Saturday, October 31, 2020

Clip bất ngờ bị đập chai vào đầu khi ngồi trong nhà hàng nóng nhất mạng xã hội

Chàng trai bị nhà người yêu áp hình phạt gây sốc; Cô gái nhanh như cắt cứu bạn thoát ô tô đâm; Bất ngờ bị đập chai vào đầu khi đang ngồi trong nhà hàng,... là những clip nóng nhất tuần qua.

Chàng trai bị nhà người yêu áp hình phạt gây sốc

{keywords}

Lợn rừng đột nhập cửa hàng, nữ nhân viên nhảy qua quầy tháo chạy

{keywords}

Cô gái nhanh như cắt cứu bạn thoát ô tô đâm

{keywords}

Người hàng xóm cứu bé gái 3 tuổi đứng chênh vênh ngoài ban công chung cư

{keywords}

Giải cứu taxi mắc kẹt giữa đường ray vô cùng kịch tính

{keywords}

Bé 1 tuổi chạy chơi đúng điểm mù xe tải đang lùi

{keywords}

Ống nhựa phóng trúng đầu, người đàn ông thoát chết nhờ mũ bảo hiểm

{keywords}

Người đàn ông kịp kéo cô gái muốn lao đầu vào xe container

{keywords}

Bất ngờ bị đập chai vào đầu khi đang ngồi trong nhà hàng

{keywords}

Xe khách húc bay lan can đường cao tốc, rơi từ độ cao 6m

{keywords}

Hải Nguyên (tổng hợp)

Clip ớn lạnh rắn độc trườn vào giường người đang ngủ nóng nhất mạng xã hội

Clip ớn lạnh rắn độc trườn vào giường người đang ngủ nóng nhất mạng xã hội

Khoảnh khắc ớn lạnh rắn độc trườn vào giường người đang ngủ; Thoát chết trong gang tấc khi cả vách núi đổ sập sau lưng; Cá sấu 'khủng' đột nhập nhà dân trong mưa bão,... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Cô gái nhanh như cắt cứu bạn thoát ô tô đâm

Phản ứng cực nhanh của cô gái đã cứu sống người bạn thoát ô tô đâm do xe mất lái ngay trước cửa khách sạn.

D.T (theo Newsflare)

Khoảnh khắc ớn lạnh rắn độc trườn vào giường người đang ngủ

Khoảnh khắc ớn lạnh rắn độc trườn vào giường người đang ngủ

Video ghi lại khoảnh khắc đáng sợ khi con rắn độc bất ngờ trườn vào giường các nhân viên cứu hộ đang ngủ.

Các nhà mạng “liên thông” sóng di động, giúp người dân khắc phục thiên tai

Các nhà mạng đã triển khai dịch vụ roaming miễn phí tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Nhờ vậy, người dùng di động có thể bắt sóng nhà mạng khác khi mất liên lạc do mưa lũ.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, nhiều trạm thu phát sóng BTS của các nhà mạng không thể hoạt động bình thường, một số cột anten bị gãy đổ. Điều này dẫn đến tình trạng một vài khu vực tại các tỉnh miền trung bị mất sóng di động của một số nhà mạng. 

Để giải quyết tình trạng này, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã ra văn bản đề nghị các nhà mạng triển khai chuyển vùng dịch vụ viễn thông di động (roaming) tại các địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9. Hoạt động này được thực hiện nhằm đảo bảo thông tin liên lạc thông suốt, đồng thời phục vụ cho công tác cứu hộ tại những vùng bị cô lập. 

{keywords}
Nhiều nhà mạng đã gặp phải sự cố tại một số khu vực do ảnh hưởng của cơn bão số 9.  

Theo đó, khu vực được đề nghị mở dịch vụ chuyển vùng viễn thông di động là địa bàn 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Việc chuyển vùng di động sẽ được triển khai đối với dịch vụ thoại và nhắn tin SMS. 

Ngoài 3 địa phương trên, các nhà mạng cũng được lưu ý việc xây dựng phương án chuyển vùng dịch vụ tại các tỉnh thành khác để sẵn sàng thực hiện khi có yêu cầu. 

Theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), sau hơn 1 ngày thảo luận, các nhà mạng đã thống nhất việc tiến hành cung cấp dịch vụ roaming tại 3 tỉnh có thiệt hại nhiều nhất do cơn bão số 9 là Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. 

{keywords}
Nhà mạng Viettel cho biết, tại các khu vực bị cắt điện do mưa bão, Viettel đã bố trí hơn 600 điểm sạc pin miễn phí để giúp người dân duy trì thông tin liên lạc.

Triển khai dịch vụ chuyển vùng di động là việc cho thuê bao của một nhà mạng sử dụng sóng của nhà mạng khác để thực hiện cuộc gọi thoại và nhắn tin. Người dùng dịch vụ roaming sẽ được tính phí bình thường như đang sử dụng gói cước của nhà mạng gốc. 

Việc triển khai dịch vụ roaming sẽ giúp thuê bao của một nhà mạng ở những khu vực gặp sự cố chưa thể khắc phục vẫn có thể thực hiện cuộc gọi thoại và nhắn tin như bình thường. 

Giải thích về ý nghĩa của dịch vụ này, ông Nhã cho biết, việc roaming sẽ giúp người dùng di động có thể thực hiện cuộc gọi thoại và nhắn tin bình thường ngay ở cả những vùng mà nhà mạng của họ gặp phải sự cố chưa thể khắc phục. 

Việc triển khai dịch vụ chuyển vùng di động sẽ giúp chính quyền các cấp chỉ đạo điều hành công việc kịp thời để khắc phục hậu quả thiên tai. Điều này cũng sẽ giúp ích cho người dân trong việc duy trì liên lạc tại những vùng chỉ có duy nhất một nhà mạng phủ sóng. 

{keywords}
Các doanh nghiệp ngành TT&TT đang căng mình giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo Cục Viễn thông, đây là lần đầu tiên các nhà mạng chung tay chia sẻ sóng di động nhằm hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai. Trước mắt, các nhà mạng đã thống nhất sẽ mở dịch vụ chuyển vùng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định từ ngày 30/10/2020 cho đến hết ngày 30/11/2020. 

Hiện Sở TT&TT các địa phương đang tiến hành thông tin về dịch vụ roaming tới người dân khu vực chịu ảnh hưởng của mưa lũ. Các nhà mạng cũng đã có những hướng dẫn trong trường hợp người dân gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ.  

Trước đó, tại hội nghị giao ban tháng 10 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo Cục Viễn thông phải cùng với các nhà mạng bàn phải pháp, lên kế hoạch hành động nhằm đảm bảo thông tin liên lạc bằng cách triển khai các giải pháp đặc biệt tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ do cơn bão số 9.

Trọng Đạt

Công nghệ thứ 7: Jack Ma lại IPO rung chuyển thế giới, CEO 3 'ông lớn công nghệ' ra điều trần

CEO Google, Twitter, Facebook điều trần trước Thượng viện Mỹ; Jack Ma lại làm rung chuyển thế giới với màn IPO của Ant Group; SpaceX phóng thành công thêm 60 vệ tinh,... là những thông tin công nghệ nổi bật tuần qua.

Hải Nguyên - Đinh Tuấn

Vì sao Bộ Tư pháp Mỹ lại đâm đơn kiện Google?

Vì sao Bộ Tư pháp Mỹ lại đâm đơn kiện Google?

Bộ Tư Pháp Mỹ mới đây đã đâm đơn kiện Google về tội danh độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Vì sao một công ty hùng mạnh như Google lại lọt vào tầm ngắm của các nhà quản lý liên bang?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đi chậm trong kỷ nguyên số sẽ mất cơ hội

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu khắc phục hậu quả của Covid-19 bằng cách biến nguy thành cơ; đẩy nhanh chuyển đổi số để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Chiều 30/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự và phát biểu tại hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”.

Biến thách thức thành cơ hội

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đại dịch Covid-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất kể từ sau khủng hoảng 1929 - 1933.

{keywords}
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa quyết liệt phòng chống dịch vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng những thách thức trước mắt là không hề dễ dàng vượt qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế.

Mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập.

Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. 

“Cần tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, để đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới và xa hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiến vào kỷ nguyên số nhanh, mạnh mẽ hơn

Phó Thủ tướng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại - đó là kỷ nguyên số.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới.

{keywords}
Các kiều bào tham gia góp ý kiến tại hội nghị

Việt Nam có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng: từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức.

