Monday, August 31, 2020

iPhone 12 ra mắt tháng 10 cùng các sản phẩm được mong đợi?

Tin đồn mới nhất gợi ý iPhone 12 sẽ ra mắt trong sự kiện nửa sau tháng 10 cùng AirTags, Apple Watch Series 6.

iPhone 12 ra mắt tháng 10 cùng các sản phẩm được mong đợi?

Dẫn nguồn tin từ nhà cung ứng Trung Quốc, blog Mac Otakara cho biết Apple sẽ tổ chức sự kiện vào hai tuần cuối tháng 10 ra mắt iPhone 12. Ngoài ra, Apple Watch 6 và AirTags cũng xuất hiện.

Theo Mac Otakara, Apple dự định giới thiệu AirTags cùng lúc với iPhone SE 2020 nhưng phải hoãn lại. Cuối tháng 7, công ty xác nhận iPhone 12 sẽ có mặt muộn hơn vài tuần so với mọi năm. 

Thông thường, iPhone trình làng vào tuần đầu hoặc tuần thứ hai của tháng 9. Không rõ Apple vẫn tổ chức ở khung thời gian này hay lùi lịch hẳn sang tháng 10.

Thông tin của Mac Otakara mâu thuẫn với Jon Presser, một người chuyên tiết lộ tin đồn. Theo Presser, Apple Watch và iPad mới chỉ được giới thiệu qua thông cáo báo chí, còn sự kiện tháng 10 dành riêng cho iPhone 12. Tuy nhiên, Apple chưa bao giờ tách iPhone và Apple Watch nên tin đồn này cũng gây nghi ngờ.

iPhone 12 ra mắt tháng 10 cùng các sản phẩm được mong đợi?
Thiết kế tin đồn của AirTags 

Về AirTags, mã của thiết bị xuất hiện trong iOS 13 beta. Nó là thiết bị theo dõi Bluetooth. Theo Mac Otakara, nó có thể tương thích với tính năng App Clip của Apple, cho phép người dùng tải một phần ứng dụng để dùng tính năng nào đó mà không cần toàn bộ. 

Du Lam (Theo MacRumors)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Lô hàng iPhone 12 dự kiến sẽ đạt 63-68 triệu chiếc trong nửa cuối năm 2020

Theo dự báo mới nhất của Digitimes Research cho thấy, các lô hàng iPhone 12 trên toàn cầu sẽ đạt tổng cộng 63-68 triệu chiếc trong nửa cuối năm 2020.

Với dự báo này thì số lượng iPhone 12 xuất xưởng sẽ giảm hơn 5 triệu chiếc so với lượng xuất xưởng một năm trước đó của dòng iPhone 11.

Báo cáo được đưa ra sau khi các dự đoán cho rằng việc sản xuất và ra mắt chính thức dòng iPhone 12 có thể sẽ bị trì hoãn từ 4 đến 6 tuần so với lịch trình ban đầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Digitimes Research cho biết.

{keywords}
Lô hàng iPhone 12 dự kiến sẽ đạt 63-68 triệu chiếc trong nửa cuối năm 2020

Tuy nhiên, Apple vẫn còn hy vọng vì số tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung đang chờ giải quyết của chính phủ Mỹ có thể ảnh hưởng đến quy mô xuất xưởng thực tế của dòng sản phẩm iPhone 12. Lô hàng có thể lên tới 10 triệu chiếc trong nửa cuối năm 2020.

Ngoài ra, nếu WeChat, một ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và thanh toán di động đa năng của Trung Quốc, không còn có sẵn trên App Store ở Trung Quốc hoặc không được cài đặt sẵn trên iPhone mới thì các lô hàng iPhone năm nay sẽ thấp hơn gần 10% so với ước tính ban đầu là 190 triệu chiếc, Digitimes Research dự báo.

Ngoài việc lần đầu tiên bổ sung thêm một mẫu màu xanh đậm vào các dòng sản phẩm của iPhone, Apple cũng mang đến một số nâng cấp thông số kỹ thuật cho iPhone mới, bao gồm mô-đun camera, màn hình và kết nối 5G.

Tất cả các sản phẩm iPhone mới sẽ có chức năng nhận dạng khuôn mặt và hỗ trợ công nghệ 5G trong băng tần sóng milimet. Riêng mẫu cao cấp nhất của dòng iPhone 12 sẽ được trang bị camera sau với cảm biến ToF và ống kính góc rộng, đi kèm với cảm biến có chức năng ổn định hình ảnh quang học.

Theo Digitimes Research thì Foxconn và Samsung Display là những công ty hưởng lợi lớn từ chuỗi cung ứng iPhone. Foxconn là nhà cung cấp chính cho bộ khung sườn và cũng là nhà lắp ráp các sản phẩm iPhone mới, còn Samsung Display là nhà cung cấp độc quyền nhiều loại tấm nền AMOLED cho mẫu iPhone mới này.

Phan Văn Hòa (theo Digitimes)

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?

Tần số quét 120Hz là một thông số kỹ thuật tuyệt vời với bất cứ dòng điện thoại cao cấp nào, nhưng ai mới thực sự nên mua một mẫu iPhone đời mới trang bị màn hình 120Hz này?

Facebook dọa cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức

Người dùng Facebook tại Australia có thể sớm không được chia sẻ tin tức nếu một dự luật được thông qua.

Facebook dọa cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức

Facebook dọa không cho phép người dùng tại Australia chia sẻ cả tin tức địa phương lẫn quốc tế trên Facebook và Instagram nếu chính phủ nước này thông qua quy định về thỏa thuận tài chính giữa các nhà xuất bản và nền tảng trực tuyến. 

Quy định mới sẽ buộc các công ty như Facebook, Google phải "chia" miếng bánh doanh thu quảng cáo kỹ thuật số lớn hơn cho các nhà xuất bản vì sử dụng nội dung tin tức của họ. Đây được xem là nỗ lực lớn nhất của một quốc gia nhằm kìm hãm sức mạnh của các "ông lớn" công nghệ với ngành tin tức.

Facebook cho rằng điều đó không hợp lý. Mạng xã hội đã trình lên phương án mà họ cho là hiệu quả hơn song không được áp dụng. Trong bài blog đăng tối muộn ngày 31/8, Campbell Brown, Giám đốc đối tác tin tức toàn cầu của Facebook, nói rằng Australia chỉ cho họ 2 lựa chọn: Loại bỏ tin tức hoàn toàn hoặc chấp nhận hệ thống mà trong đó các nhà xuất bản có thể tính phí bao nhiêu nội dung mà họ muốn với mức giá không có giới hạn rõ ràng. "Thật không may, không doanh nghiệp nào có thể vận hành theo cách ấy", bà khẳng định. 

"Giả định dự thảo trở thành luật, chúng tôi không còn cách nào khác ngoài dừng cho phép nhà xuất bản và người dùng tại Australia chia sẻ tin tức địa phương và quốc tế trên Facebook và Instagram", nữ giám đốc Facebook tiếp tục.

Các hãng thông tấn trên thế giới từ lâu đã "gai mắt" với việc Google và Facebook chiếm đoạt thị trường quảng cáo số. Hai công ty chiếm hơn một nửa chi tiêu quảng cáo số thường niên tại Mỹ và hơn 70% tại Australia. Điều đó khiến các hãng thông tấn phải chia nhau miếng bánh nhỏ bé còn lại ngay cả khi tin tức của họ tiếp cận lượng độc giả ngày một lớn.

Vài năm gần đây, các nước Châu Âu đã cố gắng buộc những nền tảng trực tuyến trả nhiều tiền hơn cho nhà xuất bản nhưng thất bại. Khi Tây Ban Nha thông qua luật năm 2014 buộc Google trả tiền khi sử dụng tiêu đề và tóm tắt nội dung bài báo trong Google News, Google đã thẳng tay loại các hãng tin Tây Ban Nha, giáng đòn chí mạng vào ngành báo chí trong nước. Pháp và Đức cũng từng thử sức nhưng đều thua cuộc.

Quy định mới của Australia đi xa hơn khi thành lập ban trọng tài độc lập để xác định mức giá mà Facebook và Google phải trả cho nhà xuất bản. Các nền tảng không có quyền rút khỏi thỏa thuận và có thể bị phạt tối đa 10% doanh thu tại Australia cho mỗi vi phạm.

Dù tin tức đóng góp tương đối nhỏ cho doanh thu mạng xã hội, nó lại làm nên sức hấp dẫn cho các nền tảng này. Quyết định tước quyền chia sẻ tin tức của người dùng Australia có thể gây tổn hại lớn tới uy tín của hãng, đặc biệt nếu các nước khác làm theo Australia.

Tuy nhiên, dường như Brown không lo ngại về hiệu ứng gợn sóng. Bà cho rằng Australia là ngoại lệ. Công ty đang đầu tư vào tin tức tại Mỹ và các thị trường khác trên thế giới, tìm ra những thứ có hiệu quả và không có ý định chậm lại. Họ sẽ mở rộng Facebook News sang các nước khác.

Nỗ lực của Australia có thực sự tốt cho toàn ngành báo chí không còn là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia tin rằng sẽ phản tác dụng nếu áp đặt quy định quá khắt khe và cuối cùng làm xói mòn khả năng hưởng lợi từ mạng lưới phân phối của Facebook, Google. Theo Bloomberg, nếu các nền tảng loại bỏ cả tiêu đề và tóm tắt nội dung, nó sẽ dẫn tới lượng truy cập giảm, doanh thu giảm, cạnh tranh giảm, cản trở đổi mới và tước mất của người dùng một dịch vụ giá trị. CEO chuẩn bị nghỉ việc của New York Times cũng đồng tình. Quan điểm của ông là ngành báo chí càng khiến cho các nền tảng cộng tác và tình nguyện hỗ trợ báo chí ở mọi cấp độ, họ càng có lợi. Ngược lại, nếu nó trở thành một phần trong quy trình pháp lý và chính trị kéo dài, sẽ không có nhiều sự trợ giúp và gây nhiều hệ lụy tới quảng cáo.

Du Lam (Theo CNBC)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Tăng cường đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin dịp Quốc khánh 2/9

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước tăng cường đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin trong dịp Quốc khánh 2/9 và Đại hội Đảng các cấp.

Tăng cường đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin dịp Quốc khánh 2/9
Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin mô hình “4 lớp” (Ảnh minh họa)

Cụ thể, ngày 31/8, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã có công văn gửi đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại.

Tại công văn này, Cục An toàn thông tin cho biết, trong thời gian diễn ra các kỳ nghỉ lễ, các sự kiện quan trọng của đất nước, nguy cơ tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin, đặc biệt là các hệ thống thông tin quan trọng, có xu hướng tăng cao.

Vì vậy, để phòng, chống nguy cơ mất an toàn thông tin xảy ra trong thời gian diễn ra Quốc khánh 2/9 và Đại hội Đảng các cấp, Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.

Cụ thể, các cơ quan, đơn vị được đề nghị khẩn trương tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin mô hình “4 lớp” theo hướng dẫn của Cục An toàn thông tin tại công văn 235/CATTT-ATHTTT ngày 8/4/2020.

