Thursday, March 31, 2022

Mạng xã hội của ông Donald Trump chìm vào quên lãng

Truth Social, nền tảng truyền thông xã hội của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ghi nhận ​​lượng tải xuống giảm 93% kể từ ngày ra mắt vào cuối tháng 2.

Truth Social có sự mở màn vô cùng ấn tượng với hàng triệu lượt tải về trên App Store tại thời điểm ra mắt. Đã có thời gian, mạng xã hội của ông Trump đứng top 1 bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí trên App Store. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, nền tảng “Twitter vì lẽ phải” này dần trở nên mờ nhạt trong lòng người dùng.

{keywords}

Theo trang web phân tích Sensor Tower, chỉ có 60.000 người dùng mới đăng ký mỗi tuần, giảm đáng kể so với 870.000 người đăng ký vào tuần ra mắt.

Đây là điều dễ hiểu khi người dùng đã không còn đủ kiên nhẫn với nền tảng khi thiếu những đổi mới cần thiết. Cho tới thời điểm hiện tại, Truth Social còn chưa có phiên bản chính thức dành cho người dùng Android.

Ngay cả cựu Tổng thống Donald Trump, người khởi xướng cho Truth Social, dường như cũng “đem con bỏ chợ” khi không có bất cứ tương tác đáng kể nào từ khi đăng tải nội dung lần đầu giữa tháng 2 (trước khi nền tảng ra mắt).

Từng được kỳ vọng trở thành mạng xã hội dân chủ nhất, Truth Social hy vọng sẽ trở thành đối trọng của Twitter, nơi ông Trump bị “cấm cửa” sau những bê bối trong cuộc bạo loạn điện Capitol.

Tuy nhiên, Truth Social lại không thực sự “dân chủ” như lời giới thiệu. Nền tảng này đã từng thu thập đáng kể thông tin của người dùng để tìm hiểu về ý kiến ​​và hành vi của họ. Thậm chí, Truth Social còn vô hiệu hoá những người dùng được cho là đăng tải thông tin không phù hợp.

Sau hơn một tháng kể từ khi ra mắt, có vẻ như mạng xã hội ông Trump đã dừng lại ở mức độ “hiện tượng ngắn ngày”. Rõ ràng, để phát triển hay ít nhất là duy trì nền tảng, Truth Social phải có những đột phá nhất định, khi mà Facebook và Twitter đã “ăn sâu” vào tiềm thức của người dùng toàn cầu.

Thái Hoàng (Theo Mashable)

Truth Social: "Twitter vì lẽ phải" liệu có dành cho lẽ phải?

Truth Social: "Twitter vì lẽ phải" liệu có dành cho lẽ phải?

Theo nhà phát triển của ứng dụng, Truth Social sẽ thường xuyên thu thập dữ liệu về lịch sử duyệt web cũng như thông tin liên hệ của người dùng.

iPhone 14 Pro lộ diện concept màu hồng mê đắm

Concept iPhone 14 Pro màu hồng Cherry Gold vừa lộ diện khiến các iFan cực phấn khích.

Loạt iPhone 14 của Apple dự kiến ra mắt vào mùa thu tới. Tuy nhiên, nhiều mẫu iPhone 14 Pro xuất hiện thời gian gần đây đã làm nóng thông tin về các flagship của Táo khuyết.

Mới nhất là mẫu iPhone 14 Pro màu Cherry Gold được dựng bởi @AppleyPro theo các tin tức rò rỉ thời gian vừa qua.

{keywords}
Mẫu iPhone 14 Pro màu Cherry Gold

Theo concept của @AppleyPro, mẫu iPhone 14 Pro vẫn sử dụng thiết kế cũ từ iPhone 13 Pro với cụm camera 3 ống kính nhô ra ở mặt sau. Tuy nhiên, các ống kính của iPhone 14 Pro có kích thước dường như lớn hơn so với người tiền nhiệm.

{keywords}
Những bản iPhone màu hồng của Apple luôn khiến các iFan say đắm

Điểm đặc biệt ở concept này là màu mới Cherry Gold được pha trộn bởi 3 màu hồng, vàng và nâu. Đây có thể sẽ là một trong những màu gây sốt khi iPhone 14 Pro ra mắt.

Trước đó, mẫu iPhone 14 Pro với thiết kế màn hình mới, không còn "tai thỏ" từ nhà thiết kế David Kowalski cũng khiến các iFan xôn xao. Kiểu màn hình đục lỗ hình chữ "i" dường như chưa thực sự khiến các iFan hài lòng.

{keywords}
Mẫu iPhone 14 Pro được dựng bởi @AppleyPro

iPhone 14 Pro dự kiến ​​dùng chip A16 Bionic mới và RAM mạnh hơn bất kỳ iPhone nào khác, theo thông tin từ nhà phân tích nổi tiếng Ming-Chi Kuo. Cụm camera sau của iPhone 14 Pro được đồn đại là sẽ dùng cảm biến 48MP thay vì 12MP và cho phép quay video 8K.

Hải Phong (tổng hợp)

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Nghệ sỹ đồ họa Parvez Khan đã dựng hình ảnh 3D của iPhone 14 Pro dựa trên các tin đồn gần đây.

GameFi kết hợp DeFi: Xu thế hợp tác mới của thị trường crypto?

Một liên minh chiến lược trong lĩnh vực crypto vừa được hình thành với sự tham gia của Pandora, SPAC3SHIP và Topebox. Điều này đã mở ra một xu hướng mới về sự cộng hưởng giữa 2 lĩnh vực DeFi và GameFi.

GameFi và DeFi: Sự kết hợp tất yếu của thị trường Blockchain

Những khái niệm “GameFi”, “play-to-earn”,... vốn đã không còn xa lạ với giới đầu tư Crypto. Đây là mô hình kinh doanh giúp người chơi game tạo ra thu nhập từ chính việc giải trí hàng ngày.

GameFi đã trở thành một trong những xu hướng nổi bật nhất của thị trường crypto trong năm 2021. Mặc dù vậy, có một thực tế là nhiều dự án GameFi không thể duy trì được mức ổn định lợi nhuận, điều đang là trở ngại với các nhà đầu tư khi quyết định “xuống tiền”. 

Với DeFi (Decentralized Finance), đây là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung, không chịu sự chi phối của cá nhân, tổ chức nào. Hoạt động của DeFi được thực hiện thông qua những hợp đồng thông minh (smart contract).

{keywords}
GameFi hay chơi game kiếm tiền là xu hướng chủ đạo trên thị trường crypto cuối năm 2021. Tuy vậy, dòng game này sẽ ít nhiều thay đổi trong thời gian tới đây với sự hình thành những liên minh bao gồm cả đối tác "ngoài GameFi".

Khác với tiềm năng lợi nhuận khó dự kiến của GameFi, các dự án DeFi thường có mô hình kinh doanh phát triển theo kiểu chậm mà chắc, hướng đến việc có nguồn lợi nhuận ổn định bằng cách xây dựng nên tập người sử dụng sản phẩm trung thành. 

Sự khác biệt giữa 2 mô hình kinh doanh trên khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn khi phải chọn lựa giữa việc thu về một khoản lợi nhuận lớn nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro hay chọn các dự án DeFi có lợi nhuận thấp nhưng dòng tiền ổn định. 

Trên thực tế, hoàn toàn có thể tạo làn sóng đầu tư giao thoa để tích hợp ưu điểm của cả 2 loại hình. Cụ thể, các dự án GameFi sẽ đưa game thủ của mình tiếp cận DeFi - những dự án đầu tư dài hạn và bền vững hơn. Trong khi đó, các dự án DeFi cũng được hưởng lợi nhờ sức mạnh của tập khách hàng khổng lồ mà các dự án GameFi có thể huy động được. 

Sớm nhìn được tiềm năng này, một sự kết hợp giữa GameFi, DeFi và cộng đồng - liên minh chiến lược của Pandora, SPAC3SHIP và Topebox đã được hình thành vào ngày 29/3. Đây vốn đều là những cái tên nổi bật trong lĩnh vực tiền mã hóa 

Vai trò của 3 “ông lớn” trong cuộc chơi tiền mã hóa

Pandora, đại diện phía DeFi trong liên minh, vốn được xem như một dự án mang tính cách mạng khi sở hữu nhiều cơ chế đầu tư giúp tối ưu lợi nhuận cho người dùng.

Ngoài sự hấp dẫn bởi những cơ hội đầu tư vào DeFi từ chính sàn của mình, sự hợp tác với Topebox hứa hẹn mang đến cho người dùng của Pandora nhiều cơ hội đầu tư mới vào các dự án GameFi.

Trong khi đó, nền tảng Topebox vốn chuyên phát triển game giờ đây lại có thêm một vai trò mới. Đó là cung cấp cho người chơi cơ hội kiếm tiền bền vững nhờ sàn Pandora.  

Để liên kết 2 nền tảng này với nhau, không thể thiếu sự điều phối cộng đồng từ SPAC3SHIP. Trong liên minh này, SPAC3SHIP đảm nhận vai trò quản lý, phát triển và hỗ trợ tư vấn chiến lược. 

{keywords}
Các chuyên gia chia sẻ về những xu hướng phát triển mới của lĩnh vực crypto thời gian tới. 

Trả lời về việc hợp tác, đại diện Pandora cho biết: “Từ góc độ DeFi, liên minh giữa Pandora, SPAC3SHIP, Topebox mang đến cho cộng đồng những cơ hội đầu tư mới nhờ tận dụng sức mạnh của nền kinh tế trong các dự án GameFi."