Theo đó, Việt Nam coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Theo ông Phạm Bình Minh, cùng với hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong nước và với sự đồng hành của 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó 500.000 trí thức, chuyên gia ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học..., chúng ta hoàn toàn có thể biến “nguy” thành “cơ” và hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển của dân tộc.

Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào cùng với đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp…chung tay để thực hiện mục tiêu kép, vừa khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, trong đó quan tâm, tập trung thảo luận vào 4 vấn đề sau:

Thứ nhất, đề xuất giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi nhận thức, tư duy của toàn xã hội về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Thứ hai, thể chế là động lực của chuyển đổi số. Thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể. Kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh.  

Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Theo dự báo, để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số, Việt Nam hiện còn thiếu ít nhất 400.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đó, các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

“Tôi đề nghị các trí thức kiều bào cùng chung tay đưa ra giải pháp và trực tiếp đào tạo, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững của đất nước”, ông Minh đề nghị.

Thứ tư, TP.HCM phải đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới dựa trên tri thức, tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.

Đây là một trong những quan điểm và phương hướng phát triển mang tính đột phá của TP.HCM đã được thông qua tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI vừa qua.

Theo ông Minh, từ năm 2018, TP đã triển khai Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, hướng tới trở thành TP Thủ Đức, để hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.  

“Tôi tin tưởng rằng, với sự góp sức của kiều bào, TP.HCM và cả nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ để vươn lên mạnh mẽ và phát triển phồn vinh”, Phó Thủ tướng khẳng định.  

Tân Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên kêu gọi đồng tâm, hiệp lực phát triển TP

Tân Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên kêu gọi đồng tâm, hiệp lực phát triển TP

Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên hứa trước Đảng bộ, Nhân dân TP sẽ đưa TP.HCM phát triển hơn nữa trong giai đoạn mới, tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu.

Hồ Văn

HP Envy 13 mạnh mẽ hơn với bộ vi xử lý Intel Tiger Lake

 Không chỉ đảm bảo yếu tố mỏng nhẹ, hiệu năng cao, máy tính xách tay HP Envy 13 còn sở hữu màn hình với độ phân giải full HD sắc nét, hỗ trợ sạc nhanh, được cài đặt sẵn Windows 10 và Office bản quyền trọn đời máy...

Thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt

Về ngoại hình, sản phẩm vẫn thừa hưởng ngôn ngữ thiết kế “Borman” của phiên bản Envy 13 “Ice Lake” với viền màn hình siêu mỏng, tỉ lệ màn hình so với thân máy đạt tới 88%, nhờ đó kích thước máy trở nên nhỏ gọn, hiện đại và bắt mắt.

{keywords}

Hiệu năng vượt trội với bộ xử lý Intel Tiger Lake

Intel Tiger Lake là bộ xử lý thế hệ thứ 11 mới nhất được Intel ra mắt cách đây không lâu với hàng loạt cải tiến lớn. Bộ xử lý Tiger Lake được sản xuất trên tiến trình 10nm SuperFin cùng nhiều cải tiến về bộ nhớ đệm cho hiệu quả xử lý vượt trội, đặc biệt là xung nhịp đơn nhân được tăng lên đến 4.7GHz, từ đó cho hiệu suất đơn nhân ấn tượng.

{keywords}

Bên cạnh đó, đây còn là bộ xử lý đầu tiên được trang bị đồ họa tích hợp Intel Iris Xe Graphics với số nhân đồ họa lên tới 768, cho hiệu năng vượt trội hầu hết đồ họa tích hợp trên CPU. Với sức mạnh của bộ đôi CPU 4 nhân và GPU 768 nhân, HP Envy 13 có thể xử lý mượt mà mọi tác vụ văn phòng, thậm chí là đồ họa, dựng video, chơi các tựa game eSport.

Lần này, HP còn đặc biệt đưa về thị trường Việt Nam phiên bản cao cấp nhất với bộ xử lý Intel Core i7-1165G7/16GB RAM/1TB SSD. Bên cạnh đó là các tùy chọn cấu hình khác gồm Intel Core i5-1135G7/8GB RAM/256GB SSD và i7-1165G7/8GB RAM/512GB SSD, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được phiên bản phù hợp với nhu cầu.

Thời lượng pin dài, hỗ trợ sạc nhanh

Intel Evo là một tiêu chuẩn dành cho những mẫu laptop mỏng nhẹ hiệu năng cao, thời lượng pin cả ngày. HP Envy 13 đạt nhiều tiêu chí cần thiết như: trang bị bộ xử lý Core i5 hoặc Core i7 thế hệ 11, đồ họa tích hợp Iris Xe Graphics; thời lượng 9 tiếng trong bài kiểm tra lướt web, sử dụng Microsoft Office 365, xem YouTube ở độ sáng 250 nits, độ phân giải Full HD; hỗ trợ sạc nhanh với 4 giờ sử dụng sau 30 phút sạc; trang bị Thunderbolt 4, Wi-Fi 6.

{keywords}

Màn hình sắc nét, âm thanh chân thực
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến chất lượng màn hình. So với những sản phẩm cùng tầm giá, HP Envy 13 nổi bật với màn hình 13,3 inch, tấm nền IPS, độ phân giải Full HD sắc nét. Đặc biệt là khả năng tái tạo màu sắc lên đến 100% sRGB, độ sáng 300 nits đáp ứng tốt nhu cầu đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh, video.

{keywords}

Là một sản phẩm cao cấp của HP, bên cạnh màn hình chất lượng, HP Envy 13 còn sở hữu chất lượng âm thanh ấn tượng nhờ được trang bị hệ thống loa cao cấp được tinh chỉnh bởi Bang & Olufsen, kết hợp cùng phần mềm khuếch đại âm thanh HP Audio Boost cho âm thanh trong trẻo, độ chi tiết cao, âm trầm mạnh mẽ.

An toàn bảo mật
Song hành với phần cứng ấn tượng, HP cũng mang đến cho Envy 13 hệ sinh thái phần mềm bản quyền đến từ Microsoft với hệ điều hành Windows 10 cùng bộ Office Home & Student 2019 trị giá lên đến 2,5 triệu đồng. Việc sử dụng phần mềm bản quyền không chỉ tôn trọng nhà phát hành, mà còn giảm thiểu các rủi ro tin tặc tấn công đánh cắp thông tin.

{keywords}

Chưa dừng ở đó, HP còn trang bị cho Envy 13 hàng loạt các biện pháp bảo mật hàng đầu như cảm biến vân tay một chạm, phím tắt camera, tắt micro chuyên dụng để đảm bảo những khoảnh khắc riêng tư của người dùng kể cả khi không may bị hacker tấn công vào hệ thống.

Envy giờ đây cũng sở hữu công nghệ HP BIOS Recovery có chức năng tự động kiểm tra và phục hồi BIOS nếu có dấu hiệu bị tấn công, tương tự như các dòng máy tính doanh nghiệp.

Phần mềm mới HP Command Center
Về cơ bản, HP Command Center khá giống với các phần mềm kiểm soát hoạt động hệ thống thường thấy trên các máy tính gaming.

Với phần mềm này, người dùng có thể thiết lập hiệu suất đạt mức tối đa, hoặc tùy chỉnh quạt yên tĩnh hơn, mát mẻ hơn...

Máy tính xách tay HP Envy 13 hiện có mặt tại các kênh phân phối của HP với mức giá khuyến nghị từ 22,590,000 triệu, đồng bảo hành chính hãng trong 1 năm.

Thông tin chi tiết, tham khảo trang web https://ift.tt/2TCfE6Y hoặc liên hệ tổng đài 1800 588 868.

 Ngọc Minh

Friday, October 30, 2020

Máy in laser màu HP - ‘trợ thủ’ đắc lực cho doanh nghiệp

Được trang bị đa dạng các tính năng, thiết kế nhỏ gọn cùng mức giá hợp lý, dòng máy in laser màu của HP là lựa chọn phù hợp cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty nhỏ và startup.

{keywords}

Đa dạng chức năng, giá cả phải chăng

Với mức giá chỉ từ hơn 4 triệu đồng, dòng máy in laser màu HP với các sản phẩm chính là HP Color Laser 150a/w, HP Color Laser MFP 178nw và HP Color Laser MFP 179fnw là một trong những dòng máy in laser có giá tốt trên thị trường hiện nay.

Máy in laser màu HP giúp bản in luôn sắc nét, có độ bền màu cao, tránh bị dính mực thừa, in nhòe, sai màu… Dòng máy in này sẽ là lựa chọn phù hợp khi bạn cần thể hiện tài liệu, bản kế hoạch, biểu đồ hay nội dung thuyết trình trông thật chuyên nghiệp và ấn tượng.

