Tuesday, April 5, 2022

NFT chủ tịch Tân Hoàng Minh được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng

Xuất hiện nhiều NFT với hình ảnh ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Những NFT này được rao bán với giá cả trăm triệu, thậm chí lên tới 1 tỷ đồng. 

Việc lấy hình ảnh người nổi tiếng “đúc” thành NFT rồi rao bán đang trở thành một trào lưu trong giới Blockchain. Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, NFT về các vị tỷ phú người Việt nổi tiếng khác cũng đang được rao bán công khai.

Mới đây nhất, xuất hiện khá nhiều NFT sử dụng hình ảnh của ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Chỉ tính riêng trên Opensea - sàn giao dịch NFT lớn nhất thế giới, đã có tổng cộng 10 NFT liên quan đến ông Đỗ Anh Dũng được rao bán. 

{keywords}
NFT chủ tịch Tân Hoàng Minh. Ảnh: Trọng Đạt

Các NFT này được rao bán với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó, rẻ nhất là NFT có tên “Mrs. Do Anh Dung - Tan Hoang Minh Group's President” của tài khoản 3A3F89 với giá 5 Ethereum, tương đương khoảng 400 triệu đồng. 

Ghi nhận của VietNamNet cho thấy, NFT đắt giá nhất liên quan đến Chủ tịch Tân Hoàng Minh hiện được rao bán với giá 13 Ethereum. Với mỗi Ethereum có giá trị khoảng 3.500 USD, để sở hữu NFT này, người mua sẽ phải bỏ ra số tiền hơn 1 tỷ đồng. 

{keywords}
NFT đắt giá nhất về ông Đỗ Anh Dũng được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng.

Doanh nhân Đỗ Anh Dũng được mệnh danh là ông trùm bất động sản tại Việt Nam. Tên tuổi của vị doanh nhân này được biết đến kể từ khi thành lập Tập đoàn Tân Hoàng Minh và tham gia vào thị trường bất động sản cao cấp.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là lý do khiến lượng người quan tâm tới các NFT mang tên ông Đỗ Anh Dũng nhiều lên trông thấy. 

Trọng Đạt

Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt

Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt

Không chỉ NFT về ông Trịnh Văn Quyết, nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú người Việt khác cũng đang được rao bán công khai.   

iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới

Nhiều thông tin thú vị về sơ đồ thiết kế và thông số camera iPhone 14 Pro Max vừa được tiết lộ.

Theo tài khoản chuyên rò rỉ tin tức ShrimpApplePro, iPhone 14 Pro Max dự kiến thay thế thiết kế tai thỏ (notch) bằng phần cắt hình viên thuốc kết hợp đục lỗ tròn. Cụ thể, phần viên thuốc sẽ có chiều rộng 7,15mm và phần lỗ tròn sẽ có đường kính 5,59mm. Kích thước này nhỏ hơn nhiều so với notch có chiều rộng 26,83mm trên iPhone 13 Pro Max.

{keywords}
Rò rỉ thông số camera và thiết kế iPhone 14 Pro Max

Thêm vào đó, iPhone 14 Pro Max được cho là sẽ có viền 1,95mm nhỏ hơn iPhone 13 Pro Max (2,42mm), làm tăng tỷ lệ màn hình so với thân máy.

iPhone 14 Pro Max dự kiến ​​cao 160,71mm, rộng 78,53mm (với nút bấm bên) và dày 12,16mm (bao gồm cả phần camera). Cụm camera sau được cho là dày hơn, từ 3,60mm lên 4,18mm, có thể do cảm biến chính 48MP mới sẽ thay thế cho camera 12MP.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo trước đó cũng dự đoán rằng camera thiết bị sẽ lớn hơn từ 25 đến 35% và chiều cao của ống kính 7P sẽ tăng từ 5 đến 10%.

Theo rò rỉ mới đây từ tài khoản Fishing 8, camera của iPhone 14 Pro Max sẽ nâng cấp từ cảm biến 12MP lên 48MP với kích thước 1/1.3 inch và pixel 1.22µm. Apple có thể sẽ sử dụng công nghệ ghép pixel (pixel binning) để giúp các bức ảnh có độ sáng cao hơn khi chụp đêm và giảm nhiễu so với ảnh có độ phân giải đầy đủ.

iPhone 14 Pro Max dự kiến ​​sẽ ra mắt vào tháng 9, vẫn giữ nguyên kích thước màn hình 6.7 inch trang bị chip siêu mạnh A16 Pro 4nm mới.

Hương Dung (Theo Phone Arena)

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt

Không chỉ NFT về ông Trịnh Văn Quyết, nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú người Việt khác cũng đang được rao bán công khai. 

Như VietNamNet đã đưa tin, hồi tuần trước, dân mạng Việt từng xôn xao trước thông tin NFT hình tỷ phú Trịnh Văn Quyết được rao bán với giá gần 400 triệu đồng. Tổng số NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết hiện đã lên đến con số gần 100 và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.

Nữ đại gia Nguyễn Phương Hằng - hiện tượng mạng đang hot chỉ xếp sau ông Quyết về số lượng NFT có liên quan. Cụ thể, có tổng cộng 23 NFT liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng đang được rao bán. 

Các NFT về bà Hằng có giá bán khá đa dạng, từ 0.01 Ethereum (800.000 đồng) cho đến 10 Ethereum (800 triệu đồng). Thậm chí, status của bà Nguyễn Phương Hằng cũng được biến thành NFT để cho vào bộ sưu tập.

Trào lưu lấy hình ảnh người nổi tiếng “đúc” thành NFT rồi rao bán chưa dừng lại ở đây. Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, NFT về các vị tỷ phú người Việt nổi tiếng khác cũng đang được rao bán công khai. 

{keywords}
Ngoài các NFT được đặt tên theo tỷ phú Trịnh Văn Quyết, cũng có rất nhiều NFT được đặt tên theo nữ đại gia Nguyễn Phương Hằng. 

Theo ghi nhận của VietNamNet, hiện có nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú Việt đang được rao bán trên Opensea. Các NFT này nằm chung trong bộ sưu tập NFT có tên “Bitcoin Trillionaire Club (BTC) - It's Inevitable!” của tài khoản aka097.

Trong những nhân vật có hình ảnh được “đúc” thành NFT, có sự hiện diện của tỷ phú Trần Đình Long (Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank), ông Trần Bá Dương (Chủ tịch tập đoàn Trường Hải).

Ngoài ra, có cả NFT được đặt theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng Giám đốc Vietjet Air) và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan). 

Khác với giá bán trên trời của các NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, chủ tài khoản aka097 áp dụng mức giá chung cho các NFT do mình tạo ra là 0.01 Ethereum, tương đương chỉ 800.000 đồng.

{keywords}
Nở rộ các NFT sử dụng hình ảnh và được đặt theo tên tỷ phú Việt.

Thực tế, phần lớn các NFT này đều chỉ mới được rao bán và hiện chưa có người mua. Tuy nhiên, đây là trào lưu mới phản ánh niềm tin của người sở hữu NFT, đó là đến một thời điểm trong tương lai, sẽ có người mua lại NFT do họ tạo ra nhằm đầu cơ hoặc với mục đích sưu tập. 

Trên thế giới, có không ít người đã đổi đời nhờ trào lưu NFT. Gần đây nhất là Ghozali, một chàng trai 22 tuổi, sống tại Central Java (Indonesia).