Cùng với đó, thực hiện rà soát tổng thể các hệ thống thông tin đang vận hành, thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, cập nhật các bản vá lỗi mới nhất, cấu hình tăng cường bảo mật an toàn thông tin cho hệ thống.

Các cơ quan, đơn vị cũng cần xây dựng, rà soát, cập nhật phương án ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 16, Quyết định 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ TT&TT cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức.

Đặc biệt, Cục An toàn thông tin lưu ý, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người lao động trong đơn vị: cách nhận diện các thư điện tử, liên kết đáng ngờ; không mở các thư điện tử, tập tin, liên kết đáng ngờ gửi đến, kể cả từ người đã liên lạc trước đó nhưng có dấu hiệu không bình thường.

Đồng thời, chủ động tổ chức giám sát an toàn thông tin 24/7 cho hệ thống thông tin quan trọng trước và trong dịp lễ; cử đầu mối tiếp nhận thông tin với Cục An toàn thông tin.

Trong trường hợp cần hỗ trợ giám sát, xử lý, ứng cứu sự cố, các cơ quan, đơn vị có thể liên hệ với đầu mối là: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) theo số điện thoại 024.3640.4424 hoặc số điện thoại trực đường dây nóng ứng cứu sự cố 086.9100.317, hộp thư office@vncert.vn; Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) theo số điện thoại 02432091616 trực đường dây nóng hỗ trợ giám sát, cảnh báo sớm và thư điện tử ais@mic.gov.vn.

Trường hợp phát hiện nguy cơ, sự cố tấn công mạng, các cơ quan, đơn vị cần thông báo, báo cáo sự cố với Trung tâm VNCERT/CC qua địa chỉ thư điện tử thongbaosuco@vncert.vn. 

Trước đó, trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ TT&TT đã xác định: An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó cần phải đi trước một bước; Đảm bảo an toàn, an ninh mạng đặc biệt trong năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp và các sự kiện quan trọng của đất nước. Chỉ thị 01 cũng nêu rõ mục tiêu 100% các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam triển khai bảo vệ an toàn, an ninh mạng theo mô hình “4 lớp”; 100% bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc  gia.

Theo thống kê của Bộ TT&TT, từ chỗ tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo vệ “4 lớp” là 0% trong các năm 2018 – 2019, đến hết tháng 7/2020 tỷ lệ này đã là 44%. Trong đó, tỷ lệ các bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ lớp 2 (có Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng - SOC) là 59%. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã kết nối tới 38 SOC của các bộ, ngành, địa phương.

 M.T

Hơn 43% bộ, tỉnh đã bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp

Hơn 43% bộ, tỉnh đã bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 7/2020, tỷ lệ bộ, tỉnh triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đạt hơn 43%, tăng 2,2 lần so với hồi cuối tháng 6.

Huawei chuyển hướng đầu tư sang Nga

Theo nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, Huawei chuyển hướng đầu tư sang Nga do dính hàng loạt lệnh cấm của Mỹ.

Huawei chuyển hướng đầu tư sang Nga

Trong chuyến thăm các trường đại học tốp đầu Trung Quốc vào tháng 7, ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei - cho biết công ty chuyển vốn đầu tư từ Mỹ sang Nga, tăng cường đầu tư vào Nga, mở rộng nhóm khoa học Nga và tăng lương cho các nhà khoa học tại đây. Đây là kết quả sau khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại hồi năm 2019.

Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông và smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, công ty trở thành con tốt trên bàn cờ quyền lực Mỹ Trung, đối diện với tình thế ngàn cân treo sợi tóc trước lệnh cấm mới nhất của Mỹ nhằm vào công nghệ lõi như bán dẫn.

Richar Yu, Giám đốc bộ phận Tiêu dùng Huawei, đầu tháng này thừa nhận ảnh hưởng lớn từ lệnh cấm của Mỹ tới công ty. Cụ thể, năm 2020 có thể đánh dấu chấm hết cho chip Kirin mà Huawei tự phát triển lâu nay. Cuối tuần trước, trong một hội nghị tại thành phố Thanh Đảo, ông Yu nói Huawei vẫn đang tìm cách đối phó với lệnh cấm chip của Mỹ.

Trong chuyến thăm các trường đại học tháng trước, ông Nhậm khẳng định Huawei phải duy trì con đường tự tiến bộ và cởi mở để sống sót. "Nếu muốn thực sự mạnh mẽ, các bạn phải học từ mọi người, kể cả kẻ thù của bạn".

Bên cạnh việc đầu tư mạnh hơn vào các nước khác, kế hoạch của Huawei còn dựa vào mảng điện toán đám mây, theo Financial Times. Huawei đặt mảng đám mây ngang hàng với mảng smartphone và thiết bị viễn thông từ đầu năm nay.

Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất chip như Qualcomm đang vận động chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm mới nhất để được bán hàng trở lại cho Huawei. MediaTek của Đài Loan cũng xin giấy phép để tiếp tục cung ứng chip cho khách hàng Trung Quốc. 

Ông Nhậm nói dù "một số chính trị gia Mỹ muốn Huawei diệt vong", công ty của ông vẫn không có ác cảm với nước Mỹ.

Du Lam (Theo SCMP)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Điều gì sẽ xảy ra nếu giáo viên toàn cầu được thay bằng AI?

Nếu thay toàn bộ giáo viên bằng trí tuệ nhân tạo (AI) thì tới một ngày nào đó, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với nhân loại.

L.D (Theo What If)

Đại dịch Covid-19 khiến thành phố tương lai thay đổi như thế nào?

Đại dịch Covid-19 khiến thành phố tương lai thay đổi như thế nào?

Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của mọi người. Vậy, thành phố tương lai hậu Covid-19 sẽ thay đổi như thế nào?

Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt chip LPDDR5 16 GB đầu tiên trên thế giới

Samsung đã một lần nữa khiến thế giới ngạc nhiên khi bắt đầu sản xuất hàng loạt các sản phẩm LPDDR5 10 nm thế hệ thứ ba (1z), sử dụng kỹ thuật in thạch bản bằng tia siêu cực tím (EUV) lần đầu tiên trong ngành bán dẫn.

Bằng cách mở rộng quy trình EUV mà trước đây chỉ được sử dụng cho lĩnh vực kinh doanh đúc bán dẫn sang lĩnh vực bộ nhớ, nó cho thấy khả năng sản xuất hàng loạt các bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) tiến trình 10 nm.

Ngày 30/8, Samsung đã đưa ra thông báo rằng họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM di động LPDDR5 dung lượng 16 GB lần đầu tiên trên thế giới tại dây chuyền thứ hai ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi. Sản phẩm mới này đáp ứng đồng thời cả 2 yếu tố đó là có dung lượng lớn nhất và tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay.

{keywords}
Chip LPDDR5 16 GB – 10 nm thế hệ thứ 3 của Samsung. Ảnh: Businesskorea

Vào tháng 2 vừa qua, Samsung đã bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM LPDDR5 16 GB với dung lượng lớn nhất từ trước đến nay bằng tiến trình 10 nm (1y) thế hệ thứ hai của mình. Chỉ trong sáu tháng, công ty đã tiếp tục cho ra đời dòng sản phẩm DRAM di động cao cấp của mình với tiến trình 1z thế hệ tiếp theo.

SK Hynix, công ty có thị phần lớn thứ hai trong lĩnh vực DRAM sau Samsung cũng đang có kế hoạch áp dụng EUV cho các sản phẩm thế hệ thứ 4 hiện đang được phát triển để sản xuất hàng loạt vào năm 2021. SK Hynix được cho là chậm hơn so với Samsung khoảng từ sáu tháng đến một năm.

Sản phẩm mới nhất của Samsung đạt tốc độ hoạt động 6.400 Mbps, nhanh hơn 16% so với DRAM di động có dung lượng 12 GB (LPDDR5 - 5.500 Mbps) cho các dòng điện thoại thông minh cao cấp. Một điện thoại thông minh với DRAM dung lượng 16 GB có thể xử lý 51,2 GB mỗi giây tương đương với khoảng 10 bộ phim full HD.

Ngoài ra, DRAM di động LPDDR5 16 GB chỉ có thể được sản xuất với tám chip, làm cho nó mỏng hơn 30% so với phiên bản trước với tám chip 12 GB và bốn chip 8 GB. Như vậy, DRAM di động LPDDR5 16 GB có thể cung cấp giải pháp tối ưu cho các sản phẩm có nhiều bộ phận như điện thoại nhiều camera và thiết bị cầm tay 5G và các sản phẩm chú trọng đến độ dày như điện thoại có thể gập.

Samsung đang có kế hoạch đánh phủ đầu thị trường điện thoại thông minh hàng đầu 5G bằng cách cung cấp DRAM di động 16 GB thế hệ tiếp theo cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu. Nó cũng đang có kế hoạch mở rộng việc sử dụng sản phẩm mới sang thiết bị điện tử cho xe cộ bằng cách đảm bảo độ tin cậy ở nhiệt độ cao.

Những người trong ngành công nghiệp bán dẫn dự đoán rằng, Samsung sẽ tăng dần phạm vi ứng dụng của các quy trình EUV bắt đầu từ sản phẩm bộ nhớ này. Mặc dù giá của thiết bị EUV là hàng trăm tỷ won một chiếc, nó có lợi thế là giảm quy trình sản xuất vì nó có thể vẽ các đường mạch nhanh hơn trước. Mặc dù thiết bị in thạch bản hiện tại yêu cầu một số quy trình tạo mẫu để vẽ các đường mạch, thiết bị EUV yêu cầu một hoặc hai quy trình tạo mẫu.

Ngoài ra, quy trình EUV được kỳ vọng sẽ giúp các nhà sản xuất chip nhớ vượt qua giới hạn 10 nm trong việc chế tạo DRAM.

Phan Văn Hòa (theo Businesskorea)

TSMC dự kiến cung cấp chipset tiến trình 3nm vào nửa cuối năm 2022

TSMC dự kiến cung cấp chipset tiến trình 3nm vào nửa cuối năm 2022

Nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan lên kế hoạch sẽ cung cấp chipset tiến trình 3nm cho khách hàng của mình vào nữa cuối năm 2022.

Thiết lập Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng của Chính phủ số

Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn được thiết lập để làm nền tảng, phương tiện triển khai quản trị dữ liệu quốc gia và mở dữ liệu Chính phủ cho xã hội, cộng đồng.

Thiết lập Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng của Chính phủ số
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn.

Ngày 31/8, Bộ TT&TT tổ chức lễ khởi động Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn, sau một thời gian xây dựng và thử nghiệm. Việc xây dựng và đưa vào vận hành Cổng dữ liệu quốc gia là một hoạt động nhằm thực hiện Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cổng dữ liệu quốc gia sẽ là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước. Cổng cũng sẽ cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước.

Cổng dữ liệu quốc gia trên mạng Internet có địa chỉ https://data.gov.vn và Cổng dữ liệu mở thuộc Cổng dữ liệu quốc gia có địa chỉ tại https://ift.tt/31K5O7X. Người sử dụng cũng có thể sử dụng tài khoản PostID của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) để truy cập Cổng dữ liệu quốc gia đối với những hạng mục cần định danh.