{keywords}
 Máy in laser màu HP đáp ứng nhu cầu in tài liệu màu chuyên nghiệp của người dùng

Bên cạnh các sản phẩm máy in laser màu cơ bản, HP Color Laser MFP 179fnw được tích hợp thêm chức năng scan, photocopy và fax, là lựa chọn phù hợp cho những doanh nghiệp cần trang bị máy in đa năng cho văn phòng của mình. Với mức giá phù hợp cho những doanh nghiệp có ngân sách hạn chế, giải pháp máy in laser màu từ HP giúp bạn tối ưu chi phí vận hành qua thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả in ấn vượt trội.

In ấn “mọi lúc, mọi nơi”

Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và di chuyển của máy in laser màu HP còn phù hợp với những công ty nhỏ và startup, khi mà không gian làm việc xung quanh khá hạn chế, không có quá nhiều diện tích cho những chiếc máy in cồng kềnh, nặng nề. 

{keywords}
Máy in laser màu HP có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp không gian văn phòng hiện đại

Đặc biệt, máy in laser màu HP còn được thiết kế để in không dây thông qua ứng dụng HP Smart. Với HP Smart, bạn có thể quét, chia sẻ tài liệu, hình ảnh trực tiếp từ điện thoại và thực hiện thao tác in ấn không dây đến máy in một cách nhanh chóng. Việc in tài liệu từ điện thoại đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết khi không cần tốn thời gian mở máy tính lên mới có thể in tài liệu.

{keywords}
In không dây dễ dàng thông qua ứng dụng HP Smart

Máy in laser màu sử dụng mực in chính hãng của HP. Việc dùng mực in chính hãng không chỉ giúp máy vận hành bền bỉ hơn mà còn đảm bảo chất lượng bản in tốt nhất, giúp bạn lưu trữ tài liệu trong thời gian dài.

Các hộp mực in chính hãng HP đều được sản xuất từ những nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn nhãn sinh thái về khí thải cũng như đảm bảo chất lượng không khí trong văn phòng để nhân viên có thể làm việc thoải mái.

Máy in HP Color Laser 150a/w có giá chỉ từ 4,69 triệu đến 5,69 triệu đồng.

Máy in HP Color Laser MFP 178nw có giá khuyến nghị 7,09 triệu đồng.

Máy in HP Color Laser MFP 179fnw có giá khuyến nghị 7,99 triệu đồng.

Dòng máy in HP Color Laser hưởng các chế độ bảo hành giao và nhận tại nhà miễn phí, bảo hành 1 đổi 1 và bảo hành cấp tốc, nhận lại trong ngày làm việc kế tiếp.

Liên hệ hotline 1800 58 88 68 (miễn phí) hoặc hỗ trợ trực tuyến thông qua website www.baohanhhp.vn và tài khoản Zalo HPVietnam.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại https://ift.tt/300k4rL

Ngọc Minh

Công nghệ AI có thể đóng góp 12% GDP cho kinh tế Việt Nam

Với việc đầu tư phát triển công nghệ AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT, Vingroup, nhiều chuyên gia AI giỏi của Việt Nam tại nước ngoài đã quay trở về nước. 

Dùng công nghệ AI để chuyển đổi số 

Chiều 30/10, Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện (FPT.AI). Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện chương trình quốc gia về chuyển đổi số

FPT.AI là nền tảng cung cấp các sản phẩm giúp tự động hóa các tác vụ lặp, nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng. Sau 3 năm ra mắt, nền tảng này đã triển khai dịch vụ của mình tới hàng trăm khách hàng là các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

{keywords}
Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện (FPT.AI). Ảnh: Trọng Đạt

Hệ sinh thái này bao gồm đa dạng các sản phẩm và dịch vụ như Nền tảng Hội thoại tự động - Chatbot (FPT.AI Conversation), Trợ lý ảo tổng đài (FPT.AI Virtual Agent for Call Center), Giải pháp trích xuất thông tin hình ảnh và Định danh khách hàng trực tuyến (FPT.aI Vision và FPT.AI eKYC), Giải pháp Tổng hợp và Nhận dạng giọng nói tự động (FPT.AI Speech). 

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH FPT Smart Cloud. Ảnh: Trọng Đạt

Theo đại diện FPT, việc ứng dụng chatbot vào quá trình chăm sóc khách hàng tại hệ thống bán lẻ FPT Shop của tập đoàn này đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Hệ thống này đã hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho hơn 160.000 dùng, giúp giảm tải 60% lượng công việc cần đến sức người và tăng 20% doanh số bán hàng trực tuyến. 

Những số liệu trên là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ AI  nhằm chuyển đổi số phương thức làm việc truyền thống. 

Việt Nam hiện đứng 21 thế giới về lĩnh vực AI

FPT.AI là nền tảng AI thứ 2 được Bộ TT&TT cho ra mắt. Trước đó, Bộ TT&TT cũng đã giới thiệu tới cộng đồng nền tảng Viettel AI Open Platform. 

Theo ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), trong vài năm gần đây, công nghệ AI đã được Việt Nam quan tâm và đầu tư phát triển. Theo một số báo cáo, Việt Nam hiện đứng thứ 21 trong lĩnh vực AI. 

{keywords}
Đại diện Cục Tin học hóa cho biết, công nghệ AI đã được Việt Nam quan tâm và đầu tư phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Tuy vậy, khi so sánh về mức độ đầu tư cho AI trên tổng số dân, chỉ số này tại Mỹ là 155 USD/người, tại Singapore là 68 USD/người, trong khi đó ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Phillipines, Việt Nam, chỉ số này chỉ dưới 1 USD. 

Giải thích cho sự khác biệt trên, ông Đỗ Công Anh cho biết, những dữ liệu này có thể có độ trễ nhất định do việc khảo sát được tiến hành từ những năm trước. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, số liệu về việc đầu tư cho AI đôi khi không được các nhà đầu tư công bố. 

Theo vị chuyên gia của Cục Tin học hóa, dù mức độ đầu tư không thực sự lớn, thế nhưng vị thế của Việt Nam về AI đã tăng lên rất nhanh. Cùng với việc đầu tư phát triển công nghệ AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT, Vingroup, nhiều chuyên gia AI giỏi của Việt Nam tại nước ngoài đã quay trở về nước. 

{keywords}
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt

Từ thực tế này, ông Công Anh kỳ vọng công nghệ AI sẽ mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế số. “Theo một dự báo, AI có thể đóng góp 12% cho GDP của Việt Nam và 18% cho Singapore trong thời gian tới”, vị chuyên gia của Cục Tin học hóa nói. 

Bộ TT&TT hiện đang khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên phát triển 8 lĩnh vực trong chương trình Chuyển đổi số Quốc gia là y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, tài nguyên môi trường và sản xuất công nghiệp.

Ông Công Anh mong muốn các tập đoàn lớn như FPT sẽ nắm vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp công nghệ số để từ đó tạo nên một cộng đồng, một hệ sinh thái AI tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các trường đại học để đầu tư vào nghiên cứu và đào tạo. 

Trong cuộc CMCN 4.0, dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên quý giá như dầu mỏ. Nếu “dầu thô” được khai thác, nó sẽ trở thành nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp công nghệ là phải giữ được nguồn tài nguyên dữ liệu này và tinh chế tại Việt Nam. 

Do đó, ông Công Anh gợi ý các doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ AI vào việc tạo ra những “con bot” để thăm hỏi, từ đó đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. 

Trọng Đạt

Xiaomi vượt Apple trên thị trường smartphone

Nhờ giành được thị phần tại Trung Quốc và châu Âu, Xiaomi đã qua mặt Apple, vươn lên thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới.  

Xiaomi vượt Apple trên thị trường smartphone

Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, Xiaomi đứng thứ ba trên thị trường smartphone toàn cầu nhờ bán được 47,1 triệu máy trong quý III, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, thị trường chung giảm 1% so với một năm trước, xuống còn 348 triệu máy nhưng tăng 22% so với quý II.

Samsung Electronics lấy lại vị trí đầu bảng nhờ doanh số tại Ấn Độ, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang bị ảnh hưởng vì căng thẳng chính trị Trung - Ấn. Huawei trượt xuống vị trí số hai và Apple rơi xuống số bốn. Tuy vậy, iPhone 11 vẫn là điện thoại bán chạy nhất quý tại Trung Quốc dù không có công nghệ 5G. Với iPhone 12, Canalys dự đoán doanh số iPhone tại thị trường sẽ bật trở lại vào quý IV.