Trong 5 năm liền, Ghozali chỉ làm một việc đơn giản là chụp những bức ảnh selfie, đúc thành NFT rồi đặt trong bộ sưu tập Ghozali Everyday trên sàn giao dịch Opensea.

{keywords}
Hơn 900 bức ảnh selfie được thực hiện trong 5 năm liền đã giúp kiếm về cho Ghozalo 1,4 triệu USD.

Những bức ảnh này chụp lại khoảnh khắc mỗi ngày của Ghozali, hoàn toàn không có biểu cảm gì đặc biệt, cũng không có bất cứ điểm hấp dẫn hay tính nghệ thuật. Thế nhưng đến một ngày đẹp trời, cùng với cơn sốt NFT, nhiều người đã đổ xô mua các NFT trong bộ sưu tập của Ghozali và đẩy giá bán của chúng lên cao vút. 

Theo thống kê của Opensea, tổng giá trị giao dịch các NFT trong bộ sưu tập Ghozali Everyday của chàng trai Indonesia đã lên tới 398 Ethereum, tương đương 1,4 triệu USD. Những câu chuyện như của Ghozali sau đó đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ ham mê theo đuổi các trào lưu mới nổi.

Trọng Đạt

NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng

NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng

Từng được rao bán với giá vài trăm triệu, các NFT Trịnh Văn Quyết giờ đây xuất hiện ngày một nhiều hơn nhưng chẳng có mấy ai mua. Nếu phát sinh giao dịch, mức giá cũng rất thấp.

Monday, April 4, 2022

Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Trong khi chính phủ Ukraine và các tổ chức khác quyên góp tiền điện tử để giúp đất nước phân phối các nguồn lực khẩn cấp, Nga sử dụng tiền số để ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Cả hai nền kinh tế Nga và Ukraine đã nhanh chóng chấp nhận tiền kỹ thuật số để đạt được những lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới được chứng kiến sức mạnh của công nghệ chuỗi khối (blockchain) ở quy mô lớn, cũng như sự nỗ lực gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ quốc phòng.

{keywords}
Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Nhưng liệu tiền điện tử có là một “viên đạn bạc” giải quyết dễ dàng và nhanh chóng những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh giao tranh?

Nga có thể sử dụng tiền số để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt?

Trước một loạt các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Nga đã bị xóa khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu SWIFT, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba như PayPal, Visa và ApplePay cũng đã cắt đứt quan hệ với nước này, buộc người dân Nga phải tìm kiếm các giải pháp tài chính thay thế.

Trước tình hình căng thẳng, việc hợp pháp hóa tiền điện tử nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Tom Robinson, nhà khoa học và đồng sáng lập của công ty phân tích tiền điện tử Elliptic cho biết: “Do không có bộ điều khiển trung tâm nào áp đặt đạo đức lên người dùng, tiền điện tử có thể được sử dụng để huy động quyên góp từ cộng đồng cho quân đội Ukraine hoặc giúp Nga ứng phó với các lệnh trừng phạt. Không ai có thể thực sự ngăn cản tiền số được sử dụng theo cả hai cách trên”.

Tuy nhiên, Changpeng Zhao - người sáng lập sàn giao dịch Binance cho rằng không ai có thể sử dụng blockchain để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt vì tất cả các giao dịch đều được ghi lại trong sổ cái phân tán công khai.

Mối lo ngại về đạo đức

Do Bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể được gửi và nhận một cách ẩn danh, nó được sử dụng để gây quỹ để khắc phục những điều mà các nền tảng gây quỹ truyền thống không cho phép.

Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: sử dụng tiền điện tử để gây quỹ cho chiến tranh liên quan đến các vấn đề đạo đức như thế nào?

Hiện tại, câu trả lời phụ thuộc vào việc ai đang nắm giữ số tiền và kế hoạch giải ngân ra sao. Chính phủ Ukraine và các tổ chức phi chính phủ như Come Back Alive đã thông báo rõ ràng rằng các quỹ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Ukraine ủng hộ cho nhiều mục đích, bao gồm trang bị thiết bị quân sự, vật tư y tế và máy bay không người lái...

Cho đến nay, chính phủ Ukraine đã nhận được hơn 50 triệu USD đóng góp tiền điện tử bằng BTC, ETH, USDT, DOT, TRX, DOGE và một số mã thông báo ERC-20 khác.

Tiền số có thực sự giúp ích cho người dân bình thường?

Hiện tại, một số người dân Ukraine đã rời đất nước và đặt hy vọng vào tiền điện tử, lên kế hoạch chuyển đổi chúng thành tiền pháp định (fiat) ngay khi họ đến nơi an toàn hơn.

Ukraine và Nga đã hạn chế chuyển và rút tiền fiat, do đó, tiền điện tử là một “lối thoát tài chính” cho những người dân bình thường. Mặc dù đây không phải là giải pháp có thể giúp hồi sinh hoàn toàn nền kinh tế đang sụp đổ của cả hai quốc gia, chúng chắc chắn sẽ phần nào giúp đỡ được cho cho hàng nghìn người đã mất nơi ở và tiền tiết kiệm.

Tuy vậy, sử dụng tiền điện tử trong thời kỳ khủng hoảng không phải là một điều dễ dàng vì ngoài cần thiết bị hoạt động và kết nối Internet, người dùng còn cần có kiến ​​thức cơ bản về ví vận hành và chuỗi khối nói chung, phần lớn dân số vẫn chưa được tiếp cận nhiều với điều này.

Với những ràng buộc đó và sự gia tăng của các biện pháp kiểm soát vốn, tiền điện tử chỉ hữu ích với những công dân Ukraine và Nga đã sở hữu nó.

Ukraine đã tích cực quảng bá tiền kỹ thuật số trong vài năm qua và là một trong những quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất thế giới. Theo ước tính, gần 5,5 triệu người Ukraine đã sở hữu tiền điện tử, chiếm hơn 12% dân số quốc gia.

Mặc dù, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng tiền điện tử mang lại nhiều rủi ro, chính phủ Nga lại có quan điểm ngược lại. Theo ước tính rằng gần 12% dân số Nga, tương đương 17,3 triệu người sở hữu tiền điện tử.

Trong khi các sàn giao dịch tập trung như Binance và Coinbase đã cố gắng giữ cho các kênh tiền điện tử mở cho người Nga, đặc biệt là những công dân bình thường đang tìm kiếm một nguồn tài chính, thì đồng thời những nỗ lực nhằm truy quét các tác nhân độc hại cũng diễn ra gay gắt. Coinbase, đã chặn hơn 25.000 ví của người dùng Nga có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp và đang chủ động giám sát hệ thống của mình để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực né tránh lệnh trừng phạt nào.

Với tất cả những điều trên, có thể thấy rằng, tiền điện tử có thể đang đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh giao tranh, nhưng nó không phải là “viên đạn bạc” để có thể dễ dàng và nhanh chóng giải quyết những tổn thất và hàn gắn mọi vết thương. Nó chỉ giống như một phương án tạm thời khắc phục một phần khó khăn cho nhiều người dân ở cả hai quốc gia.

Hương Dung (Theo Venture Beat)

Phương Tây cấm Nga, Huawei đắc lợi

Phương Tây cấm Nga, Huawei đắc lợi

Các hãng công nghệ nước ngoài lần lượt rời khỏi Nga giữa làn sóng cấm vận từ phương Tây. Đây chính là cơ hội cho một gã khổng lồ của Trung Quốc: Huawei.