Thiết lập Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng của Chính phủ số
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, triển khai thành công Cổng Data.gov.vn sẽ góp phần nâng thứ hạng về Chính phủ điện tử của Việt Nam thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, sự kiện khởi động Cổng dữ liệu quốc gia là bước tiến quan trọng, là điều kiện ban đầu tiên quyết để chúng ta hướng tới thành công trong thời gian tới.

“Tôi cũng mong muốn Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn sẽ trở thành nền tảng quan trọng hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương  trong việc chia sẻ các dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp hướng tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử và Chính phủ số trong thời gian tới”, Thứ trưởng bày tỏ.

Theo Thứ trưởng, để thành công, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ thì còn cần sự vào cuộc của người đứng đầu các bộ, ngành, những người sở hữu các dữ liệu quan trọng có sẵn sàng xây dựng, chia sẻ dữ liệu đó hay không. Quyết tâm đó sẽ quyết định đến sự thành công của Cổng Data.gov.vn.

Chỉ rõ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai và doanh nghiệp là 3 cơ sở dữ liệu quan trọng nhất, Thứ trưởng tin tưởng: “Với sự triển khai quyết liệt của các bộ, ngành để hoàn chỉnh 3 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng trên, với nền tảng mới là Cổng Data.gov.vn cùng sự hợp tác chặt chẽ của các bộ, ngành, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, chúng ta sẽ chia sẻ được các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu lên Cổng, đồng thời mở một số dữ liệu… Khi đó, chúng ta sẽ có bước tiến dài trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số”.

Theo ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, trong giai đoạn đầu, Bộ TT&TT sẽ xây dựng và ra mắt một số phân hệ cơ bản của hệ thống bao gồm đăng tải thông tin về hiện trạng dữ liệu trong cơ quan nhà nước, phân hệ dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Cổng cũng kết nối  tích hợp một số nền tảng như bản đồ số Vmap, mã địa chỉ bưu chính Vpostcode... để tăng tiện ích, hỗ trợ người dùng ở mức tối ưu nhất.

Nhận định đây mới chỉ là bước khởi đầu, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, thời gian tới Bộ TT&TT sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng từng phân hệ và thành phần của Cổng dữ liệu quốc gia để Cổng sẽ trở thành công cụ, là nền tảng và đóng vai trò đắc lực thực hiện chủ trương dữ liệu là cốt lõi, là nền tảng trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ chỉ đạo điều hành dựa trên dữ liệu.

“Cổng dữ liệu quốc gia cần tiếp tục hoàn thiện, tích hợp với các hệ thống khác để hình thành hạ tầng dữ liệu quốc gia. Đặc biệt, thời gian tới, cần có sự chung tay, góp sức, hành động quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu để tăng cường quản trị dữ liệu, thúc đẩy phát triển dữ liệu mở.

Cổng dữ liệu quốc gia cũng sẽ hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam để cùng khai thác và cung cấp dữ liệu mở, từ đó tạo dựng hệ sinh thái dữ liệu trên Cổng; hợp tác với các tổ chức dữ liệu mở trên thế giới để nâng cao vị thế, thứ hạng của Việt Nam”, ông Công Anh chia sẻ phương hướng phát triển thời gian tới.

Thiết lập Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng của Chính phủ số
ại diện các đơn vị thuộc: Bộ TT&TT, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội và VietnamPost ký biên bản phối hợp thúc đẩy dữ liệu mở trên Cổng Data.gov.vn.

Cũng tại lễ khởi động, đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), iTrithuc (Bộ KH&CN), Cục CNTT và dữ liệu tài nguyên môi trường (Bộ TN&MT), Cục CNTT (Bộ Y tế), Cục CNTT (Bộ GD&ĐT), Trung tâm CNTT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), ĐH Quốc gia Hà Nội và VietnamPost đã ký biên bản hợp tác về thúc đẩy dữ liệu mở và đồng hành trong xây dựng và hoàn thiện Cổng dữ liệu quốc gia. 

5 mục tiêu xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn:

-Thúc đẩy quản trị dữ liệu trong cơ quan nhà nước: Cổng sẽ là nền tảng dùng chung, nơi các cơ quan nhà nước công bố hiện trạng thông tin về dữ liệu của mình; kiểm kê, minh bạch về dữ liệu; là nơi chia sẻ các phương tiện, công cụ, kỹ năng để thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu bền vững trong Chính phủ điện tử.

- Quản lý và hỗ trợ thực hiện các yêu cầu về khởi tạo các kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; giám sát và giải quyết vướng mắc trong chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.

-Là nơi từng bước cung cấp các dịch vụ số mới của quá trình phát triển Chính phủ số; cho phép người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dữ liệu của mình, về mình do cơ quan nhà nước nắm giữ; các dịch vụ số khác trên cơ sở dữ liệu phân tích định lượng, dữ liệu được tổng hợp dữ liệu tự động từ nhiều nguồn khác nhau.

- Là đầu mối cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước; người dân, doanh nghiệp, cộng đồng sẽ có điều kiện khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước phục vụ nghiên cứu, học tập, sáng tạo sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển của nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế.

-Cổng cũng là một kênh thông tin để tiếp nhận các đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho cơ quan nhà nước để các cơ quan nhà nước có nhiều dữ liệu hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

 Vân Anh

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Xuất khẩu điện thoại 'Made in Vietnam' vượt mốc 5,1 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20.  

Xuất khẩu điện thoại 'Made in Vietnam' vượt mốc 5,1 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 5,3 tỷ USD trong tháng 8. Ảnh minh họa: Báo Giao thông

Điện thoại, linh kiện và các mặt hàng điện tử tiếp tục là những ngành hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp khiến nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu gặp khó.

Theo Tổng Cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20.

Cụ thể, trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng điện thoại và linh kiện đạt 5,3 tỷ USD, còn ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt 4,1 tỷ USD.

Tính chung 8 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu của mặt hàng điện thoại và linh kiện ước đạt 31,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,6 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, vào tháng 7, so với ước tính, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện cao hơn 585 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 464 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cao hơn 285 triệu USD.

Theo đánh giá, các ngành sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương trên cả nước. Đồng thời, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu làm chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của sản xuất công nghiệp.

Cụ thể, một số liệu từ Bộ Công thương cho chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 7 tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất của ngành tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy là xuất khẩu điện thoại và linh kiện đã liên tiếp bị sụt giảm trong 2 tháng trở lại đây, dù vẫn là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Con số thống kê từ các cơ quan quản lý trước đó cho thấy, vào tháng 7, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Còn trong tháng 8, nhóm hàng này sụt giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến những tháng cuối năm, ngành điện tử vẫn bị ảnh hưởng lớn do diễn biến dịch bệnh phức tạp có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu.

Duy Vũ 

Thị trường smartphone toàn cầu năm 2020 dự báo giảm 9,5%

Thị trường smartphone toàn cầu năm 2020 dự báo giảm 9,5%

Số liệu của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) cho thấy, thị trường smartphone toàn cầu năm 2020 dự báo sẽ giảm 9,5% so với năm 2019, với tổng số smartphone xuất xưởng chỉ đạt 1,2 tỷ chiếc.

Thị trường smartphone toàn cầu năm 2020 dự báo giảm 9,5%

Số liệu của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) cho thấy, thị trường smartphone toàn cầu năm 2020 dự báo sẽ giảm 9,5% so với năm 2019, với tổng số smartphone xuất xưởng chỉ đạt 1,2 tỷ chiếc.

Báo cáo chỉ ra rằng, trong quý 2/2020 thị trường smartphone toàn cầu đã đạt những kết quả tốt hơn dự kiến một chút, nhưng điều đó cũng không đủ để cứu vãn hoàn toàn thị trường, mà vẫn giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái trước.

{keywords}

Bà Nabila Popal – Giám đốc nghiên cứu về thiết bị di động toàn cầu của IDC cho rằng, sự phục hồi của thị trường smartphone toàn cầu thực sự sẽ không xảy ra cho đến năm 2022 khi số lượng smartphone trở lại mức như trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Ngoài sự tăng trưởng của thiết bị 5G thì các yếu tố khác sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi thị trường, đáng chú ý nhất là cơ hội tăng trưởng thiết bị 4G tầm trung ở các thị trường đang phát triển.

{keywords}
Dự báo số lượng smartphone toàn cầu quý 2/2020 (Nguồn: IDC)

Bất chấp tình trạng khó khăn trước mắt, IDC vẫn kỳ vọng thị trường điện thoại thông minh toàn cầu sẽ phục hồi trở lại và phục hồi hoàn toàn vào năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 1,7% trong giai đoạn dự báo 5 năm. Theo IDC, dự đoán tăng trưởng được thúc đẩy bởi giả định rằng hầu hết mọi người trên toàn thế giới vẫn sẽ coi điện thoại thông minh là nền tảng kỹ thuật số được lựa chọn.

Trong khi đó, ông Ryan Reith, Phó Chủ tịch chương trình thiết bị di động toàn cầu của IDC bày tỏ tin tưởng rằng, 5G vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh, bất chấp những thách thức của đại dịch Covid-19 và nhu cầu của người tiêu dùng giảm.

“Trong khi nhiều nhà cung cấp hàng đầu đã giảm kế hoạch sản xuất năm 2020 để phù hợp với sự suy giảm của thị trường, chúng tôi đã thấy hầu hết các đợt cắt giảm tập trung vào danh mục đầu tư 4G của họ. Hầu hết các kênh ở các thị trường phát triển đều đặt kỳ vọng rằng danh mục đầu tư mà họ thực hiện sẽ được thống trị bởi các thiết bị 5G vào cuối năm 2020, để lại ít không gian hơn cho thiết bị 4G”, ông Ryan Reith cho biết thêm.

{keywords}
Dự báo thị phần smartphone 5G theo khu vực năm 2020

Tuy nhiên, ông Ryan Reith cũng đưa ra nhận định rằng, nhu cầu của người tiêu dùng đối với thiết bị 5G là rất thấp cùng với những khó khăn của kinh tế thì xu hướng giảm đầu tư vào thiết bị mới và giảm phí dịch vụ liên quan đến 5G sẽ ngày càng trở nên cần thiết.

Một số khó khăn này có thể có lợi cho người tiêu dùng, vì giá bán trung bình của thiết bị 5G dự kiến sẽ giảm vào năm 2020 và những năm sau đó. Chẳng hạn như, trong quý trước, tại thị trường Trung Quốc 43% thiết bị 5G có giá dưới 400 USD và IDC dự kiến giá bán trung bình của điện thoại thông minh 5G toàn cầu sẽ đạt 495 USD vào năm 2023.

IDC cũng kỳ vọng điện thoại thông minh 5G sẽ chiếm khoảng 50% thị trường toàn cầu vào năm 2023.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

Huawei cạn kiệt chip smartphone

Huawei cạn kiệt chip smartphone

Huawei buộc phải dừng sản xuất Kirin, dòng chip smartphone hiện đại nhất do lệnh cấm mới của Mỹ.  

