Sunday, February 28, 2021

Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé rơi từ tầng 12

Mạng xã hội từ đêm qua đã ngập tràn những bức ảnh chế ca ngợi hành động dũng cảm của anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, Hà Nội) vì hành động cứu cháu bé ngã từ tầng 12 thoát hiểm trong gang tấc.

Trong vòng một đêm, Facebook có tên Nguyễn Ngọc Mạnh đã tăng từ 0 lên 13.000 người theo dõi, cùng những bài đăng nhận hàng chục nghìn lượt thích và bình luận. Lý do là bởi anh Mạnh chính là nhân vật trong clip ghi lại cảnh một cháu bé trèo qua lan can tầng 12 và rơi tự do xuống đất. Khi đó, anh Mạnh là người nhanh nhẹn nhảy lên mái tôn cứu cháu bé thoát hiểm trong gang tấc và sau đó rời đi. Đến cuối ngày, danh tính cùng Facebook cá nhân của anh Mạnh đã được xác định và gây bão like trên mạng với hàng chục nghìn lời chúc từ cộng đồng mạng. 

Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé từ tầng 12
Facebook cá nhân của anh Mạnh hiện đang nhận bão like từ cư dân mạng

Ngay lập tức, hàng loạt những bức ảnh chế ca ngợi người hùng Nguyễn Ngọc Mạnh đã được lan truyền trên khắp mạng xã hội. Dân tình cũng thi nhau bình luận ở những bài đăng cũ và chia sẻ số điện thoại Mạnh vận chuyển nhà như một cách để ủng hộ cho hành động cao đẹp của người hùng 31 tuổi này. “Cứ tốt đi ông trời công bằng lắm”, dòng trạng thái cũ từ năm 2019 của anh Mạnh hiện đang được chia sẻ mạnh mẽ.

Cùng với ảnh chế, các clip ghi lại cảnh anh Mạnh đỡ cháu bé rơi tự do từ tầng 12 xuống cũng được chia sẻ chóng mặt trên mạng với cả chục nghìn lượt xem. Lượng tìm kiếm về bé gái rơi từ tầng 12 cũng tăng vọt trong ngày hôm qua, đứng Top 1 tìm kiếm của Google Trending.

“Đầu năm đọc tin người tốt việc tốt vui thật sự, cảm ơn anh vì đã lan tỏa điều tích cực tới mọi người, chúc anh và gia đình mạnh khoẻ bình an”, là một trong số hàng chục nghìn lời chúc của dân mạng dành tới anh Nguyễn Ngọc Mạnh. 

Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé từ tầng 12
Các fanpage vẽ truyện tranh cũng tranh thủ dịp này vẽ lại chân dung ca ngợi anh Mạnh
Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé từ tầng 12
Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé từ tầng 12
Cùng với anh Mạnh, dân mạng cũng chia sẻ hình ảnh của một người hùng khác ở Quảng Nam
Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé từ tầng 12
Một số người còn ngỏ ý làm tranh nghệ thuật tặng anh
Ngập tràn ảnh chế ca ngợi người hùng cứu cháu bé từ tầng 12
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh (SN 1990, hiện đang trú tại thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) 

Phương Nguyễn 

Chặn tin tức ở Australia, Facebook “chĩa mũi giáo” vào Đế chế Murdoch?

Trước đó, để phản đối luật thanh toán tin tức của Australia, Facebook đã phong tỏa giới truyền thông nước này khiến mối quan hệ giữa hai bên có chiều hướng xấu đi.  

Theo một số giám đốc điều hành Facebook, “màn kịch lớn” này thực sự liên quan đến ông trùm truyền thông, tỷ phú Rupert Murdoch, bởi vì cốt lõi của toàn bộ sự việc là cuộc đàm phán giữa Facebook và News Corp.

Chặn tin tức ở Australia, Facebook “chĩa mũi giáo” vào Đế chế Murdoch?

Giờ đây, cả hai bên xung đột đều tự “hạ hỏa”. Australia đã thông qua luật, nhưng nhượng bộ một số điều khoản cụ thể, cho phép Facebook tự do hơn trong việc thương lượng với các nhà xuất bản bao gồm News Corporation của ông trùm Murdoch. Người dùng Facebook ở Australia cũng có thể xem lại tin tức trên News Feed.

Nhưng đây mới chỉ là bề ngoài, còn những vấn đề rộng lớn hơn vẫn chưa được giải quyết. Trên thực tế, sự cố này đã làm “tấm gương” cho các quốc gia và tổ chức tin tức, cho phép họ đánh giá lại mối quan hệ của mình với Facebook và Google, cũng như với những gã khổng lồ công nghệ khác.

Đối với Facebook, sự nhượng bộ của Australia đã khôi phục khả năng thương lượng của họ trong các cuộc đàm phán với News Corp. Tập đoàn chiếm 2/3 thị trường tin tức tại quốc gia này. Các cuộc đàm phán giữa hai bên có thể đã được khởi động từ tháng 12/2017, khi Murdoch cùng Giám đốc điều hành của News Corp Robert Thomson tiếp đón Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg tại trụ sở chính ở New York.

Hai năm sau, Facebook trở thành gã khổng lồ công nghệ đầu tiên đạt được thỏa thuận với News Corporation, xuất bản nội dung của tập đoàn trong tab Tin tức bằng cách trả một khoản phí lớn. Thomson cũng ca ngợi Zuckerberg vì mở ra “kỷ nguyên Damascus kỹ thuật số” tại cuộc họp báo.

Nhưng mối quan hệ ngọt ngào này không kéo dài lâu. Trong vòng chưa đầy 18 tháng, mặc dù News Corp và Facebook đạt được thỏa thuận tại Mỹ, nhưng họ đã thực hiện một chiến dịch quản lý toàn diện ở Australia, cái nôi của Đế chế Murdoch. Khi Facebook đang đàm phán để mở rộng dịch vụ tin tức của mình ra nước ngoài, giá chào bán của News Corp tại Anh cũng cao hơn nhiều so với các nhà xuất bản khác.

Đối mặt với bất lợi khi phải trả hàng trăm triệu USD ở Australia trong vòng 3 năm, gã khổng lồ truyền thông xã hội không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm rõ lập trường. Một giám đốc điều hành khác của Facebook so sánh hành động của Australia với hành động "ăn cướp" và ông tin rằng Facebook hoàn toàn không thể chấp nhận luật. 

Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, đã viết trên blog: “Facebook có thể bị buộc phải trả những khoản phí không giới hạn cho các tập đoàn truyền thông đa quốc gia”. Một giám đốc điều hành của News Corp kiên quyết phủ nhận rằng có những yếu tố bất hợp lý, đồng thời chỉ ra rằng trước khi Facebook ngừng phát hành tin tức tại Australia, hai bên đạt được phác thảo giao dịch tổng thể và các cuộc đàm phán đã bắt đầu lại.  

Trước những áp lực tương tự, Google quyết định đạt được thỏa thuận với News Corporation, không chỉ cho Australia, mà còn cho thị trường toàn cầu, với hy vọng sẽ tránh được những bất lợi về sau. Trong khi đó, News Corp công khai tuyên bố giá trị của tin tức Australia đối với Google và Facebook cao tới 1 tỷ đô la Úc (tương đương 772 triệu USD) mỗi năm. 

Facebook từ chối bình luận về các cuộc đàm phán của News Corp.

Người phát ngôn của News Corp cho biết: “Mark Zuckerberg và Robert Thomson đã duy trì mối quan hệ đơm hoa kết trái trong nhiều năm, và mối quan hệ này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay”. Nhưng sự việc lần này tạo ra một “cuộc biểu tình” cho các nhà xuất bản và có thể làm tăng giá chào bán tin tức ở nhiều khu vực khác.

Lord Rothermere, Chủ tịch điều hành của Daily Mail và General Trust, từng công khai chất vấn Google và News Corporation có thể đã thành lập một “liên minh ma quỷ”. Ông tin rằng “trừ khi họ công bố các điều khoản, nó có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh”. Facebook cho biết sẽ tăng chi tiêu và hứa trả cho các nhà xuất bản 1 tỷ USD trong 3 năm tới, số tiền này bằng với số tiền đã đầu tư khi cam kết sẽ giúp California giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở. Doanh thu của Facebook vào năm 2020 ước đạt 85 tỷ USD .

Nhưng tình thế tiến thoái lưỡng nan cốt lõi của Facebook vẫn không thay đổi. Công ty khẳng định giá trị trực tiếp của tin tức đối với hoạt động kinh doanh là không đáng kể, chỉ chiếm 4%. Mặc dù đối tượng tin tức là một trong những nhóm phụ khi quảng cáo, rất khó để định lượng mức độ mà tin tức thúc đẩy tương tác trên nền tảng Facebook.

Cho đến nay, thông lệ phổ biến của các gã khổng lồ công nghệ là cung cấp tiền cho các nhà xuất bản tin tức dưới hình thức công khai nhằm nâng cao danh tiếng của họ và tránh các mối đe dọa lớn hơn về quy định. Song từ dự án video được triển khai cách đây vài năm cho đến việc giảm lượng tin tức trên News Feed vào năm 2018, hầu hết sự tương tác của Facebook với ngành công nghiệp tin tức đều khiến các nhà xuất bản thất vọng.

Emily Bell, giáo sư báo chí tại Đại học Columbia, cho biết: “Mỗi công cụ họ tung ra gần như là một thảm họa kinh tế, và họ đã nhiều lần thất hứa”. Bản thân Zuckerberg cũng không chắc liệu ông có sẵn sàng ủng hộ báo chí như một dịch vụ công hay không. “Nói chung, ông ấy đã và đang thay đổi suy nghĩ của mình”, một người quen của CEO Facebook tiết lộ, ông nói thêm rằng công ty đã tranh cãi về trách nhiệm xã hội.

Đồng thời, do Facebook sắp ra mắt chức năng nhãn tin tức ở Pháp, Đức và các nước châu Âu khác, họ cũng đạt được một số tiến bộ trong việc quảng bá quốc tế. Tuy nhiên, khi các chính trị gia ở Canada, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu kêu gọi truyền thông địa phương trao quyền lớn hơn trong các cuộc đàm phán với những gã khổng lồ công nghệ, đó có thể là một bất lợi cho Facebook.

Vào thứ Năm, Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Dowden đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của Facebook ở Australia, nói rằng mạng xã hội này đang đặt “điểm mấu chốt lên trên lợi ích công cộng” và cảnh báo rằng trong tương lai nên tránh những biện pháp cực đoan như vậy.

Phong Vũ

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Dự đoán giá tỉ giá đồng Ethereum như thế nào trong năm 2021?

Khi cô gái chiêm tinh Maren Altman làm video dự đoán giá Ethereum trên YouTube mới đây, cộng đồng tiền mật mã không thể nào bỏ qua. Theo phương pháp chiêm tinh của Maren Altman, đợt tăng giá cuối tháng 1, đầu tháng 2 có thể được dự báo sớm.