Ba điều tỉ phú công nghệ Bill Gates hối tiếc nhất cuộc đời mình

Ở tuổi 66, Bill Gates ước rằng mình đã nhận ra những điều này sớm hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Bill Gates là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới, tuy nhiên nhà sáng lập Microsoft vẫn tiếc nuối một vài điều khi nhìn lại cuộc đời của mình.

Không sử dụng công nghệ trong công việc từ thiện sớm hơn

Bill Gates dường như đã dành cả cuộc đời của mình để làm các công việc thiện nguyện và sử dụng công nghệ để giúp đỡ người nghèo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông vẫn ước bản thân làm được nhiều hơn thế.

{keywords}
Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình

"Tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách công nghệ có thể giúp những người nghèo nhất trên thế giới cải thiện cuộc sống của họ. Đó là một trọng tâm lớn kể từ trước khi tôi và Melinda (vợ cũ của ông) thành lập quỹ. Nhìn lại cả một quá trình, tôi mới nhận ra rằng đáng lẽ mình có thể đã bắt đầu con đường này sớm hơn”, Bill Gates chia sẻ trong một bài đăng trên blog.

Không học các ngôn ngữ khác

Một điều đáng tiếc khác với nhà sáng lập Microsoft là không học thêm nhiều ngoại ngữ.

"Tôi cảm thấy mình khá ngu ngốc khi không biết ngoại ngữ nào", Bill Gates trong một cuộc trò chuyện trên Reddit vào năm 2015.

"Tôi đã đạt điểm A môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp ở trường trung học. Tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho vốn từ vựng của mình nhưng tôi ước mình biết thêm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập hoặc tiếng Trung. Tôi hy vọng mình có thời gian để học một trong những ngôn ngữ này, có lẽ là tiếng Pháp vì nó là thứ dễ nhất. Tôi đã sử dụng ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo một thời gian nhưng vẫn chưa thể theo kịp”.

"Mark Zuckerberg đã học tiếng Trung rất tốt, anh ấy thậm chí còn có thể giao tiếp với các sinh viên Trung Quốc. Điều đó thật tuyệt vời”, Bill Gates chia sẻ.

Thức khuya đọc sách

Mặc dù niềm đam mê sách của Bill Gates là một điều tích cực, nhưng ông đã ước mình không có thói quen thức khuya để đọc sách.

"Tôi đọc rất nhiều vào ban đêm và vấn đề lớn nhất là thức khuya vì vào ngày hôm sau tôi không ngủ được nhiều như mong muốn". 

Hương Dung (Theo Marca)

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình

Ở tuổi 66, Bill Gates ước rằng mình đã nhận ra những điều này sớm hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Bill Gates là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới, tuy nhiên nhà sáng lập Microsoft vẫn tiếc nuối một vài điều khi nhìn lại cuộc đời của mình.

Không sử dụng công nghệ trong công việc từ thiện sớm hơn

Bill Gates dường như đã dành cả cuộc đời của mình để làm các công việc thiện nguyện và sử dụng công nghệ để giúp đỡ người nghèo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông vẫn ước bản thân làm được nhiều hơn thế.

{keywords}
Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình

"Tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách công nghệ có thể giúp những người nghèo nhất trên thế giới cải thiện cuộc sống của họ. Đó là một trọng tâm lớn kể từ trước khi tôi và Melinda (vợ cũ của ông) thành lập quỹ. Nhìn lại cả một quá trình, tôi mới nhận ra rằng đáng lẽ mình có thể đã bắt đầu con đường này sớm hơn”, Bill Gates chia sẻ trong một bài đăng trên blog.

Không học các ngôn ngữ khác

Một điều đáng tiếc khác với nhà sáng lập Microsoft là không học thêm nhiều ngoại ngữ.

"Tôi cảm thấy mình khá ngu ngốc khi không biết ngoại ngữ nào", Bill Gates trong một cuộc trò chuyện trên Reddit vào năm 2015.

"Tôi đã đạt điểm A môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp ở trường trung học. Tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho vốn từ vựng của mình nhưng tôi ước mình biết thêm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập hoặc tiếng Trung. Tôi hy vọng mình có thời gian để học một trong những ngôn ngữ này, có lẽ là tiếng Pháp vì nó là thứ dễ nhất. Tôi đã sử dụng ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo một thời gian nhưng vẫn chưa thể theo kịp”.

"Mark Zuckerberg đã học tiếng Trung rất tốt, anh ấy thậm chí còn có thể giao tiếp với các sinh viên Trung Quốc. Điều đó thật tuyệt vời”, Bill Gates chia sẻ.

Thức khuya đọc sách

Mặc dù niềm đam mê sách của Bill Gates là một điều tích cực, nhưng ông đã ước mình không có thói quen thức khuya để đọc sách.

"Tôi đọc rất nhiều vào ban đêm và vấn đề lớn nhất là thức khuya vì vào ngày hôm sau tôi không ngủ được nhiều như mong muốn". 

Hương Dung (Theo Marca)

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Phê duyệt kế hoạch thúc đẩy phát triển, sử dụng nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến

Sau khi tổ chức đánh giá các nền tảng số về họp trực tuyến của doanh nghiệp nòng cốt theo bộ tiêu chí đã ban hành, Bộ TT&TT dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố các nền tảng đáp ứng yêu cầu.

Bộ TT&TT vừa phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về Họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (gọi tắt là nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến).

Mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là phát triển nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến xuất sắc cả về công nghệ, tính năng và trải nghiệm; cung cấp dịch vụ họp trực tuyến cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phục vụ chỉ đạo, xử lý công việc.

Là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển, nền tảng số về họp trực tuyến sẽ được triển khai tại hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp công nghệ nòng cốt nhằm cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

{keywords}
Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển. (Ảnh minh họa)

Tại kế hoạch, Bộ TT&TT đã nêu rõ các yêu cầu đối với nền tảng số về họp trực tuyến. 

Yêu cầu cụ thể là nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến cho cơ quan nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cơ bản và nâng cao về tính năng, chức năng, hiệu năng của Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tại Quyết định 157 ngày 28/1/2022 của Bộ TT&TT. Đồng thời, đảm bảo yêu cầu về an toàn thông tin theo cấp độ về hạ tầng kỹ thuật, lưu trữ, khai thác thông tin, dữ liệu người dùng theo quy định của Nhà nước để tránh nguy cơ thất thoát, khai thác thông tin trái phép. Hỗ trợ khả năng tích hợp với các nền tảng số khác; Hỗ trợ nhiều phương thức kết nối trong họp trực tuyến giúp tận dụng đầu cuối sẵn có để tối ưu chi phí, dễ sử dụng.

Đối với nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, nền tảng do các doanh nghiệp công nghệ nòng cốt phát triển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về tính năng, chức năng, hiệu năng và an toàn thông tin theo Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tại Quyết định 157 ngày 28/1/2022 của Bộ TT&TT. Nền tảng triển khai trên hạ tầng kỹ thuật trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây của các doanh nghiệp công nghệ nòng cốt, có năng lực đáp ứng nhu cầu người dùng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Sau khi Bộ TT&TT có văn bản đề nghị các doanh nghiệp áp dụng Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đánh giá nền tảng họp trực tuyến do doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ, đã có MobiFone, Viettel, NetNam chủ động liên hệ Cục Bưu điện Trung ương để trao đổi về kế hoạch hoàn thiện sản phẩm theo bộ tiêu chí này.

Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Thế Bình, CEO NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình đánh giá việc Bộ TT&TT chủ động đưa ra các hướng dẫn có yếu tố dẫn dắt rất tích cực. Các tiêu chí, chuẩn kỹ thuật sẽ giúp các chủ đầu tư trong việc lựa chọn nền tảng, giải pháp cho mình, cũng như giúp các nhà cung cấp tại Việt Nam có định hướng ưu tiên giải quyết bài toán từ nhu cầu của cơ quan nhà nước.

Trong kế hoạch mới ban hành, Bộ TT&TT cũng xác định Kế hoạch phát triển nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải được triển khai quyết liệt, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bên gồm: Đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT (Cục Bưu điện Trung ương); các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam; đơn vị đầu mối CNTT các bộ, ngành; Sở TT&TT và các sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các đơn vị liên quan khác.

Theo lộ trình, trong tháng 4, doanh nghiệp nòng cốt sẽ hoàn thiện, nâng cấp nền tảng họp trực tuyến đáp ứng yêu cầu tính năng, chức năng, hiệu năng, an toàn thông tin và đóng gói nền tảng để đưa vào sử dụng.

Dự kiến, Tổ công tác chuyên gia đánh giá nền tảng Họp trực tuyến thế hệ mới được thành lập trong tháng 5. Sau đó, Tổ công tác sẽ đánh giá các nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới của các doanh nghiệp nòng cốt, trước khi công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến đáp ứng các yêu cầu trong tháng 6.

Vân Anh

Bộ TT&TT ban hành khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022

Bộ TT&TT ban hành khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022

Cùng với việc thành lập Hội đồng đánh giá nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, Bộ TT&TT cũng vừa ban hành khung tiêu chí và quy trình xác định các nền tảng số này.

Sunday, April 3, 2022

iPhone màn hình gập dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo, Apple đang thử nghiệm một thiết bị màn hình 9 inch có thể gập lại. Nhưng iPhone màn hình gập của Apple được đồn đại từ lâu nay khó có thể ra mắt trước thời điểm năm 2025.

{keywords}
Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Ông Kuo chia sẻ trên Twitter rằng Apple đang tích cực thử nghiệm thiết bị màn hình OLED 9 inch có thể gập lại. Mật độ điểm ảnh của màn hình này nằm trong khoảng giữa iPhone và iPad. Việc thử nghiệm thiết bị này là để đánh giá công nghệ màn hình gập của Apple.

Kuo tin rằng việc phát triển sản phẩm màn hình có thể gập của Apple ban đầu sẽ tập trung vào các thiết bị cỡ trung bình, tiếp theo là các thiết bị có màn hình lớn hơn, trước khi mở rộng đến các thiết bị nhỏ như iPhone.

Trước đó, ông Kuo dự đoán Apple sẽ ra mắt iPhone màn hình có thể gập ngay từ năm 2024. Tuy nhiên, nhà phân tích nổi tiếng này đã sửa đổi dự đoán của mình. Theo đó, iPhone màn hình gập sẽ ra mắt sớm nhất vào năm 2025. Cũng theo Kuo, thiết bị màn hình gập đầu tiên của Apple có thể là iPhone và iPad lai, hoặc iPad.

Thông tin ông Kuo đưa ra sau khi có báo cáo từ The Elec cho biết Apple đang hợp tác với LG để phát triển màn hình OLED có thể gập lại, với lớp kính phủ siêu mỏng để bảo vệ cho iPad và MacBook trong tương lai.

Hồi tháng 2 vừa qua, nhà phân tích Ross Young cho rằng Apple đang phát triển MacBook với màn hình có thể gập kích thước 20 inch.

Hải Phong (theo Macrumors)

iPhone mới chưa thể có tính năng đỉnh cao rất được mong đợi này

iPhone mới chưa thể có tính năng đỉnh cao rất được mong đợi này

Apple đang chuẩn bị cho việc ra mắt dòng iPhone 14 vào mùa thu tới với nhiều thay đổi trong thiết kế và các tính năng. Nhưng một trong số các tính năng được mong đợi sẽ lỡ hẹn.

NFT Trịnh Văn Quyết trăm triệu không ai mua, chốt giá 12.000 đồng

Từng được rao bán với giá vài trăm triệu, các NFT Trịnh Văn Quyết giờ đây xuất hiện ngày một nhiều hơn nhưng chẳng có mấy ai mua. Nếu phát sinh giao dịch, mức giá cũng chưa bằng bát phở.

Như VietNamNet đã đưa tin, hồi tuần trước, dân mạng Việt từng xôn xao trước thông tin xuất hiện NFT hình tỷ phú Trịnh Văn Quyết được rao bán với giá gần 400 triệu đồng.

Trịnh Văn Quyết là một doanh nhân máu mặt tại Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways. Ông Quyết cũng là một trong những người giàu nhất Việt Nam với tổng tài sản khoảng hơn 1 tỷ USD.

Những ồn ào liên quan đến NFT Trịnh Văn Quyết xuất hiện sau thời điểm ông Quyết bị bắt và khởi tố với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán

Đến thời điểm hiện tại, khi tìm kiếm với từ khóa “Trinh Van Quyet” trên Opensea – sàn giao dịch NFT lớn nhất thế giới, kết quả trả về cho thấy xuất hiện tới 80 loại NFT Trịnh Văn Quyết.

{keywords}
Trên Opensea - sàn NFT số 1 thế giới, hiện có tổng cộng 80 loại NFT khác nhau liên quan tới tỷ phú Trịnh Văn Quyết. 

Về chủng loại, số NFT liên quan đến vị tỷ phú này hiện đã nhiều gấp 5 lần so với thời điểm cuối tháng 3. Xét tới số lượng, mức độ chênh lệch còn lớn hơn nữa khi có những NFT Trịnh Văn Quyết được “đúc” ra tới 10.000 bản sao.

Trước kia, các NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết được rao bán với giá khá cao, dao động trong khoảng 0,1-5 Ethereum, tương đương từ 8 triệu đến gần 400 triệu đồng.  Tuy nhiên giờ đây, cùng với sự nở rộ về số lượng NFT, mức giá rao bán của NFT Trịnh Văn Quyết ngày càng giảm.

{keywords}
“MR.Trinh Van Quyet #0000” - NFT duy nhất về tỷ phú Trịnh Văn Quyết có người mua. 

Ghi nhận của Pv. VietNamNet cho thấy, mức giá rao bán rẻ nhất của NFT Trịnh Văn Quyết giờ đây tụt xuống chỉ còn 0,0015 Ethereum, tương đương với khoảng 120.000 đồng.

Đáng chú ý, trong tổng số 80 loại NFT khác nhau về ông Trịnh Văn Quyết trên Opensea, hiện chỉ có duy nhất NFT “MR.Trinh Van Quyet #0000” là có người mua.

{keywords}
Hơn 60 người đã sở hữu NFT NFT “MR.Trinh Van Quyet #0000”. Mức giá được người mua bỏ ra chi trả cho NFT này là 120.000 đồng. 

NFT “MR.Trinh Van Quyet #0000” có tổng cộng 10.000 bản, được tạo ra bởi tài khoản 683563E7015 và nằm trong bộ sưu tập Mr. Trinh Van Quyet Collection.

Hiện có tổng cộng 66 người đang sở hữu NFT “MR.Trinh Van Quyet #0000”. Đây cũng là NFT rẻ nhất trong các loại NFT về tỷ phú Trịnh Văn Quyết với mức giá bán ra chỉ 120.000 đồng. Đối với các NFT khác về tỷ phú Trịnh Văn Quyết với giá bán cao hơn, Opensea hiện không ghi nhận thấy bất kỳ giao dịch nào.