Tại Trung Quốc, Xiaomi là thương hiệu duy nhất ghi nhận tăng trưởng, theo hãng nghiên cứu Counterpoint, với mức tăng 8% so với năm 2019. Thị trường smartphone Trung Quốc nói chung tiếp tục giảm với mức giảm 14%. Chuyên gia Mo Jia của Canalys nhận xét Xiaomi đã tranh giành đơn hàng quyết liệt với Huawei. Tại châu Âu, lượng điện thoại Huawei bán ra giảm 1/4 còn Xiaomi lại tăng 88%.

Xiaomi vô cùng mạo hiểm khi đặt mục tiêu sản xuất cao nhưng đã được đền đáp vì nhu cầu lớn đối với một số thiết bị của hãng, chẳng hạn Redmi 9. Trong khi đó, tương lai của Huawei bất ổn do lệnh cấm nhằm vào chuỗi cung ứng của Mỹ. Richard Yu, CEO bộ phận tiêu dùng Huawei, thừa nhận công ty không còn khả năng sản xuất chip Kirin cao cấp kể từ tháng 9.

Du Lam (Theo Reuters)

Ô nhiễm tại Trung Quốc trầm trọng vì Apple tăng tốc sản xuất iPhone

Ô nhiễm tại Trung Quốc trầm trọng vì Apple tăng tốc sản xuất iPhone

Kết quả theo dõi chất lượng không khí tại một số thành phố lớn của Trung Quốc cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất iPhone.

Đang tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”

Chiều nay 30/10, ICTnews - Chuyên trang của Báo VietNamNet phối hợp với Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”.

Đang tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”
ICTnews đang tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”

Tham dự buổi tọa đàm có ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục ATTT; ông Tô Hồng Nam, Phó Cục Trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT); ông Phan Hoàng Giáp, Trưởng phòng Giải pháp tích hợp, Công ty An ninh mạng Viettel; ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng, Tập đoàn BKAV; ông Trần Nhật Minh, đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC; ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS), Giám đốc điều hành VNCS Global và ông Nguyễn Hữu Trung, CEO Công ty Cổ phần an ninh mạng CyStack.

Buổi tọa đàm trực tuyến được ICTnews và Cục ATTT thực hiện trong bối cảnh an toàn thông tin mạng đang là vấn đề được các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm khi xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao chỉ số về an toàn, an ninh mạng trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng Biên tập Báo VietNamNet cho biết: "Trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã một lần nữa nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó phải đi trước một bước. Cũng trong chỉ thị này, Bộ TT&TT đặt mục tiêu đến hết năm 2020 Việt Nam sẽ vào nhóm 45 - 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Bộ TT&TT cũng đưa ra chiến lược cơ chế, chính sách để thúc đẩy an toàn, an ninh mạng của Việt Nam. Việc các tổ chức uy tín trên thế giới có đánh giá tích cực về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam đã được nhận định là một điểm nhấn nổi bật trong năm 2019. Cụ thể, theo Báo cáo GCI 2019 của ITU, năm 2018 Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 50 bậc so với năm 2017 và là lần đầu tiên lọt vào nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng. Tôi hy vọng qua buổi hội thảo này, với sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, chúng ta sẽ đưa ra được nhiều giải pháp, sáng kiến để góp phần thúc đẩy mục tiêu Việt Nam lọt vào nhóm 45 – 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu".

Thông qua hình thức trực tuyến, nhiều độc giả của ICTnews đã gửi câu hỏi đến cho các diễn giả xung quanh những vấn đề về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam; kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố về an toàn thông tin.

Các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng cũng chia sẻ nhiều giải pháp hiệu quả để nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Dưới đây là nội dung buổi tọa đàm trực tuyến:

Việt Nam đang tập trung chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh. Xin các ông chia sẻ nhận định về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin trong bối cảnh hiện nay?

Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng, Tập đoàn BKAV: Chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh là quá trình trong đó dữ liệu được tập trung cao độ, các dịch vụ mới được cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. Như vậy, dữ liệu tập trung và dịch vụ mới sẽ trở thành đích ngắm của hacker, việc đảm bảo về an toàn dữ liệu cũng như các dịch vụ trở thành yêu cầu rất quan trọng. Nếu chúng ta không đầu tư triển khai đảm bảo ATTT, để sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí triển khai các giải pháp an toàn bảo mật.

ICTnews

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G

Sau khi thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G bằng thiết bị Việt Nam, đây là động thái tiếp theo được Bộ TT&TT triển khai nhằm chuẩn bị cho việc thương mại hóa 5G.

Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) vừa cấp giấy phép thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G cho Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone.

Theo giấy phép này, Bộ TT&TT cho phép tập đoàn Viettel thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G tại thành phố Hà Nội, với quy mô không vượt quá 140 vị trí.

Viettel cũng sẽ được cấp quyền sử dụng các đoạn băng tần 2.500-2.600MHz, 3.700-3.800MHz và 27.100-27.500MHz đã quy hoạch để thử nghiệm thương mại 5G.

{keywords}
Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G. Ảnh: Trọng Đạt

Với MobiFone, nhà mạng này được thử nghiệm thương mại 5G tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng không quá 50 trạm BTS.

MobiFone được sử dụng băng tần 2.600MHz để triển khai thử nghiệm theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.

Giấy phép thử nghiệm 5G của cả Viettel và MobiFone đều sẽ có giá trị đến hết ngày 30/6/2021.

Khác với lần thử nghiệm trước nặng về yếu tố kỹ thuật, đối tượng của lần thử nghiệm này là các thuê bao di động. Đây là phép thử quan trọng nhằm giúp các nhà mạng đánh giá về công nghệ và thị trường trước khi chính thức triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.

{keywords}
Đối tượng thử nghiệm 5G sẽ là các thuê bao di động. Ảnh: Trọng Đạt

Theo giấy phép vừa được phê duyệt, việc thử nghiệm phải chấp hành các quy định về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông, bảo đảm an toàn mạng, an toàn thông tin và hoàn trả tài nguyên viễn thông được cấp thử nghiệm sau khi giấy phép thử nghiệm hết hiệu lực hoặc khi có yêu cầu từ Bộ TT&TT. Trong trường hợp muốn mở rộng quy mô thử nghiệm, các doanh nghiệp sẽ phải được sự chấp thuận của Bộ.

Hồi tuần trước, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) và Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB.

Đây đều là những bước đi cụ thể cho thấy cách tiếp cận theo pha của Việt Nam về việc phát triển 5G nhằm tiến tới việc thương mại hóa trên diện rộng vào năm 2021.

Trọng Đạt

Thursday, October 29, 2020

Báo cáo kinh doanh của tứ đại gia công nghệ Mỹ có gì đáng chú ý?

Amazon, Apple, Google và Facebook vừa công bố báo cáo kinh doanh quý III, tất cả đều vượt kỳ vọng của Phố Wall, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Covid-19.  

Báo cáo kinh doanh của tứ đại gia công nghệ Mỹ có gì đáng chú ý?
Từ trái qua: CEO Amazon, CEO Apple, CEO Facebook và CEO Alphabet

Alphabet

Công ty mẹ Google ghi nhận doanh thu 46,173 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. CEO Sundar Pichai gọi đây là một quý mạnh mẽ, nhất quán với bức tranh trực tuyến nói chung. Cụ thể, Google Search đem về doanh thu lớn nhất với 26,338 tỷ USD. Doanh thu từ đám mây và YouTube lần lượt là 3,44 tỷ USD và 5,04 tỷ USD. Doanh thu từ các sản phẩm khác như phần cứng, Google Play là 5,48 tỷ USD. Bộ phận “other bets” – bao gồm những dự án mang tính thử nghiệm như xe tự lái – tiếp tục lỗ với khoản lỗ 1,1 tỷ USD trên doanh thu 178 triệu USD. Tính đến tháng 9/2020, Google hiện có 131.121 nhân viên trên toàn cầu.

Facebook

Doanh thu Facebook tăng 22% so với một năm trước, tuy nhiên lượng người dùng hoạt động tại Mỹ và Canada giảm nhẹ so với quý II do hành vi người dùng thay đổi trong dịch Covid-19. Kết quả kinh doanh khả quan cho thấy công ty đang bắt đầu phục hồi sau một thời gian đi xuống vì dịch bệnh. Cụ thể, quý III, Facebook thu về 21,47 tỷ USD, trong đó bao gồm 21,221 tỷ USD từ quảng cáo, thu nhập ròng 7,846 tỷ USD, lợi nhuận biên 37%. Lượng người dùng hoạt động hàng ngày là 1,82 tỷ, lượng người dùng hoạt động hàng tháng là 2,74 tỷ.