Hà Nội tạm dừng thí điểm mô hình trông giữ xe iParking từ 1/9

Mô hình trông giữ xe qua điện thoại thông minh iParking sẽ tạm dừng từ ngày 1/9 trên toàn thành phố Hà Nội sau 2 năm thí điểm.

Hà Nội tạm dừng thí điểm mô hình trông giữ xe iParking từ 1/9
Hà Nội tạm dừng thí điểm dự án trông giữ xe qua điện thoại thông minh iParking từ 1/9

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản kết luận tạm dừng thí điểm mô hình trông giữ xe qua điện thoại thông minh iParking trên toàn thành phố kể từ ngày mai, 1/9/2020.

Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ tạm dừng thí điểm chức năng thanh toán (bao gồm cả thu phí sử dụng lòng đường) của ứng dụng iParking đối với 12 đơn vị đang thí điểm ứng dụng iParking trong hoạt động trông giữ xe tạm thời dưới lòng đường trên địa bàn thành phố. 

Việc dừng thí điểm này là để chuyển sang áp dụng hình thức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường theo mét vuông, bắt đầu từ ngày 1/9 đến hết năm 2020 hoặc cho đến khi Dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (iParking) phục vụ tìm kiếm, thanh toán giá dịch vụ trông giữ phương tiện và hỗ trợ công tác quản lý, khai thác các điểm đỗ xe được cấp phép trên địa bàn thành phố theo hình thức đối tác công tư - Hợp đồng BOO được thành phố phê duyệt để làm cơ sở triển khai chính thức. 

Dự án trông giữ xe qua điện thoại thông minh iParking được thành phố Hà Nội triển khai thí điểm vào giữa năm 2017, bắt đầu tại hai tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo.

Tuy nhiên, sau một thời gian, các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá mô hình thí điểm bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội cho biết: Qua kiểm tra, rà soát cho thấy Dự án iParking phục vụ tìm kiếm, thanh toán giá dịch vụ trông giữ phương tiện và hỗ trợ công tác quản lý, khai thác các điểm đỗ xe được cấp phép trên địa bàn thành phố theo hình thức đối tác công tư - Hợp đồng BOO chưa được hoàn chỉnh theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội nên gặp vướng mắc liên quan đến cơ chế tài chính.

Qua kiểm tra cho thấy các đơn vị trông giữ xe vẫn chưa trang bị các thiết bị để kiểm soát, theo dõi, kiểm tra phương tiện người gửi, quản lý điểm đỗ...

Hệ thống chưa thực hiện trích nộp phí trực tiếp về tài khoản tại Kho bạc Nhà nước của đơn vị cấp phép. Các đơn vị trông giữ xe còn chậm thanh toán tiền hợp đồng vào hệ thống. Mặt khác, hệ thống iParking chỉ là đơn vị giúp ghi nhận, tạm giữ và thống kê doanh thu, Công ty cổ phần CIS buộc phải được sự đồng ý của các đơn vị trông giữ phương tiện thông qua việc ký - đóng dấu xác nhận tại biên bản đối soát, xác nhận số liệu. Do vậy, Công ty cổ phần CIS không thể trích chuyển phí sử dụng tạm thời lòng đường đúng thời hạn về ngân sách của đơn vị cấp phép, dẫn tới chậm nộp phí.

Một số đơn vị không bảo đảm đủ tiền trong tài khoản thanh toán hộ dẫn tới trường hợp bị lỗi thanh toán do thẻ hết tiền. Nhiều trường hợp trật tự viên cố tình không nhập hoặc nhập không đủ số phương tiện đang đỗ, gửi trong điểm đỗ lên hệ thống iParking. Do đó, số liệu doanh thu ghi nhận qua hệ thống chưa phản ánh đúng thực trạng tại điểm đỗ.

Ngoài ra, có tình trạng trật tự viên nhập trên hệ thống iParking 100% phương tiện ký hợp đồng gửi tháng đang đỗ, gửi trong điểm đỗ xe. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, các phương tiện này không đỗ trong điểm đỗ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chức năng tìm kiếm vị trí đỗ xe trên hệ thống iParking và ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo doanh thu của các điểm đỗ.

Duy Vũ

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt vì nghi ngờ trộm phần mềm công nghệ Mỹ

Nếu bị kết tội, nhà nghiên cứu này có thể phải đối mặt với án tù 20 năm vì cáo buộc phá hủy bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra liên bang về khả năng chuyển giao bất hợp pháp công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc.

Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) đã buộc tội một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học California, Los Angeles vì cáo buộc phá hủy bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra liên bang về khả năng chuyển giao bất hợp pháp công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc.

Người bị buộc tội là Guan Lei, bị cáo buộc đã ném một ổ cứng vào một thùng rác gần nơi ở của anh ta ở Mỹ trước khi cố gắng lên chuyến bay đến Trung Quốc.

Ổ cứng đã được Cục Điều tra Liên bang (FBI) thu hồi sau khi Guan Lei từ chối yêu cầu của cơ quan tình báo kiểm tra máy tính của anh ta khi anh ta định lên một chuyến bay đến Trung Quốc. Hiện tại anh ta đã bị các cơ quan chức năng Mỹ giữ lại để điều tra.

{keywords}
Nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt vì nghi ngờ trộm phần mềm công nghệ Mỹ

Theo một bản báo cáo do FBI đệ trình để làm bằng chứng cho cáo buộc cho thấy, ổ cứng bị hư hỏng không thể sửa chữa được và tất cả dữ liệu trước đây liên quan đến ổ cứng dường như đã bị xóa một cách có chủ ý và bằng vũ lực.

FBI kể từ đó đã bắt đầu một cuộc điều tra về việc liệu Guan có thể chuyển phần mềm hoặc dữ liệu kỹ thuật nhạy cảm của Mỹ cho Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) hay đã giả từ chối sự liên kết với quân đội Trung Quốc khi anh ta xin thị thực vào năm 2018 hay không, DoJ cho biết.

Theo một phần của cuộc điều tra, Guan thừa nhận rằng anh ta đã tham gia huấn luyện quân sự và thỉnh thoảng mặc quân phục khi anh ta học tại NUDT trước đó nhưng khẳng định anh ta là một sinh viên bình thường.

Ngoài bị cáo buộc tiêu hủy bằng chứng, Guan còn bị cáo buộc che giấu thiết bị lưu trữ kỹ thuật số với các nhà điều tra và nói dối về việc có bất kỳ liên hệ nào với lãnh sự quán Trung Quốc trong thời gian ở Mỹ.

Nếu bị buộc tội, Guan có thể phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù ở nhà tù liên bang.

Guan là công dân Trung Quốc mới nhất bị điều tra vì có thể chuyển giao trái phép công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc, trước đó một người khác cũng đã bị kết án hai năm tù vào đầu năm nay vì ăn cắp công nghệ pin thế hệ tiếp theo từ một công ty xăng dầu của Mỹ.

Đồng thời, Huawei hiện đang phải đối mặt với cáo buộc đánh cắp thông tin trên một robot kiểm tra điện thoại T-Mobile có tên là Tappy để tạo ra phiên bản của riêng mình.

Theo Giám đốc FBI - Christopher Wray thì đã có sự gia tăng trong các cuộc điều tra này kể từ năm 2018, khi DoJ khởi động chiến dịch Sáng kiến Trung Quốc nhằm chống lại và điều tra hoạt động gián điệp kinh tế của Bắc Kinh.

Vào đầu năm nay, Wray cho biết: “FBI đã thực hiện khoảng một nghìn cuộc điều tra tại tất cả 56 văn phòng khu vực của chúng tôi ở tất cả mọi ngành và lĩnh vực liên quan đến việc Trung Quốc cố gắng đánh cắp công nghệ của Mỹ”.

Phan Văn Hòa (theo ZDnet)

Mỹ truy lùng 2 hacker TQ làm gián điệp, trộm hàng trăm triệu USD

Mỹ truy lùng 2 hacker TQ làm gián điệp, trộm hàng trăm triệu USD

Bản cáo trạng xác định 2 tin tặc không những thực hiện nhiệm vụ tình báo cho chính quyền Trung Quốc, mà còn trộm "hàng trăm triệu USD" vì mục đích cá nhân.

Xe Tesla có thêm khả năng đọc biển báo tốc độ

Với tính năng mới, khi camera của xe Tesla phát hiện có biển báo giới hạn tốc độ, thông tin sẽ được hiển thị cho người lái, đồng thời được sử dụng để thiết lập cảnh báo vượt quá tốc độ cho phép.

Tesla vừa tung ra bản cập nhật phần mềm mới cho các mẫu xe điện của mình, phiên bản 2020.36. Đáng chú ý là trong đó, xe Tesla sẽ có thêm tính năng “đọc” biển báo giới hạn tốc độ bằng camera. Tính năng này được gọi là Speed Assist.

Với Speed Assist, khi camera của xe Tesla phát hiện có biển báo giới hạn tốc độ, thông tin sẽ được hiển thị cho người lái, đồng thời được sử dụng để thiết lập cảnh báo vượt quá tốc độ cho phép.

Xe Tesla có thêm khả năng đọc biển báo tốc độ
Với tính năng mới, khi camera của xe Tesla phát hiện có biển báo giới hạn tốc độ, thông tin sẽ được hiển thị cho người lái, đồng thời được sử dụng để thiết lập cảnh báo vượt quá tốc độ cho phép.

Bản cập nhật phần mềm mới nhất cũng bổ sung thêm lựa chọn cho tính năng nhận biết đèn giao thông và biển báo dừng xe, “Traffic Light and Stop Sign Control”. Lựa chọn mới được gọi là “Green Traffic Light Chime”.

Cụ thể, lúc xe đang dừng chờ đèn, “Green Traffic Light Chime” sẽ phát ra âm báo khi đèn chuyển sang xanh. Nếu xe của người dùng dừng chờ đèn sau xe khác, âm báo phát ra khi xe phía trước di chuyển.

Dù sao, Tesla vẫn lưu ý rằng, âm báo của tính năng này chỉ là hỗ trợ thêm, người lái xe cần có trách nhiệm quan sát xung quanh và đưa ra quyết định phù hợp.

Bản cập nhật đã được triển khai. Nhưng như thường lệ, Tesla sẽ áp dụng dần dần và có thể mất vài tuần trước khi bản cập nhật đến được với mọi chiếc xe.

Từ tháng 4 năm nay, xe Tesla bắt đầu có tính năng nhận diện đèn giao thông và biển báo dừng. Tính năng này được CEO Elon Musk của Tesla coi là bước tiến lớn cho công nghệ xe tự lái hoàn toàn, dù thực tế mục tiêu này không dễ dàng.

Anh Hào (Theo Electrek, The Verge)

Đây là cách Tesla vươn lên làm 'bá chủ' ngành sản xuất xe hơi thế giới

Đây là cách Tesla vươn lên làm 'bá chủ' ngành sản xuất xe hơi thế giới

Tesla đã chính thức trở thành nhà sản xuất xe hơi đắt giá nhất hành tinh, vượt qua Toyota và chiếm lĩnh thị phần trị giá 190,12 tỷ USD. Nhưng bằng cách nào Tesla của Elon Musk làm được điều đó?