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ truyền thông từ cộng đồng SPAC3SHIP và tệp người chơi game đông đảo của Topebox, cộng đồng DeFi của Pandora nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ đón một làn sóng người dùng khủng, bao gồm cả những người đã quen với blockchain hay chỉ mới tiếp cận DeFi lần đầu.

Trọng Đạt

Có 33 triệu người dùng, Pi Network vẫn gần như vô giá trị

Có 33 triệu người dùng, Pi Network vẫn gần như vô giá trị

Sự triển khai chậm chạp của Pi Network đã khiến một bộ phận người "đào" Pi bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn với đồng “tiền ảo” này. 

Thị trường cung cấp dịch vụ nội dung đổ vỡ vì tỷ lệ ăn chia bèo bọt

Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung Nigeria đổ lỗi cho nhà mạng vì tỉ lệ ăn chia doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng quá thấp, dẫn đến phải đóng cửa.

{keywords}
Công ty nội dung Nigeria đổ lỗi cho nhà mạng vì tỉ lệ ăn chia doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng quá thấp, dẫn đến nhiều dịch vụ phải đóng cửa.

Ra đời năm 2007, chỉ mất 12 năm để dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) di động Nigeria trở thành thị trường 300 tỷ NGN (đơn vị tiền tệ của Nigieria). Tuy nhiên, từ năm 2018 đến 2019, thị trường chỉ còn 79 tỷ NGN. 

Năm 2022, Nigeria có 74 giấy phép cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung Nigieria hết hạn. Thị trường VAS nước này có thể còn thu hẹp hơn nữa khi nhiều công ty cung cấp nội dung rút lui. 74 giấy phép được Nigeria cấp từ 5 năm trước và cơ hội gia hạn là không nhiều.

Trước đó, cơ quan quản lý viễn thông Nigieria (NCC) bày tỏ lo ngại về tỷ lệ gia hạn giấy phép tại thị trường VAS, trong khi nhiều bên được cấp phép cũng bị phát hiện không hoàn thành nghĩa vụ đóng phí hoạt động cho nhà chức trách. Các công ty đổ lỗi cho môi trường kinh doanh không thuận lợi, dẫn đến doanh thu sụt giảm.

Theo quy định của NCC, doanh nghiệp nội dung có quyền gia hạn giấy phép trong 5 năm tiếp theo nếu thanh toán 500.000 NGN (đơn vị tiền tệ của Nigeria). Tuy nhiên, họ khiếu nại kinh doanh không có lãi kể từ khi NCC giới thiệu quy định Không làm phiền (DND). Cuối năm 2021, NCC cho biết tổng cộng 27 nhà cung cấp dịch vụ, chủ yếu là VAS, đã trả lại giấy phép trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020 do dừng hoạt động.

Phó Chủ tịch NCC, Giáo sư Umar Danbatta chia sẻ: Ngoài các nhà mạng lớn như MTN, Globacom, Airtel, 9mobile, nhiều tên tuổi nhỏ hơn đều tồn tại một cách khó khăn. Họ không thể trả lương cho nhân viên, tuân thủ nghĩa vụ đóng phí, không trả được nợ.

Tại diễn đàn đặc biệt mang tên “Đối thoại với nhà quản lý”, các doanh nghiệp nội dung đổ lỗi cho nhà mạng vì tỉ lệ ăn chia doanh thu VAS quá thấp, dẫn đến nhiều dịch vụ phải đóng cửa.  

Doanh nghiệp nội dung cung cấp dịch vụ như nhạc chờ, mẹo vặt, trích dẫn hay, tin tức thể thao, giải trí… cho thuê bao di động và thuê bao bị trừ tiền trong tài khoản. Tuy nhiên, khi chia sẻ doanh thu, các nhà mạng trước tiên sẽ khấu trừ 20% làm phí in thẻ nạp điện thoại và lệ phí hoạt động hàng năm (AOL), trước khi chia sẻ phần còn lại theo tỉ lệ 60/40. Trong khi đó, CP tiếp tục phải trả AOL cho nhà quản lý từ khoản tiền được chia cho nhà chức trách.

Dựa theo tốc độ tăng trưởng ban đầu và doanh thu phát sinh, thị trường VAS năm 2018 được định giá 200 triệu USD và dự phòng 500 triệu USD vào năm 2021. Song tính toán đó đã thất bại khi NCC áp dụng chính sách DND, cho phép thuê bao di động chặn các tin nhắn không mong muốn. Theo ông Danbatta, tính đến tháng 12/2019, đã có hơn 22 triệu thuê bao kích hoạt tính năng DND.

Tại Việt Nam, sau khi thị trường dịch vụ giá trị gia tăng bùng nổ kéo theo hàng loạt CP ra đời như "nấm sau mưa" và kiếm được những khoản tiền khá dễ dàng thì nhà mạng đã siết chặt lại. Các nhà mạng dần dần giảm tỷ lệ ăn chia doanh thu với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung với mức quá thấp khiến nhiều doanh nghiệp cung cấp nội dung không còn đủ tiền tái đầu tư. Hiện tỷ lệ ăn chia bình quân cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung là 31- 33%. Với mức đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư bài bản và nghiêm túc không thể có lãi. 5 năm trở lại đây, nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung chọn giải pháp rời bỏ cho dù thị trường này được đánh giá có nhiều tiềm năng.

Việc các doanh nghiệp nội dung ồ ạt rời thị trường cũng gây ảnh hưởng đến các nhà mạng bởi họ không có dịch vụ nội dung tốt để cung cấp cho khách hàng và không tăng thêm được nguồn thu ngoài những dịch vụ truyền thống. Bên cạnh đó, khách hàng cũng không được sử dụng các dịch vụ nội dung hấp dẫn. Điều này khiến miếng bánh dịch vụ nội dung co hẹp lại, trong khi nhà mạng đang đầu tư mạnh vào 4G và tiếp tục tiến lên 5G. Đây là nguy cơ cho cả thị trường Việt Nam khi mạng băng rộng cần rất nhiều nội dung hấp dẫn cho người dùng.  

Thời gian qua, các doanh nghiệp nội dung đã nhiều lần kiến nghị lên nhà mạng và cơ quan quản lý nhà nước. Cục Viễn thông từng lên tiếng về tỷ lệ ăn chia doanh thu giữa nhà mạng và các doanh nghiệp nội dung hiện chưa thực sự hợp lý, chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều cho những dịch vụ nội dung có chất lượng cao xứng với tiềm năng và thỏa mãn nhu cầu của hàng chục triệu khách hàng.

Du Lam - Thái Khang

Doanh nghiệp nội dung "cắn răng" rời thị trường vì tỷ lệ ăn chia bèo bọt

Doanh nghiệp nội dung "cắn răng" rời thị trường vì tỷ lệ ăn chia bèo bọt

Hiện nay tỷ lệ ăn chia doanh thu trung bình mà nhà cung cấp nội dung nhận được từ nhà mạng khoảng 30%. Đây là tỷ lệ thấp trong khi nhiều nhà mạng trên thế giới đưa ra mức ăn chia này là 70%.

VNPost hỗ trợ Hậu Giang xây dựng mô hình hành chính công tiện lợi

Sự tham gia của doanh nghiệp bưu chính góp phần gia tăng năng suất, chất lượng công việc tại bộ phận một cửa; tiết kiệm chi phí; nâng cao chỉ số cải cách hành chính của địa phương và đem lại sự thuận tiện cho người dân.

Ngày 30/03/2022, UBND tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về một số nội dung liên quan đến việc triển khai Quyết định 468/2021/QĐ-TTg và Nghị định 107/2021/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.

Tích cực đồng hành trong công tác hành chính công

Theo lãnh đạo Bưu điện tỉnh Hậu Giang, hiện nay, bưu điện tỉnh Hậu Giang đã bố trí 2 nhân viên thực hiện tiếp nhận hồ sơ cho 4 sở, ngành và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho 17 sở, ngành. Đồng thời, bưu điện đã bố trí 1 nhân viên/ điểm tại Bộ phận một cửa huyện Châu Thành A và thị xã Long Mỹ; bố trí 1 nhân viên thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả cho các thủ tục thuộc 6 lĩnh vực tại Bộ phận một cửa huyện Châu Thành; tại 10 điểm chuyển giao, mỗi điểm bưu điện - văn hóa xã, bưu điện tỉnh bố trí 1 nhân viên/điểm. 

{keywords}

Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang đã bố trí các điểm chuyển giao hành chính công qua hệ thống bưu điện các cấp, để vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, vừa vận hành có hiệu quả phục vụ tốt nhất cho người dân, tổ chức. Dự kiến trong quý II/2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hậu Giang đặt tại bưu điện tỉnh sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

Bên cạnh việc thực hiện công tác tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang, nhân viên bưu điện cũng đã thực hiện công tác thu lệ phí cho 12.228 lượt hồ sơ, với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng.

Đại diện bưu điện tỉnh Hậu Giang đánh giá, việc tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua doanh nghiệp bưu chính công ích đã góp phần gia tăng năng suất, chất lượng công việc tại bộ phận một cửa; giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận một cửa để tăng cường cho công tác chuyên môn; tiết kiệm chi phí cho địa phương; nâng cao chỉ số cải cách hành chính của địa phương và đem lại sự thuận tiện cho người dân khi sử dụng dịch vụ.