Trọng Đạt

Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD

Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD

Các dự án crypto liên tục trở thành “miếng mồi” được nhắm đến bởi giới hacker. Sau khi Axie Infinity bị hack 600 triệu USD, thêm một dự án khác bị đánh cắp số tiền hàng triệu USD.

Huawei khởi động sứ mệnh đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN

Huawei công bố chiến lược kinh doanh quốc gia nhằm mục đích giúp Thái Lan đi đầu Đông Nam Á về công nghệ 5G.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã tham gia vào việc phát triển hạ tầng 2G, 3G, 4G và 5G tại Thái Lan, một trong những thị trường lớn nhất của họ.

"Vào năm 2022, chúng tôi hy vọng sẽ nâng mức phủ sóng 5G lên 70%, tỷ lệ sử dụng 5G tăng lên 20% so với 10% hiện tại", Giám đốc điều hành Huawei Thái Lan, Abel Deng chia sẻ vào ngày 1/4.

Huawei  sẽ giới thiệu hệ thống 5G bao gồm các bệnh viện 5G, xe cứu thương 5G và các giải pháp được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) tại 20 bệnh viện.

Ông Deng cho biết, Huawei cũng xây dựng các mạng tiêu chuẩn 5G ở một số thành phố của Thái Lan và triển khai 5G tại 100 nhà máy thuộc Hành lang Kinh tế phía Đông, bao gồm 5 nhà máy sản xuất ô tô. Ông nói thêm, cơ sở hạ tầng sẽ giúp hỗ trợ Thái Lan với tư cách là chủ nhà của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Apec) năm nay.

Theo ông Deng, Huawei Cloud đã lên kế hoạch phát hành hơn 80 dịch vụ dựa trên đám mây mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà cung cấp phương tiện truyền thông trực tuyến trong năm nay.

Đồng thời, Huawei sẽ tiếp tục hỗ trợ Dịch vụ Đám mây của Chính phủ và cải thiện bảo mật dữ liệu theo một thỏa thuận được ký gần đây với Bộ Kinh tế và Xã hội Kỹ thuật số.

Ông Deng bổ sung, Huawei cũng đang giúp Thái Lan đạt được mục tiêu trung lập carbon vào năm 2050, sau khi khai trương Trụ sở Khu vực Điện lực Kỹ thuật số Châu Á Thái Bình Dương tại Bangkok vào năm ngoái.

Trong khi đó, Mạng đối tác đám mây của Huawei dự kiến ​​sẽ tăng thành viên của mình từ 300 lên 500 thành viên trong khi Chương trình đám mây Huawei đã trao quyền cho hơn 2.000 nhà phát triển và 300 công ty khởi nghiệp mỗi năm.

"Lợi nhuận ròng của chúng tôi tăng 75,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng lợi nhuận đã giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn và có khả năng chống chịu rủi ro cao hơn", ông Deng nói thêm.

Thái Hoàng (Theo Nation Thailand)

Có cần thiết mua smartphone hỗ trợ 5G?

Có cần thiết mua smartphone hỗ trợ 5G?

Chọn mua một chiếc smartphone hỗ trợ 5G có thực cần thiết khi 4G vẫn đang phổ biến?

Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?

Khi mua một một chiếc điện thoại đắt tiền, việc đầu tiên nhiều người làm đó là dán miếng bảo vệ màn hình, tuy nhiên điều này có thực sự cần thiết?

Bảo vệ màn hình chỉ đơn giản là bạn dán một tấm nhựa trong hoặc thủy tinh mỏng vào màn hình smartphone của mình để tránh điện thoại bị trầy xước hoặc nứt vỡ. Tuy nhiên, điều này được đánh giá không quá cần thiết, đặc biệt là khi màn hình của các dòng điện thoại ngày càng được nâng cấp.

{keywords}
Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?

Hầu hết điện thoại Android ngày nay sử dụng kính Gorilla Glass của Corning - hãng kính cường lực hàng đầu thế giới. Đây là loại kính cứng, có khả năng chống xước cao và chống chịu va đập linh hoạt.

Corning đã phát hành các phiên bản mới của Gorilla Glass trong những năm qua, phiên bản mới nhất là Gorilla Glass Victus, đảm bảo toàn cho các thiết bị ngay khi thả rơi ở độ cao 6m, chống chịu lực lên tới 100 kg. Gorilla Victus được nâng cấp khả năng chống trầy xước lên đến 8 Newton, giúp chống lại các vết xước từ vật kim loại sắc nhọn như chìa khóa, trong khi loại các kính thông thường khác chỉ đạt 4 Newton.

Với iPhone, Apple không sử dụng Gorilla Glass, thay vào đó hãng sử dụng “Ceramic Shield”. Đây là mặt kính được làm từ tinh thể gốm, ra mắt trên iPhone 12, cũng đến từ nhà sản xuất Corning.

Kính Ceramic Shield được tạo bởi các tinh thể nano gốm có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng, khiến nó trông trong suốt như thủy tinh, cứng chắc và có khả năng chống rơi và trầy xước ấn tượng. Apple không chia sẻ nhiều chi tiết kỹ thuật về Ceramic Shield, hãng chỉ nói rằng loại kính này có độ bền gấp bốn lần so với các mẫu điện thoại trước iPhone 12.

Bên cạnh đó, sử dụng miếng dán có thể làm thay đổi bề ngoài màn hình thiết bị của bạn, đặc biệt nếu chúng bị đổi màu theo thời gian. Vì các tấm bảo vệ màn hình không cứng như Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield, chúng có thể tạo ra những vết xước trông khá “khó coi” dù không thực sự làm xước màn hình.

Việc dán bảo miếng dán bảo vệ khi đôi khi làm thay đổi cảm giác khi chạm vào màn hình, rõ ràng khi chạm vào miếng dán bằng nhựa sẽ không đem lại cảm giác nhạy như khi chạm vào màn kính.  

Nhiều người dán miếng bảo vệ màn hình do lo ngại dấu vân tay, nhưng điện thoại thông minh hiện đại có lớp phủ "oleophobic" giúp ngăn dầu trên ngón tay, giảm dấu vân tay in trên màn hình. Ngay cả khi có dấu vân tay xuất hiện, bạn cũng dễ dàng loại bỏ bằng cách lau nhanh bằng vải mỏng.

Ngoài ra, nếu dán kính bảo vệ màn hình không cẩn thận, bạn có thể tạo những bóng khí và vết nứt và sẽ phải thay thế bằng một miếng dán mới.

Vậy trong trường hợp nào bạn nên sử dụng miếng dán màn hình? Nếu bạn đi biển hãy cẩn thận, cát có thể cọ xát vào màn hình kính của điện thoại và làm trầy xước nó. Các loại đá, kim loại hiếm và vật liệu rất cứng như kim cương cũng có thể làm xước màn hình Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield.

Hương Dung (Theo How-to Geek)

Mẹo hữu ích giúp iPhone tăng thời lượng pin

Mẹo hữu ích giúp iPhone tăng thời lượng pin

Sử dụng chế độ nguồn điện thấp, giảm độ sáng màn hình, bật sạc pin tối ưu hóa… là những cách hiệu quả để kéo dài thời lượng pin iPhone.

Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD

Các dự án crypto liên tục trở thành “miếng mồi” được nhắm đến bởi giới hacker. Sau khi Axie Infinity bị hack 600 triệu USD, thêm một dự án khác bị đánh cắp số tiền hàng triệu USD.