Ứng dụng OTT thuần Việt tự tin cạnh tranh quốc tế

Không chấp nhận để doanh nghiệp trong nước bị lép vế so với các dịch vụ xuyên biên giới của nước ngoài, VieON đã cho ra đời ứng dụng OTT giải trí thuần Việt, cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ ngay trên sân nhà.

Tạo đột phá cho OTT trong nước

Rất nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đang đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam, khiến thị trường trở nên sôi động. Những dịch vụ này có nhiều ưu thế vượt trội như công nghệ hiện đại, kho nội dung đồ sộ, phong phú và đa dạng, chất lượng hình ảnh cao và đặc biệt là nhiều nội dung độc quyền…

Để nâng cao tính cạnh tranh của các ứng dụng OTT trong nước, VieON ra đời, tạo bước đột phá mới trong lĩnh vực này.

VieON là một ứng dụng OTT - ứng dụng xem nội dung giải trí trực tuyến - thuần Việt ra mắt ngày 7/5/2020. Đây là ứng dụng do Công ty VieON thuộc Tập đoàn Đất Việt VAC phát triển, cùng sự tư vấn chiến lược từ Công ty tư vấn toàn cầu BCG Digital Ventures của Mỹ.

VieON hoạt động trên đa phương tiện bao gồm SmartTV, Smartphone, Apps và Web phục vụ nhu cầu giải trí tốt nhất cho người dùng tại Việt Nam. Với VieON, người dùng có thể xem nội dung giải trí mọi lúc mọi nơi.

{keywords}

Về công nghệ, VieON đã hợp tác với các đối tác rất mạnh trong lĩnh vực này như Gravity R&D, Castlabs hay Segment để đưa các công nghệ hiện đại nhất vào ứng dụng của mình. Đồng thời, VieON sử dụng hệ thống mạng phân phối nội dung (CDN) chất lượng quốc tế để giúp người dùng trải nghiệm một cách hoàn hảo nhất.

Về nội dung để bắt kịp xu hướng của các OTT quốc tế, VieON tạo ra một kho nội dung đồ sộ, phong phú và đa dạng, chất lượng cao, có bản quyền … Trong đó, nhiều nội dung mang tính sáng tạo và độc quyền.

Đại diện VieON cho biết, người dùng khi đến với VieON được thưởng thức hàng trăm ngàn giờ xem phim điện ảnh Hollywood, Hàn Quốc, Hoa ngữ, Việt Nam cùng nhiều kênh truyền hình trong nước và quốc tế có bản quyền 100%. Họ còn được trải nghiệm nhiều nội dung độc quyền như: TV Series Gạo nếp gạo tẻ 2, web drama chất lượng điện ảnh Hải đường trong gió, original mini drama Không thể rời mắt lần đầu tiên có sự tham gia của Jack…

Nội dung độc quyền là điểm cốt yếu để các OTT trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với OTT nước ngoài. VieON đã xác định điều đó ngay từ đầu, nên tập trung đẩy mạnh và liên tục cập nhật để làm phong phú kho nội dung đặc sắc của mình.

{keywords}

Lợi thế cạnh tranh

Một lợi thế vượt trội của VieON so với các OTT đến từ nước ngoài là việc tích hợp hệ thống thanh toán đến từ doanh nghiệp trong nước.

Các OTT nước ngoài chủ yếu tích hợp các hệ thống thanh toán quốc tế, khiến nhiều người dùng thấy khó khăn khi đăng ký tài khoản hay thanh toán trực tiếp. Là một OTT thuần Việt, VieON đã hợp tác với Công ty M_Service đưa ví điện tử MoMo vào làm phương thức thanh toán trong ứng dụng của mình.

{keywords}

Ví điện tử MoMo đang là đối tác của nhiều ngân hàng lớn trong cả nước, trải rộng trên mọi lĩnh lực: điện lực, viễn thông, di động, truyền hình, tài chính cá nhân, ngân hàng, hàng không, giải trí, game… Với việc hợp tác với ví điện tử này, người dùng VieON có thể trả tiền mua các gói dịch vụ, thưởng thức các nội dung một cách thuận lợi. Việc hợp tác này còn góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.

{keywords}

Nhờ những bước đi bài bản, chỉ trong một thời gian ngắn, VieON đã gặt hái đượ nhiều thành quả. Sau 24 giờ ra mắt, VieON vươn lên vị trí Top 1 bảng xếp hạng của AppStore và Google Play. Đặc biệt, giữa tháng 6/2020, VieON có mức tăng trưởng thần tốc, trung bình gần 500% trong hơn 2 tháng qua.

Những thành quả trên cho thấy VieON đã tạo ra một bước đột phá, chứng minh người Việt có thể tạo ra được một OTT thuần Việt cạnh tranh trực tiếp với các các dịch vụ OTT đến từ quốc tế, thậm chí có thể vươn tầm thế giới trong thời gian tới.

Lê Trần

Lệnh cấm của ông Trump có thể khiến Internet không còn như trước

Lệnh cấm của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các hãng công nghệ Trung Quốc có thể khiến toàn bộ Internet thay đổi.

Khi nói đến kiểm duyệt và quản lý nội dung trên Internet, Trung Quốc và Mỹ nằm ở 2 thái cực đối nghịch nhau.

Từ trước đến nay, Bắc Kinh luôn có những quy định kiểm soát Internet nghiêm ngặt, thậm chí chặn các website lớn của nước ngoài để tạo điều kiện cho dịch vụ trong nước phát triển. Trong khi đó, Mỹ được biết đến với chiến lược cởi mở, giúp các hãng công nghệ Mỹ thống trị thế giới.

Đến khi ông Trump ban hành lệnh cấm TikTok và WeChat, Nhà Trắng cho thấy họ sẵn sàng áp dụng chiến lược kiểm soát Internet mà Bắc Kinh đang làm. Ông Trump thậm chí đi xa hơn, buộc chủ sở hữu TikTok là ByteDance bán lại toàn bộ hoạt động của ứng dụng tại Mỹ cho một doanh nghiệp khác nếu muốn tiếp tục hoạt động tại quốc gia này.

Lenh cam cua ong Trump co the chia cat Internet anh 1

Internet sau lệnh cấm TikTok của ông Trump có thể không còn như trước. Ảnh: Dae In Chung.

Lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến Internet bị chia cắt

Ngày 17/8, Mỹ tiếp tục giáng đòn đánh lên Huawei. Bộ Thương mại Mỹ sẽ bổ sung 38 chi nhánh của Huawei tại 21 quốc gia vào “danh sách thực thể”, nâng tổng số lên 152 từ lần đầu công bố danh sách vào tháng 5/2019.

Sau vài tiếng, Bộ Thương mại Mỹ công bố thêm chi tiết trong quy định mới, cấm Huawei mua chip từ các công ty sản xuất chip hoặc các nhà cung ứng linh kiện điện tử không thuộc Mỹ, nếu như họ sử dụng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ trong quá trình chế tạo.

Những động thái của Mỹ cho thấy cách tiếp cận mới trong việc kiểm soát các hãng công nghệ, cách tiếp cận gần gũi hơn Trung Quốc khi không có kiểm duyệt nội dung.

Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến các hãng công nghệ Mỹ như Facebook hay Google vốn đang có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, cũng như các “gã khổng lồ Internet” của Trung Quốc như Tencent, Alibaba muốn vươn mình đến phương Tây.

Nếu có nhiều quốc gia áp dụng cách kiểm soát giống như Mỹ vì lo ngại an ninh quốc gia, Internet sẽ chẳng khác gì một “mảnh chắp vá” tương tự chính sách thị thực đối với du lịch.

“Một lệnh cấm kinh doanh sẽ dẫn đến sự trả đũa và góp phần chia cắt Internet”, Ron Deibert - Giáo sư Khoa học Chính trị, Giám đốc Phòng nghiên cứu Công dân Trường Munk về Vấn đề Toàn cầu và Chính sách Công tại Đại học Toronto (Mỹ), cho biết.

Lenh cam cua ong Trump co the chia cat Internet anh 2

TikTok đang là mục tiêu mới của Nhà Trắng trong việc loại bỏ các ứng dụng, mạng xã hội Trung Quốc khỏi nước Mỹ. 

"Mỹ có thể trả giá đắt"

Trung Quốc và Mỹ có xuất phát điểm khác nhau trong cách kiểm soát ngành công nghiệp công nghệ cao. Chính quyền Trung Quốc sẵn sàng đưa ra biện pháp mạnh tay chống lại đối tượng chống chính quyền hoặc có hành động vượt tầm kiểm soát. Họ cũng không giấu tham vọng đưa cái tên Trung Quốc vào những công nghệ tiên tiến, điều khiến doanh nghiệp nước ngoài lo rằng họ sẽ không có lợi thế cạnh tranh với các công ty địa phương.

Lệnh cấm của Nhà Trắng dành cho TikTok và WeChat, dự kiến có hiệu lực từ 20/9, được xem là biện pháp bảo vệ công dân Mỹ trước mối đe dọa bị Bắc Kinh thu thập dữ liệu, xuất phát từ ý kiến cho rằng Trung Quốc nên bị trừng phạt do vi phạm các chuẩn mực dân chủ.

Nguyên tắc “có qua có lại” này đã khơi mào cuộc đối đầu giữa chính quyền ông Trump và Bắc Kinh về thương mại, chính sách công nghiệp và truyền thông.

Khi chính quyền ông Trump cấm TikTok và WeChat, các quốc gia có thể cảm nhận sự phụ thuộc của họ vào công nghệ Mỹ theo góc nhìn khác.

Đối với lĩnh vực Internet, chính sách trên có thể khiến Mỹ trả giá đắt. Trong khi một số nước chấp nhận cách tiếp cận của Trung Quốc, nhiều quốc gia không thoải mái với sự thống trị của các công ty Mỹ như Facebook, Google và Amazon, thậm chí xem xét áp thuế và những hạn chế đối với hoạt động của họ.

Một số quốc gia đã thắt chặt kiểm soát với các mạng xã hội của Mỹ. Tại những nước đang phát triển, các công ty Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng đánh bại dịch vụ của phương Tây.

Theo Deibert, Trung Quốc đã mất nhiều năm để mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Phi, Mỹ Latin và Trung Đông. Các công ty viễn thông, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã có chỗ đứng bằng việc tung ra những thiết bị giá rẻ.

Judd Deere, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết chính quyền Mỹ “cam kết bảo vệ người dân khỏi tất cả mối đe dọa an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng quan trọng, sức khỏe cộng đồng, kinh tế và an ninh quốc gia”.

Lenh cam cua ong Trump co the chia cat Internet anh 3

Người Trung Quốc đã quá quen với các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và app mua sắm do Trung Quốc phát triển. Ảnh: Shutterstock.

Sự quyết liệt từ Tổng thống Trump

Tại Trung Quốc, người dân đã quen với các dịch vụ tìm kiếm, website mua sắm và mạng xã hội tiếng Trung. Nhiều thanh niên Trung Quốc thậm chí biết rất ít về Google, Twitter và Facebook.