Đầu năm nay, nhà chiêm tinh trẻ Maren Altman bắt đầu được nhiều người biết đến, khi cô lên YouTube cảnh báo về một đợt giảm giá Bitcoin vào ngày 11/1. Và quả thực, Bitcoin đã mất tới 21% giá trị hôm đó, chặn đà tăng liên tục từ đầu tháng 12.

Những dự đoán kế tiếp của Maren Altman cũng nhìn trước được đợt tăng phi mã của Bitcoin từ đầu tháng 2 đến giữa tháng, vượt qua hàng loạt mức ngưỡng cũ; cùng với đó là xu hướng giảm cuối tháng 2.

Vì thế khi Maren Altman làm thêm video dự đoán giá Ethereum trên YouTube mới đây, cộng đồng tiền mật mã không thể nào bỏ qua. Ethereum là loại tiền mật mã lớn thứ hai trên thị trường, chỉ xếp sau Bitcoin.

Nhà chiêm tinh xinh đẹp dự đoán giá Ethereum như thế nào trong năm 2021?
Khi cô gái chiêm tinh Maren Altman làm video dự đoán giá Ethereum trên YouTube mới đây, cộng đồng tiền mật mã không thể nào bỏ qua.

"Ngày sinh" của Ethereum được Maren Altman lấy vào 30/7/2015, ngày đồng tiền này được phát hành thử nghiệm. Theo phương pháp chiêm tinh như vậy, đợt tăng giá của Ethereum cuối tháng 1, đầu tháng 2 có thể được dự báo sớm.

Vậy những dự đoán tiếp theo của Maren Altman về đồng Ethereum như thế nào? Cộng đồng tiền mật mã có thể tham khảo bên dưới đây.

Những dự đoán về Ethereum trong năm 2021 của Maren Altman

Ngày 13/3: Sẽ có thông báo quan trọng về tương lai đồng tiền Ethereum.

Ngày 20/3: Giá Ethereum "không thuận lợi", mang dấu hiệu sụt giảm.

Ngày 9/4: Một phát biểu nào đó khiến giá Ethereum tăng giá, kiểu như một tweet của Elon Musk.

Ngày 14/5: Giá điều chỉnh giảm, yếu tố bất lợi nhiều hơn thuận lợi.

Ngày 1/6: Giá lao dốc mạnh, không ổn chút nào.

Ngày 22/6: Một đợt giảm giá nữa diễn ra.

Ngày 20/7: Ethereum có chút phục hồi, nhưng trồi sụt mạnh.

Ngày 17/8: Giá trồi sụt thất thường, thêm khó khăn từ giới truyền thông.

Ngày 19/10: Ethereum không thuận lợi cho đến cuối tháng.

Ngày 7/12: Thời kỳ tích cực cuối năm.

Anh Hào(Theo YouTube Maren Altman)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Nhà chiêm tinh xinh đẹp dự đoán giá Ethereum như thế nào trong năm 2021?

Khi cô gái chiêm tinh Maren Altman làm video dự đoán giá Ethereum trên YouTube mới đây, cộng đồng tiền mật mã không thể nào bỏ qua. Theo phương pháp chiêm tinh của Maren Altman, đợt tăng giá cuối tháng 1, đầu tháng 2 có thể được dự báo sớm.

Đầu năm nay, nhà chiêm tinh trẻ Maren Altman bắt đầu được nhiều người biết đến, khi cô lên YouTube cảnh báo về một đợt giảm giá Bitcoin vào ngày 11/1. Và quả thực, Bitcoin đã mất tới 21% giá trị hôm đó, chặn đà tăng liên tục từ đầu tháng 12.

Những dự đoán kế tiếp của Maren Altman cũng nhìn trước được đợt tăng phi mã của Bitcoin từ đầu tháng 2 đến giữa tháng, vượt qua hàng loạt mức ngưỡng cũ; cùng với đó là xu hướng giảm cuối tháng 2.

Vì thế khi Maren Altman làm thêm video dự đoán giá Ethereum trên YouTube mới đây, cộng đồng tiền mật mã không thể nào bỏ qua. Ethereum là loại tiền mật mã lớn thứ hai trên thị trường, chỉ xếp sau Bitcoin.

Nhà chiêm tinh xinh đẹp dự đoán giá Ethereum như thế nào trong năm 2021?
Khi cô gái chiêm tinh Maren Altman làm video dự đoán giá Ethereum trên YouTube mới đây, cộng đồng tiền mật mã không thể nào bỏ qua.

"Ngày sinh" của Ethereum được Maren Altman lấy vào 30/7/2015, ngày đồng tiền này được phát hành thử nghiệm. Theo phương pháp chiêm tinh như vậy, đợt tăng giá của Ethereum cuối tháng 1, đầu tháng 2 có thể được dự báo sớm.

Vậy những dự đoán tiếp theo của Maren Altman về đồng Ethereum như thế nào? Cộng đồng tiền mật mã có thể tham khảo bên dưới đây.

Những dự đoán về Ethereum trong năm 2021 của Maren Altman

Ngày 13/3: Sẽ có thông báo quan trọng về tương lai đồng tiền Ethereum.

Ngày 20/3: Giá Ethereum "không thuận lợi", mang dấu hiệu sụt giảm.

Ngày 9/4: Một phát biểu nào đó khiến giá Ethereum tăng giá, kiểu như một tweet của Elon Musk.

Ngày 14/5: Giá điều chỉnh giảm, yếu tố bất lợi nhiều hơn thuận lợi.

Ngày 1/6: Giá lao dốc mạnh, không ổn chút nào.

Ngày 22/6: Một đợt giảm giá nữa diễn ra.

Ngày 20/7: Ethereum có chút phục hồi, nhưng trồi sụt mạnh.

Ngày 17/8: Giá trồi sụt thất thường, thêm khó khăn từ giới truyền thông.

Ngày 19/10: Ethereum không thuận lợi cho đến cuối tháng.

Ngày 7/12: Thời kỳ tích cực cuối năm.

Anh Hào(Theo YouTube Maren Altman)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Dấu hiệu cha đẻ Bitcoin vừa 'xả hàng', thị trường sắp dậy sóng?

Số Bitcoin vừa được chuyển đi đã tồn tại từ năm 2010, nó có thể của Satoshi Nakamoto, hoặc một trong những người đầu tiên sở hữu Bitcoin.

Trên thị trường tiền mã hóa, mọi giao dịch đều được ghi lại trên sổ cái của chuỗi khối (blockchain). Do vậy, khi có một giao dịch bất thường về số lượng, các nhà quan sát có thể dễ dàng nhận ra.

Antoine Le Calvez, kỹ sư dữ liệu của Coin Metrics mới đây chia sẻ tấm hình cho thấy 2 giao dịch Bitcoin bất thường. Trên trang Twitter của mình, Le Calvez cho thấy các giao dịch này đã chuyển 100 Bitcoin được khởi tạo từ tháng 6/2010.

cha de bitcoin anh 1

Lượng 100 Bitcoin được chuyển từ 2 tài khoản ví, tạo ra vào tháng 6/2010. Ảnh: Antoine Le Calvez.

Theo Coin Telegraph, ví được dùng để chuyển Bitcoin không có hoạt động gì kể từ khi nhận 50 BTC từ Coinbase vào năm 2010, sau đó có thêm 2 giao dịch nhỏ. Giá trị lượng 100 Bitcoin vào ngày 25/2 vào khoảng 5 triệu USD, gấp hơn 600.000 lần so với thời điểm nó được đào vào tháng 6/2010.

Lượng Bitcoin này của ai?

Mỗi khi có một lượng Bitcoin "cổ" được giao dịch, cộng đồng tiền mã hóa luôn xôn xao thắc mắc liệu đây có phải là những đồng tiền của nhà sáng lập Satoshi Nakamoto. Trong trường hợp này, lượng Bitcoin vừa được chuyển đã được đào trước tháng 6/2010, tức là thời kỳ mà người dùng vẫn còn có thể đào Bitcoin bằng vi xử lý trung tâm của máy tính (CPU).

Kể từ năm 2010, việc đào Bitcoin đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng, khi độ khó ngày càng cao. Cuối năm 2010, GPU dần được tận dụng phổ biến hơn để thay thế CPU, rồi sau đó là vi xử lý FPGA. Từ năm 2013, làn sóng các máy đào dùng vi xử lý ASIC đã khiến GPU cũng trở thành lỗi thời. Card đồ họa sau đó được dùng để đào các loại tiền mã hóa nổi tiếng sau như ETH.

Tuy nhiên, số Bitcoin vừa chuyển đi cũng có khả năng không thuộc về Satoshi Nakamoto. Nó có thể thuộc về chính cha đẻ Bitcoin, hoặc bất kỳ ai tham gia đào bitcoin thuở "sơ khai" và vừa nhớ ra password để đăng nhập vào ví Bitcoin.

cha de bitcoin anh 2

"Hình mẫu Patoshi" cho thấy năng lực tính toán của một cỗ máy đào duy nhất, được cho là của Satoshi Nakamoto, trong khoảng 1 năm đầu của Bitcoin. Ảnh: Sergio Demian Lerner.

Trong thực tế, những cỗ máy đào sẽ tính toán để giải mã một giao dịch bằng Bitcoin đã thực hiện trước đó, và lưu vĩnh viễn thông tin giao dịch đó vào khối, tạo thành chuỗi khối (blockchain).

Do đặc tính ẩn danh của ví Bitcoin, người ta chỉ có thể xác định lượng Bitcoin có thuộc về Satoshi Nakamoto hay không nhờ các dấu hiệu. Ngày 9/1/2009, Nakamoto phát hành phần mềm Bitcoin phiên bản 0.1 trên SourceForge và khởi chạy mạng lưới bằng cách đào khối gốc Bitcoin (khối số 0). Phần thưởng cho cha đẻ đồng tiền là 50 BTC.

Năm 2013, nhà nghiên cứu tiền mã hóa Sergio Demian Lerner đề xuất một lý thuyết có tên "hình mẫu Patoshi". Trong đó, Lerner phân tích hàng chục nghìn khối được đào từ tháng 1/2009-1/2010, và phát hiện một cỗ máy duy nhất đã đào lượng lớn Bitcoin trong thời kỳ này. Lerner gọi đây là "hình mẫu Patoshi", và cho rằng máy đào đó chính là của nhà sáng lập bí ẩn Satoshi Nakamoto.

Từ đó, các giao dịch đều sẽ được phân tích để xem liệu chúng có xuất phát từ những khối nằm trong "hình mẫu Patoshi" hay không. Nếu không phải, nhiều khả năng chúng không nằm trong ví Bitcoin mà Satoshi Nakamoto sở hữu.

cha de bitcoin anh 3

Bằng cách phân tích hình mẫu Patoshi, các chuyên gia tiền mã hóa có thể nhận ra những đồng Bitcoin được tạo ra sớm có thuộc về nhà sáng lập Satoshi Nakamoto hay không. Ảnh: NSC.