Thắt chặt sự hợp tác

Tại buổi làm việc, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đánh giá cao vai trò và sự tham gia của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực hành chính công tại địa phương. Cải cách hành chính là 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá mà tỉnh tập trung thực hiện trong năm 2022. Do đó, trong thời gian tới, bưu điện tỉnh cần đảm bảo và duy trì chất lượng dịch vụ, chất lượng chuyển phát; đồng thời tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên, tích cực tuyên truyền để người dân biêt, hiểu và tham gia.  

Ông Đồng Văn Thanh khẳng định, tỉnh Hậu giang sẽ phấn đấu số hóa hồ sơ hành chính tại cấp tỉnh đạt 50%, huyện 40%, xã 30%; đặc biệt sẽ giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục của người dân, doanh nghiệp xuống tối đa là 30 phút.

{keywords}

Ông Nguyễn Kiên Cường - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: “Xây dựng mô hình và triển khai chuyển giao bộ phận một cửa sẽ không phải chuyển giao một cách “máy móc”, mà là xây dựng một mô hình hành chính công thân thiện, mới mẻ, tiện lợi để đảm bảo người dân tham gia tích cực. Với sự tham gia của doanh nghiệp bưu chính công ích, việc giải quyết thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa và gần gũi hơn với đời sống, đảm bảo hiệu quả thực tế cho xã hội và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước”.

Trên cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư, Bưu điện Việt Nam sẽ chủ động đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người để đảm bảo các dịch vụ hành chính công triển khai qua hệ thống công ích đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với việc số hóa hồ sơ, Bưu điện Việt Nam hiện đang đầu tư hệ thống CNTT, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo từng bước thực hiện kế hoạch phi địa giới hành chính trong lĩnh vực hành chính công. Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan để số hóa dữ liệu trên môi trường mạng, nhằm góp phần thực hiện thành công Đề án Chuyển đổi số của tỉnh trong giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Xuân Thạch

Doanh nghiệp nội dung "cắn răng" rời thị trường vì tỷ lệ ăn chia bèo bọt

Hiện nay tỷ lệ ăn chia doanh thu trung bình mà nhà cung cấp nội dung nhận được từ nhà mạng khoảng 30%. Đây là tỷ lệ thấp trong khi nhiều nhà mạng trên thế giới đưa ra mức ăn chia này là 70%.

{keywords}
Tại Việt Nam chưa có con số dự báo chính thức về quy mô thị trường dịch vụ nội dung, nhưng thị trường này được xem là mảnh đất nhiều tiềm năng.

Doanh nghiệp nối nhau rời thị trường

Chia sẻ với VietnamNet, một doanh nghiệp nội dung (CP) bộc bạch họ đã phải rất nỗ lực để đưa ra và duy trì dịch vụ nội dung cung cấp cho khách hàng, nhưng phần doanh thu mà nhà mạng chia sẻ sau khi thu của khách hàng lại quá bèo bọt khiến công ty rơi vào tình trạng khó khăn.

Lãnh đạo công ty cho biết, doanh thu dịch vụ VAS của họ năm 2020 khoảng 136 tỷ đồng thì nhà mạng hưởng 100 tỷ, còn công ty chỉ còn lại 36 tỷ đồng. Trong đó, đã phải trả đối tác là 24 tỷ đồng bao gồm các chi phí như: Sản xuất nội dung, quảng cáo truyền thông để làm thị trường, hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới... Như vậy, công ty nhận về sau khi trừ chi phí trả đối tác chỉ còn 12 tỷ đồng.

"Trước năm 2008, chúng tôi được nhà mạng chia sẻ tỷ lệ doanh thu khoảng 50 - 60%. Đến năm 2015, chúng tôi còn được khoảng 45% doanh thu, sau đó các nhà mạng cứ cắt dần, còn khoảng 25% trên doanh thu dịch vụ hợp tác với nhà mạng. Chúng tôi rất khó có thể có tiền để tái đầu tư và phát triển công ty khi mà nhà mạng chia sẻ với tỷ lệ bèo bọt như vậy", lãnh đạo công ty này nói.

Một CP khác cho rằng, trong mối quan hệ hợp tác tưởng chừng là bình đẳng với các nhà mạng, thì thực tế CP luôn ở thế "chiếu dưới". Thậm chí, dịch vụ nội dung của họ có thể bị "copy" bất cứ lúc nào. Nhà mạng sẽ là người đưa ra biểu giá tỷ lệ ăn chia và các CP chỉ còn nước ngoan ngoãn nghe theo nếu muốn làm ăn cùng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp nội dung nhưng giờ đã chuyển sang mảng giải pháp ICT chia sẻ với VietNamNet rằng, họ đã từng kỳ vọng nhiều vào thị trường và các sản phẩm của mình hợp tác với nhà mạng. Tuy nhiên, để có thể đưa dịch vụ vào nhà mạng cũng rất "đoạn trường", sau đó phải đối mặt với tỷ lệ ăn chia doanh thu quá thấp. Điều này làm cho công ty không đủ kinh phí duy trì bộ máy nên đã phải chọn giải pháp "bỏ chạy".

Nhiều năm qua, các CP đã nhiều lần kiến nghị lên các nhà mạng và cơ quan bản lý nhà nước về vấn đề này. Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cũng đã từng nhận định tỷ lệ ăn chia doanh thu giữa nhà mạng và các doanh nghiệp nội dung hiện chưa thực sự hợp lý, chưa khuyến khích được các CP đầu tư nhiều cho những dịch vụ nội dung có chất lượng cao xứng với tiềm năng và thỏa mãn nhu cầu của hàng chục triệu khách hàng.

Doanh nghiệp nội dung bỏ chạy trên mảnh đất màu mỡ

Thống kê mới nhất cho thấy, quy mô của thị trường cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng di động trên toàn cầu ước đạt 539,5 tỷ USD trong năm 2020 và khoảng 723,4 tỷ USD vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 13,3%, dự kiến thị trường dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đạt quy mô lên đến 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

Tại Việt Nam chưa có con số dự báo chính thức về quy mô thị trường này, nhưng thị trường dịch vụ nội dung được xem là mảnh đất nhiều tiềm năng. Cũng như xu hướng trên toàn cầu, tại Việt Nam doanh thu các dịch vụ truyền thông và SMS của các nhà mạng không ngừng giảm. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vì vậy đang phải chịu áp lực lớn trong việc cung cấp các dịch vụ khác, ngoài dịch vụ thoại cơ bản, để duy trì triển vọng kinh doanh và dịch vụ nội dung sẽ trở thành mục tiêu của các nhà mạng. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một nghịch lý là các doanh nghiệp nội dung đang từ bỏ thị trường.

Ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp VAS cho hay, trước thời kỳ dịch vụ nội dung bung ra như xổ số, nhạc chờ, điểm báo… thì tỷ lệ ăn chia khá tốt và đấy là thời kỳ hái ra tiền của CP và các nhà mạng. Sau đó nhà mạng siết dần tỷ lệ ăn chia này theo các năm. Điều này khiến cho nhiều CP không thể trụ nổi trên thị trường và họ phải chuyển sang lĩnh vực khác.

Chia sẻ về doanh nghiệp cung cấp nội dung hiện nay, ông Tuấn cho biết họ đang tồn tại khá "dặt dẹo". Các CP cũng đã cắt giảm nhân sự và chi phí để làm sao đủ trang trải với số tiền nhận về ít ỏi. Một hướng nữa là các CP mang dịch vụ nội dung từ nước ngoài về hợp tác với nhà mạng để ăn chia doanh thu. Những công ty nội dung Việt Nam đầu tư bài bản tạo ra nội dung tốt thì sẽ không thể tồn tại được và bắt buộc phải chuyển hướng đầu tư. Sau một thời gian cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, chưa thấy có những nội dung có tên tuổi nổi trội. Với tỷ lệ ăn chia doanh thu trung bình khoảng hơn 30% thì không một CP nào có thể đầu tư nổi, nên không thể có nội dung hay được.

"Trước đây, các doanh nghiệp phát triển nội dung có thể tự bỏ tiền để thu hút khách hàng của mình. Nhưng từ năm 2018 đến nay, nhà mạng cắt hình thức truyền thông qua kênh WAP nên các CP rất khó truyền thông kéo khách hàng. Chỉ còn kênh truyền thông SMS hoặc qua tổng đài gọi đến khách hàng. Dần dần, dịch vụ VAS cũng teo tóp lại và giảm tới 80 - 90% doanh thu. Có những doanh nghiệp 5 năm trước đây đạt doanh thu 70 - 80 tỷ đồng/tháng thì giờ chỉ còn 1,5 tỷ đồng - 2 tỷ đồng/tháng. Số lượng CP còn hoạt động cũng không còn nhiều", ông Duy Tuấn nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần Truyền thông VMG, kiêm chủ nhiệm câu lạc bộ CP cho biết, trước đây nhóm có khoảng 150 đơn vị đang hoạt động, nhưng sau đó cũng dần chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác. Bản thân ông Nguyễn Mạnh Hà cũng rời bỏ cung cấp dịch vụ nội dung và chuyển sang kinh doanh lĩnh vực mới.

