chuẩn bị chuyển việc, hoặc dự định ngưng sử dụng tài khoản email, hay đơn giản chỉ muốn tạo bản sao tất cả email và dữ liệu Gmail dự phòng, bạn có thể sao lưu toàn bộ bằng tính năng Takeout.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng tài khoản email công ty, tính năng Takeout có thể đã bị vô hiệu hóa. Có nhiều ứng dụng nói rằng chúng có thể sao lưu dữ liệu Gmail, nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ quy định của công ty trước khi sử dụng chúng.

{keywords}
Cách sao lưu toàn bộ email và dữ liệu Gmail

Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách sao lưu toàn bộ email và dữ liệu Gmail.

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ myaccount.google.com.

Bước 2: Chọn mục Data & personalization (Dữ liệu & cá nhân hóa).

Bước 3: Di chuyển xuống dưới đến phần Download, delete or make a plan for your data (Tải xuống, xóa hoặc lập kế hoạch cho dữ liệu của bạn), và Bấm nút Download your data (Tải dữ liệu của bạn xuống).

{keywords}

Bước 4: Thao tác này sẽ chuyển bạn đến trang Google Takeout. Tại đây, bạn đánh dấu chọn vào hộp kiểm Gmail và ứng dụng hay dữ liệu bất kỳ bạn muốn sao lưu.

{keywords}

Lưu ý, đối với các dịch vụ có gắn nhãn Multiple format (Nhiều định dạng), bạn cần bấm lên nó, sau đó chọn định dạng bạn muốn. Hoàn tất, bạn bấm nút Next step (Bước tiếp theo).

{keywords}

Bước 5: Bây giờ, bạn cần chọn phương thức nhận bản sao lưu. Bấm nút hình mũi tên hướng xuống nằm bên dưới phần Delivery methods (Phương pháp gửi) và bạn sẽ thấy các rất nhiều tùy chọn bao gồm gửi liên kết tải file qua email hoặc sao lưu nó vào Google Drive, Dropbox, hoặc OneDrive.

{keywords}

Bước 6: Cũng tại màn hình này, bạn có thể chọn tần suất sao lưu là chỉ xuất một lần hoặc mỗi hai tháng một lần trong vòng một năm. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn loại file và kích thước tệp tối đa. Nếu kích thước file sao lưu lớn hơn kích thước tối đa bạn chọn, Google sẽ chia nó thành nhiều file. Khi lựa chọn xong, bạn hãy bấm nút Create export (Tạo tệp xuất).

{keywords}

Bước 7: Quá trình sao lưu sẽ bắt đầu diễn ra. Thời gian sao lưu nhanh hay chậm tùy vào lượng email và dữ liệu bạn chọn, có thể vài giờ nhưng cũng có thể lên đến vài ngày hoặc thậm chí cả tuần. Bạn có thể bấm nút Cancel export (Hủy tệp xuất) để hủy sao lưu hoặc Create another export (Tạo tệp xuất khác) để tạo một bản sao lưu khác.

{keywords}

Ca Tiếu (theo The verge)

Google bổ sung tính năng mới cho dịch vụ thư điện tử Gmail

Google bổ sung tính năng mới cho dịch vụ thư điện tử Gmail

Khách hàng sử dụng dịch vụ thư điện tử Gmail dành cho doanh nghiệp giờ đây có thể sửa chữa văn bản và các loại file khác mà không cần chuyển sang ứng dụng riêng.

Cách chuyển danh bạ từ thẻ SIM điện thoại sang iPhone

Nếu bạn có thẻ SIM điện thoại chứa nhiều số điện thoại trong đó và muốn chuyển nó sang iPhone, hãy làm theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

Đầu tiên, bạn cần chắc chắn thẻ SIM vừa vặn với khe cắm SIM trên iPhone. Bạn có thể kiểm tra kích cỡ thẻ SIM của tất cả các dòng iPhone tại trang hỗ trợ của Apple.

Tin vui là hầu hết các thẻ SIM hiện có trên thị trường đều tương thích với khe cắm SIM trên hầu hết các dòng iPhone phổ biến.

Người dùng Việt thường chỉ gặp vấn đề kích cỡ SIM khi chuyển từ smartphone sang điện thoại cơ bản. Lý do là đa số các dòng điện thoại cơ bản đều chỉ được trang bị khe cắm SIM kiểu cũ với kích cỡ lớn, trong khi khe SIM trên iPhone lại là chuẩn mới, vốn có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

{keywords}
Cách chuyển danh bạ từ thẻ SIM điện thoại sang iPhone

Nếu thẻ SIM bạn có vừa vặn với khe cắm SIM của iPhone, bạn hãy lắp nó vào iPhone và làm theo các bước sau để chuyển danh bạ từ thẻ SIM đó sang iPhone.

Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) và chọn Contacts (Danh bạ).

Bước 2: Bấm nút Import SIM Contacts (Nhập danh bạ trên SIM).

{keywords}

Bước 3: Chọn tài khoản bạn muốn nhập danh bạ vào, nếu bạn có nhiều tài khoản trên thiết bị.

Quá trình chuyển danh bạ từ SIM sang iPhone diễn ra rất nhanh. Khi hoàn tất, hãy mở ứng dụng Contacts (Danh bạ) và bạn sẽ thấy danh bạ mới.

Ca Tiếu (theo idownloadblog)

Cách chặn xóa ứng dụng trên iPhone và iPad

Cách chặn xóa ứng dụng trên iPhone và iPad

Bạn muốn chặn bản thân, con cái, hoặc người khác xóa các ứng dụng mình đã cài đặt trên iPhone hay iPad?

Nhóm Big Tech kiếm được bao nhiêu tiền từ quảng cáo trong năm 2020?

Apple, Amazon, Facebook và Alphabet - công ty mẹ của Google đạt doanh thu vượt kỳ vọng, dự báo cho cả năm vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành ở Mỹ.

Nhóm Big Tech kiếm được bao nhiêu tiền từ quảng cáo trong năm 2020?

Báo cáo tài chính quý 2/2020 của nhóm tứ đại gia công nghệ Mỹ hôm thứ 4 vừa rồi cho thấy kết quả vượt kỳ vọng của giới phân tích. Đi đầu là Amazon khi đạt mức tăng trưởng thần kỳ nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao của người Mỹ trong dịch Covid-19, đạt doanh thu 88,91 tỷ USD. 

Trong đó, riêng mảng quảng cáo đem về cho Amazon 4,2 tỷ USD, tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cả năm công ty này sẽ thu về 12,75 tỷ USD từ quảng cáo, tăng trưởng 23% so với năm 2019, theo báo cáo của eMarketer.

Nhờ ảnh hưởng của Covid-19, kế đến là Facebook khi ghi nhận sự tăng trưởng người dùng hàng ngày lên 1,79 tỷ người, tăng nhẹ so với 1,73 tỷ người của  quý 1/2020.

Kết quả này giúp doanh thu quý 2/2020 của mạng xã hội lớn nhất hành tinh tăng trưởng 11% lên 18,69 tỷ USD, trong đó doanh thu quảng cáo tăng 10% lên 18,32 tỷ USD. Dự báo cả năm Facebook sẽ thu về 31,4 tỷ USD từ quảng cáo, tăng 4,9% so với năm 2019 nhưng sẽ vẫn phải xếp sau Google.

Nhóm Big Tech kiếm được bao nhiêu tiền từ quảng cáo trong năm 2020?
Dự báo thị trường quảng cáo ở Mỹ vẫn sẽ tăng trưởng cho đến ít nhất là năm 2023 (nguồn: eMarketer)

Trong báo cáo tài chính mới công bố, Apple cũng ghi nhận tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, lập kỷ lục doanh thu 59,7 tỷ USD ở  quý 3/2020. Riêng mảng dịch vụ (bao gồm quảng cáo) đem về cho Táo khuyết 13,16 tỷ USD trong quý vừa qua. eMarketer hiện chưa có dự báo cho cả năm với Apple vì năm tài chính của công ty này kết thúc vào tháng 9.

Ở chiều ngược lại, tăng trưởng quảng cáo của các đối thủ khiến cho Alphabet, công ty mẹ của Google, suy giảm doanh thu lần đầu tiên trong lịch sử khi kiếm được chỉ 38,3 tỷ USD, trong đó Google đóng góp 29,9 tỷ USD.

Với dự báo suy giảm 5,3%, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm được dự báo vẫn đem về 39,58 tỷ USD trong cả năm 2020 cho công ty mẹ, giữ vững vị thế nền tảng quảng cáo số 1 nước Mỹ.