Apple

Apple cũng vượt kỳ vọng của các nhà đầu tư nhờ vào doanh số trên thị trường quốc tế. Hiện tại, nước ngoài chiếm 59% doanh thu công ty. iPhone 12 với khả năng kích hoạt “siêu chu kỳ” cho Apple ra mắt muộn hơn mọi năm nên chưa được tính vào báo cáo quý III. Cụ thể, doanh thu Apple đạt 64,7 tỷ USD, trong đó doanh thu từ iPhone là 26,4 tỷ USD, doanh thu từ dịch vụ 14,5 tỷ USD, doanh thu từ thiết bị đeo 7,8 tỷ USD, thu nhập ròng 12,673 tỷ USD. “Táo khuyết” đang nắm trong tay hơn 38 tỷ USD tiền mặt.

Amazon

Amazon tiếp tục “thổi bay” dự báo của phố Wall với doanh thu 96,1 tỷ USD, tăng trưởng 37%. Doanh thu từ Amazon Web Services đạt 11,6 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ 2019. Thu nhập ròng đạt 6,3 tỷ USD. CEO Jeff Bezos cho biết chỉ trong năm nay, Amazon đã tạo ra hơn 400.000 việc làm mới với mức lương tối thiểu 15 USD/giờ. Công ty dự đoán doanh thu quý IV dao động từ 112 đến 121 tỷ USD nhờ nhu cầu mua sắm mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

Du Lam (Tổng hợp)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Campuchia chính thức ra mắt tiền số của ngân hàng trung ương

Hôm 28/10, Campuchia chính thức ra mắt tiền số có tên gọi Bakong, được Ngân hàng quốc gia Camuchia (NBC) bảo chứng cùng với một ứng dụng di động hỗ trợ thanh toán tiền số này. 

Tiền số Bakong, một sáng kiến của NBC, ngân hàng trung ương của Campuchia, được phát triển dựa trên một nền tảng blockchain (chuỗi khối) do một công ty Nhật Bản thiết kế.

Ngân hàng quốc gia Campuchia (NBC) chính thức ra mắt tiền số Bakong hôm 28-10. Ảnh: NHK

Tiền số Bakong được đặt theo tên của một ngôi đền nổi tiếng của Campuchia. Nó là một trong số ít tiền số được các ngân hàng trung ương bảo chứng đi vào hoạt động đầy đủ trong thời gian gần đây. Tiền số Bakong hỗ trợ các giao dịch bằng đồng đô la Mỹ và đồng riel của Campuchia theo thời gian thực, hứa hẹn giúp người dân Campuchia thực hiện thanh toán và chuyển tiền giữa các cá nhân bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone).

Trong khi số người dân Campuchia có tài khoản ngân hàng còn hạn chế, smartphone đã phổ cập ở mọi ngóc ngách của đất nước Đông Nam Á này. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), 78% công dân Campuchia trên 15 tuổi chưa có tài khoản ngân hàng. Với tiền số Bakong, mọi người dân nước này có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng bằng cách sử dụng smartphone của họ. Người dùng smartphone có thể mở tài khoản Bakong với bất cứ ngân hàng nào được liên kết với hệ thống thanh toán số Bakong dù họ không có tài khoản truyền thống ở ngân hàng này.

Tại lễ ra mắt tiền số Bakong ở thủ đô Phnom Penh, bà Chea Serey, Tổng giám đốc NBC, bày tỏ hy vọng tiền số Bakong sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Bà nói: “Tôi hy vọng việc ra mắt chính thức hệ thống thanh toán số Bakong sẽ thúc đẩy lợi ích cho xã hội và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 bằng cách tạo thuận lợi cho giao dịch thanh toán liền mạch giữa mọi người mà không đụng đến tiền mặt”.

Bà cho biết thông qua hệ thống thanh toán Bakong, khách hàng của các tổ chức tài chính có thể chuyển tiền cho nhau với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Bà cũng cho rằng tiền số Bakong sẽ giúp hiện đại hóa hệ thống thanh toán của Campuchia. Bà nhấn mạnh Bakong là một hệ thống thanh toán cốt lõi cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính giao dịch với nhau theo cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Cho đến nay, 18 tổ chức tài chính gồm 16 ngân hàng và hai nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động ở Campuchia đã tham gia vào hệ thống Bakong. Bà Serey tiết lộ 24 tổ chức tài chính khác đã được cấp phép tham gia vào hệ thống này về nguyên tắc. Sau khi ra mắt thử nghiệm trong thời gian gần đây, hệ thống thanh toán Bakong đã thu hút 10.000 người dùng thường xuyên từ 15 ngân hàng thương mại.

NBC đã nghiên cứu khái niệm blockchain và các giải pháp triển khai công nghệ này cùng với một hệ thống thanh toán số của ngân hàng trung ương trong 4 năm qua. NBC đã hợp tác với Công ty công nghệ blockchain Soramitsu (Nhật Bản) để phát triển tiền số Bakong. Giám đốc công nghệ thông tin của NBC, Veasna Kru, nhận định nền tảng blockchain có tên gọi Hyperledger Iroha của Soramitsu rất phù hợp với hệ thống thanh toán số Bakong.

Makoto Takemiya ,người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Soramitsu, cho biết mục đích ban đầu của NBC là xây dựng một hệ thống thanh toán toàn diện để phục vụ cả những người dân Campuchia chưa tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, thông qua hệ thống này, NBC cũng muốn kiểm soát tiền tệ tốt hơn nhờ nắm bắt việc người dân sử dụng đồng đô la Mỹ.

Ông cho biết cách tiếp cận đơn giản của nền tảng Hyperledger Iroha  giúp nó dễ dàng thực hiện các chương trình hệ thống phức tạp giống như ở các ngân hàng. Ông nói các ngân hàng trung ương không muốn bổ sung một lớp công nghệ chậm chạp và quá phức tạp vào hệ thống của họ.

Soramitsu muốn đồng sở hữu bản quyền trí tuệ của hệ thống Bakong cùng NBC và cho đến nay, công ty này đã đầu tư tiền bạc và các nguồn lực tương đương 3 triệu đô la Mỹ để phát triển hệ thống thanh toán này. Soramitsu đã mở một văn phòng ở Campuchia với 25 nhân viên, cho phép công ty này sẵn sàng hỗ trợ NBC trong quá trình trình triển khai tiền số Bakong.

Động thái ra mắt tiền số Bakong của NBC là diễn biến mới nhất trong cuộc chạy đua triển khai tiền số của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Hồi đầu tháng 10, chính quyền TP. Thâm Quyến (Trung Quốc) đã phát tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) với tổng giá trị 10 triệu nhân dân tệ (NDT) cho 50.000 người dân ngẫu nhiên.

Đây là đợt thử nghiệm tiền NDT kỹ thuật số lớn nhất của PBoC. Kết quả, có tổng cộng 8,8 triệu đồng NDT kỹ thuật số đã được sử dụng để thanh toán thông qua một ứng dụng di động trong gần 63.000 giao dịch mua sắm ở 3.389 cửa hàng chỉ định trong một tuần thử nghiệm. Trong thời gian tới, PBoC dự định tiếp tục thử nghiệm đồng NDT tiền kỹ số ở 28 thành phố khác bao gồm các đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Trùng Khánh.

Theo Thesaigontimes

Tiền số của Trung Quốc đe dọa vị thế độc tôn Bitcoin và USD

Tiền số của Trung Quốc đe dọa vị thế độc tôn Bitcoin và USD

Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số có thể tăng quyền lực của chính phủ Trung Quốc trong ngành tài chính, thậm chí xoay chuyển cán cân kinh tế toàn cầu.

Khó kiểm soát chạy quảng cáo Facebook ở Việt Nam

Không chỉ ca sĩ Thủy Tiên, nhiều người khác có thể trở thành mục tiêu bị mạo danh trên mạng xã hội một cách khá dễ dàng.

Khó kiểm soát chạy quảng cáo Facebook ở Việt Nam
Thủy Tiên là nạn nhân mới nhất của chiêu trò giả mạo người nổi tiếng.