"Mấy năm trước, chúng tôi nhận thấy CP không còn cơ hội kinh doanh ở thị trường này nên đã chủ động rời đi cho dù tiềm năng thị trường vẫn có thể hoạt động được. Tuy nhiên, chính mô hình hợp tác giữa CP và nhà mạng đã khiến CP không mặn mà. CP thường làm những dịch vụ thường có lời trong thời gian khoảng 6 tháng, nếu thời gian kéo dài hơn mà không thấy có lời thì CP cũng không thể tiếp tục hoạt động được. Hiện nay, các thông tin trên mạng chạy trên nền data nên không còn phụ thuộc vào hệ thống thu tiền của nhà mạng. Một số CP cũng chuyển sang hình thức phát triển các ứng dụng trên kho của Google và Apple. Nhiều CP cung cấp thành công dịch vụ trò chơi trực tuyến trên các ứng dụng này", ông Nguyễn Mạnh Hà nói.

Một doanh nghiệp cung cấp nội dung cho hay, câu chuyện hợp tác giữa CP và nhà mạng không phải là câu chuyện "lọt sàng xuống nia" mà nó là "lọt sàng xuống đất", bởi tất cả đều bị thiệt khi mà không có nội dung tốt cung cấp cho khách hàng, đặc biệt khi nhà mạng cung cấp 4G và chuẩn bị lên 5G.

 Thái Khang

Nhà mạng thế giới chia bao nhiêu doanh thu cho nhà cung cấp nội dung?

Nhà mạng thế giới chia bao nhiêu doanh thu cho nhà cung cấp nội dung?

Nhiều nhà mạng trên thế giới chia sẻ 70% doanh thu cho doanh nghiệp cung cấp nội dung để khuyến khích họ cung cấp những dịch vụ hấp dẫn và giữ chân khách hàng.

Wednesday, March 30, 2022

Deepfake: Vũ khí đáng sợ có thể thay đổi cục diện chiến tranh

Cách đây 5 năm, chưa ai biết đến deepfake là gì, nhưng giờ đây, chúng thậm chí được sử dụng để tác động đến tiến trình của một cuộc chiến.

Video giả lan truyền

Vào ngày 16/3, một video giả mạo đột nhiên được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong video là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đứng sau bục tổng thống, mặc áo sơ mi màu xanh lá cây sẫm nói chuyện một cách chậm rãi. Ngoại trừ phần đầu, cơ thể của ông hầu như không cử động khi nói.

Ông Volodymyr Zelensky đã kêu gọi người Ukraine đầu hàng Nga với chất giọng lại méo mó và khàn: “Tôi yêu cầu các bạn hạ vũ khí và trở về với gia đình. Cuộc chiến này không đáng để chết. Tôi đề nghị các bạn hãy tiếp tục sống và tôi cũng sẽ làm như vậy”.

Ngay sau đó, đoạn clip này nhanh chóng được xác định là một video giả mạo sử dụng deepfake - công nghệ thu thập hình ảnh khuôn mặt của một đối tượng, sau đó ghép vào mặt của một người khác trong video nhằm gây nhiễu loạn thông tin.

Ngoài video giả mạo tổng thống Ukraine, một video deepfake khác với nội dung Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hòa bình trong cuộc chiến Ukraine cũng được lan truyền rộng rãi.

{keywords}

Kỹ thuật ngày càng tinh vi

Trong nhiều năm, các chuyên gia về thông tin sai lệch và xác thực nội dung đã tỏ ra quan ngại về khả năng lan truyền tin tức giả và tình trạng hỗn loạn thông tin thông qua các video deepfake, đặc biệt là khi chúng ngày càng trông giống như thật.

Trên thực tế, các video deepfake trở nên tinh vi hơn rất nhiều chỉ trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, các video lan truyền về cảnh Tom Cruise giả tung đồng xu và cover các bài hát của ban nhạc Dave Matthews vào năm 2021 đã cho thấy deepfake có thể xuất hiện một cách thuyết phục như thế nào.

Các video giả mạo ông Zelensky hay Putin không lan truyền mạnh như video của Tom Cruise vì chúng có độ phân giải thấp, đây là cách thức phổ biến để che đậy những sai sót. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đánh giá rằng chúng rất nguy hiểm vì thông tin sai lệch dùng công nghệ cao có thể nhanh chóng lan truyền trên toàn cầu.

“Một khi ranh giới này bị xóa mờ, sự thật sẽ không tồn tại. Bạn sẽ mất niềm tin vào những gì thấy bất cứ điều gì mình thấy, mọi thứ lúc đó trong mắt bạn sẽ chỉ toàn là giả dối", Wael Abd-Almageed, Giám đốc sáng lập Phòng thí nghiệm phân tích đa phương tiện và trí tuệ thị giác Đại học Nam California chia sẻ.

Vào năm 2019, nhiều người lo ngại cho rằng các video deepfake sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhưng cuối cùng điều đó đã không xảy ra.

Siwei Lyu, Giám đốc phòng thí nghiệm học máy và thị giác máy tính tại Đại học Albany, cho rằng điều này là do công nghệ tại thời điểm đó chưa phát triển. Để tạo ra một video deepfake giống như thật không hề dễ dàng, nó đòi hỏi các kỹ thuật phải che giấu được những đặc điểm dễ bị phát hiện là giả mạo và giọng nói phải thật tự nhiên. Tuy nhiên, giờ đây việc tạo ra các bản deepfake giống thật đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Việc chúng đang được sử dụng để gây ảnh hưởng đến một cuộc giao tranh là điều đặc biệt nguy hiểm. Ông Lyu chia sẻ trong những trường hợp bình thường, video deepfake không có nhiều tác động ngoài việc thu hút sự quan tâm và thu hút sự chú ý trên mạng. Nhưng trong những tình huống nguy cấp như chiến tranh hoặc thảm họa quốc gia, khi mọi người không thể suy nghĩ thấu đáo và ít chú ý, đó là lúc nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Nina Schick, tác giả của "Deepfakes: The Coming Infocalypse" cho rằng các video giả mạo Tổng thống Ukraine và Nga chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vấn đề sai lệch thông tin trực tuyến thực tế lớn hơn nhiều, thậm chí các công ty truyền thông xã hội không đủ sức để giải quyết.

Không gì qua mắt được con người

Khi các video deepfake trở nên ngày càng giống thật, các nhà nghiên cứu và các công ty đang cố gắng cập nhật các công cụ để phát hiện ra chúng.

Abd-Almageed và Lyu sử dụng các thuật toán để phát hiện các video deepfake. Ông Lyu tạo ra phần mềm “DeepFake-o-meter”, cho phép bất kỳ ai tải video lên để kiểm tra tính xác thực của nó, mặc dù có thể mất vài giờ để có kết quả. Một số công ty, chẳng hạn như nhà cung cấp phần mềm an ninh mạng Zemana, cũng đang phát triển phần mềm của riêng họ để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, ông Lyu tin rằng con người vẫn sẽ tốt hơn trong việc phát hiện các video giả mạo so với các phần mềm. Ông nói: “Chúng ta sẽ thấy video deepfake nhiều hơn trong tương lai và việc dựa vào các công ty truyền thông xã hội như Google, Facebook, Twitter là không đủ. Không gì có thể qua mắt được con người”.

Hương Dung (Theo CNN)

Trí tuệ nhân tạo trở thành tiền đồn trong xung đột Nga - Ukraine

Trí tuệ nhân tạo trở thành tiền đồn trong xung đột Nga - Ukraine

Chiến tranh là điều khủng khiếp, nhưng nó thường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thử nghiệm công nghệ mới. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã cho thấy vai trò của trí tuệ nhân tạo (A.I) ngày càng rõ rệt.

Đừng bấm vào tin nhắn Facebook nếu thấy những chữ này

Hơn 900 triệu người trên thế giới đang sử dụng Facebook Messenger để liên lạc với nhau. Sự phổ biến của nó cũng dẫn đến nhiều rủi ro lừa đảo.  

Đừng bấm vào tin nhắn Facebook nếu thấy những chữ này

Không phải tin nhắn nào gửi đến bạn qua Facebook Messenger cũng mang theo thiện chí. Tương tự tin nhắn rác và lừa đảo, Messenger thường được bọn tội phạm sử dụng để tìm kiếm con mồi mới. Dù là đánh cắp tiền hay danh tính cá nhân, càng nhiều nạn nhân sập bẫy, chúng càng kiếm được nhiều tiền hơn.

Nó hấp dẫn tới mức tội phạm thường “tái sử dụng” các chiêu thức cũ. Một trò lừa đảo cũ qua Messenger vừa tái xuất. Khoảng 1 năm trước, hàng triệu người dùng Facebook nhận được tin nhắn lạ từ những tài khoản giả làm người quen của họ. Nó chỉ chứa một câu hỏi đơn giản nhưng ẩn chứa bí mật đen tối. Tin nhắn viết: “Is this you” (bạn đây phải không) và đính kèm liên kết dẫn đến một video.

Dù vậy, được liên kết đã được xử lý thông qua dịch vụ rút gọn URL để giống như một video. Khi bấm vào, không có video nào được phát. Thay vào đó, nó mở ra một trang web khác với màn hình đăng nhập Facebook giả. Nếu nhập thông tin đăng nhập vào đây, tội phạm sẽ biết được dữ liệu và tấn công tài khoản của bạn.