Hữu Phương (Theo WSJ)

TikTok ngầm thách thức Facebook

TikTok ngầm thách thức Facebook

Đây được xem như một bước tiến quan trọng khi lần đầu tiên, một ứng dụng truyền thông xã hội đang lọt vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ sẵn sàng công bố sự minh bạch của mình.

Thursday, July 30, 2020

Ra mắt nền tảng “Make in Vietnam” Stringee giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh

Bộ TT&TT vừa tổ chức ra mắt nền tảng lập trình cho giao tiếp Stringee. Nền tảng số “Make in Vietnam” này được nhận định sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhanh, mạnh hơn.

Ra mắt nền tảng “Make in Vietnam” Stringee giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh
Tổng đài chăm sóc khách hàng StringeeX là một trong hai giải pháp nổi bật của Stringee được demo tại sự kiện, cùng với giải pháp Video Call.

Ngày 31/7, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ ra mắt nền tảng lập trình cho giao tiếp Stringee. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số “Make in Vietnam” nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi đầu tháng 6. 

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp càng cần đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi số, đưa hoạt động lên online, tiết giảm chi phí, duy trì hoạt động để tồn tại và hồi phục.

Bộ TT&TT kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ nắm bắt thời cơ, phát triển thêm nhiều nền tảng số để phục vụ chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng đạt thành mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Là giải pháp toàn diện về nền tảng giao tiếp, Stringee cho phép các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng trên chính các ứng dụng mobile hoặc website của mình mà không cần phải sử dụng các ứng dụng thứ ba như Zalo, Skype, Messenger. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không phải đầu tư xây dựng từ đầu một phần mềm có các tính năng giao tiếp.

Giải pháp cốt lõi của Stringee gồm có: API (giao diện lập trình ứng dụng – PV) cung cấp tính năng gọi điện thoại/video miễn phí qua Internet hoặc nghe/gọi với số điện thoại thông thường, API cung cấp tính năng nhắn tin, API cung cấp tính năng gửi SMS với Brandname doanh nghiệp, phần mềm Contact Center đa kênh cho phép doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau.

Dựa trên nền tảng Stringee, các doanh nghiệp đang sở hữu lượng khách hàng lớn có thể dễ dàng bổ sung các tính năng: Chat, Voice call, Video call, Video conference, SMS, Contact Center trực tiếp vào các ứng dụng mobile/web/hệ thống quản trị doanh nghiệp sẵn có của mình.

Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet có thể chủ động trong việc giao tiếp giữa doanh nghiệp và người dùng cũng như giữa các người dùng với nhau, từ đó tăng trải nghiệm của khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Các sản phẩm của Stringee được đánh giá có tính ứng dụng cao, có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề với những yêu cầu nghiệp vụ khác nhau như: định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cuộc gọi với số mặt nạ để bảo mật thông tin người dùng trong lĩnh vực đặt xe trực tuyến, tổng đài trả lời tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực dịch vụ - nhà hàng - du lịch…

Ra mắt nền tảng “Make in Vietnam” Stringee giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, trong thời đại số, các doanh nghiệp thông qua những nền tảng lập trình giao tiếp như Stringee sẽ có công cụ hữu hiệu để giao tiếp với khách hàng qua nhiều kênh liên lạc.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, Stringee đang có lợi thế là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể cung cấp đầy đủ các tính năng tương đương với các giải pháp từ nước ngoài; trong khi đó lại có nhiều ưu thế khi là doanh nghiệp Việt Nam 100%, hiểu thị trường, hiểu khách hàng, chi phí hợp lý hơn.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Stringee, hiện nền tảng Stringee đang phục vụ khoảng 2,2 triệu phút gọi mỗi ngày cho tổng hơn 45 triệu người dùng cuối trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, đây vẫn là một số lượng nhỏ bé so với tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tiềm năng, không gian phát triển thị trường của nền tảng vẫn còn rất lớn.

Việt Nam là thị trường lớn với hơn 96 triệu dân, 700.000 doanh nghiệp, 126 triệu thuê bao điện thoại di động, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 68,7% (theo số liệu thống kê năm 2019). Đặc biệt, trong 3 đến 5 năm tới, dự đoán dung lượng thị trường cho nhu cầu phần mềm, giải pháp thông tin liên lạc tại Việt Nam có thể đạt đến 40-60 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng là 25-38%/năm. "Nền tảng lập trình giao tiếp Stringee sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”, Thứ trưởng nói.

Cho rằng những tính năng tốt của nền tảng Stringee nên được áp dụng ở cả khối cơ quan nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đề nghị Cục Tin học hóa xem xét, phối hợp với Trung tâm thông tin Bộ TT&TT nghiên cứu việc sử dụng giải pháp của Stringee tại Bộ.

Để kích cầu hiện Stringee đang triển khai chương trình hỗ trợ cộng đồng và các doanh nghiệp, cụ thể: miễn phí 2 tháng sử dụng gói “Basic Call Center StringeeX” cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 10 tài khoản StringeeX); Tặng tối đa 1 năm sử dụng tính năng Chat trị giá 1,1 triệu đồng/4 tài khoản/tháng khi mua gói “Call Center StringeeX”; miễn phí 2 tháng sử dụng tính năng Video Call trị giá 1,22 triệu đồng/1 tài khoản/tháng khi mua gói “Contact Center StringeeX”.

Vân Anh 

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Giải pháp cho những thói quen sử dụng tủ lạnh sai cách

Tủ lạnh tưởng chừng rất dễ sử dụng nhưng lại thường bị dùng sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình và cả chiếc tủ lạnh. Vậy đó là những thói quen nào và cách nào để giải quyết những thói quen này?

Mở cửa tủ lạnh quá lâu

Các chị em nội trợ thường phải mở tủ khá nhiều lần để kiểm tra thực phẩm thừa thiếu trước khi đi chợ hoặc lấy nguyên liệu trong suốt quá trình chế biến, hay nhiều thành viên trong gia đình mở tủ và trầm ngâm suy nghĩ nên chọn món nào để lấy ra dùng.

Thói quen này nguy hại ở chỗ mở tủ lạnh quá lâu sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người dùng, cũng như dẫn đến tình trạng hơi lạnh bị thất thoát khiến tủ phải “gồng mình” làm lạnh bổ sung, vừa hại cho tủ mà lại vừa tốn điện không cần thiết.

Giải pháp: Ý thức hơn về việc mở tủ quá lâu và dứt khoát chọn món cần thiết để lấy nhanh ra khỏi tủ. Hoặc tất cả những gì bạn cần làm là tận dụng cánh cửa trong suốt trên tủ lạnh LG InstaView Door-in-Door™. Chỉ cần gõ nhẹ 2 lần lên bề mặt cửa tủ, đèn nền sẽ được bật sáng và cánh cửa trở nên trong suốt, bạn sẽ dễ dàng quan sát được những thực phẩm bên trong và cân nhắc xem mình sẽ lấy món gì trước khi mở cửa tủ. Đặc biệt, hệ thống làm lạnh Inverter và máy nén biến tần tuyến tính giúp tủ lạnh duy trì ổn định nhiệt độ để giữ thực phẩm tươi ngon lâu hơn và ít tiêu tốn điện năng hơn, nhờ đó thực phẩm vẫn tươi ngon cả tuần mà hóa đơn tiền điện không tăng chóng mặt.

{keywords}

Trữ quá nhiều thực phẩm không kịp sử dụng

Thực phẩm cũ hoặc quá đát trữ trong tủ lạnh thoạt nhìn vẫn có thể sử dụng được nhưng nếu mang đi chế biến rất có khả năng gây hại cho sức khỏe người dùng. Tệ hơn, thực phẩm để quá lâu có thể chuyển sang tình trạng thối rữa, gây bốc mùi cho cả tủ, ảnh hưởng đến các thực phẩm còn tươi ngon được trữ chung bên cạnh.

Nếu bạn nằm trong danh sách những người có thói quen không nhớ rõ thực phẩm nào đang trữ trong tủ lạnh mà vẫn chất thêm món mới vào tủ thì vẫn có giải pháp cho bạn.