Chiều ngày 18/10 vừa qua, trên Facebook xuất hiện tài khoản chạy quảng cáo có tên Thuỷ Tiên (dấu hỏi nằm ở chữ cái ‘y’), kêu gọi mọi người ủng hộ vào một số tài khoản lạ có tên ‘Le Thi Ngan’. Mặc dù sự việc mau chóng được xác minh và chưa có dấu hiệu nào cho thấy kẻ gian đã lừa gạt được số tiền lớn nào, thế nhưng lỗ hổng trong chạy quảng cáo trên Facebook khiến nhiều người cảm thấy khá lo lắng.

Thực tế, không chỉ ca sĩ Thủy Tiên, bất cứ ai cũng có thể trở thành mục tiêu chạy quảng cáo trên Facebook. Trước đó, mạng xã hội này đã ngập tràn những kiểu chạy quảng cáo có lẽ chỉ có ở Việt Nam như chạy quảng cáo đòi nợ, vạch trần tiểu tam, bóc phốt người nổi tiếng, bêu xấu người khác...

Facebook có một cơ chế cho phép lập page và chạy quảng cáo trên page khá dễ dàng, không có tính định danh. Chỉ khi vào mùa tranh cử Tổng thống Mỹ, mạng xã hội này mới bắt đầu siết chặt lại hoạt động chạy quảng cáo trên toàn cầu, bao gồm cả ở Việt Nam.

Khó kiểm soát chạy quảng cáo Facebook ở Việt Nam
Hack page tích xanh để chạy quảng cáo bán hàng online, một "đặc sản" của Việt Nam.

Tuy nhiên, các ‘phù thủy’ marketing Việt Nam hẳn đã quá quen với những đợt truy quét tài khoản của Facebook. Do đó, những đợt khóa tài khoản hay tắt chức năng chạy quảng cáo không thể làm khó người Việt.

Bằng chứng là chỉ 1-2 ngày sau bão, Facebook lại ngập tràn những mẩu quảng cáo, livestream bán hàng online từ các page tích xanh có được do hack của nước ngoài. Điều này khiến cho việc một fanpage mạo danh ca sĩ Thủy Tiên chạy quảng cáo lừa nhận tiền quyên góp của mọi người là điều không có gì khó xảy ra. 

Khó kiểm soát chạy quảng cáo Facebook ở Việt Nam
Các loại dịch vụ mua bán via, cứu tài khoản, hồi sinh nick rất phổ biến ở Việt Nam.

Một vấn đề khó để kiểm soát nữa là việc lập tài khoản ngân hàng, tạo thẻ tín dụng diễn ra khá dễ dàng. Trường hợp người chạy quảng cáo xác định để lừa đảo như vụ việc của Thủy Tiên, họ hoàn toàn có thể dùng thông tin giả mạo, bùng thanh toán hoặc dùng thẻ chùa. "Không ai chạy quảng cáo ‘bẩn’ lại dùng tài khoản thật cả", anh Trung Hiếu, một chuyên gia marketing trên các nền tảng mạng xã hội cho biết. 

Hơn thế nữa, người chạy quảng cáo thường sử dụng via (tài khoản có được nhờ hack), thông qua kết nối VPN (ví dụ ở Mỹ), do đó việc kiểm soát, định danh người chạy là không hề dễ dàng.

Một vấn đề nữa khiến tình trạng chạy quảng cáo tràn lan ở Việt Nam là các dịch vụ làm hồi sinh, cứu tài khoản, bán via, đổi tên page phát triển mạnh mẽ. Các dịch vụ này được ví như chiếc phao cứu sinh với người chạy quảng cáo cũng như bán hàng online.

Do đó, theo anh Hiếu, một người sẵn sàng đầu tư tiền mua via, mua page rồi đổi tên, chạy bẩn sau đó bùng tiền và lặp lại các bước này từ đầu mà không sợ gì hết. Vì thế, rất khó để kiểm soát chạy quảng cáo ‘bẩn’ trên Facebook ở Việt Nam.

Phương Nguyễn

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Thách thức lớn của lãnh đạo chaebol Hàn Quốc thế hệ thứ ba

Lãnh đạo các tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc (chaebol) phải làm mọi cách để chống lại câu tục ngữ ‘Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời’.  

Thách thức lớn của lãnh đạo chaebol Hàn Quốc thế hệ thứ ba

Lãnh đạo 4 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc ngồi cùng nhau trong tiệc chiêu đãi năm mới của Tổng thống Moon Jae In hôm 2/1/2020. Từ trái qua: Chủ tịch SK Group Chey Tae Won, Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo, Phó Chủ tịch Hyundai Motor Group Chung Eui Sun và Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong. Ảnh: Yonhap

Chủ nhân của các chaebol Hàn Quốc vạch ra nhiều kế hoạch tinh vi, mạng lưới cấu trúc cổ đông phức tạp nhằm chuyển giao việc kinh doanh trong gia đình và duy trì tài sản khổng lồ cho thế hệ kế cận.

Sau cái chết của Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee, mọi con mắt đang đổ dồn lên người con trai duy nhất của ông, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong. Mọi người tò mò xem ông Lee Jae Yong, 52 tuổi, sẽ trả số tiền thuế thừa kế hơn 10 nghìn tỷ won bằng cách nào và tiếp quản công ty giá trị nhất đất nước ra sao? Tổng doanh thu Samsung tương đương 1/5 GDP Hàn Quốc. Hầu hết doanh thu đến từ bán chip và thiết bị cầm tay.

Biến động tại Samsung đồng thời khiến thế hệ lãnh đạo chaebol mới của Hàn Quốc một lần nữa được chú ý.

CEO website Chaebul.com Chung Sun Seop nhận định cách Lee Jae Yong giải quyết vấn đề thừa kế và lãnh đạo tập đoàn Samsung giữa những tranh cãi pháp lý xoay quanh ông sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho các chaebol khác đang chuẩn bị cho kế thừa quyền lực.

Chung Eui Sun, người thừa kế tập đoàn Hyundai Motor, vừa được bổ nhiệm Chủ tịch đầu tháng này để thay thế cha của mình, Chung Mong Koo. Đây là lần chuyển giao thế hệ đầu tiên trong 20 năm tại tập đoàn lớn số 2 Hàn Quốc và nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 5 thế giới.

Ông Chung, 49 tuổi, đã dẫn dắt sự phát triển dòng xe cao cấp Genesis và cam kết thúc đẩy xe chạy bằng hydro, xe chạy điện và các giải pháp di động trong tương lai khác trong bối cảnh bị hãng xe điện Tesla cạnh tranh gay gắt.

Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo cũng nằm trong làn sóng lãnh đạo kinh doanh mới trong độ tuổi từ 40 đến 50, người được đưa lên tuyến đầu nhờ dòng máu của mình. Người thừa kế 42 tuổi tiếp quản tập đoàn lớn thứ tư Hàn Quốc từ cố Chủ tịch Koo Bon Moo hồi tháng 6/2018. LG Group bao gồm các công ty con như LG Electronics, LG Chem, LG Uplus, LG Household & Health Care.

Tất cả các sự chuyển giao này đến vào thời điểm giới CEO đối mặt với kỷ nguyên thách thức mới: dịch bệnh trăm năm có một, tranh chấp thương mại, công nghệ thay đổi chóng mặt.

Giới quan sát cho rằng lãnh đạo chaebol thế hệ thứ ba nên thích ứng với môi trường kinh doanh mới vì họ không thể điều hành công ty như cha ông họ làm vào những năm 1960 và 1970, khi ưu tiên hàng đầu là mở rộng quy mô.

Nhà sáng lập các tập đoàn này khởi nghiệp từ đống đổ nát của cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 và chứng kiến tăng trưởng tăng vượt bậc nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ vào những năm 1960 và 1970.

Một số người thừa kế thành công của thế hệ hai, như cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee, được ghi nhận vì đã phát triển công ty của cha mình thành các thương hiệu toàn cầu, đồng thời cống hiến cho sự trỗi dậy của Hàn Quốc để vươn lên nền kinh tế thứ 12 thế giới sau vài thập kỷ.

Lãnh đạo thế hệ thứ ba hiện nay đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là duy trì vị thế dẫn đầu thị trường cũng như thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để sống sót trong tương lai.

Là nhân vật quan trọng của nhà sản xuất smartphone và chip nhớ lớn nhất thế giới, Lee Jae Yong cam kết mở rộng đầu tư vào chip, trí tuệ nhân tạo và 5G. Trong khi đó, vào tháng 1, Chủ tịch Hyundai Motor Eui Sun cũng thông báo kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ won trong 5 năm tới để mở rộng dây chuyền xe điện và phát triển công nghệ xe tự lái.