Nạn nhân của vụ việc lần này là Inverse Finance – một giao thức tài chính phi tập trung được phát triển trên mạng lưới của Ethereum.

Đơn vị phát triển giao thức này cho biết, họ vừa bị tấn công bởi hacker. Hậu quả là số tiền mã hóa trị giá 15,6 triệu USD bị đánh cắp.

{keywords}
Dự án Blockchain Inverse Finance vừa bị hacker tấn công và cuỗm mất hàng triệu USD. 

Theo Inverse Finance, thông qua một lỗ hổng, kẻ tấn công đã bơm tiền để thực hiện việc thao túng giá token, sau đó tạo các khoản vay với tài sản thế chấp cực thấp trên hệ thống của startup. Kết quả là hàng triệu USD token YFI, WBTC và DOLA bị lấy mất và bán tháo.

Tổng số token bị đánh cắp bao gồm 1.588 Ethereum, 94 WBTC, 39 YFI và khoảng 4 triệu DOLA.

Những token này được kẻ xấu chuyển đổi thành Ethereum thông qua các sàn giao dịch phi tập trung, sau đó sử dụng các giao dịch ẩn danh trên Tornado Cash để xóa dấu vết.

Dữ liệu của Etherscan cho thấy, ví Ethereum của hacker đã chuyển đi 4.200 Ethereum, chỉ còn khoảng vài trăm nghìn USD dưới dạng Ethereum còn trữ trên ví của tin tặc.

{keywords}
Các dự án crypto liên tục trở thành “miếng mồi” được nhắm đến bởi giới tin tặc. 

Với sự cố nói trên, Inverse Finance cho biết đã tạm dừng các khoản cho vay trên hệ thống và đang làm việc với Chainlink để xây dựng nên một phương thức cho vay mới.

Sau vụ việc, giá INV – token quản trị của Inverse Finance đã sụt giảm mạnh, từ 400 USD xuống còn 262 USD, trước khi tăng trở lại ngưỡng 321 USD. Như vậy, khi vụ việc được công khai, token này đã mất tới 20% giá trị.

Đây là vụ tấn công thứ 3 với mức thiệt hại hàng triệu USD nhằm vào những giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) chỉ tính trong tuần này. Trước đó, mạng Ronin của Sky Mavis – đơn vị phát triển tựa game Axie Infinity đã bị hack 620 triệu USD. Chỉ 2 ngày sau, một giao thức cho vay có tên Ola Finance cũng bị hacker tấn công với thiệt hại 3,6 triệu USD.

Các dự án crypto, đặc biệt là những dự án DeFi đang ngày càng trở thành mục tiêu nhắm đến phổ biến của giới tin tặc. Thực tế này đòi hỏi các dự án phải đầu tư hơn nữa cho vấn đề bảo mật nhằm giảm thiểu tối đa các sự cố có thể xảy ra.

Trọng Đạt

Tài khoản ngân hàng, "ví tiền" của người dùng Việt Nam liên tục bị hacker nhắm tới

Tài khoản ngân hàng, "ví tiền" của người dùng Việt Nam liên tục bị hacker nhắm tới

Thời gian gần đây, kẻ xấu liên tục sử dụng hàng nghìn các trang web giả mạo nhằm đánh lừa người dùng Việt Nam để từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, Facebook.

Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính

Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ qua mạng xã hội Zalo, Facebook, ứng dụng của tỉnh Smart Quảng Nam để tạo mọi điều kiện cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính.

Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Nam là phần mềm dùng để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức và công dân. Trong phần mềm này, bản đồ thực thi thể chế Quảng Nam là nơi người dân có thể xem kết quả xử lý hồ sơ của các địa phương và sở, ban, ngành trong tỉnh.

Hướng tới phục vụ người dân tốt nhất, nhanh nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho hay, theo số liệu thống kê trên bản đồ thực thi thể chế Quảng Nam, trong 3 tháng đầu năm, với kết quả xử lý hồ sơ TTHC theo tuyến huyện thì chỉ huyện miền núi Bắc Trà My đạt trên 90% kết quả xử lý đúng và trước hạn.

{keywords}
Tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng và trước hạn trên địa bàn các huyện trong tỉnh Quảng Nam.

Cụ thể, tại huyện Bắc Trà My, có 14.428 hồ sơ tiếp nhận trong 3 tháng đầu năm, 12.903 hồ sơ được xử lý đúng và trước hạn (gồm cả hồ sơ trước năm 2021) đạt tỷ lệ 90,34%. Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My ông Thái Hoàng Vũ cho biết, để đạt được tỷ lệ đó cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền từ xã đến huyện.

“Chúng tôi giao Văn phòng HĐND và UBND huyện thường xuyên theo dõi tình hình giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của huyện để báo cáo hằng tuần. Một cửa điện tử cũng hỗ trợ quan trọng trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hồ sơ TTHC ở từng giai đoạn, bộ phận, giúp phát hiện hồ sơ đang ở đâu, thời hạn giải quyết… để hướng tới phục vụ người dân tốt nhất, nhanh nhất”, ông Vũ nói.

Xếp thứ 2 là TP Tam Kỳ, trong 3 tháng đầu năm tiếp nhận 31.513 hồ sơ, 29.278 hồ sơ được xử lý đúng và trước thời hạn (gồm cả hồ sơ trước năm 2021) chiếm tỷ lệ 88,79%.

Theo Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ ông Bùi Ngọc Ảnh, trong năm 2021, thành phố chọn người đứng đầu đơn vị để thay đổi, quyết tâm thay đổi hoàn toàn trong môi trường số. Ông Ảnh chia sẻ: “Thành phố tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố lấy người dân làm trọng tâm, phải có công dân số, xã hội số, kinh tế số và chính quyền số để phát triển kinh tế, xã hội bền vững”.

Khi nhắc đến việc vẫn còn hơn 20% hồ sơ còn chưa xử lý trước và đúng hạn, một số TTHC rườm rà, phức tạp nhất là TTHC liên quan đến lĩnh vực đất đai, người đứng đầu thành phố Tam Kỳ đã đưa ra các giải pháp.

{keywords}
Bản đồ thực thi thể chế Quảng Nam, người dùng có thể nhìn thấy được tiến độ giải quyết TTHC

Cụ thể là UBND TP Tam Kỳ đã có quyết định ủy quyền cho thủ trưởng các phòng chuyên môn giải quyết một số thủ tục hành chính trên lĩnh vực: tư pháp, thông tin truyền thông, bảo trợ xã hội... để rút ngắn thời gian giải quyết cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu những sáng kiến, cách làm hay về cải cách hành chính để áp dụng.

Nâng cấp phần mềm, xây dựng kho lưu trữ

Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc trung tâm CNTT và Truyền thông Quảng Nam, ông Trương Thanh Bình cho biết, hiện nay 100% các cơ quan, đơn vị giải quyết TTHC trên địa bàn đã sử dụng phần mềm.

“Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa của tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận 854.654 hồ sơ. Trong đó cấp tỉnh là 186.810 hồ sơ, cấp huyện 460.388 và cấp xã 207.456 hồ sơ”, ông Bình nói.