{keywords}

Giải pháp: Học ngay vài “chiêu” phân loại thực phẩm, sắp xếp khoa học, sử dụng tủ có dung tích lớn. Và nếu nhà bạn chưa có tủ lạnh ưng ý, hãy sắm ngay chiếc tủ lạnh LG InstaView Door-in-Door™  với các ngăn chứa tiện dụng được thiết kế khoa học, đặc biệt là khoảng không gian Extra Space và hộp đựng Utility Box giúp tạo thêm không gian có nhiệt độ lưu trữ phù hợp cho nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt nguội, kem, rau củ, trái cây, pho mát,…

Vẫn với tính năng 2 lần gõ cửa quan sát được cả thế giới thực phẩm bên trong mà không cần mở cửa, LG InstaView Door-in-Door™  giúp bạn dễ dàng kiểm soát thực phẩm nào sắp hết hoặc không còn sử dụng được để kịp thời điều chỉnh.  

Ngoài ra, ngăn cân bằng độ ẩm độc đáo LG- Fresh Balancer™ còn giúp giữ cho thực phẩm ở điều kiện tối ưu bằng cách điều chỉnh lượng hơi ẩm thích hợp. Bên trong tủ lạnh còn được tích hợp bộ lọc kháng khuẩn Hygiene Fresh+ với 5 bước lọc, tiêu diệt đến 99,99% vi khuẩn và khử các mùi khó chịu. Thực phẩm lưu giữ trong tủ vì thế không chỉ tươi ngon lâu hơn mà còn đảm bảo an toàn cho người dùng.

{keywords}
Không gian riêng biệt cho những thực phẩm chuyên biệt
{keywords}
 Khay đựng rượu vang của LG InstaView Door-in-Door, lưu trữ đến 4 chai rượu ở nhiệt độ tối ưu.

Không vệ sinh cửa tủ lạnh thường xuyên

Thông thường, các chị em phụ nữ đều làm vệ sinh bên trong tủ lạnh định kỳ mà lại vô tình quên mất cánh cửa tủ bên ngoài cũng cần được chăm sóc vì đây là nơi trẻ nhỏ hay vịn tay, lâu ngày sẽ để lại những dấu tay “cứng đầu”.

{keywords}

Giải pháp: Bạn có thể xịt giấm lên bề mặt cửa. Sau đó, dùng vải mềm khô lau kỹ mọi vị trí trên cửa tủ lạnh, kể cả cánh tay cầm. Hoặc đơn giản hơn, bạn không cần nhọc công làm gì khi công nghệ phủ sơn lì của LG InstaView Door-in-Door™ sẽ tự động làm mất dấu tay của người dùng in trên cửa tủ chỉ sau vài giây bỏ tay ra khỏi tủ.

Những giải pháp trên đều đến từ dòng tủ lạnh LG InstaView Door-in-Door™. Ngoài giải quyết hiệu quả những thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng, LG InstaView Door-in-Door™ còn là nét thẩm mỹ tinh tế cho không gian bếp mỗi nhà, được công nhận qua nhiều giải thưởng thiết kế danh giá hàng đầu thế giới như Red Dot Design Award, iF Design Award. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa kiểu dáng và tính năng thiết thực, LG InstaView Door-in-Door™ đã chinh phục được hàng triệu trái tim người dùng trên toàn cầu.

Minh Minh

Giá iPhone 12 sẽ là "chìa khóa" cho doanh số của Apple năm nay

iPhone 12 hiện vẫn chưa xuất hiện trên thị trường nhưng theo nhận định thì mẫu smartphone này có thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức giá đưa ra.

Hiện Samsung đang dẫn đầu danh mục điện thoại thông minh 5G theo hầu hết các ước tính, dự kiến sẽ trượt xuống vị trí thứ ba trong nữa cuối năm 2020 sau khi Apple phát hành mẫu iPhone hỗ trợ 5G đầu tiên. Trong đó, Trung Quốc được đánh giá là thị trường khá cạnh tranh do đó, như một báo cáo mới của DigiTimes chỉ ra, giá sẽ là yếu tố quyết định rất lớn cho sự thành công của iPhone 12 trong nửa cuối năm nay.

Apple tham gia vào thị trường smartphone 5G chậm hơn so với các đối thủ khác trên thế giới. Làn sóng smartphone 5G đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường vào năm 2019 và chúng được xem là những thiết bị cao cấp với mức giá cao. Tuy nhiên điều đó sẽ có sự thay đổi khi các nhà sản xuất chip như Qualcomm và MediaTek đã tung ra các loại chip tầm trung có khả năng hỗ trợ 5G, nhờ vậy đã tạo ra các mẫu smartphone 5G có giá cả phải chăng hơn. Vì vậy, chúng ta sẽ chờ đợi xem Apple sẽ định giá cho mẫu iPhone 12 như thế nào để tăng doanh số.

{keywords}
Giá iPhone 12 sẽ là "chìa khóa" cho doanh số của Apple năm nay

Theo các tin đồn trước đó, mức giá thấp nhất là 649 USD dành cho mẫu iPhone 12 với kích thước màn hình 5,4 inch. Mẫu iPhone 12 Max có kích thước màn hình 6,1 inch sẽ có giá 749 USD và iPhone 12 Pro có cùng kích thước màn hình dự kiến sẽ được bán lẻ với giá 999 USD. Trong khi đó, mẫu iPhone12 Pro Max cao cấp nhất, sẽ có giá 1.099 USD.

Tại Trung Quốc, Apple sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhà sản xuất smartphone Huawei, công ty hiện đang dẫn đầu thị trường với tỷ suất lợi nhuận cao, cũng như các đối thủ địa phương khác như Vivo, Oppo và Xiaomi.

Chính phủ Trung Quốc rất muốn kích thích thị trường nội địa bằng cách khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp 5G. Các nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc sẽ cố gắng cạnh tranh về giá cả bằng cách phát hành thêm các mẫu smartphone 5G có mức giá thấp và điều này có thể là mối đe dọa cho iPhone 12 của Apple.

Trong khi hầu hết các nhà phân tích dự đoán iPhone 5G đầu tiên sẽ tạo ra một siêu chu kỳ cho Apple vào năm 2020 và 2021, tuy nhiên vẫn có dự báo cho rằng điều này sẽ không xảy ra như kỳ vọng. Qualcomm gần đây đã công bố dòng chipset 600 5G đầu tiên của mình đó là Snapdragon 690 và nó sẽ được sử dụng cho các mẫu smartphone 5G có giá dưới 500 USD. MediaTek cũng đã ra mắt dòng chipset Dimensity 720 cho các mẫu smartphone 5G có mức giá tầm trung.

Theo một báo cáo gần đây hơn, iPhone 12 bản tiêu chuẩn có thể bán lẻ với giá 749 USD, cao hơn 50 USD so với mẫu iPhone 11 đã ra mắt trước đó. Lý do được đưa ra đằng sau việc tăng giá bán là mẫu mới được hỗ trợ kết nối 5G và sử dụng tấm nền OLED. Ngoài ra, các mẫu iPhone mới dường như sẽ không bao gồm bộ sạc và EarPods.

Vì vậy, trong khi iPhone 12 có thể sẽ phát triển tốt ở thị trường Mỹ, thì thành công ở các thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ phụ thuộc phần lớn vào giá cả.

Phan Văn Hòa (theo PhoneArena)

Bị Apple dọa bỏ tù, nguồn tin ngưng rò rỉ trước ngày ra mắt iPhone 12

Bị Apple dọa bỏ tù, nguồn tin ngưng rò rỉ trước ngày ra mắt iPhone 12

Benjamin GeSkin, leaker nổi tiếng chuyên tiết lộ sớm các bí mật của Apple cho biết anh sẽ không đăng các thông tin về sản phẩm của hãng này nữa.

Doanh số iPhone tại Trung Quốc tăng 225%

Theo dữ liệu nghiên cứu cho thấy, Apple là nhà sản xuất smartphone có mức tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc trong quý 2/2020.

Bên cạnh giá bán ra thị trường của dòng iPhone SE rẻ hơn và sự phổ biến của dòng iPhone 11, cùng với việc giảm giá sâu, đã giúp Apple có được sự tăng trưởng tại một trong những thị trường quan trọng nhất của mình.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research thì số lượng bán ra thị trường đối với sản phẩm iPhone tại Trung Quốc là 7,4 triệu chiếc trong quý 2/2020, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nhà sản xuất điện thoại Huawei của Trung Quốc đã bán ra thị trường 36,6 triệu chiếc, tăng 14% so với một năm trước. Nếu so với Huawei thì doanh số của Apple tại thị trường Trung Quốc ít hơn đáng kể.