Trong khi nhiều chính trị gia Mỹ lên án sự kiểm duyệt của Trung Quốc, những hành động trừng phạt Trung Quốc lại rất ít. Các đời tổng thống trước tin rằng nước Mỹ đủ lớn để gây ảnh hưởng về cách tiếp cận Internet trên thế giới.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây đã khiến niềm tin ấy mất đi. Dưới triều đại ông Trump, nước Mỹ đang quyết liệt để kìm hãm sự phát triển ấy.

Trong bài phát biểu ngày 29/5 tại Vườn hồng, ông Trump cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, vi phạm cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, ông cho rằng lỗi không chỉ thuộc về Trung Quốc.

“Họ có thể thoát những cáo buộc trước đây nhờ các chính trị gia, tổng thống trong quá khứ. Khác với họ, chính quyền của tôi luôn đấu tranh cho sự đúng đắn”, ông Trump còn hạn chế quyền tiếp cận của giới truyền thông, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ.

Matt Perault, Giáo sư Trung tâm Chính sách Khoa học Công nghệ, Đại học Duke bày tỏ lo ngại khi Mỹ tham gia chiến tranh thương mại theo cách tiếp cận giống Trung Quốc, trong khi trước đây, chiến lược của Mỹ trái ngược hoàn toàn.

Perault nói rằng các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ đang phải áp dụng chính sách tương tự các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc như thoái vốn tài sản, giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phiếu và điều chỉnh nơi đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu.

Lenh cam cua ong Trump co the chia cat Internet anh 4

Dưới nhiệm kỳ ông Trump, Huawei và các công ty Trung Quốc chịu nhiều khó khăn hơn trước. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, chính quyền ông Trump vẫn đang bảo vệ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ trước những cáo buộc từ nước ngoài.

Nhà Trắng đã chỉ trích chính sách áp thuế dịch vụ dành cho các công ty Mỹ hoạt động tại Pháp, Anh, Italy và Ấn Độ nhắm vào Google và Amazon. Mỹ cũng phản đối việc châu Âu giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư bằng cách chặn luồng dữ liệu của người dùng đến Mỹ.

Trong sắc lệnh cấm TikTok và WeChat, Nhà Trắng cũng nhắc đến lệnh cấm tương tự của chính phủ Ấn Độ, động thái kỳ lạ bởi Mỹ luôn chỉ trích Ấn Độ trong chính sách liên quan đến các lĩnh vực khác.

Clete Willems, đối tác của công ty luật Akin Gump, cựu quan chức thương mại trong chính quyền ông Trump, cho rằng các lệnh hành pháp được ban hành từ những lo ngại về an ninh quốc gia chứ không phải “có qua có lại”.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng lệnh cấm “có qua có lại” mà không kèm theo các quy định chặt chẽ là lệnh cấm thất bại. Samm Sacks, thành viên tổ chức New America đặt câu hỏi liệu quyền riêng tư của người dân có được đảm bảo hơn nếu Mỹ áp dụng "Great Firewall" tương tự Trung Quốc.

Theo Zing/New York Times

TikTok chính thức kiện chính quyền Trump

TikTok chính thức kiện chính quyền Trump

Hôm 24/8, TikTok chính thức kiện chính phủ Mỹ lên tòa án liên bang vì sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump nhằm vào ứng dụng video ngắn.  

Huawei lên 'đám mây' để tìm đường sống

Điện toán đám mây - bộ phận tăng trưởng nhanh của Huawei vẫn có thể tiếp cận chip Intel, bất chấp lệnh cấm của Mỹ.

Huawei lên 'đám mây' để tìm đường sống

Huawei đang tập trung vun đắp cho đám mây, bộ phận vẫn có quyền tiếp cận chip của Mỹ, để bảo toàn sự sống.

Mảng điện toán đám mây của Huawei xếp sau Alibaba và Tencent nhưng phát triển khá nhanh. Đầu năm nay, nó để lại dấu ấn không thua kém mảng smartphone và thiết bị viễn thông của Huawei.

Theo nguồn tin của Financial Times, mảng đám mây là chìa khóa để Huawei ổn định thị trường nội địa do Bắc Kinh đang tăng cường hỗ trợ công ty thông qua các hợp đồng công.

Một số người thạo tin tiết lộ Huawei đặt mục tiêu cung cấp nhiều giải pháp và sản phẩm đám mây với chất lượng tốt hơn để bù đắp cho tình trạng gián đoạn nguồn cung chip smartphone và viễn thông.

Huawei cần thay đổi mục tiêu vì triển vọng smartphone và sản phẩm điện tử tiêu dùng khác của hãng trở nên "vô vọng" sau khi Mỹ ban lệnh cắt đứt khả năng mua bán chip di động. Bộ phận tiêu dùng đóng góp tới một nửa doanh thu 122 tỷ USD năm 2019.

Trong khi đó, nhà cung ứng thiết bị bán dẫn cần thiết cho đám mây vẫn được phép bán hàng cho Huawei. Linh kiện khác cũng có sẵn trên thị trường tự do. Năm 2019, Intel ký hợp đồng bán CPU dùng trong máy chủ Huawei.

Sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm vận thương mại, hàng trăm doanh nghiệp Mỹ đổ xô xin giấy phép bán hàng tạm thời. Bất chấp Mỹ ra thêm nhiều hạn chế kể từ năm ngoái, các giấy phép này vẫn còn hiệu lực. Quan chức Bộ Thương mại Mỹ xác nhận lệnh cấm không có tác dụng với các giấy phép cấp trước ngày 17/8.

Năm ngoái, giấy phép chủ yếu tập trung vào thiết kế chip và phần mềm vì toàn ngành không ngờ được Washington sẽ đánh vào toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả sản xuất. Dù vật, một số hãng, trong đó có Intel, vẫn xin được giấy phép riêng và có thể cung ứng chip cho Huawei. Nhờ đó, Huawei sẽ dùng chip Intel để thay thế cho Kunpeng và Ascend, hai CPU đám mây mà công ty tự phát triển dựa trên thiết kế từ ARM, vốn không còn được sản xuất vì lệnh cấm của Mỹ.

Các linh kiện khác như mạch tích hợp để quản lý điện năng, memory chip... có thể mua qua các công ty thương mại khác như WPG, nhà phân phối linh kiện bán dẫn lớn nhất châu Á.

Du Lam (Theo FT)

Huawei: Con tốt trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung

Huawei: Con tốt trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung

Là gã khổng lồ 5G và smartphone, Huawei từng sống như một ông hoàng. Song, gần đây, hãng nhận thấy mình giống như quân cờ trong cuộc chơi quyền lực vĩ đại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.  

Sunday, August 30, 2020

Công nghệ nào bảo vệ người không có smartphone khỏi Covid-19?

Để cài ứng dụng Bluezone, người dùng buộc phải có smartphone. Vậy những người không dùng smartphone liệu có được bảo vệ khỏi Covid-19?

Bluezone liệu có bảo vệ người không dùng smartphone?

Bluezone là ứng dụng cảnh báo sớm và hỗ trợ truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Đây hiện là phương án đơn giản và hiệu quả nhất để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh. 

Ứng dụng này hoạt động dựa trên việc xác định tiếp xúc gần thông qua sóng Bluetooth. Có 2 điều kiện cơ bản để Bluezone có thể hoạt động. Đó là người dùng phải sở hữu điện thoại thông minh có tính năng phát sóng Bluetooth và trên chiếc máy đó phải cài đặt ứng dụng Bluezone. 

{keywords}
Nếu 60% dân số sử dụng Bluezone, những người không dùng smartphone cũng sẽ được bảo vệ khỏi dịch bệnh. 

Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), hiện Việt Nam có tổng cộng 80 triệu máy smartphone đang hoạt động, chiếm khoảng 60% trong tổng số 126 triệu thuê bao di động. Điều này cũng có nghĩa, không phải người dân nào cũng có điện thoại thông minh để cài ứng dụng Bluezone. Vậy Bluezone liệu có giúp bảo vệ họ khỏi sự lây lan của Covid-19?

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, chức năng của Bluezone là giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Cùng với phương pháp điều tra dịch tễ, lịch sử tiếp xúc trên ứng dụng Bluezone đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan chức năng khoanh vùng để tìm ra toàn bộ những người có khả năng nghi nhiễm. 

Theo Cục Tin học hóa, càng nhiều người cài đặt và sử dụng Bluezone thì khả năng khoanh vùng, chống dịch càng nhanh chóng. Để ứng dụng có thể hoạt động hiệu quả, cần khoảng 60% dân số phải được cài đặt ứng dụng Bluezone. 

Việc sớm tìm ra người nghi nhiễm Covid-19 sẽ giúp giảm nguy cơ sản sinh ra các F2, F3, từ đó chặn đứng sự lây lan của căn bệnh ra cộng đồng. Chính vì vậy, ngay cả với những người không cài đặt Bluezone hoặc không có smartphone để cài đặt Bluezone, họ cũng được gián tiếp bảo vệ khỏi dịch bệnh.

Cách thế giới bảo vệ người không có smartphone khỏi Covid-19

Giống như Việt Nam, có không ít quốc gia chọn sử dụng công nghệ Bluetooth để xác định tiếp xúc nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19. Tại khu vực Đông Nam Á, ứng dụng TraceTogether (tương tự với Bluezone) của Singapore hiện có 2,3 triệu người dùng, chiếm 41% tổng dân số nước này. 

Dù là một nước phát triển, tại Singapore vẫn có 1 tỷ lệ người dân nhất định không sử dụng smarphone. Các nhóm đối tượng này bao gồm người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật và những người không muốn tiếp xúc với công nghệ. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi sự lây lan của Covid-19.

Để bảo vệ những người này, chính phủ Singapore đã cho ra đời một thiết bị có tên Token TraceTogether. Đây là những thiết bị có khả năng thu phát sóng Bluetooth và kết nối với tín hiệu phát đi từ những người dùng ứng dụng TraceTogether ở quanh đó. 

{keywords}
Thiết bị có tên Token TraceTogether của Singapore với khả năng thu phát sóng Bluetooth và kết nối với tín hiệu phát đi từ những người dùng app TraceTogether  (ứng dụng tương tự Bluezone).

Token TraceTogether có kích thước nhỏ gọn, chỉ bằng một hộp diêm. Tuy vậy, thiết bị này có tính năng lưu lại lịch sử tiếp xúc tương tự như với ứng dụng TraceTogether. Token TraceTogether cũng có khả năng phát cảnh báo với người dùng trong trường hợp những người họ từng tiếp xúc được xác định là dương tính với Covid-19. 

Để sử dụng Token TraceTogether, người dùng chỉ cần mang thiết bị nhỏ gọn này bên mình. Token TraceTogether cũng không cần sạc bởi viên pin trên đó có thể cung cấp năng lượng cho máy trong khoảng thời gian từ 6 - 9 tháng. 

Với Token TraceTogether, không cần phải có smartphone, những người dân Singapore cũng có thể tham gia vào mạng lưới truy vết Covid-19 của chính phủ. Đây là cách làm mà Việt Nam có thể học tập để phát huy tối đa hiệu quả của giải pháp Bluezone, đặc biệt là với nhóm đối tượng những người yếu thế trong xã hội. 

Trọng Đạt

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?