Chỉ vài tuần sau đó, trò lừa đã “chết yểu”, song tuần này xuất hiện trở lại và có chút thay đổi. Không còn hỏi “Is this you” nữa, kẻ lừa đảo chuyển sang dùng câu “Look what I found” (xem tôi tìm được gì này) để lôi kéo sự tò mò của người nhận. Nó cũng đi cùng với một liên kết. Theo Metro, liên kết tiếp tục dẫn người dùng đến trang web đăng nhập Facebook giả. Ngoài email và mật khẩu Facebook, thủ phạm có thể cài mã độc lên thiết bị của bạn.

Để giữ an toàn, tốt nhất nên cảnh giác trước mọi thủ đoạn của kẻ lừa đảo. Ngay cả khi tin nhắn đến từ một người bạn đáng tin cậy, tài khoản của họ rất có khả năng đã bị hack. Có hai cách để bạn tự bảo vệ bản thân. Đầu tiên, không bao giờ bấm vào liên kết hay tải tập tin từ email, tin nhắn “không mời” trên Facebook Messenger. Nếu bạn của bạn gửi thứ gì đó, hãy gọi cho họ để bảo đảm họ thực sự là người gửi. Thứ hai, cài đặt xác thực hai lớp trên mọi tài khoản, bao gồm mạng xã hội và tài khoản ngân hàng. Điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ bạn bị tấn công vì bạn phải tự mình xác minh bất kỳ nỗ lực đăng nhập nào.

Du Lam (Theo Komando)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Các tài khoản ngân hàng của người dùng Việt Nam liên tục bị hacker nhắm tới

Thời gian gần đây, kẻ xấu liên tục sử dụng hàng nghìn các trang web giả mạo nhằm đánh lừa người dùng Việt Nam để từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, Facebook.

Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp, tổ chức đã dần chuyển hoạt động của mình lên không gian mạng, kéo theo đó là các cuộc tấn công mạng có xu hướng không ngừng gia tăng.

Thống kê trên toàn thế giới cho thấy, kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra, số lượng các cuộc tấn công phishing (lừa đảo người dùng) đã tăng 667%.

Khi nhân viên làm việc ở nhà, các doanh nghiệp phải mở hệ thống của mình để phục vụ nhu cầu làm việc từ xa. Đó là điều kiện thuận lợi cho các cuộc tấn công dò quét mật khẩu để xâm nhập vào hệ thống CNTT của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là lý do khiến số lượng các cuộc tấn công dạng này được ghi nhận đã tăng tới 400% chỉ trong năm vừa qua.

Đáng chú ý khi cứ có ba cuộc tấn công mạng xảy ra thì lại có một cuộc tấn công liên quan đến Covid-19. Bên cạnh đó, khoảng 20% các vụ lộ lọt dữ liệu xảy ra cũng trong thời kỳ này.

{keywords}

Thống kê về các cuộc tấn công giả mạo nhằm vào người dùng Việt Nam trong năm 2021

Về bản chất, đây là những tin nhắn giả mạo. Khi người dùng click vào những đường link này, sẽ xuất hiện một trang web với giao diện giống hệt website của các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Nếu nhập thông tin account, mật khẩu và mã OTP, người dùng sẽ bị chiếm quyền truy nhập tài khoản và mất tiền.

Theo ông Lê Quang Hà – Phó Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security), ghi nhận từ hệ thống giám sát của đơn vị này cho thấy, thời gian qua, người dùng mạng Việt Nam liên tục chứng kiến sự xuất hiện của  những tin nhắn có nội dung về các chương trình trúng thưởng, hay lừa đăng nhập để chuyển hoặc nhận tiền kiều hối,…

Trong năm 2021, hệ thống giám sát của Viettel Cyber Security ghi nhận số cuộc tấn công lừa đảo theo hình thức trên tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Khoảng 2.739 trang web phishing lừa đảo và khoảng 2.717 website giả mạo đã được ghi nhận. Các website này thường nhắm vào một số lĩnh vực cụ thể như tài chính, ngân hàng, các cơ quan hành pháp, truyền thông với mục đích để lừa người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản.

{keywords}
Hệ thống giám sát của Viettel Cyber Security ghi nhận một số lượng lớn các cuộc tấn công lừa đảo nhằm vào người dùng Việt Nam, đặc biệt là trong năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, hình thức và thủ đoạn tấn công của những kẻ lừa đảo đang ngày một tinh vi. Trước kia, kẻ xấu thường dùng các tin nhắn đơn giản qua ứng dụng Messenger để lừa đảo người dùng. Tuy nhiên gần đây, tội phạm mạng lại sử dụng thiết bị chuyên dụng để phát tán các tin nhắn giả mạo nhằm tăng mức độ dẫn dụ đối với người dùng.

Ngoài hình thức tấn công phishing, các vụ tấn công bằng mã độc tại Việt Nam cũng có chiều hướng tăng vọt. Điều này xuất phát từ việc hệ thống CNTT của các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều lỗ hổng. Do đó, các hacker có cơ hội để tiến hành rà quét và thâm nhập vào trong hệ thống, mã hóa dữ liệu, sau đó là tống tiền.

Thống kê của Viettel Cyber Security cho thấy, các loại mã độc lây nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2021 là Necurs Botnet, Ditminer Miners, Lethic Botnet, Mirai Botnet, Android Hummer Trojan, Sality Botnet, WannaCry Ransomware và Dark Silent Android Trojan.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lây nhiễm mã độc hiện nay là thói quen sử dụng của người dùng. Bao gồm việc tò mò mở các file đính kèm theo những email lạ, cài đặt phần mềm crack, không bản quyền, dùng USB trao đổi dữ liệu…

{keywords}
Các chuyên gia an toàn thông tin trực chiến 24/7 để giải quyết các sự cố an ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt

Bên cạnh đó, còn xuất hiện những đội nhóm hacker được đầu tư bài bản, dành nhiều thời gian theo dõi, nắm bắt thói quen để từ đó thâm nhập, chiếm quyền kiểm soát vào các hệ thống thông tin lớn, ví dụ như hệ thống thông tin của các cơ quan chính phủ, hệ thống của các ngân hàng.

Có 5 nhóm tin tặc thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công APT nhằm vào Việt Nam là Goblin Panda, Mustang Panda, Lazarus, Winnit và APT 32. Các nhóm tin tặc này có nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả kinh tế, chính trị. Tuy vậy, nhìn chung đây là những hình thức tấn công nguy hiểm, mang tính dai dẳng, kéo dài.

Trong năm 2021, có tổng cộng 35 vụ rao bán dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được ghi nhận. Nhiều vụ lộ lọt dữ liệu có quy mô rất lớn, lên tới hàng chục triệu bản ghi dữ liệu người dùng.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi những dữ liệu này đã được các hacker chủ động rao bán trên mạng. Thực tế còn nhiều loại dữ liệu đặc thù khác, trong đó có cả bí mật kinh doanh có thể đã bị thất thoát, lộ lọt ra bên ngoài.

Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc nâng cao nhận thức và sự cảnh giác của người dùng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nên triển khai nhiều giải pháp bảo mật đồng bộ, thay vì chỉ sử dụng các giải pháp độc lập, vốn kém hiệu quả. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là thói quen làm việc mới đã từng bước hình thành đối với nhiều người.

Trọng Đạt

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

173.600 Ethereum và 25,5 triệu USD đã bị rút khỏi hệ thống của Axie Infinity. Với quy mô của vụ việc, đây là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tiền mã hóa.

Mỹ chuyển 100 drone sát thủ cho Ukraine

Trong gói viện trợ quân sự Ukraine của Mỹ, có sự xuất hiện của 100 drone mang tên Switchblade với khả năng tấn công mục tiêu nhỏ hoặc diệt tăng và xe bọc thép.

{keywords}
(Ảnh: AeroVironment)

Bà Celeste Wallander, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, xác nhận thông tin vào ngày 30/3. Trả lời các nhà lập pháp, bà cho biết Ukraine đã yêu cầu những vũ khí này, trong đó có những chiếc Switchblade được mệnh danh là “drone sát thủ”.

“Chúng tôi đã cam kết chuyển giao 100 hệ thống bay không người lái chiến thuật trong gói duyệt gần đây của Tổng thống”, bà Wallander làm chứng trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện Mỹ. “Chúng tôi lắng nghe người Ukraine và nhìn nhận rất nghiêm túc yêu cầu ấy”.

Tuần trước, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên rằng drone sẽ sớm có mặt tại Ukraine.

Quyết định trang bị drone sát thủ cho Ukraine được Mỹ đưa ra sau lời kêu gọi bổ sung thiết bị quân sự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Triển khai Switchblade có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến với Nga tại Ukraine. AeroVironment, công ty sản xuất vũ khí này, từ chối bình luận về sự việc.

Theo CNBC, có hai phiên bản drone là Switchblade 300 và 600. Không rõ Mỹ chuyển cho Ukraine bản nào. Phiên bản 300 được thiết kế để tấn công các mục tiêu nhỏ, bỏ vừa ba lô, nặng hơn 2,26kg và có phạm vi hoạt động trong vòng 10 dặm. Trong khi đó, Switchblade 600 có thể tiêu diệt xe tăng và các xe bọc thép khác. Nó nặng hơn 54,4kg và phạm vi hoạt động hơn 40 dặm.

Switchblade trang bị camera, hệ thống điều hướng và bom điều khiển từ xa. Vũ khí có thể được lập trình để tấn công các mục tiêu cách xa hàng dặm hoặc lảng vảng phía trên mục tiêu cho đến khi người điều khiển khai hỏa. Cả 300 và 600 đều tự hủy sau khi tấn công mục tiêu. Mỗi Switchblade chỉ sử dụng 1 lần, do đó, nó còn được gọi là drone “cảm tử”.