Những thương hiệu còn lại của Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi đều có sự sụt giảm đáng kể, trong khi thị trường chung giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu từ công ty CINNO Research có trụ sở tại Thượng Hải cho thấy doanh số iPhone đã tăng 62% so với cùng kỳ năm trước lên 13 triệu chiếc trong quý 2/2020. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn này là do CINNO Research tính theo doanh số mà các sản phẩm iPhone đã được đưa ra thị trường thay vì tính theo số lượng sản phẩm iPhone đã được bán đến tau khách hàng. So với quý trước thì doanh số iPhone đã tăng 225%, đây là điểm sáng trong quá trình phục hồi của Apple sau khi dịch Covid-19 lan rộng, buộc họ phải đóng cửa các cửa hàng tại Trung Quốc và giảm doanh số trong quý 1/2020.

{keywords}
Doanh số iPhone tại Trung Quốc tăng 225%

Tháng 2 vừa qua, Apple chỉ bán được ít hơn 500.000 smartphone, đây cũng là mức thấp nhất của Apple từ trước đến nay, tuy nhiên sau đó công ty đã chứng kiến sự hồi phục ổn định, một phần nhờ vào doanh số của iPhone 11 được phát hành năm ngoái.

Trao đổi qua email với CNBC, ông Flora Tang, nhà phân tích nghiên cứu tại Counterpoint Research cho biết: “iPhone 11 vẫn là mẫu smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc. iPhone 11 đã liên tiếp dẫn đầu là mẫu smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc kể từ tháng 9 năm ngoái, điều này cho thấy sức mạnh thương hiệu của Apple đối với người tiêu dùng Trung Quốc”.

Trong một lễ hội mua sắm trực tuyến lớn của Trung Quốc vào tháng 6, Apple đã đưa ra chính sách giảm giá lớn cho iPhone nhằm giúp duy trì đà tăng trưởng. iPhone SE thế hệ thứ hai có mức giá rẻ hơn cũng nằm trong top 3 mẫu iPhone bán chạy nhất tại Trung Quốc trong quý 2/2020, Counterpoint Research cho biết thêm.

Theo dữ liệu từ công ty Sensor Tower cho thấy, về mặt dịch vụ, Apple cũng có sự phục hồi khá tốt khi App Store đã tạo ra 4,4 tỷ USD doanh thu trong quý 2, chỉ giảm 4% so với 4,6 tỷ USD trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, đó là mức tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Mọi ánh mắt đổ dồn về iPhone 12

Trung Quốc đã triển khai mạng 5G vào tháng 11 năm ngoái và các nhà sản xuất smartphone trong nước đã tung ra các thiết bị có khả năng tương thích với 5G.

Cũng theo số liệu của Counterpoint Research thì 1/3 doanh số smartphone được bán tại thị trường Trung Quốc trong quý 2/2020 là các mẫu smartphone 5G, đây cũng là mức áp dụng cao nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, đến nay Apple vẫn chưa ra mắt sản phẩm iPhone 5G nào. Nhưng một số nhà phân tích mong đợi mẫu iPhone tiếp theo, có khả năng được đặt tên là iPhone 12, sẽ hỗ trợ 5G.

Liên quan đến vấn đề này, ông Flora Tang cho rằng: “Chúng tôi hy vọng iPhone 5G sẽ đạt được đà tăng trưởng ngay lập tức tại thị trường Trung Quốc, nếu Apple thực hiện chiến lược giá hấp dẫn. Người tiêu dùng Trung Quốc đã được tuyên truyền về lợi ích của 5G và các nhà khai thác viễn thông Trung Quốc đang đẩy mạnh các gói cước 5G có giá cạnh tranh”.

Trong khi đó, Daniel Ives, nhà phân tích của công ty đầu tư và dịch vụ tài chính Wedbush Securities của Mỹ cho biết, Apple đã chứng kiến một sự phục hồi về nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7. Ông dự đoán rằng, sẽ có khoảng 60 đến 70 triệu iPhone tại Trung Quốc nằm trong danh sách được nâng cấp vào năm tới và Apple sẽ nổ lực để đưa ra mức giá phù hợp cho các sản phẩm như iPhone SE và iPhone 12 để củng cố vị trí của mình bất chấp áp lực cạnh tranh từ các nhà sản xuất smartphone trong nước.

Phan Văn Hòa (theo CNBC)

Tim Cook sẽ phải điều trần vì chính sách 'hút máu' của Apple Store

Tim Cook sẽ phải điều trần vì chính sách 'hút máu' của Apple Store

Hạ viện Mỹ yêu cầu CEO Apple trả lời câu hỏi liên quan đến chính sách độc quyền mua bán ứng dụng trên App Store, một vấn đề đã bị phàn nàn lâu nay.

Hưng Yên muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành địa phương chuyển đổi số kiểu mẫu

Ông Bùi Văn Sỹ, Giám đốc Sở TT&TT Hưng Yên cho biết, hiện Hưng Yên đang xây dựng đề án chuyển đổi số và muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành tỉnh chuyển đổi số kiểu mẫu.

Hưng Yên muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành địa phương chuyển đổi số kiểu mẫu
Hưng Yên đang muốn thúc đẩy ứng dụng CNTT trong việc trồng, chăm sóc và tiêu thụ các đặc sản của địa phương được tốt hơn. Ảnh: báo Hưng Yên 

Ông Bùi Văn Sỹ cho biết, trong những năm qua, Hưng Yên đang tập trung đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử. Hưng Yên đã triển khai hệ thống văn bản điện tử đến tận cấp xã. Hiện nay, việc xử lý các văn bản đi và đến gần như đều được tiến hành trên môi trường mạng. Năm 2019, hệ thống này đã ghi nhận việc gửi và nhận 60.000 lượt văn bản giấy tờ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn cho địa phương.

"Hiện lãnh đạo các đơn vị trong tỉnh dù đi đâu cũng có thể xử lý được công việc khi các văn bản, giấy tờ đều xử lý trên môi trường mạng. Hệ thống văn bản điện tử chỉ cần xảy ra lỗi một chút là các đơn vị trong tỉnh gọi về Sở TT&TT đến mức "nóng" máy. Điều này đã giúp thay đổi cách làm việc của cả hệ thống chính quyền", ông Sỹ chia sẻ.

Bên cạnh hệ thống văn bản điện tử, Hưng Yên cũng đã triển khai mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công và một cửa điện tử từ năm 2017. Ông Bùi Văn Sỹ cho rằng, điểm nổi bật nhất khi đưa hệ thống này vào hoạt động là công khai minh bạch các hoạt động, từ đó đem lại nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, ở bất kì đâu, người dân và doanh nghiệp đều có thể đăng ký được dịch vụ hành chính công như khai sinh, đăng ký kinh doanh… và tiết kiệm được chi phí, nhân sự cho bộ máy quản lý nhà nước.

Chia sẻ những khó khăn trong việc chuyển đổi số ở Hưng Yên, ông Sỹ cho biết, về mặt kỹ thuật, tỉnh có thể đẩy nhanh 100% các dịch vụ công lên mức độ 4. Nhưng khó khăn hiện nay là việc liên thông dữ liệu để giải quyết các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp vẫn còn bất cập. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ công được đưa lên nhưng việc sử dụng của người dân còn hạn chế.

Ông Sỹ còn cho rằng, hiện Sở TT&TT Hưng Yên rất cần sự hỗ trợ của Bộ TT&TT trong việc cung cấp thông tin cho các địa phương về bản đồ các trạm thu phát sóng, số thuê bao của các nhà mạng trên địa bàn tỉnh bởi địa phương khó có được những số liệu này chính xác. Trên cơ sở những dữ liệu đó, Hưng Yên mới hoạch định chính xác chiến lược chuyển đổi số cho mình theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.

Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao cho Sở TT&TT làm đầu mối để triển khai chuyển đổi số cho tỉnh. Hiện Sở TT&TT Hưng Yên đang xây dựng dự thảo về đề án chuyển đổi số của Hưng Yên. Tuy nhiên, tỉnh Hưng Yên xác định việc chuyển đổi số là câu chuyện lâu dài, cần có sự đầu tư thỏa đáng cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền ở đại phương.

Sở TT&TT cũng đã phác thảo ra những mục tiêu cơ bản cho chương trình chuyển đổi số của tỉnh theo từng giai đoạn như mục tiêu đến năm 2025 và 2030 dựa trên chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, Hưng Yên sẽ đặt mục tiêu trọng điểm để tiến hành số hóa dữ liệu về tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dân cư. Đây là những lĩnh vực quan trọng cần phải nhanh chóng được số hóa. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng ứng dụng CNTT để phát triển các sản phẩm trọng điểm theo chương trình của quốc gia, trong đó mỗi xã sẽ có một sản phẩm đặc trưng.