Tần số quét 120Hz là một thông số kỹ thuật tuyệt vời với bất cứ dòng điện thoại cao cấp nào, nhưng ai mới thực sự nên mua một mẫu iPhone đời mới trang bị màn hình 120Hz này?

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?

Thông số kỹ thuật bị rò rỉ mới đây của mẫu iPhone 12 cho thấy những cải tiến đáng kể trên chiếc điện thoại mới nhất của Apple, mà một trong số đó là chính là tần số quét (hay tần số làm tươi) ấn tượng: 120Hz. 

Mặc dù vậy, màn hình 120Hz được cho là sẽ ngốn pin hơn đáng kể và chỉ có mặt trên các phiên bản cao cấp như iPhone 12 Pro hoặc 12 Pro Max. Phiên bản iPhone 12 vẫn chỉ có màn hình 60Hz mà thôi.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có nên mua iPhone 12 Pro hay 12 Pro Max không? Và ai nên sở hữu màn hình 120Hz của chiếc điện thoại này?

Câu trả lời đáng tiếc là không nếu bạn không phải một tuyển thủ thi đấu eSports hoặc một streamer chuyên nghiệp. Thật vậy, màn hình 120Hz rất tuyệt vời nhưng ngốn pin và quá lãng phí đối với người dùng phổ thông.

Tần số quét màn hình là một chỉ số cần thiết đối với game thủ PC, như ICTnews đã từng phân tích. Trên di động, tuy nhiên, còn có thêm hai chỉ số không kém phần quan trọng là tần số lấy mẫu cảm ứng (sampling rate) và độ trễ cảm ứng (touch latency).

Giả sử iPhone 12 Pro và 12 Pro Max có các thông số kể trên đều tốt hơn so với phiên bản cũ, tương ứng tần số lấy mẫu cảm ứng cao hơn 120Hz và độ trễ cảm ứng thấp hơn 43ms. Điều đó có nghĩa là gì? Người chơi sẽ thao tác vào màn hình được nhiều lần hơn (tần số đáp ứng cao) với cảm giác mượt mà hơn (độ trễ rất thấp).

Với một người dùng phổ thông, không nhất thiết phải cần những thông số kể trên đơn giản bởi họ hiếm khi thao tác tay nhanh đến mức như vậy. Ngược lại, các game thủ chuyên nghiệp có một thao tác tay nhanh đến chóng mặt nhưng thật khó để hình dung bởi cũng không có thông số nào được đo đạc để so sánh giữa game thủ và người thường. 

Có nên mua iPhone 12 Pro Max màn hình 120Hz?
Phần thiết lập điện thoại gợi ý rằng iPhone 12 Pro Max sẽ trang bị màn hình 120Hz

Để so sánh, các tuyển thủ PC nhanh nhất có thao tác tay lên tới 450 APM, tức 450 hành động trong một phút với cảm giác về độ mượt khung hình (FPS) và độ trễ (ping) tính bằng hàng chục. Trên di động, các chỉ số này tất nhiên không thể cao bằng nhưng chắc chắn vẫn là số lượng thao tác tay cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

Tất nhiên, ngoài thông số liên quan đến màn hình, những thông số kỹ thuật về phần cứng như RAM, chip, kết nối Wi-Fi cũng rất đáng quan tâm. Dù rằng cấu hình iPhone 12 Pro Max có thể không bằng các dòng flagship Android, tuy nhiên nhờ tối ưu tốt nên người dùng vẫn có thể lựa chọn iOS cho chơi game hardcore.

Tuy nhiên, lựa chọn iOS để chơi game ở thời điểm này đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận không có Fortnite và các game khác của Epic, sau những mâu thuẫn gần đây của nhà phát triển này với Táo khuyết. 

Ngoài ra, mất khá nhiều thời gian để một game lên được cửa kiểm duyệt khắt khe của App Store, mà sau đó có thể dễ dàng bị gỡ xuống vì một vi phạm nhỏ hoặc chính sách của Apple thay đổi. Do vậy, người mua nên biết rằng chọn iOS để chơi game chính là chọn đi sau Android. 

Vì thế, để kết luận chính xác, những người làm công việc liên quan đến chơi game nên đầu tư một chiếc điện thoại màn hình 120Hz, đó có thể là iPhone 12 Pro Max hoặc bất cứ mẫu flagship tương đương của Android. Còn người dùng phổ thông có thể hài lòng với iPhone 12 màn hình 60Hz để trải nghiệm mà không cảm thấy có bất cứ sự khác biệt đáng kể nào so với màn hình 120Hz. 

Phương Nguyễn

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Yêu cầu Netflix loại bỏ phim có nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử vừa có văn bản yêu cầu Netflix thực hiện rà soát, loại bỏ những bộ phim, chương trình truyền hình có nội dung vi phạm chủ quyền, pháp luật Việt Nam.

Yêu cầu Netflix loại bỏ phim có nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam
Yêu cầu Netflix loại bỏ phim có nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam

Ngày 25/8/2020, truyền thông và cộng đồng mạng xã hội Việt Nam phát hiện và bất bình trước thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam xuất hiện trong phim “Put your head on my shoulder” (Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta - PV) cung cấp trên dịch vụ của Công ty Netflix tại Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, ngày 28/8/2020, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã có văn bản số 1665/PTTH&TTĐT yêu cầu Công ty Netflix tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ truyền hình tại Việt Nam. Đây là văn bản nhắc nhở lần thứ 2 về vấn đề này mà Cục gửi tới Công ty Netflix.

Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Công ty Netflix đã không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam tại công văn số 1330/PTTH&TTĐT ngày 20/7/2020 về việc yêu cầu Công ty Netflix tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ truyền hình tới người sử dụng.

Tại văn bản số 1665/PTTH&TTĐT, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu Công ty Netflix, ngay khi nhận được văn bản, nghiêm túc thực hiện rà soát, loại bỏ những bộ phim, chương trình truyền hình có nội dung vi phạm chủ quyền, pháp luật Việt Nam. Đồng thời cần chấm dứt hiển thị chuyển ngữ tiếng Việt trong các bộ phim, chương trình truyền hình trên kho nội dung của Công ty Netflix cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam.

Trong thời gian tới, nếu trên dịch vụ của Công ty Netflix cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam tiếp tục xuất hiện các nội dung vi phạm pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét các biện pháp phù hợp để xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mới đây, Hàn Quốc nghi ngờ Netflix cố tình trốn thuế bằng cách tạo báo cáo thâm hụt tài chính. Được biết, Netflix Hàn Quốc trả khoản phí tư vấn quản lý cực lớn về trụ sở chính của công ty ở Mỹ. Netflix đang bị điều tra tại Hàn Quốc, với cáo buộc trốn thuế nghiêm trọng. Cơ quan Thuế Quốc gia của Hàn Quốc (NTS) đã có chuyến thanh tra văn phòng của Netflix ở Seoul.

Thực tế những nghi ngờ trốn thuế của Netflix đã có từ khá lâu. Năm ngoái, người ta phải đặt nghi vấn khi Netflix đạt lợi nhuận kỷ lục, lên đến 845 triệu USD trong năm 2018, nhưng không phải trả đồng thuế nào ở Mỹ.

Tại Indonesia, các hãng công nghệ Netflix bị đánh thuế VAT 10% trên doanh số. Theo quy định mới, các doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm, dịch vụ tại Indonesia đạt doanh số ít nhất 600 triệu rupiah (hơn 966 triệu đồng) hoặc có ít nhất 12.000 người dùng truy cập mỗi năm đều phải đóng thuế VAT. Cơ quan thuế sẽ tiếp tục liên hệ với các doanh nghiệp nước ngoài và số lượng được cấp mã số VAT đối với những sản phẩm điện tử sẽ tăng lên. Người phát ngôn Netflix cho biết sẽ tuân thủ quy định của nước sở tại. “Chính phủ có quyền quyết định với thuế VAT và tại mỗi nước đang hoạt động, Netflix tôn trọng các quy định này”, người phát ngôn Netflix khẳng định.

Netflix là dịch vụ xem phim và show truyền hình phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Dựa trên mô hình thuê bao, người dùng sẽ trả một khoản phí hàng tháng qua tài khoản để có thể truy xuất vào kho phim của Netflix. Trước đó, Netflix đã cho những khách hàng tại Việt Nam dùng thử miễn phí trong 1 tháng đầu tiên. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam chưa có ý kiến chính thức trên truyền thông liệu Netflix có tuân thủ chính sách về thuế tại Việt Nam hay không.

Thái Khang

Netflix bị lật tẩy chiêu thức trốn thuế?

Netflix bị lật tẩy chiêu thức trốn thuế?

Hàn Quốc nghi ngờ Netflix cố tình trốn thuế bằng cách tạo báo cáo thâm hụt tài chính. Được biết, Netflix Hàn Quốc trả khoản phí tư vấn quản lý cực lớn về trụ sở chính của công ty ở Mỹ.

Người dân Mỹ ưu tiên chọn smartphone hơn bất cứ thứ gì khác

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, người dân Mỹ ưu tiên lựa chọn smartphone hơn bất kỳ thứ gì khác.

Theo kết quả điều tra, khảo sát với 5.000 người tiêu dùng Mỹ được thực hiện bởi Công ty phân tích mạng Global Wireless Solutions (GWS) của Mỹ cho thấy 45% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn smartphone.

Lựa chọn phổ biến thứ hai của người được hỏi là máy tính cá nhân (19%), tiếp theo là các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix (12%), truyền hình (12%) và ô tô (7%), trong khi đó chỉ có 2% số người được hỏi sẽ chọn uống rượu, bia hơn tất cả.

{keywords}
Người dân Mỹ ưu tiên chọn smartphone hơn bất cứ thứ gì khác

Với việc đại dịch Covid-19 đang định hình lại hoàn toàn mức độ mọi người dựa vào công nghệ để giữ liên lạc, học tập và làm việc, cuộc khảo sát của GWS đã hỏi người dùng điện thoại thông minh Mỹ về các ứng dụng hội nghị truyền hình, kế hoạch thay thế điện thoại thông minh và đại dịch đang tác động như thế nào đến việc sử dụng công nghệ.

GWS cũng đưa ra một số kết quả khác như sau:

- 84% người trả lời khảo sát cho biết, họ hài lòng với các nhà cung cấp dịch vụ di động và đang đáp ứng nhu cầu liên lạc di động của họ. GWS cho biết rằng, khi khảo sát cụ thể hơn về phạm vi phủ sóng của mạng, chất lượng và độ tin cậy của cuộc gọi thoại cũng như lưu lượng và độ tin cậy của dữ liệu thì hơn 80% trong số những người được hỏi cảm thấy rằng nhà cung cấp dịch vụ của họ đáp ứng hầu hết nhu cầu mọi lúc. Ngoài ra, 76% người dùng khu vực nông thôn và ngoại thành cho biết họ sẽ gắn bó với nhà mạng hiện tại của họ, trong khi đó chỉ có khoảng 51% người dùng ở khu vực thành thị sẽ gắn bó với nhà mạng hiện tại.