Năm 2020, lượng 50 Bitcoin đào từ tháng 2/2009 cũng được chuyển sang một ví mới. Nhiều người cho rằng đây có thể là số Bitcoin của Satoshi, bởi chúng được đào ở thời sơ khai của đồng tiền mã hóa. Tuy nhiên, sử dụng phân tích hình mẫu Patoshi, các nhà nghiên cứu chỉ ra đây chỉ là một người tham gia Bitcoin thời kỳ đầu.

Satoshi Nakamoto có bao nhiêu Bitcoin?

Nếu tài khoản trên đúng của Satoshi Nakamoto và "cha đẻ" Bitcoin tiếp tục bán ồ ạt số lượng lớn, thị trường được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ. Khi đó, giá Bitcoin sẽ được coi là kịch trần và bong bóng Bitcoin có thể vỡ.

Dựa trên phân tích năm 2013, nhà nghiên cứu Sergio Lerner cho rằng Satoshi Nakamoto đã đào khoảng 22.000 khối vào thời kỳ đầu của chuỗi khối Bitcoin.

Với mỗi khối hoàn thành, người tính toán giá trị đúng đầu tiên sẽ được thưởng một lượng Bitcoin nhất định. Con số này vào thời kỳ đầu là 50 Bitcoin/khối, và giảm dần sau mỗi 210.000 khối, quy tắc được gọi là Bitcoin halving. Như vậy, 22.000 khối mà Satoshi đào ban đầu sẽ được thưởng khoảng 1,1 triệu Bitcoin, tương ứng khoảng gần 48 tỷ USD.

Dù tương đương số tiền rất lớn, hầu hết giới phân tích tiền mã hóa đều tin rằng Satoshi chưa từng bán lượng Bitcoin mình sở hữu, dựa trên những phân tích như hình mẫu Patoshi. Một số thậm chí cho rằng người tạo ra Bitcoin chưa chắc đã nhớ khóa riêng tư để truy cập ví của mình.

cha de bitcoin anh 4

Chưa ai biết chắc danh tính thật của người tạo ra Bitcoin. Ảnh: Reuters.

Satoshi Nakamoto - cha đẻ của Bitcoin đến nay vẫn là một ẩn số. Thậm chí, người ta vẫn chưa thể biết danh tính này là của một người hay nhóm tổ chức đã tạo ra đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất hiện nay. Từng có nhiều giả thuyết về việc ai là Satoshi, nhưng đều không thể kiểm chứng. Những người tự khẳng định mình là Satoshi cũng không thể làm điều duy nhất để chứng minh: đưa ra khóa riêng tư và truy cập vào ví chứa 1,1 triệu Bitcoin.

Decrypt cho rằng người, hoặc nhóm người đứng sau cái tên Satoshi giờ đây có muốn cũng không thể bán Bitcoin đi, bởi làm thế có thể khiến họ lộ phần nào thân phận.

Trong bản cáo bạch nộp lên SEC, sàn giao dịch Coinbase cho rằng “việc nhận dạng Satoshi Nakamoto, bút danh của cá nhân hoặc những người phát minh ra Bitcoin, hoặc luân chuyển Bitcoin của Satoshi” có khả năng tác động tiêu cực tới giá trị của Bitcoin. Bằng cách duy trì ẩn danh, Nakamoto có thể tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.

Bên cạnh đó, Coinbase cũng liệt kê hàng loạt yếu tố rủi ro khác ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty như bị tấn công mạng, sự kiểm soát mạnh tay của cơ quan quản lý hay sự mất lòng tin của nhà đầu tư vào tiền điện tử.

Theo thống kê của Crypto.org trong tháng 2, hơn 100 triệu người trên thế giới hiện nay đang sử dụng tiền điện tử. Đối với Coinbase, công ty này đang là nền tảng giao dịch tiền điện tử lớn nhất tại Mỹ với 20 triệu người dùng, hiện được định giá lên đến 100 tỷ USD.

Theo Zing/Coin Telegraph

Mỹ - Trung trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Mỹ - Trung trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Nhóm thợ đào (miner) tại Mỹ đang huy động hàng trăm triệu đô la để giành phần thắng trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin với các máy tính tại Trung Quốc.

Elon Musk có thể bị điều tra vì thổi giá Dogecoin

Trước hàng loạt bài đăng liên quan đến Dogecoin, Elon Musk có thể bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ điều tra.

Đối với thị trường tiền mã hóa, Elon Musk luôn là nhân vật đặc biệt có sức ảnh hưởng to lớn. Tuy nhiên, sau hàng loạt bài viết liên quan đến đồng Dogecoin trên Twitter, Musk đang trở thành mục tiêu điều tra của một số cơ quan quản lý Mỹ.

Trước đây, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phải theo dõi hoạt động trực tuyến của ông chủ Tesla do lo ngại các bài tweet có thể tác động đến giá cổ phiếu và tính ổn định của thị trường. Theo nguồn tin công ty dịch vụ tài chính First Squawk, cuộc điều tra mới nhất của SEC sẽ tiếp tục diễn ra.

“Tôi hy vọng họ sẽ làm như vậy. Điều này thật tuyệt vời”, Musk đáp lại bằng dòng tweet hôm 25/2. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Musk cho biết ông không tôn trọng SEC, nhưng sẽ tuân thủ mọi vấn đề pháp lý nếu được yêu cầu.

Elon Musk tro thanh muc tieu bi dieu tra anh 1

Sau bài đăng ngày 24/2, giá trị Dogecoin chứng kiến mức tăng đột biến. Ảnh: Twitter.

Khi được một trong 48 triệu người theo dõi trên Twitter hỏi lý do đề cập đến Dogecoin, Musk chia sẻ ông là người yêu chó và meme.

Thời gian qua, Musk thường xuyên nhắc đến Dogecoin. Lần gần nhất, ngày 24/2, ông đăng tải hình ảnh chú chó Shiba trong bộ đồ vũ trụ đang cắm lá cờ Dogecoin trên Mặt Trăng. Giá của đồng tiền này lập tức biến động. Trong quá khứ, Elon Musk từng thay đổi hồ sơ Twitter cá nhân của mình thành “CEO của Dogecoin”.

Tuy nhiên, trong một cuộc hỏi đáp trên ứng dụng Clubhouse, Musk nói rằng những bài đăng của ông “chỉ là trò đùa” và “số phận thật trớ trêu”. Musk đồng thời tiết lộ từng mua Dogecoin cho đứa con Lil X từ đầu tháng 2.

Không chỉ Dogecoin, sự biến động của Bitcoin cũng có mối liên quan đặc biệt đến các động thái của Musk.

“Mặc dù lời bình luận của Musk có ảnh hưởng đến tiền điện tử, điều này về cơ bản chỉ là ngắn hạn. Chúng tôi không tin một người có thể có ảnh hưởng lâu dài đến Bitcoin. Điều này vốn đã được chứng minh nhiều lần trong quá khứ”, Philippe Bekhazi, lãnh đạo cấp cao của nền tảng điện tử Stablehouse, chia sẻ với Independent.

Theo Zing/The Independent

Mỹ - Trung trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Mỹ - Trung trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Nhóm thợ đào (miner) tại Mỹ đang huy động hàng trăm triệu đô la để giành phần thắng trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin với các máy tính tại Trung Quốc.

Mỹ - Trung và cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin

Nhóm thợ đào (miner) tại Mỹ đang huy động hàng trăm triệu đô la để giành phần thắng trong cuộc chiến khai thác tiền điện tử Bitcoin với các máy tính tại Trung Quốc.

M.B (Theo Wall Street Journal)

Chính phủ Mỹ có thể 'ép' Bitcoin để bảo vệ đồng USD

Chính phủ Mỹ có thể 'ép' Bitcoin để bảo vệ đồng USD

Thực tế, đây là một nhận định hoàn toàn có cơ sở, bởi các nhà chức trách Mỹ đang có nhiều động thái cho thấy họ có thể sẽ can thiệp vào đồng Bitcoin.  

Quốc hội Mỹ tiếp tục thảo luận trấn áp những gã khổng lồ công nghệ

Cả chính quyền Trump và chính quyền Biden đều đồng ý tiếp tục các cuộc điều tra chống độc quyền, tái khởi động các vụ kiện chống lại những gã khổng lồ công nghệ.

Năm ngoái, Bộ Tư pháp của chính quyền Trump đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Facebook và Google. Phiên điều trần trong tuần này cũng là lần đầu tiên Đảng Dân chủ tiếp tục thảo luận về chương trình lập pháp sau khi kiểm soát hoàn toàn Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện.

Quốc hội Mỹ tiếp tục thảo luận trấn áp những gã khổng lồ công nghệ

David Cicilline, Chủ tịch Ủy ban chống độc quyền của Hạ viện 

Theo dõi để thúc đẩy chống độc quyền

Tiểu ban Chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần kéo dài 3 giờ vào ngày 27/2. Chủ đề là “Cạnh tranh hồi sinh, Phần 1: Kế hoạch đối phó với quyền lực của Gatekeeper và hạ thấp rào cản gia nhập mạng”.

Trọng tâm của phiên điều trần này là để hiểu cách những gã khổng lồ công nghệ đóng vai trò người gác cổng và những biện pháp nào mà bộ phận lập pháp nên thực hiện để tránh các vấn đề một cách hiệu quả. Phiên điều trần bao gồm hai ý nghĩa: Thứ nhất là làm thế nào để xóa bỏ sự kiểm soát của những gã khổng lồ Internet đối với dư luận trực tuyến, thứ hai nhằm giúp nhiều công ty nhỏ hơn tham gia vào thị trường và tăng cường cạnh tranh thị trường trong ngành công nghệ.

Đây cũng là cuộc thảo luận lập pháp tiếp theo sau khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ triệu tập phiên điều trần vào mùa hè năm ngoái với các CEO của bốn gã khổng lồ Internet.

Mặc dù Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có quan điểm rõ ràng về nhiều vấn đề chính sách và khó đạt được thỏa thuận, nhưng họ nhận thức được sự mở rộng nhanh chóng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của những gã khổng lồ công nghệ, đồng thời nhận ra rằng các khái niệm quy định trước đây phải được thay đổi và những gã khổng lồ công nghệ phải được kiềm chế.

Cả chính quyền Trump và chính quyền Biden đều đồng ý tiếp tục các cuộc điều tra chống độc quyền, tái khởi động các vụ kiện chống lại những gã khổng lồ công nghệ.