Hưng Yên xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bởi đây là xu hướng phát triển tất yếu. Hưng Yên đang nghiên cứu xây dựng chương trình ứng dụng CNTT và xây dựng đề án chuyển đổi số. Mới đây, Bộ TT&TT cũng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và cam kết sẽ hỗ trợ tỉnh trong việc chuyển đổi số. "Chúng tôi đang kỳ vọng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT trong xây dựng đề án chuyển đổi số và muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành tỉnh chuyển đổi số kiểu mẫu", Giám đốc Sở TT&TT Hưng Yên nói.

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên mới đây, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), trong bốn loại hình doanh nghiệp công nghệ số, Hưng Yên nên tập trung phát triển nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp tư vấn, ứng dụng công nghệ số để mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.Theo ông Dũng, nếu nắm bắt nhanh cơ hội chuyển đổi số, Hưng Yên sẽ có lợi thế lớn nhờ việc đi đầu. Tỉnh có thể hiện thực hóa điều này bằng việc sớm đưa ra chương trình chuyển đổi số với ba trụ cột là phát triển chính quyền số gắn với đô thị thông minh, phát triển kinh tế số gắn với doanh nghiệp số và phát triển xã hội số gắn với việc đào tạo kỹ năng số cho người dân. 

Cũng tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cần giao thêm nhiều nhiệm vụ cho Sở TT&TT. Đây là cánh tay nối dài của Bộ TT&TT ở các địa phương. Nếu tỉnh có khó khăn gì về lĩnh vực TT&TT có thể liên hệ trực tiếp với Bộ. Hưng Yên cũng cần tập trung nguồn lực CNTT về một đầu mối, thay vì chia nhỏ cho các đơn vị. Nếu Sở TT&TT gặp khó khăn, Bộ sẽ biệt phái cán bộ hoặc cử lực lượng phản ứng nhanh để hỗ trợ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Hưng Yên có một nghị quyết chuyên đề hoặc chương trình về chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ giúp Hưng Yên trong việc xây dựng chương trình chuyển đổi số cho tỉnh.

PV

Vị tỷ phú vẫn dùng điện thoại “cục gạch” dù sở hữu khối tài sản 2,2 tỷ USD

Là một trong 10 người giàu nhất Philippines, với khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD, tỷ phú Lucio Tan vẫn đang sử dụng một chiếc điện thoại di động “cục gạch” của Nokia.

Không giống như những tỷ phú khác trong top 10 người giàu nhất Philippines, Lucio Tan không được sinh ra trong nhung lụa.

Ông sinh ra trong một gia đình người Trung Quốc sống tại Phúc Kiến trước khi chuyển đến Cebu, Philippines khi còn là một đứa trẻ. Là anh cả trong gia đình có 8 anh em, Lucio Tan mang trách nhiệm nặng nề đối với gia đình và các em của mình, khi điều kiện kinh tế của gia đình khá khó khăn.

Để có tiền theo học ngành hóa tại Đại học Viễn Đông (Manila, Philippines), Tan đã làm công việc gác cổng, dọn vệ sinh và lau sàn cho một nhà máy thuốc lá tại địa phương. Tan sau đó đã nghiên cứu về công việc kinh doanh và thành lập công ty thuốc lá của riêng mình, với tên gọi Fortune Tobacco vào năm 1966, khi ông mới 32 tuổi. Công ty này sau đó đã trở thành nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất Philippines.

{keywords}
Là Chủ tịch và CEO hãng hàng không Philippine Airlines, Lucio Tan (phải) vẫn thường ngồi ở hàng ghế phổ thông và sử dụng điện thoại “cục gạch”

Năm 1982, Lucio Tan tiếp tục thành lập công ty bia và nước giải khát Asia Brewery. Công ty này nhanh chóng phát triển mạnh, trở thành một trong những công ty sản xuất đồ uống lớn nhất tại Philippines và tiếp tục được mở rộng ra thị trường quốc tế.

Sau thành công ở lĩnh vực thuốc lá và đồ uống, Lucio Tan tiếp tục đầu tư và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngân hàng và bất động sản. Hiện ông là chủ tịch và CEO của tập đoàn LT Group (Lucio Tan Group), tập đoàn đang nắm quyền sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn tại Philippines như hãng hàng không Philippine Airlines, ngân hàng quốc gia Philippines… Ông cũng là Chủ tịch và CEO của hãng hàng không Philippine Airlines.

Ở tuổi 86, hiện Lucio Tan sở hữu khối tài sản ước tính 2,2 tỷ USD, là người giàu thứ 6 Philippines. Sở hữu khối tài sản lớn như vậy, Lucio Tan vẫn có một lối sống khá khiêm tốn. Dù là CEO và chủ tịch của hãng hàng không lớn nhất Philippines, ông Tan vẫn thường sử dụng vé phổ thông cho các chuyến bay của mình và chỉ sử dụng vé thương gia trong trường hợp hết hạng vé phổ thông.

Trong một số chuyến đi công tác cùng các lãnh đạo khác của công ty, Lucio Tan vẫn chọn ngồi ở hạng ghế phổ thông trong khi các giám đốc khác của công ty ngồi ở hạng ghế thương gia. Khi được thuyết phục chuyển sang ngồi ở hạng thương gia, Lucio Tan giải thích rằng: “Khi máy bay hạ cánh, tất cả chúng ta đều đến cùng một chỗ” và vẫn ngồi ở hạng ghế phổ thông.

Ông cũng thường xuyên di chuyển bằng xe buýt với những nhân viên của mình trong những chuyến đi xe, thay vì sử dụng xe riêng.

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, Lucio Tan còn là một nhà từ thiện khá tích cực khi thành lập quỹ từ thiện mang tên cha mình Tan Yan Kee để quyên góp hàng triệu USD cho các hoạt động giáo dục, xây dựng trường học, bệnh viện và nhà ở cho người vô gia cư.

Một điều khá đặc biệt đó là Lucio Tan vẫn đang sử dụng những điện thoại “cục gạch” của Nokia, thay vì sử dụng những mẫu smartphone cao cấp hay đắt tiền. Có vẻ như với một vị lãnh đạo 86 tuổi, sử dụng một chiếc điện thoại đáp ứng được chức năng liên lạc là quá đủ.

Theo Dantri/SCMP/MJ

Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc có học trường 'khủng'?

Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc có học trường 'khủng'?

Trung Quốc hiện là nơi sản sinh ra số lượng tỷ phú nhiều nhất và nhanh nhất thế giới mà trong đó, không ít người có bước khởi đầu không đúng chuyên ngành.   

TikTok ngầm thách thức Facebook

Đây được xem như một bước tiến quan trọng khi lần đầu tiên, một ứng dụng truyền thông xã hội đang lọt vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ sẵn sàng công bố sự minh bạch của mình.

Trước những cáo buộc dính líu đến việc chia sẻ thông tin dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc, ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng thế giới TikTok đã có động thái đáp trả "vô tiền khoáng hậu".

Cụ thể, TikTok tuyên bố đang thực hiện những biện pháp mới với mục đích công khai các thuật toán được sử dụng để sắp xếp và chia sẻ video của người dùng, đồng thời cho phép các chuyên gia theo dõi những chính sách kiểm duyệt của công ty.

TikTok cong khai thuat toan va chinh sach kiem duyet anh 1
TikTok đang thách thức sự minh bạch của giới công nghệ toàn thế giới. Ảnh: Getty Images.

Trong bài đăng xuất hiện hôm 29/7, CEO của TikTok Kevin Mayer đã nhận xét động thái mới của công ty sẽ là một bước tiến lớn trong ngành công nghệ và thách thức sự minh bạch của các đối thủ.

"Chúng tôi tin rằng toàn bộ ngành công nghệ nên được tổ chức lại theo tiêu chuẩn cao nhất. Đó chính là lý do chúng tôi khuyên các công ty công nghệ nên tiết lộ thuật toán, chính sách kiểm duyệt và dữ liệu cho các nhà quản lý. Không đợi chờ quy định được đưa ra, TikTok sẽ đi đầu bằng cách cho ra mắt Trung tâm Minh bạch và Trách nhiệm", ông Mayer cho biết.

Rạng sáng ngày 30/7, CEO của bộ tứ quyền lực giới công nghệ là Facebook, Google, Apple và Amazon đã phải ra điều trần trực tuyến trước các thành viên của Hạ viện Mỹ với những vấn đề liên quan đến độc quyền. Tuy TikTok không nằm trong số đó, ứng dụng chia sẻ video này vẫn rơi vào tầm ngắm của Quốc hội Mỹ.