- 72% người được hỏi vẫn chưa mua điện thoại thông minh mới trong năm nay, và một nửa trong số họ cho biết đó là vì họ hài lòng với thiết bị hiện tại của mình. Trong khi đó, 38% những người được khảo sát dự định mua điện thoại thông minh mới trong nửa cuối năm nay, 26% cho biết họ sẽ mua điện thoại thông minh mới vào năm tới và 11% dự định đợi ít nhất đến năm 2022.

- Khi được hỏi về một tính năng điện thoại di động mà người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho việc làm việc từ xa, lựa chọn hàng đầu là gọi thoại (33%), tiếp theo là nhắn tin (28%), sau đó gọi điện video và hội nghị truyền hình (20%).

Tiến sĩ Paul Carter, người sáng lập và Giám đốc điều hành của GWS cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi sâu rộng và rất có thể là lâu dài trong các công nghệ và công cụ mà các cá nhân coi là cần thiết nhất cho công việc từ xa. Cuộc khảo sát của chúng tôi không chỉ nắm bắt được mức độ thiết yếu của điện thoại thông minh đối với cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng mà còn cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những thay đổi trong sở thích và thói quen giao tiếp của người tiêu dùng trong giai đoạn đại dịch xảy ra”.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

TSMC tăng cường đầu tư công nghệ bán dẫn để gia tăng khoảng cách với Samsung

TSMC tăng cường đầu tư công nghệ bán dẫn để gia tăng khoảng cách với Samsung

TSMC của Đài Loan, công ty dẫn đầu trong thị trường đúc bán dẫn toàn cầu đã tiết lộ kế hoạch sản xuất hàng loạt chất bán dẫn dựa trên tiến trình 2nm vào năm 2024.

Vì sao Epic Games phải nhất quyết bảo vệ Unreal Engine?

Bị vạ lây bởi vụ kiện Apple, Epic Games nhất quyết đòi tòa án bảo vệ Unreal Engine của hãng khỏi đòn ‘trả đũa’ của Táo khuyết, vậy thứ này có gì lại quan trọng đến vậy?

Vì sao Epic Games phải nhất quyết bảo vệ Unreal Engine?

Năm 2019, game bom tấn sinh tồn Fortnite đem về doanh thu 1,8 tỷ USD cho Epic Games trong khi Unreal Engine chỉ đóng góp con số 730 triệu USD. Vậy nhưng bất chấp việc Fortnite bị Apple gỡ khỏi App Store, Epic lại chỉ quan tâm đến Unreal Engine nhiều hơn. 

Về mặt kinh doanh, lý do nào để một công ty được định giá 17,3 tỷ USD lại chỉ quan tâm đến một sản phẩm hái ra tiền ít hơn cái còn lại? 

Át chủ bài của Epic Games

CEO kiêm đồng sáng lập Epic, Tim Sweeney, người khơi mào cho cuộc chiến chống lại thế độc quyền của Apple cũng chính là cha đẻ của Unreal Engine. 

Sản phẩm Fortnite ban đầu chỉ là một game bắn súng co-op bình thường được phát hành vào năm 2017. Nhưng để phô diễn sức mạnh của con át chủ bài Unreal Engine, Epic đã tạo ra chế độ chơi sinh tồn ăn theo sự phổ biến của PUBG lúc bấy giờ. 

Không ngờ, Fortnite Battle Royale ra mắt năm 2018 đã thành công rực rỡ và người ta quên luôn cả sản phẩm gốc lẫn bộ công cụ đã tạo nên trò chơi này.

Ngày nay, Fortnite là vũ khí để Epic khơi mào cuộc chiến với Apple, nhưng con át chủ bài để lôi kéo các nhà phát triển (như Microsoft) đứng về phía họ chính là Unreal Engine.

Vì sao Epic Games phải nhất quyết bảo vệ Unreal Engine?
CEO Tim Sweeney chính là cha đẻ của Unreal Engine

Unreal Engine là gì?

Vậy rốt cuộc Unreal Engine là gì mà Epic phải bảo vệ nó đến cùng? Đây là bộ công cụ thiết kế trò chơi, giống như bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) được sử dụng để mau chóng tạo ra phần mềm mà không phải đi gõ từng dòng code từ đầu đến cuối. Về mặt bản chất, game engine chính là xương sống của một trò chơi. 

Game engine có một lịch sử ra đời từ rất lâu, nhưng chỉ thực sự được biết đến nhiều hơn với sản phẩm Quake Engine của id Software năm 1996. Từ đây, người ta đã có khái niệm thiết kế trò chơi sử dụng bộ công cụ có sẵn nhằm tối ưu chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất.

Lịch sử của ngành công nghiệp game chỉ thực sự bước sang trang mới khi Unreal được phát hành vào năm 1998. Tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất này được phát triển bởi bộ công cụ Unreal Engine do chính lập trình viên Tim Sweeney, khi đó mới 28 tuổi, tạo ra. 

Lúc bấy giờ, tính tùy biến bản đồ cực cao, khả năng tạo ra môi trường giàu vật thể với ánh sáng và màu sắc phong phú, mờ vân bề mặt khi ở xa là những thứ được Unreal Engine giới thiệu cho cả thế giới game biết. 

Kể từ đó, Unreal Engine liên tục được cải tiến, trải qua các phiên bản lại được thêm thắt các tính năng ấn tượng và trở thành bộ công cụ không thể thiếu để sản xuất game bom tấn. Xa hơn, Unreal Engine còn được ứng dụng trong các công đoạn sản xuất hiệu ứng cho các phim bom tấn Hollywood như Jurassic Park, Independence Day 2…

Vì sao Epic Games phải nhất quyết bảo vệ Unreal Engine?
Unreal Engine còn được ứng dụng để xử lý kỹ xảo làm phim

Khả năng của game engine nói chung hay Unreal Engine nói riêng chính là tạo ra các thuật toán mới, kết xuất đồ họa (render) để dựng nên hình ảnh 3D của vật thể, cháy nổ trông như thật. Ngoài ra, game engine còn có thể xử lý hiệu ứng âm thanh, hiệu ứng ánh sáng, hiệu ứng va chạm vật lý, xây dựng trí tuệ nhân tạo (AI) để thao túng hành động của nhân vật trong game. 

Phiên bản gần nhất Unreal Engine 5 dự kiến ra mắt năm 2021, vừa tung ra demo hồi tháng 05/2020 khiến cả thế giới game mãn nhãn và kinh ngạc tột độ. Những hiệu ứng chi tiết trên bề mặt vật thể và hiệu ứng ánh sáng được engine này phô diễn cho thấy ranh giới giữa game và đời thật mong manh hơn bao giờ hết. 

Tương lai của ngành game

Không thể phủ nhận, game engine nói chung và Unreal Engine nói riêng chính là tương lai của ngành công nghiệp game trị giá 159,3 tỷ USD này. Và để vượt qua cột mốc 200 tỷ USD vào năm 2023 như dự báo của Newzoo, những bộ công cụ thiết kế chính là thứ sống còn mà các nhà phát triển như Epic phải bảo vệ.

Để làm được điều này, đối thủ lớn của Epic, Unity vừa nộp đơn IPO lên Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư lớn hơn. Bản thân Epic cũng đã có chính sách miễn phí sử dụng Unreal Engine từ năm 2015 nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa những nhà phát triển sáng tạo nhưng không đủ tiềm lực tài chính.

Vì thế, Apple hay bất cứ nhà phân phối nào đụng đến Unreal Engine chính là đụng đến ‘trái cấm’ của Epic Games

Phương Nguyễn (tổng hợp)

Vì sao CEO Epic Games sẵn sàng làm “gã điên” tuyên chiến Apple?

Vì sao CEO Epic Games sẵn sàng làm “gã điên” tuyên chiến Apple?

Nhìn vào tính cách cá nhân của CEO Tim Sweeney, người ta sẽ thấy dễ hiểu hơn khi Epic Games khơi mào cuộc chiến pháp lý chống lại Apple, Google. Sweeney luôn có động lực tự thôi thúc đứng lên đấu tranh với những gã khổng lồ công nghệ.

Trung Quốc bổ sung luật xuất khẩu công nghệ, 'gây khó dễ' cho TikTok

Sau khi Trung Quốc bổ sung luật xuất khẩu, một giáo sư chuyên ngành ngoại thương của nước này khẳng định rằng công ty mẹ ByteDance của TikTok sẽ cần xin giấy phép để bán công nghệ cho một công ty Mỹ.

Trong diễn biến mới nhất của vụ TikTok, Trung Quốc vừa bổ sung luật xuất khẩu, kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với các công nghệ được cho là nhạy cảm. Những công nghệ bị kiểm soát xuất khẩu chặt hơn bao gồm trí tuệ nhân tạo đề xuất nội dung cá nhân hóa, như của TikTok.

Ngay sau khi luật được bổ sung, một giáo sư chuyên ngành ngoại thương của Trung Quốc có bài đăng trên Tân Hoa Xã, khẳng định rằng công ty mẹ ByteDance của TikTok sẽ cần xin giấy phép để bán công nghệ cho một công ty Mỹ.

Bên cạnh đó, tờ Wall Street Journal cũng dẫn lời của một quan chức chính phủ Trung Quốc, cảnh báo ByteDance nên nghiêm túc cân nhắc ngừng thương vụ bán TikTok.

Trung Quốc bổ sung luật xuất khẩu công nghệ, 'gây khó dễ' cho TikTok
Sau khi Trung Quốc bổ sung luật xuất khẩu, một giáo sư chuyên ngành ngoại thương của nước này khẳng định rằng công ty mẹ ByteDance của TikTok sẽ cần xin giấy phép để bán công nghệ cho một công ty Mỹ.

Từ hôm 14/8, chính quyền Mỹ ra thời hạn 90 ngày cho ByteDance bán lại mảng hoạt động của TikTok ở Mỹ, nếu không muốn bị cấm hoàn toàn. Hiện có không ít những lời đề nghị mua lại từ các công ty Mỹ, trong đó nổi bật nhất vẫn là liên minh Microsoft và Walmart.

Nhiều nguồn tin khẳng định Oracle sẵn sàng mua lại TikTok. Mới nhất, ứng dụng video ngắn mới nổi Triller cùng nhà đầu tư Centricus cũng tham gia vào cuộc đua, với lời đề nghị 20 triệu USD.

Về động thái mới nhất từ phía Trung Quốc, chuyên gia chính sách kinh tế Scott Kennedy nhận định: “Ít nhất thì Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh, với thông điệp rằng họ cũng có quyền quyết định và sẽ không trở thành người ngoài cuộc".

Dù vậy, Scott Kennedy chia sẻ thêm: “Đó có thể là một nỗ lực để ngăn chặn hoàn toàn thương vụ TikTok, cũng có thể là để tăng giá bán, hoặc kèm thêm các điều kiện có lợi hơn cho Trung Quốc".

Anh Hào (Theo New York Times, The Verge)

Trương Nhất Minh có thể mất quyền kiểm soát TikTok sau sự ra đi của Meyer

Trương Nhất Minh có thể mất quyền kiểm soát TikTok sau sự ra đi của Meyer

Tình trạng hiện tại của ByteDance có thể gọi là “loạn trong, giặc ngoài”, sau khi Giám đốc điều hành toàn cầu của TikTok Meyer tuyên bố từ chức.