{keywords}
Giám đốc trung tâm CNTT và Truyền thông Quảng Nam - ông Trương Thanh Bình

Cùng với những thay đổi trong quá trình thực hiện, ông Bình cũng chỉ rõ những khó khăn khi áp dụng giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Theo ông Bình, đánh giá của Bộ TT&TT về chất lượng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) ở Quảng Nam chưa cao; người dân phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần... Một trong những rào cản khiến người dân chưa mặn mà sử dụng DVCTT là quy trình phức tạp, ngại thao tác online, tâm lý nhiều người muốn gặp trực tiếp cán bộ thụ lý hồ sơ để yên tâm hơn.

Về định hướng giúp người dân dễ dàng tiếp cận giải quyết TTHC, ông Bình nêu giải pháp: Quảng Nam đang từng bước cung cấp các hình thức tiếp nhận hồ sơ của người dân và doanh nghiệp qua mạng xã hội Zalo, Facebook, ứng dụng dùng chung của tỉnh Smart Quảng Nam.  

“Tỉnh đang tiến hành nâng cấp phần mềm, xây dựng kho lưu trữ kết quả để các cơ quan, đơn vị, địa phương số hóa hồ sơ đáp ứng các yêu cầu về đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC”, ông Bình cho hay.

Công Sáng - N.Hiền

VNPost hỗ trợ Hậu Giang xây dựng mô hình hành chính công tiện lợi

VNPost hỗ trợ Hậu Giang xây dựng mô hình hành chính công tiện lợi

Sự tham gia của doanh nghiệp bưu chính góp phần gia tăng năng suất, chất lượng công việc tại bộ phận một cửa; tiết kiệm chi phí; nâng cao chỉ số cải cách hành chính của địa phương và đem lại sự thuận tiện cho người dân.

Saturday, April 2, 2022

Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này

Galaxy S22 Ultra là smartphone hàng đầu của Samsung hiện nay, tuy nhiên nó vẫn có một vài vấn đề cần được cải thiện.

Galaxy S22 Ultra là một trong những flagship đình đám của Samsung trong năm 2022, được trang bị màn hình AMOLED động 6,8 inch với độ phân giải QHD Plus cao cũng như tần số quét lên đến 120 Hz.

{keywords}
Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này

Ngoài ra, Galaxy S22 Ultra sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 1 ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và chip Exynos 2200 ở châu Âu. Máy có RAM 8-12GB, bộ nhớ trong từ 128GB đến 1TB.

Bên cạnh đó, Galaxy S22 Ultra có khả năng chống nước và bụi theo IP68, hỗ trợ sạc không dây và cung cấp USB 3.2, UWB, NFC, Wi-Fi 6E và bút S Pen, cộng thêm dung lượng pin khủng 5000 mAh.

Với tất cả những điều trên, rất khó để tìm được lý do nào để phàn nàn với Galaxy S22 Ultra, nhưng trên thực tế, nó vẫn cần cải thiện một số vấn đề.

Đầu tiên với chip Exynos SoC  “nhà trồng” của Samsung, được trang bị cho các thiết bị Galaxy S22 Ultra tại thị trường châu Âu, mặc dù nó có thể tạo ra hiệu suất ấn tượng, khả năng đồ họa (GPU) lại yếu hơn đáng kể so với Qualcomm SoC.  Snapdragon 8 Gen 1 của Qualcomm sử dụng GPU Adreno 730 mới nhất, trong khi Exynos 2200 lại được tích hợp GPU Xclipse 920 sử dụng công nghệ RDNA từ nhà AMD.

Điều này gây ảnh hưởng đến độ phân giải cao (High-Res) và tỷ lệ khung hình (HFR), đặc biệt là khi chơi game. Mặc dù vấn đề này có thể được khắc phục bằng một số bản cập nhật trong tương lai, đó là vẫn là một hạn chế tại thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, hiện tượng giật khung hình (Microstutter) đôi khi xảy ra. Lý do có thể là do Exynos 2200 hoặc do Samsung không kiểm soát tần số quét thích ứng. Samsung hứa hẹn tần số quét của sản phẩm đạt từ 1-120 Hz, trên thực tế Galaxy S22 Ultra chỉ làm mới trong phạm vi từ 24-120 Hz.

Galaxy S22 Ultra cho thấy tốc độ truyền cao trong mạng không dây (WLAN), nhưng chỉ ở băng tần 6 GHz. Khi sử dụng băng tần 5 GHz, tốc độ truyền duy trì ổn định với Wi-Fi 5 hoặc 6, tùy thuộc vào hướng truyền. Galaxy S21 Ultra làm tốt hơn về mặt này, cung cấp tốc độ truyền tải thực sự vượt trội trong mạng Wi-Fi 6.

Máy ảnh của Galaxy S22 Ultra dường như sẽ không có thêm sự nâng cấp nào trong tương lai. Trong khi với Galaxy S21 Ultra, ban đầu thiết bị không có khả năng chụp sáng ấn tượng, nhưng sau một vài bản cập nhật, camera đã được cải thiện đáng kể.

Hương Dung (Theo Notebook Check)

iPhone mới chưa thể có tính năng đỉnh cao rất được mong đợi này

iPhone mới chưa thể có tính năng đỉnh cao rất được mong đợi này

Apple đang chuẩn bị cho việc ra mắt dòng iPhone 14 vào mùa thu tới với nhiều thay đổi trong thiết kế và các tính năng. Nhưng một trong số các tính năng được mong đợi sẽ lỡ hẹn.

Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội

Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp; Du khách mất dây chuyền choáng váng khi xem lại video selfie; Đập cửa kính ô tô lấy trộm iPhone;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp

{keywords}

Đập cửa kính ô tô lấy trộm iPhone

{keywords}

Du khách mất dây chuyền choáng váng khi xem lại video selfie

{keywords}

Nghẹt thở giải cứu 2 mẹ con kẹt trong ô tô chìm dưới hồ

{keywords}

Nữ nhân viên 'xử đẹp' thanh niên bán vé số quấy rối khách nữ

{keywords}

Hành động gây sốc của người đàn ông với bé trai trong thang máy

{keywords}

Nữ tài xế lái xe nâng gây tai hoạ trong tích tắc bất cẩn

{keywords}

Nhầm chân ga ô tô đâm xuyên tiệm tóc

{keywords}

Người phụ nữ hành động liều lĩnh trước đồn cảnh sát

{keywords}

Lái xe phân khối lớn cắm đầu vào ô tô

{keywords}

H.N. (tổng hợp)

Clip trộm tẩu thoát khi cô gái vừa mở cửa nóng nhất mạng xã hội

Clip trộm tẩu thoát khi cô gái vừa mở cửa nóng nhất mạng xã hội

Trộm tẩu thoát khi cô gái vừa mở cửa vào nhà; Bán tải bị vòi rồng xoay tròn trên mặt đất như đồ chơi; Cướp dây chuyền bị nhân viên cửa hàng hạ gục;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine

CMC Kubernetes Engine - giải pháp cung cấp nền tảng điều phối container của CMC Telecom, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng, đồng nhất công nghệ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tăng tốc cho hành trình chuyển đổi số.

“Vũ khí công nghệ” tối tân cho doanh nghiệp

Muốn gia tăng lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải chủ động, đón đầu thời cơ bằng một hệ thống công nghệ mạnh mẽ, đưa ra thị thường nhanh với hiệu suất và tính linh hoạt cao. Hệ thống này phải luôn đảm bảo tính sẵn sàng đáp ứng yêu cầu truy cập 24/7 đáp ứng trải nghiệm của người dùng. CMC Kubernetes chính là “vũ khí công nghệ” tối tân giúp doanh nghiệp cân bằng giữa nhu cầu về kinh doanh, vận hành và chất lượng dịch vụ mà mình đưa ra thị trường.