Trong những lần xuất hiện trước đây, Giám đốc điều hành của Facebook Mark Zuckerberg đã lấy TikTok như một ví dụ về sự cạnh tranh trong không gian mạng xã hội và miêu tả Facebook như một minh chứng cho lý do tại sao các công ty công nghệ Mỹ cần được tự do hoạt động chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"Chúng tôi tin vào các giá trị tạo nên nền kinh tế Mỹ, đó chính là dân chủ, cạnh tranh, hòa nhập và tự do thể hiện. Nhiều công ty công nghệ khác chia sẻ những giá trị này, nhưng không có gì đảm bảo giá trị của chúng tôi sẽ thắng thế. Trung Quốc đang xây dựng phiên bản Internet của riêng mình và xuất khẩu tầm nhìn sang các nước khác", Zuckerberg phát biểu, nhìn nhận sự cạnh tranh giữa Facebook và các đối thủ nước ngoài là cuộc chiến ý thức hệ.

Đáp lại, ông Mayer đã gọi Mark Zuckerberg là người yêu nước giả tạo, cho rằng CEO Facebook đang núp bóng chủ nghĩa ái quốc hòng tấn công ác ý đối thủ cạnh tranh, cố gắng loại bỏ TikTok ra khỏi thị trường Mỹ.

TikTok cong khai thuat toan va chinh sach kiem duyet anh 2
Dính nhiều bê bối tin giả, chính sách kiểm duyệt có vấn đề, việc TikTok công khai thuật toán có thể là "gáo nước lạnh" với Facebook. Ảnh: Michael Reynolds.

Tuy nhiên, theo The Verge, trước những động thái cứng rắn nhắm vào TikTok dạo gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, bài phát hiểu của Zuckerberg sẽ giúp vị giám đốc điều hành này có lợi trong phiên điều trần.

Với mong muốn xua tan những lo ngại của giới chức Mỹ, TikTok đã phải công khai thuật toán cũng như chính sách kiểm duyệt của công ty như một cách bày tỏ thiện chí hợp tác. Hành động này phần nào sẽ ảnh hưởng đến Facebook, khiến mạng xã hội lớn nhất thế giới này phải xem xét lại cách vận hành của mình khi vướng vào nhiều bê bối thời gian trở lại đây.

Theo Zing

TikTok trước thời khắc "sinh tử"

TikTok trước thời khắc "sinh tử"

TikTok hiện đang là một trong những ứng dụng phổ biến nhất toàn cầu. Tuy nhiên, TikTok đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ do vấn đề bảo mật.

Vượt tường lửa xem phim 18+, người đàn ông tại Trung Quốc bị bắt giữ

Theo South China Morning Post, một người đàn ông ở Trung Quốc đã bị xử phạt hành chính vì sử dụng phần mềm VPN để vượt qua hệ thống kiểm duyệt Internet tại quốc gia này nhằm xem phim khiêu dâm.

Người đàn ông họ Chen này đã bị cảnh sát tại thành phố Tân Thị, tỉnh Hồ Nam bắt giữ. Cảnh sát cho biết Chen đã sử dụng một phần mềm có tên Shadowrocket. Phần mềm này kết nối với máy chủ Shadowsocks và cho phép người sử dụng có thể tránh được sự kiểm duyệt Internet.

Vượt Vạn lý tường lửa xem phim 18+, người đàn ông tại Trung Quốc bị bắt giữ - 1

Mạng riêng ảo (VPN) là một công cụ phổ biến được người dùng Internet tại Trung Quốc sử dụng. Nó giúp họ có thể vượt qua “vạn lý tường lửa” để truy cập vào các trang web và ứng dụng nước ngoài bị chặn ở quốc gia này. Trong đó có cả những trang web nổi tiếng như Facebook và Google.

Tuy nhiên, từ năm 2017, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra quy định mới, yêu cầu các đơn vị cung cấp VPN phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Quy định này từng khiến Apple phải thẳng tay xóa bỏ hàng chục phần mềm VPN khỏi kho ứng dụng App Store tại Trung Quốc.

Dù đã sử dụng VPN nhưng các nhà chức trách cho biết họ vẫn phát hiện ra Chen đã truy cập vào trang web phim khiêu dâm.

Các nhà chức trách không công bố hình phạt cụ thể cho Chen. Tuy nhiên, cảnh sát Tân Thị cho biết những người sử dụng VPN để truy cập các trang web quốc tế có thể bị phạt tới 2.100 USD. Trong khi đó, những bên cung cấp dịch vụ này có thể phải đối mặt với án tù.

Năm 2017, một người đàn ông tại Trung Quốc đã bị bắt vì cung cấp dịch vụ VPN. Người này phải chịu hình phạt 76.000 USD và 1,5 năm tù.

Theo Dantri

Bill Gates: "Tin giả lan truyền nhanh hơn tin thật trên mạng xã hội"

Bill Gates: "Tin giả lan truyền nhanh hơn tin thật trên mạng xã hội"

Tỷ phú người Mỹ cảnh báo thực trạng tin giả lây lan nhanh trên mạng xã hội, trong khi tin chính thống lại gặp nhiều rào cản do có lượng tương tác thấp hơn.

iPhone 12 có thể không lên kệ đúng hẹn

#iPhone12: Do ảnh hưởng của Covid-19 và một số nguyên nhân khác, nhiều khả năng iPhone 12 lên kệ trễ hơn so với thông lệ.

Qualcomm vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020, qua đó vô tình tiết lộ khả năng iPhone 12 có mặt trên thị trường trễ hơn hàng năm. Tuần trước cũng xuất hiện thông tin tương tự.

Sau khi trình bày kết quả kinh doanh, nhà sản xuất chip di động lớn nhất toàn cầu nói rằng doanh số điện thoại 5G trong quý tới giảm 15% vì "một khách hàng giấu tên hoãn ra mắt smartphone 5G cao cấp".

Theo Phone Arena, dường như đối tác mà Qualcomm đề cập đến là Apple, hãng có truyền thống giới thiệu iPhone mới vào tháng 9 hàng năm.

iPhone 12 ra mat tre anh 1

Ảnh dựng iPhone 12 Pro dựa trên các tin đồn. Ảnh: Phone Arena.

Trước thông tin này, trang Slash Gear cho rằng Quả táo vẫn công bố iPhone 12 vào tháng 9 theo lịch trình quen thuộc, nhưng thời điểm bán ra bị kéo dài hơn, có thể lên đến hàng tháng trời.

Ngoài Qualcomm, Jon Prosser - người điều hành kênh YouTube Front Page Tech, thường xuyên có dự báo chính xác về sản phẩm của Apple - cũng cho rằng iPhone 5G ra mắt trễ.

Trên tài khoản Twitter của mình, anh vừa đăng một tweet siêu ngắn liên quan đến việc này: "Tháng 10, iPhone 12 và iPad mới".

Phone Arena cho rằng sẽ có 4 model iPhone 12 ra mắt trong năm nay, gồm iPhone 12 5,4 inch, iPhone Max 6,1 inch, iPhone 12 Pro 6,1 inch và iPhone 12 Pro Max 6,7 inch. Tất cả được trang bị SoC A14 Bionic, hỗ trợ 5G mmWave và sub-6GHz.

Về nguyên nhân iPhone 12 xuất hiện trễ so với hàng năm, Slash Gear dự đoán phần lớn do sự bùng phát của Covid-19, việc đóng cửa nhà máy, hạn chế đi lại khiến cho nhiều khâu trong dây chuyền sản xuất bị đình trệ. Ngoài ra, thế hệ này cũng có những thay đổi bố cục bên trong máy vào phút cuối.

Theo nhà phân tích Ross Young, riêng 2 model iPhone 12 Pro và 12 Pro Max có thể bán ra trễ hơn 1 tháng so với các phiên bản còn lại vì dây chuyền sản xuất tấm nền màn hình bắt đầu hoạt động muộn.

Ông không lý giải nguyên nhân, nhưng trang Tom's Guide cho rằng màn hình của iPhone 12 Pro có tần số quét 120 Hz tương tự dòng iPad Pro, khiến việc sản xuất cần thêm thời gian.

Theo Zing

iPhone SE 2020 bất ngờ 'chói sáng', Apple trúng đậm

iPhone SE 2020 bất ngờ 'chói sáng', Apple trúng đậm

Một báo cáo mới đây cho biết, iPhone SE 2020 bất ngờ "chói sáng" đã mang lại thành công cho Apple, thúc đẩy doanh số trong Q2/2020 của Táo khuyết.