Với nhận thức ngày một tăng của công chúng đối với trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp và giá trị cổ đông, giới quan sát nhận định thế hệ lãnh đạo mới cũng phải gánh vác trách nhiệm cải cách ban quản trị để tạo ra tăng trưởng bền vững. Theo chuyên viên nghiên cứu cao cấp Ahn Sang Hee của Viện nghiên cứu kinh tế Daishin, Samsung phải mất một thời gian để thực hiện cải cách mô hình do các vấn đề về thuế thừa kế và dự luật khác đang chờ xử lý liên quan đến kế hoạch thừa kế. Hyndai Motor cũng được dự đoán sẽ cải tổ lại cơ cấu để củng cố vị trí của tân Chủ tịch.

Ngoài ra, ông Lee Jae Yong còn hai phiên tòa nữa đang chờ phía trước vì vai trò của ông trong vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa các công ty con và vụ gian lận kế toán. Ông Eui Sun lại không có cổ phần lớn trong Hyndai Mobis, công ty được xem là chìa khóa để kiểm soát tập đoàn.

Khi các gã khổng lồ trong nước bị lên án gay gắt vì liên kết mờ ám với chính trị và cạnh tranh khốc liệt trong các lĩnh vực then chốt, những lãnh đạo mới được kêu gọi thay đổi văn hóa và triết lý doanh nghiệp để tồn tại. “Cơ cấu doanh nghiệp và danh mục kinh doanh có thể không thay đổi táo bạo dưới bộ máy lãnh đạo mới song phong cách và văn hóa quản trị nên thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh mới”, ông Chung Sun Seop nhận xét. “Thách thức lớn nhất đối với lãnh đạo chaebol thế hệ ba là thay đổi hình ảnh từ những người được “ngậm thìa vàng” sang doanh nhân thực thụ với thực tích trong kinh doanh”.

Du Lam (Theo Yonhap)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Phát huy vai trò thông tin truyền thông trong phòng chống thiên tai

Giao ban Quản lý nhà nước quý III/2020, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu ngành TT&TT phát huy vai trò trong các tình huống thiên tai, dịch bệnh, chẳng hạn như áp dụng giải pháp pin đặc biệt trong những vùng bị thiên tai.

Để tránh chuyện người dân bị mất sóng điện thoại, không thể liên lạc, kêu gọi sự cứu trợ, hỗ trợ thì Cục Viễn thông phải cùng với các nhà mạng bàn phải pháp, lên kế hoạch hành động đảm bảo thông tin liên lạc; lập quy hoạch các trạm phát sóng cho các doanh nghiệp chia nhau cùng làm.

Không chỉ cần có mì tôm cứu đói, người dân bị thiên tai, bão lũ còn cần có giải pháp pin đặc biệt (ví dụ như pin có thể sử dụng trong vòng 7 ngày) để duy trì liên lạc bằng điện thoại. Các cơ quan chức năng và cộng đồng có thể sử dụng hệ thống GPS để nhanh chóng tìm kiếm những người bị mất tích do sạt lở đất.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần giải pháp pin đặc biệt trong những vùng bị thiên tai

Ứng phó tình huống khẩn cấp

Bộ trưởng đánh giá cao hệ thống báo chí – truyền thông, mạng xã hội, hệ thống nhắn tin qua mạng viễn thông, hệ thống loa phường, loa xã đã phát huy tốt vai trò của mình trong phòng chống dịch Covid-19. Chỉ trong thời gian rất ngắn, ứng dụng Bluezone đã có 23 triệu lượt tải. Chưa ứng dụng nào có hiệu quả lớn và số lượng tải trong thời gian ngắn lớn như vậy.

Thời gian tới, khi Việt Nam mở cửa trở lại, cần tiếp tục duy trì Bluezone để có thể chung tay xử lý nhanh chóng, hiệu quả nếu dịch bệnh tái bùng phát.

Phải “đi trước” thay vì “đi cùng các nước”

“Chúng ta cần dám nghĩ những việc lớn. Thay vì việc “đi cùng” các nước, giờ phải “đi trước” mới có thể phát triển tốt, tạo được sự thay đổi vượt bậc”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố các nền tảng số cơ sở để đẩy nhanh ứng dụng CNTT, công bố các ứng dụng đạt chuẩn và giá của các ứng dụng cơ bản, qua đó tăng sự tin cậy cho các bộ, ngành, địa phương.

{keywords}
Các đơn vị trong Bộ khi ban hành văn bản pháp luật cần phải tham vấn các doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu sự quản lý của chính sách sắp ban hành. Ảnh: Trọng Đạt

Quan điểm của Bộ TT&TT là phát triển công nghệ theo hướng mở; thu hút sự tham gia của nhiều nước, tạo niềm tin số. Đặc biệt, cần lưu ý sự hợp tác xây dựng chính sách. Các đơn vị trong Bộ khi ban hành văn bản pháp luật cần phải tham vấn các doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu sự quản lý của chính sách sắp ban hành. Các doanh nghiệp cần đầu tư bộ phận nghiên cứu, phản biện, đề xuất chính sách. Khi có đề xuất mới có thể trực tiếp gửi tới lãnh đạo Bộ.

Những việc cần làm trong quý 4/2020

Về bưu chính, Việt Nam đã ban hành bộ mã địa chỉ bưu chính với dữ liệu địa chỉ của 24 triệu hộ gia đình. Nếu chính xác hóa các địa chỉ này thì sẽ có mạng lưới chuỗi bán lẻ với 24 triệu cửa hàng, có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến từng hộ gia đình. Việc chuẩn hóa các địa chỉ cần phải làm ngay trong năm 2020, có thể tra cứu được trên bản đồ số.

Về viễn thông, hiện đã thử nghiệm thương mại 5G ở một số thành phố lớn, dự kiến tháng 6/2021 sẽ triển khai thương mại trên diện rộng. Mới đây, Viettel và Vingroup đã ký kết hợp tác, dự kiến tháng 11/2020, sẽ thực hiện cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên thiết bị mà hai bên hợp tác phát triển.

Về ứng dụng CNTT, việc quan trọng nhất là phải hoàn thành kế hoạch 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đồng thời phải thúc đẩy chuyển đổi số.

Về an toàn thông tin, đến ngày 31/12, phải có 90% (20/22) sản phẩm trong hệ sinh thái an toàn thông tin là sản phẩm của Việt Nam. Hiện tỷ lệ này đang là 82%.

Về báo chí - truyền thông, việc chính là quy hoạch, đến giờ đã triển khai tốt, chỉ còn vài trường hợp đặc biệt. Bộ TT&TT được giao làm đề án hỗ trợ báo chí về kinh tế. Đây là việc lớn nhất mà Bộ TT&TT có thể làm được cho báo chí. Phiên bản cuối của dự thảo đề án gửi cho các cơ quan báo chí để mọi người cùng xem và góp ý; để trình Thủ tướng trong tháng 11.

 VietNamNet

Chiều 30/10, ICTnews tổ chức tọa đàm nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng Việt Nam

Vào 14h ngày 30/10/2020, ICTnews sẽ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”. Độc giả có thể gửi câu hỏi cho các diễn giả ngay từ bây giờ.

Chiều 30/10, ICTnews tổ chức tọa đàm nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng Việt Nam
Theo đánh giá của ITU, năm 2018 Việt Nam đã tăng 50 bậc so với năm 2017 về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI), xếp thứ 50/175 quốc gia. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã xác định điều kiện đầu tiên, tiên quyết xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt hồi đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thành công và bền vững tại Việt Nam. An toàn, an ninh mạng cũng là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.

Theo báo cáo đánh giá Chỉ số an toàn, an ninh mạng – GCI toàn cầu được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố năm 2019, xếp hạng GCI của Việt Nam năm 2018 đã tăng 50 bậc so với năm 2017, xếp vị trí 50/175 quốc gia, lần đầu tiên lọt vào nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng. 

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số GCI và đến năm 2030 nước ta sẽ có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này.

Để góp phần thúc đẩy mục tiêu trên, tạo cơ hội cho cho đại diện các cơ quan, doanh nghiệp và người dùng trong cả nước được trao đổi, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam, chiều ngày 30/10/2020, chuyên trang ICTnews của báo điện tử VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến về chủ đề “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”.

Tọa đàm dự kiến có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Cục CNTT – Bộ GD&ĐT cùng đại diện các doanh nghiệp Viettel, VNPT, BKAV, CMC, VNCS và CyStack.