Vị trí của hai bên về cơ bản là giống nhau

Mặc dù hai đảng đối lập, nhưng có một sự hòa hợp tuyệt đối về vấn đề chống độc quyền. Tại phiên điều trần tuần này, chủ tịch Ủy ban chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, đảng viên Dân chủ David Cicilline và thành viên ủy ban đảng Cộng hòa Ken Buck, đã liên tiếp bày tỏ quan điểm quy định về chống độc quyền thay mặt cho các bên tương ứng. Họ đều tin rằng, hệ thống quản lý chống độc quyền của Mỹ và các luật cụ thể cần được cải tổ.

Đáng chú ý là lời kêu gọi cải cách quy định này cũng đã được Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, Đảng viên Đảng Dân chủ Jerrold Nadler, thành viên ủy ban Đảng Cộng hòa Jim Jordan và hai đảng khác nắm quyền tại Hạ viện tán thành. Điều này có nghĩa là Quốc hội hiện tại sẽ sớm bắt đầu soạn thảo luật mới về giám sát chống độc quyền của các ông lớn công nghệ, nhưng nhu cầu cụ thể của hai bên sẽ khác nhau.

Tại phiên điều trần này, hai bên đã nhất trí về các vấn đề bao gồm việc tăng ngân sách và hỗ trợ cho hai cơ quan quản lý chống độc quyền lớn của Mỹ, đó là bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).

Việc tăng ngân sách nhằm thúc đẩy hai bộ phận chính đẩy nhanh công việc kiện tụng chống độc quyền chống lại những gã khổng lồ công nghệ (vụ kiện chống lại Google và Facebook vẫn đòi hỏi nguồn lực và năng lượng khổng lồ, quyết định kiện Amazon và Apple vẫn chưa được hoàn tất), tăng cường việc rà soát các giao dịch M&A của chính phủ

Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí cần cải thiện khả năng tương tác của các ứng dụng và thiết bị trong lĩnh vực Internet di động hiện nay, giúp người tiêu dùng có thể thu được nhiều dữ liệu di động và hiệu quả hơn. Để đạt được mục tiêu này, các nhà lập pháp đã đề xuất thành lập một cơ quan quản lý liên bang mới chịu trách nhiệm giám sát Big Data và phá vỡ thế độc quyền của những gã khổng lồ Internet về Big Data.

Mũi nhọn của tổ chức này rõ ràng là nhắm vào 4 gã khổng lồ Internet, tất cả đều đang phải đối mặt với các cuộc điều tra và kiện tụng liên quan ở Mỹ hoặc Châu Âu. Trong đó, tập trung vào 3 nguyên tắc cơ bản là khả năng tương tác dữ liệu, cấm các nền tảng lớn đàn áp, cuối cùng là điều chỉnh cơ cấu. Ý tưởng chính của ủy ban nhằm tăng cường giám sát chống độc quyền mà không làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ.

Phản hồi khác nhau từ ngành công nghệ

Mặc dù một số gã khổng lồ công nghệ lớn chưa đưa ra bình luận về phiên điều trần, nhưng các tổ chức công nghiệp và tổ chức tư vấn đại diện cho lợi ích của họ đã đưa ra quan điểm. Trong đó nhấn mạnh rằng nền tảng của chống độc quyền là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và cạnh tranh dựa trên đổi mới công nghệ cần được bảo vệ.

Tuy nhiên, Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF), một tổ chức tư vấn chính thống đại diện cho lợi ích của ngành công nghệ, đã đưa ra phản đối rõ ràng đối với phiên điều trần quy định này. Giám đốc chính sách chống độc quyền của ITIF Aurelien Portuese cho rằng, luật quản lý chống độc quyền cần đảm bảo rằng sự đổi mới được khuyến khích và sự đổi mới kỹ thuật số đã mang lại vô số lợi ích cho xã hội. Google và Facebook đều là thành viên quan trọng của ITIF.

Ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng e ngại rằng "thanh kiếm chống độc quyền" của chính phủ sẽ làm tổn hại đến xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế số. Hội đồng Thương mại Kết nối, một tổ chức công nghiệp đại diện cho hơn 1.600 doanh nghiệp nhỏ, một mặt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa trao đổi dữ liệu và mặt khác là tầm quan trọng của các nền tảng công nghệ khổng lồ đối với các doanh nghiệp nhỏ.

"Quốc hội thay vì tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền, tốt hơn là trao quyền và đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ, cung cấp các nguồn lực để giúp họ sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, nâng cao khả năng sống sót và đối phó với cuộc khủng hoảng tiếp theo", Jake Ward, Chủ tịch Phòng Thương mại Kết nối, nói trong một tuyên bố.

Phong Vũ

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Đặt mua iPhone 12 Pro Max nhưng nhận được hộp sữa chua

Sau khi đặt mua iPhone 12 Pro Max trên website Apple, một người phụ nữ ở Trung Quốc cho biết cô nhận được một hộp sữa chua.

Trong đoạn video xuất hiện trên Weibo hôm 26/2, một người phụ nữ sống tại tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, cho biết sau khi bỏ ra hơn 1.500 USD để đặt mua mẫu điện thoại iPhone 12 Pro Max, chiếc hộp cô nhận được chỉ có duy nhất một hộp sữa chua.

Đơn đặt hàng của người phụ nữ họ Liu đã được website chính thức của Apple xác nhận ngày 16/2.

“Người giao hàng nói rằng anh ta để gói hàng trong tủ đựng bưu kiện của khu dân cư”, Liu cho biết cô không trực tiếp nhận gói hàng từ bên chuyển phát nhanh.

Nguoi phu nu mua iPhone 12 Pro Max chi nhan duoc hop sua chua anh 1

Liu cho biết cô bất ngờ khi nhìn thấy hộp sữa chua trong hộp. Ảnh: Weibo.

Theo cảnh sát địa phương, nhiều khả năng đây là một vụ trộm cắp. Trước đó, cả Apple và Express Mail Service (EMS) – một công ty chuyển phát nhanh thuộc Bưu điện Trung Quốc chịu trách nhiệm giao hàng cho Liu – tuyên bố vụ việc đang trong quá trình điều tra.

Chia sẻ với Global Times, một nhân viên dịch vụ khách hàng của EMS cho biết sự cố vẫn đang được điều tra.

“Chúng tôi đã chỉ định các đồng nghiệp đặc biệt giải quyết vấn đề đó”, cô nói. Apple cũng đưa ra phản hồi tương tự.

Trường hợp của Liu đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng mạng Trung Quốc về nguyên nhân chiếc iPhone biến thành hộp sữa chua.

“Tôi nghĩ có thể nhân viên của công ty chuyển phát nhanh đã đánh tráo chiếc iPhone”, một người dùng Weibo chia sẻ. Bên cạnh đó, tài khoản này cho biết anh đã từng có trải nghiệm tương tự Liu vài ngày trước đó. Sau khi đặt mua đôi giày phiên bản giới hạn trên website chính thức của Nike, anh chỉ nhận được một hộp giày rỗng.

“Có rất nhiều trang web mua sắm giả mạo”, một số người dùng cho rằng có thể Liu đã đặt mua iPhone từ một website giả mạo Apple. Nếu Liu là nạn nhân của tình trạng này, chuyên gia pháp lý Zhang Bo tin rằng đây có thể là vụ lừa đảo có tổ chức.

Ngoài ra, không loại trừ các khả năng khác có thể xảy ra như lỗi đóng gói bưu kiện hoặc ai đó đã lén lút thay thế iPhone trong quá trình giao hàng.

“Nếu nhân viên Apple gửi nhầm món hàng, Liu có thể yêu cầu Apple bồi thường cho cô ấy và giao lại một chiếc iPhone mới. Tuy nhiên, nếu ai đó cố tình lấy chiếc iPhone trong quá trình giao hàng, người đó sẽ phải đối mặt với pháp luật”, Zhang nói với Global Times.

Theo Zhang, người dùng cần cẩn trọng khi tham gia mua sắm trực tuyến và tự bảo vệ bản thân khỏi những tổn thất có thể xảy ra.

“Bạn nên kiểm tra kỹ xem liệu đó có phải là trang web hợp pháp và chính thức hay không trước khi thanh toán, đồng thời kiểm tra gói hàng khi người chuyển phát nhanh có mặt tại đó. Hãy gọi cảnh sát càng sớm càng tốt nếu bạn phát hiện có điều gì đó không ổn”, Zhang kết luận.

Theo Zing/Global Times

Mua iPhone nhận cục đá: Khách hàng làm sao để tránh?

Mua iPhone nhận cục đá: Khách hàng làm sao để tránh?

Nếu khách không kiểm tra hàng hoá hay lưu lại bằng chứng sai phạm sẽ không có cơ sở khiếu nại khi bị tráo sản phẩm.

Giấc mơ làm giàu bằng Bitcoin tại châu Phi

Nigeria là quốc gia có lượng giao dịch Bitcoin nhiều thứ 3 thế giới, phản ánh sự mất niềm tin của người dân vào các hình thức đầu tư truyền thống.

Dau tu Bitcoin tai Nigeria anh 1

Tola Fadugbagbe chuyển từ một thị trấn nhỏ đến Lagos (thành phố lớn nhất Nigeria) cách đây 10 năm với mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế, chàng trai 34 tuổi phải làm lụng vất vả, kiếm từng đồng để sống qua ngày.

Đến năm 2016, quảng cáo đầu tư Bitcoin xuất hiện trên Internet khiến Fadugbagbe chú ý. “Tôi bắt đầu nghiên cứu sâu về Bitcoin”, Fadugbagbe dành hàng giờ xem video, đọc các bài viết về Bitcoin rồi đầu tư 100-200 USD.

Quyết định trên đã thay đổi cuộc đời Fadugbagbe. Đến đầu tháng 2 năm nay, Fadugbagbe sở hữu lượng Bitcoin tương đương 200.000 USD, mua được nhà riêng nhờ đầu tư tiền mã hóa.

Dau tu Bitcoin tai Nigeria anh 2

Nigeria là quốc gia có lượng giao dịch Bitcoin nhiều thứ 3, tỷ lệ dân số sử dụng Bitcoin nhiều nhất thế giới. Ảnh: Decrypt.

"Tôi xem Bitcoin như ngân hàng"

“Không một người Nigeria nào muốn nhớ lại quá khứ khi đầu tư tiền mã hóa. Đó là cơ hội lớn”, Fadugbagbe chia sẻ với BBC.

Thành công của Fadugbagbe nhờ Bitcoin đã thu hút hàng triệu người Nigeria tham gia đầu tư tiền mã hóa. Theo Statista, 32% người Nigeria tham gia khảo sát năm 2020 có sử dụng tiền mã hóa, tỷ lệ cao nhất thế giới.

Trong số 10 quốc gia giao dịch Bitcoin nhiều nhất toàn cầu, Nigeria xếp thứ 3 với giá trị giao dịch 400 triệu USD, xếp sau Mỹ và Nga. Dù đã thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế diễn ra cách đây 5 năm, môi trường kinh doanh tại Nigeria vẫn khó khăn khiến nhiều người chuyển sang đầu tư tiền mã hóa để kiếm thêm thu nhập.