Khi những gã khổng lồ công nghệ bỗng nhiên trở thành 'tí hon'

Là những công ty có trị giá hàng trăm tỷ USD và sở hữu hàng tỷ người dùng, bốn gã khổng lồ công nghệ của Mỹ bỗng nhiên đều hạ thấp vị thế của mình khi bị xét hỏi.

Điều gì đặt 4 ông lớn vào thế đối đầu với Hạ viện Mỹ?

Cả 4 ông lớn Apple, Facebook, Amazon và Alphabet sẽ phải đưa ra các bằng chứng chứng minh họ đủ điều kiện chiếm lĩnh thị trường một cách hợp pháp trước Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.

CEO của 4 gã khổng lồ công nghệ Mỹ bao gồm Mark Zuckerberg, Sundar Pichai, Jeff Bezos và Tim Cook đều tỏ ra khá lúng túng khi được hỏi về khả năng lạm dụng sức mạnh công ty để triệt hạ đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, trong phiên điều trần trước Uỷ ban độc quyền tại Hạ viện Mỹ rạng sáng 30/7 (giờ Việt Nam).

Khác với lần điều trần trước của Mark Zuckerberg, những câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo nhóm bộ tứ Công nghệ lần này đều rất sát sườn, không ngô nghê và đánh trúng những vấn đề mà các nền tảng này đang gặp phải.

Không ngạc nhiên khi câu trả lời từ các CEO khá chung chung: "Chúng tôi không lớn đến vậy", "Cạnh tranh là chiến trường khốc liệt" hay "Khách hàng yêu quý chúng tôi".

phien dieu tran doc quyen quoc hoi my anh 1

Các CEO xuất hiện và trả lời trên màn hình TV trong phiên điều trần. Ảnh: Graeme Jennings.

Câu hỏi tốt, nhưng phần trả lời quanh co

Nhân vật đầu tiên bị chất vấn là Sundar Pichai, CEO Google. Ông được Nghị sĩ David Cicilline hỏi rằng liệu "gã khổng lồ tìm kiếm" có sử dụng dữ liệu giám sát lưu lượng truy cập website để xác định đối thủ tiềm năng hay không.

"Chúng tôi cố gắng nắm bắt xu hướng từ các dữ liệu có thể nhìn thấy", Pichai trả lời khá mơ hồ, không liên quan đến câu hỏi.

phien dieu tran doc quyen quoc hoi my anh 2

Câu trả lời từ các CEO đa phần khá quanh co, không đi thẳng vấn đề. Ảnh: The Epoch Times.

Được Nghị sĩ Pramila Jayapal chất vấn, nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos nói rằng Amazon có chính sách cấm sử dụng dữ liệu từ người bán để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nhưng "không thể khẳng định nó chưa từng bị vi phạm".

Bezos nói rằng ông từng đọc báo cáo về việc những chính sách ấy bị vi phạm, không hài lòng vì chưa thể đi đến tận cùng vấn đề.

"Tôi sẽ xem như ông không phủ nhận điều đó", Nghị sĩ Jayapal nói.

Đến lượt Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook được Jayapal hỏi về việc công ty này từng sao chép tính năng của đối thủ bao giờ chưa.

"Rõ ràng chúng tôi tích hợp những tính năng mà ứng dụng khác đã có", Zuckerberg nói.

Lucy McBath, Nghị sĩ từ bang Georgia đã hỏi Tim Cook, CEO Apple về trường hợp ứng dụng đọc sách của Random House bị gỡ khỏi App Store sau khi nhà xuất bản này từ chối hợp tác với iBookstore (kho sách của Apple). Trả lời câu hỏi này, Tim Cook nói rằng có rất nhiều lý do để một ứng dụng bị gỡ.

"Có thể nó không hoạt động đúng cách, hoặc vì một số nguyên nhân khác", CEO Apple nói.

Dựa vào câu trả lời của Cook và bằng chứng có được, McBath nói rằng Apple đã lợi dụng quyền lực để hãm hại đối thủ, trục lợi cho việc kinh doanh của công ty.

"Điều đó cơ bản là không công bằng", McBath thẳng thắn thừa nhận.

phien dieu tran doc quyen quoc hoi my anh 3

Jeff Bezos cho rằng Amazon có chính sách cấm lợi dụng dữ liệu khách hàng, nhưng ngay lập tức cho biết "không thể đảm bảo chính sách không bị vi phạm".

"Các câu trả lời chứng tỏ họ đã tận dụng mọi dữ liệu thu thập để theo dõi đối thủ và người dùng. Vậy nên dù không muốn thừa nhận, họ cũng không thể phủ nhận chúng", Gene Kimmelman - cố vấn tổ chức Tri thức Công cộng tại Washington (Mỹ), nói.

Tóm lại, việc trả lời quanh co cho thấy hoạt động của các công ty đang thực sự có vấn đề.

Trung Quốc vẫn là chủ đề khó nói

Bên cạnh những cáo buộc độc quyền, các CEO công nghệ còn được hỏi rất nhiều về mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Cả 4 lãnh đạo công nghệ đều được hỏi rằng liệu họ có tin chính phủ Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ từ các công ty Mỹ.

Jeff Bezos cho biết tuy ông có biết về các báo cáo liên quan tới việc đánh cắp công nghệ của Trung Quốc, bản thân ông chưa gặp chuyện này. Tim Cook thì cho biết ông không biết vụ đánh cắp thông tin nào liên quan đến Apple.

Sundar Pichai cũng cho biết Google không bị lấy cắp công nghệ nào, nhưng sau đó lại sửa phát biểu khi nói thêm rằng vào năm 2009, một vụ tấn công mạng từ Trung Quốc nhắm vào Google đã diễn ra. Trước đó, CEO của Alphabet bị chất vấn vì Google đang duy trì một phòng nghiên cứu AI tại Trung Quốc, trong khi tuyên bố dừng các hợp đồng với quân đội Mỹ vì áp lực từ nhân viên.

Trong 4 CEO, Mark Zuckerberg là người duy nhất tỏ rõ quan điểm đồng ý rằng Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ Mỹ.

"Tôi nghĩ có nhiều tài liệu chỉ rõ chính phủ Trung Quốc đã lấy cắp công nghệ từ các công ty Mỹ", CEO Facebook nói trong buổi điều trần.

phien dieu tran doc quyen quoc hoi my anh 4

Mark Zuckerberg là người duy nhất mạnh miệng chỉ trích Trung Quốc, nhưng những phát ngôn của ông bị đánh giá là không giống với hành động. Ảnh: Bloomberg.

Trước đó, khi mở đầu phiên điều trần, Mark Zuckerberg đã nhấn mạnh giá trị của Facebook đối với các ảnh hưởng từ Trung Quốc.

"Facebook có một bộ nguyên tắc căn bản, bao gồm giữ cho mọi người an toàn, bảo lưu các giá trị dân chủ cơ bản như quyền được nói", CEO Facebook cho biết. Ông còn cho rằng đây là "quyền cơ bản với phần lớn chúng ta, nhưng không phải là với mọi người trên thế giới".

"Nếu chúng ta nhìn vào các công nghệ chủ đạo 10 năm trước, phần lớn thuộc về Mỹ. Giờ đây gần một nửa đã là Trung Quốc", Mark Zuckerberg nói thêm.

Nikkei nhận xét CEO Facebook đang vẽ nên một hình ảnh Facebook như một công ty gìn giữ giá trị của Mỹ trước những đe doạ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lời nói này của ông lại mâu thuẫn với những hành động chỉ vài năm trước, như bài phát biểu bằng tiếng Trung tại đại học Thanh Hoa, hay đeo khẩu trang và chạy khi đi công tác tại Bắc Kinh.

Đây không phải lần đầu Mark Zuckerberg mạnh miệng chỉ trích Trung Quốc trước Quốc hội Mỹ. Tháng 10/2019, ông từng nêu tên TikTok như một ví dụ về ứng dụng thiếu tôn trọng sự riêng tư của người dùng để tôn lên cách hoạt động của WhatsApp.

Việc Mark Zuckerberg mạnh miệng trái ngược với những hành động của mình ngay lập tức trở thành chủ đề bị chỉ trích. Kevin Mayer, CEO mới của TikTok, ứng dụng được xem là biểu tượng sức mạnh công nghệ của Trung Quốc tại Mỹ gọi Mark Zuckerberg là người yêu nước giả tạo.

