Tập đoàn Thomson Reuters, chủ sở hữu hãng thông tấn Reuters, cho biết sẽ chi từ 500 tới 600 triệu USD trong 2 năm tới cho trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học.
|
Thomson Reuters sẽ tinh giản công nghệ, đóng cửa văn phòng và phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc để chuẩn bị cho thế giới “hậu Covid”. Công ty có trụ sở tại Toronto dự kiến chi từ 500 tới 600 triệu USD trong 2 năm tới cho công nghệ, đầu tư vào AI và máy học để cung cấp dữ liệu nhanh hơn cho những khách hàng đang tăng cường làm việc từ xa.
Công ty sẽ chuyển mình từ một nhà cung cấp nội dung đến một công ty công nghệ lấy nội dung làm trung tâm. Mục tiêu của Thomson Reuters là cắt giảm 600 triệu USD chi phí vận hành thông qua loại bỏ các chức năng trùng lặp, hiện đại hóa và củng cố công nghệ cũng như thu hẹp diện tích bất động sản. Sa thải lao động không phải trọng tâm của cắt giảm chi phí. Hiện tại, họ cũng chưa có kế hoạch thoái vốn tài sản.
CEO Steve Hasker cho biết công ty đang tìm cách thay đổi hành vi do Covid-19. Các chuyên gia làm việc từ gia phụ thuộc nhiều hơn vào thông tin liên tục, thời gian thực 24/7, phục vụ qua phần mềm và do AI, máy học cung cấp.
Trong báo cáo kinh doanh, Thomson Reuters dự báo tăng trưởng doanh thu tăng đều trong 3 năm tiếp theo so với mức 1,3% năm 2020. Doanh thu năm vừa qua tăng 2% lên 1,62 tỷ USD, lợi nhuận hoạt động tăng hơn 300% đạt 956 triệu USD. Hãng thông tấn Reuters mang về doanh thu thấp hơn trong quý cuối năm. Vào tháng 1, Tổng Biên tập Stephen J. Adler thông báo nghỉ hưu từ tháng 4.
Du Lam (Theo Reuters)
Trí tuệ nhân tạo có khiến con người mất việc nhanh hơn?
Nhiều người vẫn còn chưa cảm nhận được rõ ràng sự xâm chiếm của AI (Artificial Intelligence), nhưng càng ngày trí tuệ nhân tạo càng nhúng sâu vào các lĩnh vực tưởng như chỉ dành cho con người.
No comments:
Post a Comment