Năm 2020, Ngân hàng Trung ương Nigeria đã phá giá naira (tiền Nigeria) đến 24%. Nhiều lo ngại rằng giá trị đồng tiền này sẽ giảm thêm 10% trong năm nay. Ngược lại, lạm phát lương thực tăng mạnh khiến giá cả hàng hóa leo thang.

Michael Ugwu, nhà sáng lập công ty truyền thông tại Lagos đã bán đất vào năm 2018 để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tuy thu nhập của Ugwu bằng naira tăng lên, nó vẫn mất giá khi quy đổi sang USD.

Dau tu Bitcoin tai Nigeria anh 3

Đồng naira mất giá khiến nhiều người Nigeria tìm sang Bitcoin để giữ tiền. Ảnh: Getty Images.

Đó là lúc Ugwu nghĩ đến Bitcoin. Một thời gian sau, Ugwu đã thu lời gấp 50 lần số tiền bỏ ra. Riêng trong năm ngoái, khoản Bitcoin mà anh đầu tư tăng giá gấp 10 lần.

Bất chấp sự biến động của tiền mã hóa, Ugwu xem Bitcoin là công cụ giá trị để “phòng ngừa” hoặc giảm rủi ro khi sống trong một "môi trường nguy hiểm".

Onyeka, vợ của Ugwu cũng đầu tư tiền mã hóa do phải chịu khoản phí cao mỗi lần chuyển tiền giữa tài khoản ngân hàng Nigeria và Anh.

“Tôi xem Bitcoin như một hệ thống ngân hàng. Nó không liên quan đến kiếm tiền mà là một trải nghiệm ngân hàng tốt hơn. Hãy xem Bitcoin như loại tiền giữ giá trị giúp bạn tiết kiệm tiền”, Onyeka chia sẻ.

Chiến dịch càn quét Bitcoin tại Nigeria

Bất chấp sức hút của Bitcoin, nhiều chuyên gia cảnh báo tiền mã hóa là khoản đầu tư mang tính rủi ro cao. Giá Bitcoin tăng vọt trong thời gian qua có thể tạo nên hiện tượng đầu cơ, đến một ngày sẽ sụp đổ.

Ngoài nguy hiểm về giá trị, chủ một ngân hàng giấu tên tại Nigeria nhận định Bitcoin mang rủi ro pháp lý lớn.

“Chính phủ và các ngân hàng chưa quyết định việc đưa loại tiền này vào khuôn khổ. Về mặt kỹ thuật, tôi không chắc rằng hệ thống bảo mật của nó thực sự an toàn”, người này cho biết.

Dau tu Bitcoin tai Nigeria anh 4

Máy mua Bitcoin bằng naira đặt tại Lagos. Tính đến tháng 6/2020, các giao dịch tiền mã hóa ra/vào châu Phi hàng tháng đã tăng lên 316 triệu USD. Ảnh: Reuters.

Nhằm điều tiết thị trường, Nigeria đã cấm các ngân hàng tạo điều kiện cho giao dịch liên quan đến tiền mã hóa vào năm 2017, nhưng phần lớn lệnh cấm vẫn không có hiệu lực.

Đến đầu năm nay, chiến dịch càn quét tiền mã hóa tại Nigeria mới thực sự diễn ra. Ngày 7/2, Ngân hàng Trung ương Nigeria nhận định sự cần thiết trong việc bảo vệ người dân, đất nước khỏi mối đe dọa gây ra bởi "các thực thể không xác định và chưa được kiểm soát, thích hợp cho nhiều hoạt động bất hợp pháp".

Kể từ đó, tài khoản ngân hàng của nhiều người Nigeria đã bị đóng băng do giao dịch liên quan tiền mã hóa. Fadugbagbe được giám đốc ngân hàng gọi điện thông báo khóa tài khoản, cho ông một ngày để chuyển tiền.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như Fadugbagbe. Một kỹ sư phần mềm đã bị khóa tài khoản ngân hàng cách đây 2 tuần chứa hàng chục nghìn naira. Dù không được ngân hàng giải thích, người này cho rằng mình bị nhắm mục tiêu vì điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền mã hóa.

Tin tưởng tiền mã hóa hơn cổ phiếu

"Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn không sử dụng tài khoản cho các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, tránh gặp rắc rối với pháp luật" là nội dung trong email của một ngân hàng Nigeria gửi đến chủ tài khoản. Một số nhà đầu tư Bitcoin tại đây cho biết sẽ tiếp tục giao dịch bằng các tài khoản mở tại nước ngoài.

Những nhà đầu tư khẳng định còn có thể chuyển về các giao dịch ngang hàng một cách đơn giản. Điều đó đồng nghĩa thay vì chuyển tiền qua tổ chức tài chính hay nền tảng giao dịch, các nhà đầu tư sẽ chuyển tiền trực tiếp cho nhau hoặc thông qua người trung gian.

Dau tu Bitcoin tai Nigeria anh 5

Nhiều người dân Nigeria tham gia đầu tư tiền mã hóa sau khi tài khoản ngân hàng một số thành viên tham gia phong trào biểu tình #EndSars bị đóng băng. Ảnh: Reuters.

Đó là cách được các nhà đầu tư áp dụng trước khi cộng đồng tiền mã hóa phát triển tại Nigeria. Một số nhà đầu tư đã lên kế hoạch chuyển sang các môi trường tiềm năng khác tại châu Phi như Ghana, Rwanda và Sierra Leone. Họ cho rằng việc nhà nước quản lý tiền mã hóa là chính đáng, nhưng hình thức áp đặt đang quá nặng tay.

Kingsley Moghalu, cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria, cho rằng đất nước "nên tham gia quản lý rủi ro về tiền mã hóa thay vì cấm hoàn toàn", đặc biệt khi nó mang đến nguồn thu nhập cho nhiều người trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

"Nigeria là quốc gia có khối lượng giao dịch tiền mã hóa nhiều thứ 3 thế giới. Nếu không tận dụng lợi thế, một đất nước khác sẽ thế chỗ", Gbite Oduneye, người đứng đầu công ty môi giới EGM Group tại Nigeria cho rằng chính quyền nên xây dựng hệ sinh thái, đưa tiền mã hóa vào khuôn khổ pháp lý.

Người Nigeria cũng xem tiền mã hóa là cách đầu tư dễ dàng. Nena Nwachukwu, đại diện sàn giao dịch Paxful cho biết dịch vụ này được người dân quan tâm từ năm ngoái, sau khi chính quyền đóng băng tài khoản ngân hàng của nhiều người để đói phó phong trào #EndSars, chống lại sự đàn áp của cảnh sát Nigeria.

Ngoài ra, Bitcoin được người dân Nigeria quan tâm nhiều hơn vì họ không còn tin tưởng vào hệ thống tài chính tập trung, được kiểm soát bởi chính phủ. Đó cũng là suy nghĩ của Fadugbagbe, người đã có nhiều năm lao động "như nô lệ" với mức lương tối thiểu.

"Tôi không đầu tư cổ phiếu và trái phiếu chính phủ. Đó là trò lừa đảo. Tôi tin tưởng vào tiền mã hóa hơn", Fadugbagbe chia sẻ.

Theo Zing/BBC

Điều gì xảy ra nếu cha đẻ của Bitcoin lộ mặt?

Điều gì xảy ra nếu cha đẻ của Bitcoin lộ mặt?

Trong bản cáo bạch nộp lên SEC, sàn giao dịch Coinbase cho biết việc người tạo ra Bitcoin lộ mặt có thể gây hại cho công ty.

Chó robot nghiệp vụ ở Mỹ

Chó robot Digidog được công ty Boston Dynamics phát triển, giúp cảnh sát truy tìm nghi phạm ở New York, Mỹ. Robot được gắn camera và tích hợp công nghệ AI để phân tích tình huống.

Theo Zing/Daily Mail

Mức độ tinh vi robot thông minh nổi tiếng của Boston Dynamics

Mức độ tinh vi robot thông minh nổi tiếng của Boston Dynamics

Được trang bị những kỹ năng chuyên nghiệp như nhào lộn, robot học nhanh hoạt động với năng suất cực lớn hay có thể nhảy vô cùng uyển chuyển, robot của công ty Boston Dynamics thực sự là những kỳ quan của công nghệ hiện đại.

Vốn hóa Bitcoin bốc hơi hơn 200 tỷ USD trong chưa đầy một tuần

Giá Bitcoin hôm 28/2 có thời điểm mất mốc 44.000 USD/đồng. Đà giảm khiến vốn hóa của đồng tiền này bay hơi hơn 200 tỷ USD trong vòng chưa đầy một tuần.

Đồng Bitcoin tiếp tục đà giảm trong hai ngày cuối tuần. Theo dữ liệu của Coindesk hôm 28/2 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin có thời điểm mất mốc 44.000 USD/đồng, rơi xuống ngưỡng 43.905 USD/đồng. Như vậy, tính từ mức đỉnh hơn 58.000 USD/đồng được thiết lập hôm 22/2, đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới đã giảm giá trị gần 25%.

Đà giảm khiến mức tăng tính từ đầu năm của đồng tiền này bị thu hẹp còn 54,11%. Giá trị vốn hóa thị trường Bitcoin đạt 845 tỷ USD, mất 228 tỷ USD so với mức đỉnh 1.073 tỷ USD hôm 22/2.

"Sau đợt lao dốc hàng tuần tồi tệ nhất trong vòng một năm, dòng tiền lớn đổ vào Bitcoin đang tạm bị chặn đứng", chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda (Mỹ) cho biết. Theo ông, niềm tin vào tiền mã hóa mất dần sau khi giá cổ phiếu của Grayscale Bitcoin Trust - quỹ tiền mã hóa lớn nhất thế giới - chứng kiến sự sụt giảm mạnh.

Bitcoin giam gia anh 1

Bitcoin giảm giá trị gần 25% tính từ mức đỉnh hơn 58.000 USD/đồng được thiết lập hôm 22/2. Ảnh: Coindesk.

Lãi suất trái phiếu của Mỹ gia tăng tạo áp lực lên các tài sản rủi ro, bao gồm tiền mã hóa. "Đà tăng của Bitcoin sẽ bị đè nặng nếu lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng vọt", ông Moya dự đoán.

"Việc nhiều nhà đầu tư vội vã chốt lời hoặc điên cuồng bán tháo sẽ khiến Bitcoin có thể giảm mạnh hơn trong vài ngày giao dịch tới", ông nói thêm. Theo vị chuyên gia tài chính của hãng Oanda, Bitcoin cần thêm một đợt bán tháo mạnh nữa, đẩy giá xuống thấp để thu hút các nhà đầu tư trở lại.