“Hãy tập trung nguồn lực của chúng ta vào việc cạnh tranh công bằng và cởi mở để phục vụ người dùng thay vì tấn công ác ý đối thủ cạnh tranh. Ở đây là Facebook, núp bóng chủ nghĩa yêu nước để lên kế hoạch đá TikTok ra khỏi nước Mỹ”, Kevin Mayer, CEO mới của TikTok viết trên blog cá nhân.

Theo Zing

Facebook mất vị trí mạng xã hội lớn nhất về vốn hóa vào tay Tencent

Facebook mất vị trí mạng xã hội lớn nhất về vốn hóa vào tay Tencent

Tencent vừa chính thức soán ngôi Facebook trở thành nhà vận hành mạng xã hội có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường. "Gã khổng lồ" trò chơi trực tuyến của Trung Quốc hiện là công ty có giá trị thứ 7 thế giới.

3 lời nói dối vụng về của Google, Facebook, Amazon

Trong một lần hiếm hoi cùng xuất hiện, cả Tim Cook, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos và Sundar Pichai đã đưa ra những luận điểm kém thuyết phục tại buổi điều trần.

Ngày 30/7 (theo giờ Việt Nam), phiên điều trần các tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ được tổ chức nhằm mục đích điều tra về vấn đề chống độc quyền.

Đây là sự kiện hiếm hoi quy tụ cả 4 vị CEO quyền lực là Tim Cook (Apple), Mark Zuckerberg (Facebook), Jeff Bezos (Amazon) và Sundar Pichai (Google).

Mỗi công ty công nghệ xuất hiện tại buổi điều trần với những cáo buộc rất khác nhau, họ cũng thể hiện sự khác biệt trong cách trả lời câu hỏi được chuẩn bị rất kỹ từ Hạ viện. Tuy nhiên, đằng sau các câu trả lời tưởng chừng rất hợp lý, lại là những lời nói dối vụng về.

Người dùng đang tự quản lý dữ liệu của mình

"Chúng tôi tạo ra một giao diện dễ sử dụng để người dùng có thể quản lý dữ liệu của chính mình", CEO Google trả lời về việc họ bán dữ liệu người dùng Google cho một trang quảng cáo có tên DoubleClick.

Ngược lại với suy nghĩ của CEO Google, 81% người Mỹ cho rằng họ có rất ít quyền hoặc không có quyền quản lý dữ liệu của mình, 59% chỉ thoáng hiểu hoặc không hiểu các nền tảng công nghệ sẽ làm gì với dữ liệu của họ, theo khảo sát của Pew Research.

3 loi noi doi nguoi dung cua cac ong lon cong nghe, cac ong lon cong nghe lien tuc noi doi anh 1

CEO Google cho rằng người dùng đang tự quản lý dữ liệu của chính họ. Ảnh: The New York Times.

CEO Facebook Mark Zuckerberg từng sử dụng luận điểm "người dùng đang tự quản lý dữ liệu của mình". Trong trong phiên điều trần vào năm 2018, Mark nhắc cụm từ "tự quản lý" ít nhất 45 lần.

Sau đó, khi được hỏi về việc Google có kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi thu thập nhiều dữ liệu người dùng hơn không. CEO Google đã lảng tránh đưa ra câu trả lời trực tiếp.

"Chúng tôi thu thập nhiều dữ liệu người dùng hơn để giúp họ tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân hơn", Pichai nói.

Công ty công nghệ không lớn như mọi người nghĩ

Trước cáo buộc về việc độc quyền bán hàng, CEO Jeff Bezos nhanh chóng đưa ra một số liệu rất cụ thể: "Amazon chỉ chiếm ít hơn 1% trong số 25 nghìn tỷ USD trên thị trường bán lẻ toàn cầu và chiếm khoảng 4% doanh thu ngành bán lẻ của cả nước Mỹ".

Hạ viện Mỹ bác bỏ thống kê trên khi chỉ ra Bezos đã liệt kê toàn bộ cửa hàng tạp hóa, thậm chí cửa hàng bán xăng là đối thủ của Amazon, vốn có hoạt động kinh doanh cốt lõi là một trang thương mại điện tử.

Theo đó, Amazon được xác định chiếm 38% trong tất cả giao dịch trực tuyến diễn ra tại nước Mỹ, gấp 9 lần con số Bezos đưa ra, theo số liệu của công ty eMarketer.

Bezos, người đứng đầu một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ, thể hiện sự lấp liếm về khái niệm "kênh bán hàng" và quy mô của tổng thị trường.

3 loi noi doi nguoi dung cua cac ong lon cong nghe, cac ong lon cong nghe lien tuc noi doi anh 2

Ông chủ Amazon xác định tiệm tạp hóa, tiệm bán xăng là đối thủ nhằm khẳng định Amazon chỉ là một công ty rất nhỏ trong thị trường. Ảnh: Public Broadcasting.

Tương tự như Bezos, Mark Zuckerberg cho biết tất cả sản phẩm của công ty này là để kết nối mỗi người, Facebook không chỉ là một nền tảng mạng xã hội. Mark cho biết "mạng xã hội của công ty" chỉ là một phần nhỏ, trong khi "người dùng có rất nhiều không gian khác để kết nối với nhau".

Số liệu không như lời Mark nói khi 69% người Mỹ xác nhận chỉ sử dụng một mạng xã hội Facebook. Chưa đề cập tới việc Facebook đang sở hữu Instagram, nền tảng chia sẻ ảnh được sử dụng bởi 37% người trưởng thành tại Mỹ, số liệu từ Pew Research.

"Chúng tôi không kinh doanh độc quyền hoặc chi phối bất kỳ thị trường nào trong doanh mục sản phẩm kinh doanh", Tim Cook nói tại buổi điều trần.

Tim Cook nói đúng, tuy nhiên ông không đề cập về việc hơn 900 triệu chiếc iPhone trên toàn thế giới chỉ có một cách duy nhất là kết nối với App Store để tải và sử dụng những ứng dụng không do Apple phát triển.

Mạng xã hội không thu lợi từ nội dung độc hại

Trong buổi điều trần, ông chủ của Facebook nhiều lần đồng ý với chủ tọa Cicilline rằng mạng xã hội phải có trách nhiệm hạn chế sự lan truyền những nội dung độc hại, có khả năng gây tổn thương cho người khác.

"Chúng tôi tin rằng Facebook không nên lan truyền những nội dung độc hại hay kích động bạo lực. Nền tảng của chúng tôi ưu tiên tạo ra những điều ý nghĩa cho người dùng, không chạy đua theo các lượt tương tác mỗi ngày", Mark nói.

3 loi noi doi nguoi dung cua cac ong lon cong nghe, cac ong lon cong nghe lien tuc noi doi anh 3

Facebook ưu tiên hiển thị những nội dung có ý nghĩa cho người dùngg, nhưng những bài đăng thù địch lại luôn đạt được lượng tương tác khủng. Ảnh: Chụp màn hình.

Sau đó, chủ tọa Cicilline đưa ra danh sách những bài đăng sai sự thật, những video kích động bạo lực lại xuất hiện trong top nội dung có lượng like và tương tác nhiều nhất Facebook trong năm 2020.

Ví dụ như trong tuần này, một video cung cấp thông tin không đúng về cách chữa trị Covid-19 đã đạt hơn 20 triệu lượt xem trước khi Facebook gỡ nó xuống.

"Cốt lõi kinh doanh của nền tảng Facebook là tăng tối đa tương tác của người dùng trên nền tảng, càng nhiều tương tác thì Facebook có thể bán được nhiều quảng cáo hơn", ông Cicilline nói.

Facebook cho rằng việc công ty sở hữu cả 2 nền tảng khác là Instagram và WhatsApp giúp họ có nguồn dữ liệu lớn hơn để nhanh chóng phát hiện những nội dung độc hại, ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của người dùng.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh này cũng có điểm giới hạn, khi những việc Facebook đang làm không có một thước đo cụ thể, không có một mô hình nào đủ lớn để đối chiếu rằng công ty này đang làm đúng hay sai.

Theo Zing

Facebook mất vị trí mạng xã hội lớn nhất về vốn hóa vào tay Tencent

Facebook mất vị trí mạng xã hội lớn nhất về vốn hóa vào tay Tencent

Tencent vừa chính thức soán ngôi Facebook trở thành nhà vận hành mạng xã hội có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường. "Gã khổng lồ" trò chơi trực tuyến của Trung Quốc hiện là công ty có giá trị thứ 7 thế giới.