NBC News đưa tin Switchblade 300 có giá ước tính 6.000 USD, rẻ hơn so với sử dụng tên lửa Hellfire của Lockheed Martin và drone MQ-9 Reaper của General Atomics.

Du Lam (Theo CNBC)

Sức mạnh trực thăng “kẻ tàn phá” của Nga tác chiến ở Ukraine

Sức mạnh trực thăng “kẻ tàn phá” của Nga tác chiến ở Ukraine

Dưới đây là những hình ảnh hiếm hoi về trực thăng tấn công Mi-28 của Nga tham chiến ở Ukraine.

Tài khoản ngân hàng, "ví tiền" của người dùng Việt Nam liên tục bị hacker nhắm tới

Thời gian gần đây, kẻ xấu liên tục sử dụng hàng nghìn các trang web giả mạo nhằm đánh lừa người dùng Việt Nam để từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, Facebook.

Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp, tổ chức đã dần chuyển hoạt động của mình lên không gian mạng, kéo theo đó là các cuộc tấn công mạng có xu hướng không ngừng gia tăng.

Thống kê trên toàn thế giới cho thấy, kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra, số lượng các cuộc tấn công phishing (lừa đảo người dùng) đã tăng 667%.

Khi nhân viên làm việc ở nhà, các doanh nghiệp phải mở hệ thống của mình để phục vụ nhu cầu làm việc từ xa. Đó là điều kiện thuận lợi cho các cuộc tấn công dò quét mật khẩu để xâm nhập vào hệ thống CNTT của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là lý do khiến số lượng các cuộc tấn công dạng này được ghi nhận đã tăng tới 400% chỉ trong năm vừa qua.

Đáng chú ý khi cứ có ba cuộc tấn công mạng xảy ra thì lại có một cuộc tấn công liên quan đến Covid-19. Bên cạnh đó, khoảng 20% các vụ lộ lọt dữ liệu xảy ra cũng trong thời kỳ này.

{keywords}

Thống kê về các cuộc tấn công giả mạo nhằm vào người dùng Việt Nam trong năm 2021

Về bản chất, đây là những tin nhắn giả mạo. Khi người dùng click vào những đường link này, sẽ xuất hiện một trang web với giao diện giống hệt website của các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Nếu nhập thông tin account, mật khẩu và mã OTP, người dùng sẽ bị chiếm quyền truy nhập tài khoản và mất tiền.

Theo ông Lê Quang Hà – Phó Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security), ghi nhận từ hệ thống giám sát của đơn vị này cho thấy, thời gian qua, người dùng mạng Việt Nam liên tục chứng kiến sự xuất hiện của  những tin nhắn có nội dung về các chương trình trúng thưởng, hay lừa đăng nhập để chuyển hoặc nhận tiền kiều hối,…

Trong năm 2021, hệ thống giám sát của Viettel Cyber Security ghi nhận số cuộc tấn công lừa đảo theo hình thức trên tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Khoảng 2.739 trang web phishing lừa đảo và khoảng 2.717 website giả mạo đã được ghi nhận. Các website này thường nhắm vào một số lĩnh vực cụ thể như tài chính, ngân hàng, các cơ quan hành pháp, truyền thông với mục đích để lừa người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản.

{keywords}
Hệ thống giám sát của Viettel Cyber Security ghi nhận một số lượng lớn các cuộc tấn công lừa đảo nhằm vào người dùng Việt Nam, đặc biệt là trong năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, hình thức và thủ đoạn tấn công của những kẻ lừa đảo đang ngày một tinh vi. Trước kia, kẻ xấu thường dùng các tin nhắn đơn giản qua ứng dụng Messenger để lừa đảo người dùng. Tuy nhiên gần đây, tội phạm mạng lại sử dụng thiết bị chuyên dụng để phát tán các tin nhắn giả mạo nhằm tăng mức độ dẫn dụ đối với người dùng.

Ngoài hình thức tấn công phishing, các vụ tấn công bằng mã độc tại Việt Nam cũng có chiều hướng tăng vọt. Điều này xuất phát từ việc hệ thống CNTT của các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều lỗ hổng. Do đó, các hacker có cơ hội để tiến hành rà quét và thâm nhập vào trong hệ thống, mã hóa dữ liệu, sau đó là tống tiền.

Thống kê của Viettel Cyber Security cho thấy, các loại mã độc lây nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2021 là Necurs Botnet, Ditminer Miners, Lethic Botnet, Mirai Botnet, Android Hummer Trojan, Sality Botnet, WannaCry Ransomware và Dark Silent Android Trojan.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lây nhiễm mã độc hiện nay là thói quen sử dụng của người dùng. Bao gồm việc tò mò mở các file đính kèm theo những email lạ, cài đặt phần mềm crack, không bản quyền, dùng USB trao đổi dữ liệu…

{keywords}
Các chuyên gia an toàn thông tin trực chiến 24/7 để giải quyết các sự cố an ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt

Bên cạnh đó, còn xuất hiện những đội nhóm hacker được đầu tư bài bản, dành nhiều thời gian theo dõi, nắm bắt thói quen để từ đó thâm nhập, chiếm quyền kiểm soát vào các hệ thống thông tin lớn, ví dụ như hệ thống thông tin của các cơ quan chính phủ, hệ thống của các ngân hàng.

Có 5 nhóm tin tặc thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công APT nhằm vào Việt Nam là Goblin Panda, Mustang Panda, Lazarus, Winnit và APT 32. Các nhóm tin tặc này có nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả kinh tế, chính trị. Tuy vậy, nhìn chung đây là những hình thức tấn công nguy hiểm, mang tính dai dẳng, kéo dài.

Trong năm 2021, có tổng cộng 35 vụ rao bán dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được ghi nhận. Nhiều vụ lộ lọt dữ liệu có quy mô rất lớn, lên tới hàng chục triệu bản ghi dữ liệu người dùng.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi những dữ liệu này đã được các hacker chủ động rao bán trên mạng. Thực tế còn nhiều loại dữ liệu đặc thù khác, trong đó có cả bí mật kinh doanh có thể đã bị thất thoát, lộ lọt ra bên ngoài.

Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc nâng cao nhận thức và sự cảnh giác của người dùng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nên triển khai nhiều giải pháp bảo mật đồng bộ, thay vì chỉ sử dụng các giải pháp độc lập, vốn kém hiệu quả. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là thói quen làm việc mới đã từng bước hình thành đối với nhiều người.

Trọng Đạt

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

173.600 Ethereum và 25,5 triệu USD đã bị rút khỏi hệ thống của Axie Infinity. Với quy mô của vụ việc, đây là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tiền mã hóa.

Các sàn tiền ảo cam kết hỗ trợ Axie Infinity truy tìm hung thủ vụ hack 600 triệu USD

Ngày 30/3, các sàn giao dịch tiền mã hoá đã nhanh chóng đề nghị hỗ trợ Sky Mavis sau khi công ty cho biết số tài sản kỹ thuật số trị giá hơn 600 triệu USD đã bị tin tặc đánh cắp.

Ronin, mạng lưới blockchain liên kết với Axie Infinity, trò chơi kiếm tiền mã hoá hàng đầu của Sky Mavis, cho biết 173.600 đồng Ethereum và 25,5 triệu USDT, đồng mã hoá ổn định (stablecoin) neo giá với USD, đã bị hack và rút khỏi hệ thống trong 2 giao dịch vào ngày 23/3 vừa qua.

 {keywords}

“Chúng tôi đang phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật, các chuyên gia giám định tiền mã hoá, cùng các nhà đầu tư để đảm bảo tất cả khoản tiền trên được thu hồi và hoàn trả”, trích bài đăng trên blog của công ty.

Vụ hack chấn động trên đã kích hoạt các nỗ lực truy tìm hung thủ đứng đằng sau. Trên Twitter, sàn giao dịch tiền điện tử Huobi tuyên bố sẽ hỗ trợ Axie Infinity. “Bất kỳ tài sản mã hoá đánh cắp nào bị phát hiện đã đi ngang qua sàn giao dịch của chúng tôi và các mạng lưới liên quan sẽ nhanh chóng được xử lý với cách thức phù hợp”.

Sam Bankman-Fried, Giám đốc điều hành sàn giao dịch tiền ảo FTX, cho biết họ đang điều tra vụ việc, trong khi đó Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành sàn Binance, cũng khẳng định đã cử nhóm “liên hệ với Axie Infinity để cung cấp hỗ trợ điều tra”.

Axie Infinity nằm trong số những ứng dụng phổ biến nhất của tiền mã hoá cho đến nay với hơn 2 triệu người dùng hoạt động hàng ngày tham gia trò chơi, trong đó thu thập những nhân vật gọi là “axie” để làm thú cưng, mua bán và sử dụng để chiến đấu với những người chơi khác. Trò chơi này đã trở nên đặc biệt phổ biến ở các quốc gia như Philippines, như một phần của xu hướng “chơi để kiếm tiền”, khi người dùng kiếm tiền điện tử thông qua chơi các trò chơi.

Công ty giám sát tiền điện tử Elliptic nói rằng phân tích nội bộ của họ cho thấy tin tặc hoặc 1 nhóm tin tặc đã bắt đầu thực hiện quá trình rửa tiền bằng việc chuyển tài sản đến ít nhất 3 sàn giao dịch tiền mã hoá lớn.