Ngoài Bitcoin, các đồng tiền mã hóa khác như Ethereum, Stellar, XRP cũng đồng loạt lao dốc. Riêng đồng Ethereum có thời điểm lao xuống ngưỡng hơn 1.300 USD/đồng, giảm 35% so với mức đỉnh 2.036 USD/đồng hôm 22/2.

Theo Zing/

'Hiệu ứng Elon Musk' phơi bày rủi ro của Bitcoin

'Hiệu ứng Elon Musk' phơi bày rủi ro của Bitcoin

Theo giới chuyên gia, rủi ro của Bitcoin đã bị phơi bày khi những lần trồi sụt giá mạnh gần nhất của đồng tiền này đều được kích hoạt bởi các động thái của Elon Musk.

Câu chuyện đằng sau bức hình nổi tiếng của Microsoft

Sau khi mua lại Bliss, các kỹ sư Microsoft đã làm đậm thêm các phần màu xanh, nhưng vẫn giữ nguyên những yếu tố còn lại.

Năm 1996, Charles O’Rear, nhiếp ảnh gia kỳ cựu của National Geographic trên đường đến Hạt Marin gặp Daphne - vợ tương lai của ông.

Tháng 11 ở California, Mỹ, khi cơn mưa kéo đến, những ngọn đồi sẽ trải một màu xanh ngát. O’Rear tấp vào lề, nơi đoạn quốc lộ 12 hẹp và lộng gió. Ông đứng đó, chụp một bức ảnh, cố gắng gom lấy những gì ông có thể thấy như ngọn đồi màu xanh lục, dãy núi phía sau và vài đám mây mờ ảo.

Đó chính là tấm hình Bliss (hạnh phúc), nổi tiếng sau này trên hệ điều hành Windows XP. Khung cảnh trong đó thuộc vùng trồng nho Los Carneros, quận Sonoma, California.

Năm 2000, Microsoft chuẩn bị cho ra mắt Windows XP. O’Rear là một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên sử dụng dịch vụ Corbis để số hóa, cấp phép các bức ảnh của mình. Khi đó, Corbis thuộc sở hữu của Bill Gates, cựu Giám đốc điều hành Microsoft. O’Rear bán cho công ty tất cả quyền sở hữu Bliss.

Vì bức hình ban đầu là ảnh phim, khi gửi âm bản qua đường bưu điện, dịch vụ vận chuyển FedEx đã từ chối. Microsoft trả giá Bliss cao đến mức không công ty vận chuyển nào có thể mua bảo hiểm.

Buc hinh nen noi tieng cua Microsoft anh 1

Khung cảnh của Bliss ngày nay. Ảnh: Mark Hachman.

Cuối cùng, O’Rear phải tự lên máy bay đến trụ sở chính công ty ở Seattle để giao ảnh. Ông ký cam kết không tiết lộ giá bán Bliss, chỉ khẳng định đây là số tiền cao nhất ông từng được trả. Theo Artsy, con số này cao thứ hai mà một nhiếp ảnh gia còn sống có thể nhận được cho một bức ảnh, chỉ sau bức cựu Tổng thống Bill Clinton ôm Monica Lewinsky.

Kể từ khi Windows XP phát hành năm 2001, đã có ít nhất 1 tỷ người nhìn thấy bức hình này. Rất nhiều du khách, nhiếp ảnh gia tìm đến nơi Bliss ra đời sau khi biết được câu chuyện về bức hình nền huyền thoại.

Tuy nhiên, những ngọn đồi xanh tươi đã nhường chỗ cho cánh đồng nho sản xuất rượu vang. Sự hiện diện các thiết bị nông trại và một ngôi nhà xây dựng phía sau ngọn đồi đã thay đổi đi vẻ đẹp tự nhiên của Bliss. Hình dạng cơ bản của ngọn đồi vẫn như thế, rộng lớn và xanh tươi bát ngát, nhưng khó có thể tìm lại được khoảnh khắc của Bliss 23 năm về trước.

Khi mua lại bức ảnh này, các kỹ sư của Microsoft đã làm cho các phần màu xanh đậm thêm. "Nhiều người đoán khung cảnh là ở Pháp, Ireland đến New Zealand... Họ còn cho rằng bức ảnh đã qua chỉnh sửa kỹ thuật số. Xin lỗi, nhưng đó là sự thật. Cây cỏ, trời xanh và mây trắng đã ở đó. Tất cả đã ở đó", O’Rear nói.

Theo Zing/PC World, Artsy, Wikipedia

Apple sẽ hợp tác với LG để làm iPhone màn hình gập

Apple sẽ hợp tác với LG để làm iPhone màn hình gập

Apple đang ráo riết tìm kiếm các đối tác để nghiên cứu, phát triển iPhone màn hình gập. Tuy nhiên có lẽ phải tới cuối năm 2022, loạt iPhone đầu tiên sử dụng công nghệ này mới chính thức ra mắt.

Elon Musk bị điều tra vì cáo buộc thao túng tiền điện tử

Trước đó vào năm 2018, Elon Musk từng mất chức chủ tịch Tesla và phải đóng khoản phạt lên tới 40 triệu USD sau khi SEC vào cuộc điều tra nghi vấn thao túng thị trường chứng khoán.

Tính đến thời điểm kết thúc giao dịch vào ngày 25/2, theo Giờ Miền Đông, giá cổ phiếu của Tesla đã giảm 8% và giá trị thị trường giảm trở lại 654,8 tỷ USD. Tin đồn thị trường được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong đó.

Theo nguồn tin mới nhất, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) có thể đang điều tra các tweet của CEO Tesla về Dogecoin (DOGE). Khi trả lời câu hỏi của cư dân mạng, Musk đáp lại: "Tôi hy vọng họ sẽ điều tra, nó sẽ rất tuyệt!"

Elon Musk bị điều tra vì cáo buộc thao túng tiền điện tử
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ lại chuyển tầm ngắm đến Elon Musk. (Ảnh minh họa)

Với dòng tweet về việc tư nhân hóa Tesla, vào ngày 27/09/2018, SEC đã chính thức buộc tội Musk về việc gian lận chứng khoán. Elon Musk sau đó đã đạt được thỏa thuận với SEC, buộc phải từ bỏ chức chủ tịch Tesla và phải đóng tổng cộng 40 triệu USD tiền phạt. Sau khi Musk trở thành người giàu nhất thế giới với giá cổ phiếu Tesla tăng vọt vào đầu tháng 1, nhà đầu tư của Tesla, Ross Gerber từng nói với giới truyền thông: “Trong những năm qua, một số hành động của Musk đã gây sốc và tạo ra tác động lớn”.

Thời điểm tháng 2/2021, sắp kết thúc, Musk đã duy trì mức độ chú ý cao đối với các loại tiền kỹ thuật số, với hàng chục tweet đề cập đến DOGE. Ngay từ năm 2015 Musk từng mua DOGE, ngoài ra, một số người dùng đã kiếm được rất nhiều tiền bởi thị trường tăng giá kể từ năm 2020 - khi Musk đăng câu chuyện giàu có của mình lên Reddit.

Việc chia sẻ trường hợp thành công như vậy càng làm tăng thêm sự nhiệt tình của các thành viên SatoshiStreetBets (tên nhóm Reddit). Giống như WallStreetBets đằng sau sự phục hồi giá cổ phiếu của GameStop, SatoshiStreetBets là nơi tập hợp cho sự phục hồi của DOGE. Trước đó, Musk là người thổi bùng ngọn lửa phục hồi của đồng tiền điện tử này. Tháng 4/2019, CEO Tesla đã đăng rằng DOGE là "tiền điện tử yêu thích" và sửa đổi phần giới thiệu trên trang chủ Twitter.

Vào năm 2013, DOGE bất ngờ trở nên phổ biến trên Reddit và Tumblr, Doge Meme cũng được biết đến rộng rãi trên các nền tảng xã hội toàn cầu như Facebook. Dữ liệu của Coinmarketcap cho thấy Dogecoin đã từng vọt lên top 7 đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Sự ủng hộ điên cuồng của Musk là nguyên nhân trực tiếp khiến Dogecoin tăng vọt trong hai tháng qua.

Vào ngày 4/2, Musk lên tiếng ủng hộ đồng tiền điện tử này, ông nói rằng: "Chúng tôi không cần phải là tỷ phú để có Dogecoin. Dogecoin là tiền ảo của mọi người…Tôi chỉ có Dogecoin trong trái tim tôi". Hai ngày sau đó, Musk đã phát động một cuộc thăm dò về tiền tệ trái đất trong tương lai trên Twitter, với hơn 1,28 triệu người tham gia, trong đó 71% cư dân mạng đã chọn Dogecoin là đồng tiền tương lai.

Ngoài việc ủng hộ Dogecoin, Musk cũng nhắm vào Bitcoin và nhanh chóng thay đổi chữ ký Twitter của mình thành #bitcoin vào ngày 29/1. Có một câu nói, động lực lớn nhất giúp Bitcoin tăng từ 30.000 lên 50.000 USD là Musk, tất nhiên, cũng bao gồm cả sự hậu thuẫn của người giàu nhất trái đất và cha đỡ đầu ngành bán lẻ.

Tesla đứng sau Musk cũng không hề nhàn rỗi. Vào ngày 8/2, Tesla gửi một thông báo lên SEC, tiết lộ rằng họ đã mua số bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD và sẽ bắt đầu chấp nhận bitcoin như một hình thức thanh toán. Ngay sau khi tin tức được đưa ra, giá trị của Bitcoin đã tăng lên 47.000 USD. Musk cũng đề cập đến Bitcoin thường xuyên hơn. Nhờ đó, theo phân tích của cơ quan đầu tư Wedbush Securities, Tesla đã kiếm được ít nhất 1 tỷ USD từ việc đầu tư vào Bitcoin, trong khi lợi nhuận ròng hàng năm từ việc bán ô tô vào năm 2020 chỉ là 721 triệu USD.

Các nhà phân tích trong ngành môi giới nhận định, từ việc Musk có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự lên xuống của Dogecoin và Bitcoin, cộng với việc Tesla đầu tư quy mô lớn vào Bitcoin, không có gì khó để SEC điều tra những nhận xét của Musk. Như Stephanie Avakian, đồng giám đốc bộ phận thực thi pháp luật của SEC, cho biết, các CEO của các công ty niêm yết phát ngôn thông qua mạng xã hội hoặc những hình thức giao tiếp phi truyền thống khác và vẫn cần được quản lý.

Ngoài Tesla, Space X, một công ty chủ chốt khác của Musk, cũng liên kết với Dogecoin. Vào ngày 17/2, khi phản hồi về ý tưởng phát triển Eloncoin của một cư dân mạng, Musk nói rằng “chắc chắn sẽ có đồng tiền sao Hỏa” trong tương lai. Một tuần sau, Musk cập nhật hình ảnh Dogecoin hạ cánh mặt trăng trên Twitter, với dòng chữ: "hiểu bằng hình ảnh".