CMC Kubernetes Engine (CMC K8s) là nền tảng điều phối container được các kỹ sư công nghệ của CMC Telecom xây dựng và triển khai trên hạ tầng CMC Public Cloud.

CMC K8s dựa trên nền tảng mã nguồn mở mạnh mẽ của Google, cho phép các nhà phát triển giảm bớt gánh nặng trong cung cấp cơ sở hạ tầng cho ứng dụng, bản quyền cho hệ điều hành, hay các công cụ phát triển, đồng thời, tập trung vào phần cốt lõi của ứng dụng.

{keywords}
Kiến trúc hệ thống của CMC Kubernetes Engine Architecture

Ra mắt cách đây không lâu nhưng CMC K8s đã nhanh chóng ghi điểm trong ngành công nghệ phần mềm và cộng đồng IT chuyên nghiệp bởi tính bảo mật cao, độ tin cậy và quy mô linh hoạt của dịch vụ này.

CMC K8s cung cấp một môi trường ảo hóa hoàn chỉnh cho phép phát triển, kiểm thử, và tự động hóa việc quản lý, mở rộng, triển khai ứng dụng dưới dạng container.

CMC K8s sở hữu những tính năng được chuẩn hóa công nghệ, tối ưu chất lượng để nhanh chóng triển khai từ ứng dụng đến cơ sở dữ liệu như: Cấu hình tùy chọn linh hoạt; Hỗ trợ ứng dụng dạng container, microservices; Tự động co giãn hệ thống theo nhu cầu; Dễ dàng khởi tạo các cụm K8s Cluster chỉ với vài thao tác click chuột; Nâng cấp ứng dụng không có downtime; Cung cấp tài nguyên lưu trữ độc lập và lâu dài cùng hiệu suất đọc/ghi cao; Giám sát tổng thể từ hạ tầng tới nền tảng…

{keywords}
Các tính năng của CMC Kubernetes Engine

3 use case tiêu biểu nhất của CMC K8s

Cluster Auto Scaling: Số lượng node có thể được điều chỉnh tự động tăng hoặc giảm dựa trên cấu hình chính sách như lập lịch hay định kỳ. CMC K8s cung cấp nhiều chính sách mở rộng và container được nhân bản chỉ trong vài giây khi các điều kiện được đáp ứng. Bên cạnh đó hệ thống cũng tự động phát hiện và thay thế các pods không tốt bằng pod mới trong nhóm pod được cấu hình chính sách auto scaling.

Devops Delivery: CMC Kubernetes có thể hoạt động với hệ thống tích hợp liên tục (CI), phân phối liên tục (CD) và lên lịch thực thi tác vụ một cách linh hoạt với những ứng dụng được container hóa.

Hybrid Cloud: Ứng dụng và dữ liệu được kết nối liền mạch với nhau giữa 2 hệ thống trên CMC Cloud và Public Cloud khác. Điều này được thực hiện thông qua các môi trường container độc lập, kết nối mạng giữa CMC Cloud và Public Cloud.

{keywords}
Các use cases của CMC Kubernetes Engine

Một trong những điểm khác biệt khiến CMC K8s được xem là nền tảng điều phối container ưu việt bậc nhất hiện nay là được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây hiện đại, vận hành trong Trung tâm dữ liệu Uptime Tier III của CMC Telecom theo mô hình bảo mật đa lớp tuân thủ theo tiêu chuẩn PCI-DSS, ISO 9001:2001 và ISO 27001.

K8s của CMC Telecom sẽ loại bỏ các quy trình thủ công trước đây, giúp người dùng tự động hóa các hoạt động vận hành; thực hiện nhiều tác vụ đối với container để tăng tốc độ phát triển ứng dụng một cách hiệu quả, an toàn và giảm thiểu sai phạm.

Hơn thế nữa, việc sở hữu các đường kết nối trực tiếp (Direct Connect) tới các Public Cloud hàng đầu thế giới như AWS, Google và Microsoft sẽ giúp khách hàng của CMC Telecom tối ưu hóa chi phí data transfer và tránh gặp phải những rủi ro về mặt đường truyền kết nối.

CMC Telecom là doanh nghiệp Hạ tầng Viễn thông Việt Nam duy nhất có cổ đông nước ngoài, tập đoàn TIME dotCom, tập đoàn viễn thông TOP 2 Malaysia. Nền tảng đa đám mây CMC Cloud của CMC Telecom là nền tảng Cloud duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp với AWS, Microsoft và Google. Vừa qua, CMC Cloud đã được trao giải thưởng Top 3 Nền Tảng Số Tiêu Biểu trong chương trình SMEdx - chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số do Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động. 

Thúy Ngà

Friday, April 1, 2022

Indonesia đánh thuế thu nhập, VAT với tài sản kỹ thuật số từ tháng 5

Một quan chức thuế Indonesia cho biết, nước này dự định đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với giao dịch tài sản kỹ thuật số và thuế thu nhập với lãi từ đầu tư tài sản kỹ thuật số từ ngày 1/5, mức thu 0,1%.

{keywords}

Một tấm biển Bitcoin tại đảo Bali, Indonesia năm 2018. (Ảnh: Reuters)

Trong thời kỳ dịch Covid-19, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á bùng nổ sự quan tâm đối với các tàn sản kỹ thuật số. Số lượng người nắm giữ tài sản kỹ thuật số đạt 11 triệu vào cuối năm 2021. Dữ liệu từ Cơ quan quản lý Giao dịch hàng hóa tương lai chỉ ra, năm ngoái, tổng giá trị giao dịch tài sản kỹ thuật số trên thị trường hàng hóa tương lai của Indonesia đạt 859,4 nghìn tỷ rupiah (59,8 tỷ USD), tăng hơn 10 lần so với năm 2020.

Người Indonesia được phép giao dịch tài sản kỹ thuật số như một loại hàng hóa nhưng không được dùng làm phương tiện thanh toán. Trong buổi họp báo mới đây, quan chức ngành thuế, ông Hestu Yoga Saksama phát biểu: “Tài sản kỹ thuật số là đối tượng chịu thuế VAT vì chúng là hàng hóa theo định nghĩa của Bộ Thương mại. Chúng không phải tiền tệ. Vì vậy, chúng tôi sẽ đánh thuế VAT và thuế thu nhập”.

Ông nói thêm rằng chính phủ vẫn đang bổ sung các quy định về thuế. Mức thuế VAT đối với tài sản kỹ thuật số là 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức 11% đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước, còn thuế thu nhập tương đương.

Luật thuế sửa đổi được thông qua tháng 10/2021 là cơ sở pháp lý để đánh thuế tài sản kỹ thuật số. Luật nhằm tối ưu hóa thu ngân sách và cải thiện hoạt động tuân thủ thuế sau khi kho bạc nhà nước bị ảnh hưởng lớn trong hai năm 2020 và 2021 vì Covid-19. Theo Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati, các biện pháp mới sẽ tăng thu ngân sách nhà nước từ thuế thêm khoảng 139,3 nghìn tỷ rupiah (9,8 tỷ USD).

Du Lam (Theo Reuters)

Giá Bitcoin tăng mạnh, vượt 47.000 USD

Giá Bitcoin tăng mạnh, vượt 47.000 USD

Giá Bitcoin hôm nay (28/3) tăng mạnh, phá vùng kháng cự cứng, vọt lên trên ngưỡng 47.000 USD. Đây là mức giá cao nhất của Bitcoin trong vòng 3 tháng qua.