Vinh Ngô (theo Nikkei)

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

173.600 Ethereum và 25,5 triệu USD đã bị rút khỏi hệ thống của Axie Infinity. Với quy mô của vụ việc, đây là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tiền mã hóa.

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Nghệ sỹ đồ họa Parvez Khan đã dựng hình ảnh 3D của iPhone 14 Pro dựa trên các tin đồn gần đây.

iPhone 14 Pro ra mắt năm nay được kỳ vọng là màn “lột xác” ấn tượng nhất trong lịch sử iPhone. Những hình ảnh của nghệ sỹ đồ họa Parvez Khan cho trang tin LetsGoDigital giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn về các thay đổi thiết kế được đồn trên thiết bị, bao gồm màn hình đục lỗ (một lỗ tròn và một hình viên nhộng) thay vì tai thỏ hay cụm camera lồi hơn.

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Theo chuyên gia Ming Chi Kuo, Apple sẽ sử dụng cụm camera mới, lồi hơn trên iPhone 14 Pro và Pro Max, trong đó camera chính có độ phân giải 48MP, thay thế camera 12MP trên phiên bản tiền nhiệm. Đường chéo trên mô-đun 48MP dài hơn 25 đến 35%, chiều cao của ống kính 7P tăng từ 5 đến 10% so với iPhone 13 Pro.

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Dù không có tính thẩm mỹ cao, camera 48MP chắc chắn giúp iPhone 14 Pro và 14 Pro Max thành những camera chụp ảnh đẹp nhất năm 2022. Lần cuối Apple tăng pixel trên iPhone là khi giới thiệu iPhone 6s. Cảm biến lớn hơn cho phép nhiều ánh sáng đi qua hơn và cải thiện chất lượng hình ảnh nói chung.

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Ngoài ra, iPhone 14 Pro được cho là có kích thước ngang 71,45mm, cao 147,46mm và dầy 7,85mm; màn hình 120Hz; giữ nguyên thiết kế phẳng trên iPhone 13 Pro.

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

Dưới đây là hình ảnh iPhone 14 Pro dựa trên tin đồn của tác giả Parvez Khan:

Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi
Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi
Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi
Concept iPhone 14 Pro đẹp bất chấp camera lồi

 Du Lam(Theo LetsGoDigital)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Tuesday, March 29, 2022

Giám đốc Western Digital Việt Nam: ‘Chuyển đổi số cần có mục tiêu rõ ràng’

Doanh nghiệp hay địa phương cần có mục tiêu cụ thể trước khi bắt tay vào chuyển đổi số để tránh lãng phí nguồn lực và sử dụng hiệu quả ngân sách.

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam, ông Trương Bá Toàn - Giám đốc điều hành Western Digital Việt Nam - nhận định quá trình này cần thực hiện từng bước, nhắm mục tiêu cụ thể, vào những lĩnh vực ưu tiên.

Chuyển đổi số giúp gia tăng an toàn cho thành phố du lịch

Ông Trương Bá Toàn cho rằng tiềm năng du lịch tại Việt Nam rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang dần mở lại các chuyến bay quốc tế để chào đón khách du lịch toàn cầu. Theo ông Toàn, một trong những yếu tố quan trọng giúp hút khách du lịch là sự an toàn của điểm đến. Hội An, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang... sẽ càng trở thành những điểm sáng du lịch nếu du khách tin tưởng vào tình hình an ninh trật tự địa phương.

{keywords}

“Tôi có nhiều dịp đi Hàn Quốc và cảm nhận được sự an toàn tại đây, nhất là trên các chuyến tàu điện ngầm. Nếu hành khách để quên bất kỳ tài sản nào trên tàu sẽ rất hiếm có trường hợp bị mất, hầu hết có thể tìm lại được ở khu vực tìm đồ thất lạc”, ông Toàn cho hay.

Để mang lại cảm giác an toàn tại một địa phương, ngoài việc nâng cao ý thức người dân, đại diện Western Digital cho rằng chính quyền cần gia tăng những biện pháp giám sát an ninh thông minh. Như tại Hàn Quốc, Western Digital hợp tác với các đối tác để lắp đặt camera an ninh tại các tàu điện ngầm, giúp dự báo các hành vi tiền bạo lực.

Chẳng hạn, nếu camera phát hiện một nhóm người tụ tập, dựa trên phân tích hành vi, camera sẽ phát cảnh báo để lực lượng chức năng ngăn chặn sớm các hành động bạo lực.

Nhờ có camera thông minh, kết hợp với thiết bị lưu trữ có thể xử lý lượng dữ liệu cực lớn, truy xuất nhanh chóng cận thời gian thực, các giải pháp giám sát sẽ giúp khu vực tàu điện ngầm hay bất kỳ địa điểm công cộng cộng nào trở nên an toàn hơn.

“Tôi cho rằng một trong những nền tảng của thành phố thông minh là những camera giám sát thông minh”, ông Toàn nhận định. “Tại Việt Nam, tất cả những yếu tố về công nghệ đã rất chín muồi để thực hiện những biện pháp giám sát như vậy”, ông Toàn nói thêm.

Cần có mục tiêu rõ ràng khi chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một khái niệm rất rộng, do đó doanh nghiệp hay địa phương khi số hoá cần có mục tiêu cụ thể để tránh lãng phí nguồn lực. Điều này thể hiện rõ trong việc nhiều địa phương tại Việt Nam hiện nay chọn một số lĩnh vực chủ đạo để chuyển đổi, như du lịch, y tế, giáo dục. Trong mảng du lịch, địa phương có thể chọn yếu tố an toàn, giao thông thuận lợi, thanh toán tiện nghi,...

Riêng mảng y tế, ông Toàn nhận định nhiều bệnh viện và cơ sở y tế đang có hạ tầng khá tốt để chuyển đổi số. Tuy vậy, không nên cho rằng chuyển đổi số là một thứ gì to tát, đôi khi những thay đổi nhỏ có thể góp những viên gạch đầu tiên cho toàn bộ quá trình.

Ví dụ, khá nhiều bệnh viện ở khu vực phía Nam hiện nay đã số hoá phim chụp X quang tại bệnh viện. Thay vì cung cấp cho bệnh nhân một tấm phim như trước, nhiều bệnh viện hiện nay chọn số hoá nó, lưu trữ hình ảnh này trong kho dữ liệu. Việc này thuận tiện cho quá trình lưu trữ giúp chẩn đoán về sau, nhất là khi các cơ sở y tế liên thông dữ liệu với nhau.

Ông Toàn dẫn thống kê của Bộ Y tế cho hay, nếu chuyển đổi thành công từ phim sang hình ảnh kỹ thuật số đúng chuẩn sử dụng cho y tế, có thể giúp khối bệnh viện tiết kiệm được khoảng 50 triệu USD, tương đương hơn 1.143 tỷ đồng. Nếu việc chuyển đổi này được thực hiện thêm ở khối phòng khám tư nhân và dịch vụ sẽ gia tăng khoản tiết kiệm này hơn nữa.

Ngay tại các tập đoàn lớn, việc chuyển đổi cũng đều dựa trên mục tiêu và thực hiện từng phần. Chẳng hạn, nhà máy Western Digital ở Thái Lan chọn số hoá đầu tiên ở mảng logistics, với mục tiêu tiết kiệm khoảng 100 triệu USD/năm.

Trong giai đoạn giao thương bị ngưng trệ do giãn cách, nhờ hệ thống trí tuệ nhân tạo, nhà máy này đã thực hiện thành công việc điều chuyển nguồn nguyên liệu và hàng hoá, bảo đảm đủ nguồn cung phục vụ sản xuất lẫn hàng hoá bán ra toàn cầu. Bên cạnh việc tiết kiệm được 100 triệu USD/năm, nhà máy này cũng giảm 30% lượng khí thải ra môi trường, cũng như gia tăng năng suất nhân viên lên 40%.

“Tóm lại, doanh nghiệp hay chính quyền cần xác định rõ mục tiêu của mình ngay từ ban đầu khi muốn số hoá dữ liệu hay chuyển đổi số”, ông Toàn nêu ý kiến.

{keywords}
Western Digital - một trong những công ty sản xuất các thiết bị lưu trữ dữ liệu hàng đầu thế giới

Không có dữ liệu nào phải bỏ đi

Đối với doanh nghiệp, thứ tài sản quý giá nhất là con người. Điều này đúng hoàn toàn trong mọi thời đại. Nhưng trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, hầu hết đều đồng ý rằng dữ liệu là một dạng tài sản sống còn.

Trong kỷ nguyên mới, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Trước đây, các quyết định dựa trên kinh nghiệm của lãnh đạo, song nếu vị lãnh đạo rời đi hoặc nghỉ hưu, thế hệ kế nhiệm sẽ mất đi phần lớn sự am hiểu công ty, và phải xây dựng từ đầu. Do đó, nếu doanh nghiệp xây dựng được cơ sở dữ liệu, số hoá được kinh nghiệm từ hế hệ trước, bồi đắp bởi thế hệ sau, thì sẽ có kho tàng dữ liệu đủ hữu ích để bất kỳ ai kế nhiệm cũng có thể vận hành công ty hiệu quả.