Là một công ty chưa niêm yết, mối quan hệ giữa Space X và Dogecoin vẫn chưa lên đến mức độ giám sát của SEC. Với tư cách là người đại diện, Musk còn thể hiện nhiều hơn thế, ông từng sa thải bộ phận quan hệ công chúng của Tesla tại Mỹ và coi Twitter là nơi đăng tải các thông báo của công ty. Tesla đã cố tình gửi tài liệu vào năm 2013 để thông báo cho thị trường thứ cấp rằng công ty dự định sử dụng tài khoản Twitter của Musk để đăng thông tin quan trọng và khuyến khích những nhà đầu tư xem lại các tweet của Musk.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã bị SEC phản đối. Sự phụ thuộc nhiều vào CEO đã khiến Tesla đối mặt các cuộc điều tra và hình phạt của SEC vào năm 2018. Lần này, Elon Musk tiếp tục phải hứng chịu hậu quả và việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ tiến hành điều tra Elon Musk có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Tesla, cũng như tác động trực tiếp đến sự tăng giảm của Bitcoin và Dogecoin trong thời gian tới.

Phong Vũ

'Hiệu ứng Elon Musk' phơi bày rủi ro của Bitcoin

'Hiệu ứng Elon Musk' phơi bày rủi ro của Bitcoin

Theo giới chuyên gia, rủi ro của Bitcoin đã bị phơi bày khi những lần trồi sụt giá mạnh gần nhất của đồng tiền này đều được kích hoạt bởi các động thái của Elon Musk.

Ai tạo ra Bitcoin?

Rất nhiều giả thuyết về danh tính người sáng tạo Bitcoin. Thậm chí, có thuyết cho rằng Satoshi Nakamoto là cách chơi chữ đầu của 4 công ty: Samsung, Toshiba, Nakamichi và Motorola.

Satoshi Nakamoto - cha đẻ của Bitcoin đến nay vẫn là một ẩn số. Thậm chí, người ta vẫn chưa thể biết danh tính này là của một người hay nhóm tổ chức đã tạo ra đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất hiện nay.

Cha de Bitcoin la ai? anh 1

Trong hồ sơ Quỹ P2P năm 2012, cha đẻ Bitcoin tự nhận là người đàn ông 37 tuổi, sống tại Nhật Bản. Ảnh: Cointelegraph.

"Tôi là nam giới, 37 tuổi sống tại Nhật Bản"

Vì tin rằng thế giới có thể tồn tại một hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng lẫn nhau, năm 2007, Satoshi đã khởi tạo ra mã nguồn mở Bitcoin Core (tên cũ Bitcoin-Qt) để công chúng sử dụng đồng thuật toán.

Năm 2008, ông tự xuất bản bài viết "Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng", mô tả việc sử dụng mạng lưới ngang hàng sẽ loại bỏ khả năng gian lận dùng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư một tài khoản (Double spending).

Giải pháp chống lại cách gian lận trên là ủy quyền cho bên thứ 3 đáng tin cậy đứng ra làm trung gian, xác minh giao dịch đã được thực hiện hay chưa. Satoshi đã loại bỏ bên thứ 3 này, vốn thông thường là các ngân hàng, tạo ra hệ thống phi tập trung cho giao dịch.

Blockchain ra đời từ đây. Cuốn sổ cái công cộng ghi lại mọi dữ liệu, truyền tải minh bạch, toàn vẹn, không thể thay đổi hay gian lận. Sâu hơn, blockchain là dạng cơ sở dữ liệu phi tập trung, trong đó thông tin được lưu trữ bằng các block, từng block lại được liên kết mã hóa với nhau.

Ngày 9/1/2009, Nakamoto phát hành phần mềm Bitcoin phiên bản 0.1 trên SourceForge và khởi chạy mạng lưới bằng cách đào khối gốc Bitcoin (khối số 0). Phần thưởng cho cha đẻ đồng tiền là 50 BTC.

Đáng chú ý, được nhúng trong giao dịch coinbase của khối là dòng chữ: "Ngày 3/9/2009, Thủ tướng sắp đưa ra gói cứu trợ thứ 2 cho các ngân hàng", đề cập đến bài báo trên tờ The Times xuất bản tại Anh quốc ngày hôm đó. Ghi chú này vừa đánh dấu mốc của đồng mã hóa nổi tiếng nhất thế giới, vừa là lời mỉa mai sự bất ổn của các ngân hàng.

Cha de Bitcoin la ai? anh 2

Bitcoin ra đời, đe dọa vị thế của các ngân hàng truyền thống. Ảnh: Bloomberg.

Đến cuối 2010, cộng đồng phát triển Bitcoin mất liên lạc hoàn toàn với Satoshi.

Ông đưa cho nhà phát triển Gavin Andresen khóa báo động khi mạng lưới Bitcoin bị tấn công. Khóa này có thể dùng để báo động tới toàn mạng lưới ngừng giao dịch.

Satoshi chưa bao giờ tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào trong quá trình phát triển Bitcoin, dù từng có lúc đưa ra bình luận về hệ thống các ngân hàng dự trữ một phần (Fractional reserve banking).

Trong hồ sơ của Satoshi trên Quỹ P2P, nhân vật này tự nhận là nam giới 37 tuổi sống ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với khả năng tiếng Anh như người bản địa, cùng với việc phần mềm Bitcoin không hề có bất kỳ dòng chữ tiếng Nhật nào, nhiều ý kiến cho rằng đây khó có khả năng là một người đang sống ở xứ hoa anh đào.

Bằng chứng là cách Satoshi dùng tiếng Anh bản địa trong cả những nhận xét mã nguồn và các bài đăng trên diễn đàn như "bloody hard", "flat", "maths", "greys" hay "colour". Ngoài ra, việc mỉa mai tiêu đề bài báo của The Times cho thấy Satoshi có mối quan tâm đặc biệt đến các vấn đề của Anh quốc.

Bí ẩn lớn nhất của Bitcoin

Nhà nghiên cứu bảo mật Dan Kaminsky cho rằng Nakamoto có thể là tên của nhóm người. Laszlo Hanyecz, nhà phát triển từng trao đổi email với Satoshi cho biết các bản mã được viết quá tốt, khó có thể là sản phẩm bởi chỉ một cá nhân.

Huyền thoại máy tính đang ngồi tù John McAfee tuyên bố Nakamoto là "một đội gồm 11 người". Bình luận về Satoshi, Gavin Andresen cho rằng "Anh ta là lập trình viên xuất sắc, nhưng khá lỳ lạ".

Kỹ sư phần mềm người Thụy Sĩ Stefan Thomas đã vẽ biểu đồ thời gian cho 500 bài đăng trên diễn đàn Bitcoin của Satoshi. Kết quả cho thấy hầu như không có bài viết nào trong khoảng thời gian từ 14h-20h Nhật Bản. Trong cả các ngày cuối tuần, Satoshi cũng hoạt động với thời gian biểu như thế.

Rất nhiều người được công chúng điền vào sự ẩn danh của Satoshi. Nổi tiếng nhất là cụ ông người Mỹ gốc Nhật sống tại California Dorian Satoshi Nakamoto, sau khi một bài báo của News Week vào tháng 3/2014 cho rằng ông chính là nhà sáng lập Bitcoin.

Cha de Bitcoin la ai? anh 3

Danh tính người sáng tạo Bitcoin vẫn là màn bí ẩn. Ảnh: Cryptoslate.

Bài báo gây xôn xao trong cộng đồng tiền mã hóa vì đây là lần đầu tiên, một ấn phẩm chính thống lên tiếng xác minh danh tính của Satoshi.

Cụ thể, tác giả bài viết Leah McGrath Goodman cho hay trong một cuộc phỏng vấn, ông Dorian trả lời rằng: "Tôi không còn liên quan gì đến Bitcoin nên không thể thảo luận về nó. Nó đã được chuyển giao cho người khác và họ đang chịu trách nhiệm. Tôi không còn mối liên hệ nào nữa". Tuy nhiên, ông Dorian phủ nhận thông tin này.

Ngoài ra, có thể kể đến Nick Szabo, nhà phát triển từng xuất bản bài báo "bit gold" năm 1998, được xem như tiền thân của Bitcoin; Hal Finney - nhà nghiên cứu tiền mã hoá từ trước khi Bitcoin ra đời, một trong số những người đầu tiên sử dụng phần mềm Bitcoin.

Thậm chí, nhiều người cũng tin Elon Musk chính là cái tên đã tạo ra đồng tiền làm sôi sục thị trường thời gian đầu 2021. Cũng giống như cụ ông Dorian, nhà sáng lập SpaceX đã phủ nhận nghi ngờ này.

Theo Zing/Wired, Technology Review, Theweek

Tesla đầu tư vào Bitcoin và Musk đang 'chơi với lửa'

Tesla đầu tư vào Bitcoin và Musk đang 'chơi với lửa'

Trước đó, với sự hậu thuẫn của Musk, giá Bitcoin đã tăng 20%, có thời điểm vượt qua 58.000 USD, phá kỷ lục lịch sử - lần đầu tiên giá 1 Bitcoin vượt quá giá 1 kg vàng.  

Saturday, February 27, 2021

Facebook thỏa thuận dàn xếp 650 triệu USD vì vi phạm quyền riêng tư

Vụ kiện tập thể của người dùng từ năm 2015 đến nay đã có kết quả, Facebook cuối cùng cũng phải thỏa hiệp dù vẫn phủ nhận mọi cáo buộc về hành vi sai trái.  

Truyền thông Mỹ đưa tin, vào ngày 26/2 theo giờ địa phương, một thẩm phán liên bang đã chính thức phê duyệt thỏa thuận giải quyết các vi phạm quyền riêng tư của người dùng Facebook, đồng ý để gã khổng lồ mạng xã hội giải quyết vụ kiện tập thể bằng cách trả 650 triệu USD.

Facebook thỏa thuận dàn xếp 650 triệu USD vì vi phạm quyền riêng tư
Facebook bị cáo buộc thu thập và lưu trữ thông tin khuôn mặt của người dùng.

Trước đây, Facebook bị cáo buộc thu thập và lưu trữ thông tin khuôn mặt của người dùng cá nhân mà không thông báo trước hoặc không được sự đồng ý của người dùng, vi phạm Đạo luật về quyền riêng tư thông tin sinh trắc học của tiểu bang Illinois. Tổng cộng có khoảng 1,6 triệu người dùng Facebook đã gửi yêu cầu bồi thường. Theo trình tự giải quyết, tất cả những người gửi yêu cầu bồi thường sẽ nhận được ít nhất 345 USD.