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?” sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố về an toàn thông tin; đồng thời đề ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Buổi tọa đàm trực tuyến sẽ được triển khai bằng hình thức đưa ra câu hỏi mà độc giả quan tâm đến các chuyên gia trả lời và đăng tải trên ICTnews.vn. Các độc giả quan tâm đến tọa đàm có thể đặt câu hỏi và gửi về cho Ban Tổ chức theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn. 

Chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI được đưa vào Nghị quyết 130 (Rev. Busan, 2014) Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) về tăng cường vai trò của ITU trong các hoạt động thuộc lĩnh vực TT&TT và an toàn thông tin mạng. Mục đích của việc công bố GCI là nhằm đánh giá hiện trạng, đồng thời thúc đẩy các quốc gia, vùng lãnh thổ trong việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; thúc đẩy hợp tác quốc tế và thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thông tin.

GCI được đánh giá trên cơ sở 5 trụ cột: Pháp lý - Được thống kê dựa trên các quy định pháp luật và các chương trình/kế hoạch triển khai những vấn đề an toàn thông tin mạng và tội phạm mạng; Kỹ thuật - Được thống kê dựa trên quy định kỹ thuật và các chương trình/kế hoạch về an toàn thông tin mạng; Tổ chức - Được thống kê dựa trên quy định về chính sách, cơ chế phối hợp và chiến lược phát triển an toàn thông tin mạng ở quy mô quốc gia; Xây dựng năng lực - Được thống kê dựa trên các chương trình nghiên cứu và phát triển, chương trình đào tạo và tập huấn, các chuyên gia được chứng nhận và các cơ quan, tổ chức trong khu vực công tham gia hoạt động này; Hợp tác - Được thống kê dựa trên chương trình/kế hoạch hợp tác và mạng lưới chia sẻ thông tin.

ICTnews

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Cuộc chiến rác viễn thông: Khi nhà mạng trở thành “nguồn xả rác”

Là một trong những đầu mối có trách nhiệm phát hiện, chặn lọc và xử lý tin nhắn rác nhằm bảo vệ người dùng, tuy vậy, nhiều nhà mạng lại đang trở thành chính nguồn xả ra các “tin nhắc rác”.

Khi nhà mạng là "nguồn xả rác"

Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh Tuấn Anh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, bản thân anh rất mệt mỏi vì tình trạng tin nhắn quảng cáo được gửi tới liên tục. Bức xúc ở chỗ, nguồn phát đi quảng cáo lại chính là nhà mạng mà anh đang sử dụng. 

“Cứ vài ngày lại có một tin nhắn với nội dung quảng cáo được gửi tới máy của tôi. Các tin nhắn này thường có nội dung hướng dẫn nhận data miễn phí. Tuy quảng cáo là miễn phí, việc đăng ký các gói cước này tiêu tốn của tôi ít cũng 5.000 đồng.”.

{keywords}
Bức xúc vì thường xuyên bị quấy rầy bởi tin nhắn quảng cáo, anh Tuấn Anh đã mang những bực dọc của mình chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Trọng Đạt

Từng đăng ký Danh sách không quảng cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), anh Tuấn Anh cho biết, việc gia nhập danh sách này tỏ ra khá hiệu quả. “Lượng tin nhắn rác giảm hẳn, tuy nhiên tôi vẫn bị làm phiền bởi các tin nhắn của nhà mạng.”, anh nói. 

Theo anh Tuấn Anh, dù từng nhắn tin từ chối quảng cáo theo cú pháp mà nhà mạng đưa ra, có một thực tế là chỉ sau vài ngày, những tin nhắn quảng cáo gói cước, dịch vụ gia tăng lại xuất hiện trở lại. 

{keywords}
Dù đã đăng ký vào Danh sách không quảng cáo, nhiều người dùng di động vẫn nhẫn được tin nhắn rác từ cả nhà mạng và các số máy không rõ thông tin. Ảnh: Trọng Đạt

Cùng gặp phải tình trạng trên, một người dùng Viettel là anh Ngô Việt (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết bản thân thường xuyên trở thành nạn nhân của các tin nhắn quảng cáo. 

“Những quảng cáo này không tới từ các số điện thoại rác mà có nguồn từ các đầu số như 9882, 9336, 9565, 1375, 1077,... Phần nhiều các tin nhắn rác này đều có nội dung chào mời gói cước hay các dịch vụ giá trị gia tăng như chặn quảng cáo, ghi âm cuộc gọi”, anh cho biết.  

Trước thực trạng này, anh Việt đặt câu hỏi về việc phải chăng thay vì chặn rác viễn thông, nhà mạng giờ đây đang trở thành chính nguồn xả “rác” tích cực nhất về phía người dùng. 

Nhiều nhà mạng có dấu hiệu vi phạm Nghị định 91/2020

Từ đầu tháng 10 vừa qua, Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã bắt đầu chính thức có hiệu lực. Đây là hành lang pháp lý quan trọng trong việc ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác.

Theo Nghị định 91/2020, tin nhắn quảng cáo là tin nhắn nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo đều bị coi là các tin nhắn rác.

Tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông sẽ không bị tính là tin nhắn quảng cáo nếu chúng chỉ thông báo về các hoạt động, tính năng tiện ích của dịch vụ viễn thông đó. 

Trong trường hợp của hai người dùng nêu trên, việc gửi tin nhắn chứa nội dung thông tin về các gói cước, dịch vụ với tần suất dày đặc có thể hiểu là một hành vi phát tán tin nhắn rác từ chính các nhà mạng. 

{keywords}
Nhắn tin từ chối quảng cáo theo cú pháp được nhà mạng đưa ra, thế nhưng câu trả lời mà người dùng nhận được là "Không thể gửi tin nhắn". Ảnh: Trọng Đạt

Ngoài ra, nhiều tin nhắn quảng cáo từ các nhà mạng không hề được gán nhãn [QC] hoặc [AD] theo quy định tại Điều 15 hay gán tên định danh [Brandname] theo Điều 23 của Nghị định 91/2020. Bên cạnh đó, khi nhắn tin từ chối quảng cáo, nhiều người dùng di động còn gặp phải tình trạng không thể gửi tin nhắn. 

Đây là một điều đáng đặt câu hỏi bởi nhà mạng hay các doanh nghiệp cung cấp viễn thông là một trong những đầu mối có trách nhiệm phát hiện, chặn lọc và xử lý tin nhắn rác cùng các loại rác viễn thông khác nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Với những dấu hiệu vi phạm trên, các nhà mạng có thể bị xử phạt theo Điều 94 của Nghị định 15/2020. Theo đó, đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.

Trong trường hợp gửi tin nhắn tới các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo của Bộ TT&TT, đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo sẽ bị xử phạt với số tiền từ 80-100 triệu đồng.

Bộ TT&TT sẽ mạnh tay xử lý tình trạng rác viễn thông

Thời gian gần đây, Bộ TT&TT đã liên tục có những động thái cho thấy sự quyết liệt xử lý các loại rác viễn thông, trong đó có tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác. 

Điều này đã được thể hiện cụ thể bằng việc tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT, giao dịch điện tử và Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 

Đây là những hành lang pháp lý quan trọng giúp hình thành nên các chế tài để xử lý dứt điểm tình trạng rác viễn thông. 

{keywords}
Người dùng di động có thể đăng ký vào Danh sách không quảng cáo của Bộ TT&TT để chính thức thể hiện việc từ chối của mình đối với các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo. Khi đã ở trong danh sách này, người gửi tin nhắn hoặc gọi điện quảng cáo tới số điện thoại của người dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh: Trọng Đạt

Bên cạnh đó, Cục ATTT (Bộ TT&TT) đã đưa vào vận hành tổng đài 5656. Đây là nơi tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác. 

Không những vậy, Bộ TT&TT cũng đã lần đầu cho ra đời khái niệm về Danh sách không nhận quảng cáo. Đây là tập hợp số điện thoại không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.

Những giải pháp quyết liệt và đồng bộ này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết dứt điểm tình trạng rác viễn thông đang nhức nhối hiện nay, từ đó giảm sự phiền hà cho người dùng di động. 

Danh sách không quảng cáo

Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.

Hệ thống tổng đài tiếp nhận, xử lý rác viễn thông (5656)

Người dùng di động cần soạn tin nhắn theo các cú pháp sau:

Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656

Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656

Đăng ký vào Danh sách không nhận quảng cáo: DK DNC gửi 5656

Rút khỏi Danh sách không nhận quảng cáo: HUY DNC gửi 5656

Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [Nội dung bản sao tin quảng cáo] gửi 5656

Trọng Đạt