Thẩm phán James Donato của Tòa án Quận Bắc California đã viết trong phán quyết về việc chấp thuận thỏa thuận dàn xếp, “Bất kể theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, khoản giải quyết 650 triệu USD là một trường hợp trong vụ kiện tập thể thông tin sinh trắc học này”. Ông tin rằng có một cuộc chơi khốc liệt giữa tất cả các bên trong ngành về dữ liệu và quyền riêng tư kỹ thuật số, và sự dàn xếp này là một chiến thắng lớn cho người tiêu dùng.

Một đại diện của Facebook đã đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi rất vui mừng có thể giải quyết thành công vấn đề này thông qua hòa giải, vì lợi ích tốt nhất của cộng đồng và cổ đông của chúng tôi”, Facebook bác bỏ mọi cáo buộc về hành vi sai trái.

Vụ kiện này bắt đầu từ năm 2015. Facebook đã đồng ý đạt được thỏa thuận dàn xếp trị giá 550 triệu USD vào tháng 1/2020 và sau đó đồng ý tăng khoản bồi thường lên 650 triệu USD theo yêu cầu của thẩm phán. Hạn chót để người dùng Facebook gửi đơn yêu cầu là ngày 23/11/2020. Trong lệnh phê duyệt, tòa án cũng phán quyết rằng Facebook phải trả 97,5 triệu USD phí pháp lý và gần 1 triệu USD chi phí khác cho ba công ty luật.

Theo thỏa thuận dàn xếp, Facebook sẽ đặt tùy chọn "nhận dạng khuôn mặt" mặc định của người dùng thành "tắt" và xóa tất cả dữ liệu khuôn mặt hiện có và dữ liệu được lưu trữ của người dùng tham gia vụ kiện tập thể. Nếu người dùng tham gia vụ kiện không thực hiện bất kỳ hoạt động nào trên Facebook trong vòng ba năm, Facebook cũng sẽ xóa các mẫu khuôn mặt của họ.

Đây là một trong những vụ kiện về quyền riêng tư lớn nhất trong lịch sử. Với sự quan tâm hơn nữa của ngành đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư, nhiều bang ở Mỹ đã ban hành luật nghiêm ngặt hơn để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng ở cấp địa phương. Illinois là một trong những tiểu bang có sự bảo vệ nghiêm ngặt nhất về quyền riêng tư của người dùng.

Đạo luật Bảo mật Thông tin Sinh trắc học do tiểu bang xây dựng đặc biệt bảo vệ dữ liệu sinh trắc học như dấu vân tay, quét nhận dạng khuôn mặt và quét võng mạc. Đây cũng là tiểu bang duy nhất ở Mỹ có luật cho phép mọi người đòi bồi thường việc khai thác dữ liệu trái phép.

Thực tế, việc giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư của người dùng không phải là điều gì mới mẻ đối với các công ty Internet. Hiện tại, các luật và quy định trong lĩnh vực Internet toàn cầu vẫn đang được tìm hiểu. Nhiều công ty Internet và công nghệ đã phải chịu các vụ kiện tập thể của người tiêu dùng trên toàn thế giới, không ít người chọn giải quyết các tranh chấp pháp lý đó thông qua dàn xếp.

Trước đó, TikTok cũng bị cáo buộc lấy và chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của người dùng trong bang. Vào ngày 24/2, theo giờ địa phương, TikTok đã đạt được thỏa thuận dàn xếp, với số tiền giải quyết là 92 triệu USD.

Về việc giải quyết, TikTok cho biết mặc dù công ty không đồng ý với các tuyên bố trong vụ kiện, nhưng họ tin rằng việc giải quyết càng sớm càng tốt là phù hợp với ý định ban đầu là phục vụ đa số người dùng. Một người phát ngôn của TikTok cho biết, “Thay vì tham gia vào các vụ kiện tụng kéo dài, chúng tôi muốn tập trung tạo ra trải nghiệm an toàn và thú vị cho cộng đồng TikTok”.

Phong Vũ

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Bill Gates không bỏ đeo khẩu trang dù đã tiêm vaccine Covid-19

Tỷ phú 65 tuổi cho biết dù đã tiêm vaccine Covid-19, ông vẫn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách hay đeo khẩu trang.  

Bill Gates không bỏ đeo khẩu trang dù đã tiêm vaccine Covid-19

Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với ứng dụng Clubhouse, Bill Gates cho biết ông được tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ hai vào tuần trước. Dù vậy, ông vẫn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Ông nói muốn trở thành tấm gương tốt cho mọi người.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), ngay cả khi một người được tiêm phòng vaccine Covid-19 đầy đủ, họ vẫn cần thực hành theo khuyến cáo. Dù vaccine của Moderna và Pfizer-BioNTech đã chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh nặng và tử vong do Covid, không rõ chúng có thể ngăn cản truyền nhiễm hay không.

“Tôi sẽ không ngừng đeo khẩu trang hay thận trọng, đặc biệt là khi ở bên cạnh người cao tuổi, những người vẫn chưa được tiêm vaccine”, nhà sáng lập Microsoft cho hay.

Trước băn khoăn của nhiều người khi nào mới có thể quay trở về trạng thái bình thường, hoặc ít nhất là không phải đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội, tỷ phú nói ít nhất là tới cuối mùa xuân hay mùa hè, chúng ta mới có số liệu cụ thể để xem xét thay đổi hành vi. Ông dự định đeo khẩu trang cho tới mùa thu khi tỉ lệ nhiễm bệnh giảm đáng kể. Ông cũng không xem đeo khẩu trang là điều gì đó gây tai hại lớn.

Trong khi đó, bác sỹ Anthony Fauchi, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, dự đoán có thể người Mỹ cần tiếp tục đeo khẩu trang đến năm 2022. Sự khẩn thiết của khẩu trang phụ thuộc vào mức độ lây lan của virus trong cộng đồng.

Du Lam (Theo CNBC) 

Bill Gates nói về vaccine Covid-19

Bill Gates nói về vaccine Covid-19

Tỷ phú Bill Gates giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề tiêm vaccine Covid-19 và quá trình sản xuất vaccine.  

Những hình ảnh chưa từng có trên Hỏa Tinh

Từ khi đáp xuống bề mặt Hỏa Tinh, tàu thăm dò Perseverance của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã gửi về hàng nghìn tấm ảnh thú vị trên “hành tinh đỏ”.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 1

Một trong những hình ảnh đầu tiên của Perseverance chụp chiếc dù khổng lồ giúp hạ cánh tàu. Theo Gizmodo, họa tiết đỏ trắng trên chiếc dù là mã nhị phân của thông điệp “Dare mighty things” (tạm dịch: Dám làm những điều vĩ đại), châm ngôn của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA (JPL). Vị trí GPS của JPL tại California (Mỹ) cũng được ẩn giấu khéo léo trên rìa của chiếc dù.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 2

Tấm chắn nhiệt được phóng khi Perseverance cách bề mặt Hỏa tinh khoảng 6,4 km. Al Chen, trưởng nhóm hạ cánh của Perseverance tại JPL, cho biết một lò xo chịu trách nhiệm đẩy tấm chắn có thể đã bị lỏng. Đây là sự cố ngoài ý muốn dù không ảnh hưởng đến nhiệm vụ.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 3

Ảnh chụp bởi camera Down-Look cho thấy miệng núi lửa Jezero, nơi hạ cánh của Perseverance. Các nhà khoa học cho rằng cách đây hàng tỷ năm, vị trí này chứa rất nhiều nước từ một con sông chảy ra hồ.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 4

Cận cảnh khu vực đáp của Perseverance, có thể nhìn rõ miệng núi lửa, xung quanh là đường vân giống cồn cát. Hạ cánh tàu thăm dò xuống Jezero là chủ đích của NASA bởi địa chất quanh khu vực này được cho là khá phong phú.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 5

Perseverance đang được thiết bị bay phản lực thả dây cáp để hạ cánh xuống Hỏa tinh. Những bức ảnh gốc chụp bởi Perseverance được NASA đăng công khai trên website sứ mệnh Mars 2020, đến nay đã có hơn 5.600 ảnh.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 6

Quang cảnh “đường chân trời”, đất đá trên Hỏa tinh được chụp bởi camera Mastcam-Z. Theo Gizmodo, tàu thăm dò Perseverance được trang bị 23 camera để chụp ảnh, quay video phục vụ nghiên cứu.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 7

Một góc nhìn khác trên Hỏa tinh chụp từ miệng núi lửa Jezero. Những tảng đá nằm rải rác là thứ Perseverance phải tránh lúc di chuyển. NASA đã thiết kế tàu thăm dò có thể nghiêng 45 độ mà không bị ngã.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 8

Bức ảnh 360 độ trên Hỏa tinh chụp từ điểm hạ cánh của Perseverance, được ghép từ 142 hình ảnh riêng lẻ.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 9

Những tảng đá trên Hỏa tinh được chụp rõ nét. Theo NASA, hệ thống “chân” trên Perseverance được thiết kế giúp tàu leo qua những viên đá cao đến 40 cm.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 10

Ảnh chụp buồng điều khiển của camera Mastcam-Z dính bụi trong lúc hạ cánh. Cần điều khiển phía trước dùng để điều chỉnh camera.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 11

Hình ảnh camera Mastcam-Z chụp bánh xe trước bên trái của Perseverance, xung quanh là những viên đá loang lổ nằm rải rác. Nhà địa chất học Kathryn Stack Morgan cho biết NASA sẽ phân tích xem đây là đá núi lửa hay đá trầm tích.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 12

Hình ảnh rõ nét hơn của những viên đá đầy lỗ. Hệ thống SuperCam trên Perseverance sẽ phân tích thành phần hóa học của chúng, bao gồm cấu tạo nguyên tử và phân tử.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 13

Hình ảnh được khắc trên boong tàu thăm dò, từ trái sang là toàn bộ 5 tàu đã được NASA gửi lên Hỏa tinh gồm Sojourner, Spirit, Opportunity, Curiosity và Perseverance. Hình ảnh nhỏ ở góc trên bên phải là Ingenuity, chiếc trực thăng đầu tiên bay trên Hỏa tinh.

Hinh anh tren Hoa tinh cua Perseverance anh 14

Sử dụng camera Left Navigation Camera, tàu thăm dò Perseverance đã chụp ảnh Mặt Trời nhìn từ Hỏa tinh. Một ngày trên “hành tinh đỏ” được gọi là sol, kéo dài 24 giờ 39 phút 35 giây.

Theo Zing/NASA

'Cận cảnh' Hỏa Tinh từ hình ảnh sắc nét tàu thăm dò NASA gửi về

'Cận cảnh' Hỏa Tinh từ hình ảnh sắc nét tàu thăm dò NASA gửi về

Sau khi hạ cánh thành công, những bức hình đầu tiên về Hỏa Tinh đã được tàu thăm dò Perseverance của NASA gửi về.