Ông Toàn cho rằng, để tiết kiệm chi phí lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp có thể chia dữ liệu thành hai dạng: dữ liệu lạnh và dữ liệu nóng. Dữ liệu lạnh là loại cần lưu trữ nhưng không phải truy xuất nhanh, sử dụng hàng ngày, do đó có thể ghi trên các loại ổ cứng có dung lượng lớn nhưng tốc độ truy xuất thấp để tối ưu chi phí. Ngược lại, dữ liệu nóng đòi hỏi sử dụng thường xuyên thì cần thiết bị lưu trữ có tốc độ truy xuất nhanh hơn, nhưng dung lượng thấp hơn.

“Có những dữ liệu lạnh tưởng không cần thiết nhưng sẽ cực kỳ hữu ích trong một giai đoạn cần đưa ra quyết định nào đó. Vì vậy dữ liệu nào cũng cần được lưu trữ”, ông Toàn phân tích. Ngoài ra, đại diện Western Digital cho rằng so với cách đây 5 năm, chi phí lưu trữ đã giảm khoảng một nửa, do đó các doanh nghiệp ngày càng dễ dàng số hoá dữ liệu hơn.

Ngọc Minh

Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD

173.600 Ethereum và 25,5 triệu USD đã bị rút khỏi hệ thống của Axie Infinity. Với quy mô của vụ việc, đây là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tiền mã hóa.

Trong một thông báo được đăng tải mới đây, Ronin Network - sidechain của tựa game Axie Infinity cho biết họ đã bị hacker tấn công. Hậu quả của vụ việc là 173.600 Ethereum và 25,5 triệu USD đã bị rút khỏi Ronin thông qua 2 giao dịch.

Theo đội ngũ quản trị Ronin, kẻ tấn công đã sử dụng khóa cá nhân để thực hiện việc rút tiền. Tuy nhiên, đội ngũ quản trị Ronin đã phát hiện ra cuộc tấn công sau khi nhận được báo cáo từ một người dùng về việc không thể rút 5.000 Ethereum từ hệ thống. 

{keywords}
Thông báo của Ronin về viêc hệ thống bị tấn công. 

Mỗi Ethereum đang có giá thị trường là 3.420 USD, tổng số tiền mã hóa mà hacker cưỡng đoạt từ hệ thống của Ronin là khoảng 625 triệu USD. Với quy mô của vụ việc, đây là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tiền mã hóa.

Theo Ronin, để gửi hoặc rút tiền trên hệ thống này, cần có 5 trong tổng số 9 chữ ký xác nhận. Kẻ xấu đã tấn công và nắm quyền kiểm soát 4 trình xác thực Ronin của Sky Mavis và trình xác thực bên thứ 3 do Axie DAO điều hành. 

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn số tiền bị đánh cắp (khoảng 600 triệu USD) dưới dạng 175.913 Ethereum hiện đang nằm trong ví của hacker. Một phần số tiền bị hacker lấy mất đã được chuyển lên sàn giao dịch FTX. 

Trước sự cố nói trên, hệ thống của Ronin đã tạm ngừng hoạt động. Đơn vị vận hành Ronin cho biết đang tích cực xử lý để đề phòng những cuộc tấn công khác có thể xảy đến trong tương lai. Trước mắt, Ronin sẽ tăng ngưỡng xác thực từ 5 lên 8. 

Ronin cho biết đang liên hệ với các nhóm bảo mật tại những sàn giao dịch lớn. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đang làm việc với Chainalysis để theo dõi các khoản tiền bị đánh cắp. 

Đồng thời, Sky Mavis - studio phát triển tựa game Axie Infinity cũng sẽ làm việc với các cơ quan chính phủ khác nhau để đảm bảo những tên tội phạm mạng phải bị đưa ra công lý. 

{keywords}
Axie Infinity là tựa game được phát triển bởi nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung. 

Với những người chơi Axie Infinity, hiện họ không thể rút hoặc gửi tiền vào Ronin Network. Sky Mavis hiện đưa ra cam kết các khoản tiền bị lấy cắp sẽ được hoàn trả hoặc thu hồi. Sky Mavis cũng cho biết các token AXS, RON và SLP hiện đều đang an toàn trên hệ thống. 

Axie Infinity là tựa game Blockchain do studio Sky Mavis phát triển. Sky Mavis có khoảng 90 nhân viên với ít nhất 60 người trong số đó làm việc ở văn phòng tại Việt Nam.

Axie Infinity là thành quả của Sky Mavis - studio game do CEO Nguyễn Thành Trung (SN 1992) cùng 4 người khác đồng sáng lập. Ba trong tổng số năm founder của dự án là người Việt, ngoài ra còn có một người Mỹ và một người Na Uy.

Với việc cho ra đời tựa game Axie Infinity, hồi cuối năm ngoái, CEO Nguyễn Thành Trung của tựa game này còn được vinh danh trong top những nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới tiền mã hóa. 

Trọng Đạt

Xung đột Nga - Ukraine: Dùng “tiền ảo” để tung đòn tâm lý chiến?

Xung đột Nga - Ukraine: Dùng “tiền ảo” để tung đòn tâm lý chiến?

Bỏ 250 triệu USD cho cuộc chiến thông tin nhằm kích động làn sóng phản chiến, đó là ý tưởng được đưa ra mới đây bởi một chuyên gia trong lĩnh vực Blockchain.   

Hơn 5,3 triệu nông hộ đã tạo tài khoản trên sàn Postmart, Vỏ Sò

Hơn 5,3 triệu hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) đã được tạo tài khoản trên hai sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart và Vỏ Sò. Mục tiêu của cả năm nay là 10 triệu hộ.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tính đến ngày 21/3/2022, cả nước đã có hơn 5,8 triệu hộ SXNN được đào tạo kỹ năng số, trong đó, gần 2,3 triệu hộ ở miền Bắc, hơn 1,8 triệu hộ ở miền Trung và hơn 1,6 triệu hộ ở miền Nam.

Hơn 5,3 triệu hộ SXNN đã được tạo tài khoản trên 2 sàn TMĐT Postmart (Postmart.vn - của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Voso.vn - của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel), gồm hơn 2,1 triệu hộ ở miền Bắc, hơn 1,7 triệu hộ ở miền Trung, và hơn 1,5 triệu hộ ở miền Nam.

{keywords}
Nhân viên Bưu điện Việt Nam hướng dẫn nông dân huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) đưa sản phẩm cam lên sàn Postmart.vn. Ảnh: B.M

Tổng số sản phẩm nông sản được đưa lên hai sàn TMĐT nêu trên lên tới hơn 78 nghìn sản phẩm, chủ yếu là nông sản miền Bắc (hơn 46,5 nghìn sản phẩm), tiếp đó là nông sản miền Nam (hơn 19,3 nghìn sản phẩm), còn lại là nông sản miền Trung (hơn 12 nghìn sản phẩm).

Tổng số lượng giao dịch trên 2 sàn Postmart.vn và Voso.vn đạt hơn 106,7 nghìn giao dịch, trong đó, hơn 73,3 nghìn giao dịch ở miền Bắc, hơn 17,4 nghìn giao dịch ở miền Nam, và gần 16 nghìn giao dịch ở miền Trung. Khu vực miền Trung tuy có số lượng sản phẩm nông sản lên sàn còn “khiêm tốn” nhưng số lượng giao dịch cao hơn số lượng nông sản lên sàn.

Quý 1/2022, giá trị giao dịch nông sản qua hai sàn TMĐT Postmart và Vỏ Sò đạt 21,14 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn tổng giá trị giao dịch rơi vào tháng 1 (16,4 tỷ đồng), sang tháng 2 sụt giảm mạnh (chỉ còn 1,99 tỷ đồng), và sang tháng 3 có sự tăng nhẹ (2,75 tỷ đồng).

Từ tháng 7/2021, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1034 về việc đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, đã có 60/63 địa phương ban hành Kế hoạch thực hiện theo Quyết định số 1034 của Bộ TT&TT (3 địa phương chưa ban hành gồm: Hưng Yên, Lào Cai, Phú Thọ).

Để “tăng tốc”, tăng hiệu quả đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, gia tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên các sàn TMĐT, cuối tháng 2/2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định số 350 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022.

Trong đó nêu rõ mục tiêu năm 2022 sẽ có 10 triệu tài khoản của hộ SXNN được tạo trên các sàn TMĐT Postmart, Vỏ Sò. Không chỉ dừng ở việc thiết lập, 10 triệu tài khoản này phải có các hoạt động: Đăng sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, trao đổi thông tin, giao dịch mua/bán…

Cùng với đó là một số mục tiêu đáng chú ý khác như: 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đưa lên sàn Postmart, Vỏ Sò; 100% hộ SXNN lên sàn TMĐT được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn TMĐT; Tối thiểu 50% số hộ SXNN có tài khoản trên sàn TMĐT được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng sàn TMĐT, bước đầu góp phần thay đổi thói quen mua sắm, giao thương của người dân khu vực nông thôn…

Theo ông Dương Tôn Bảo, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Tổ phó Tổ Công tác 1034, Bộ TT&TT, triển khai Quyết định số 1034 là một trong những nội dung thực hiện chuyển đổi số quốc gia của ngành TT&TT. Bộ TT&TT xác định lấy người dân làm trọng tâm trong công tác chuyển đổi số, và người nông dân là gốc của chuyển đổi số nông nghiệp, vì đây là đối tượng sản xuất chính đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Bộ TT&TT sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương trong quá trình đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, sẵn sàng cử chuyên gia về cùng đào tạo cho cán bộ hội nông dân, liên minh hợp tác xã, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính để có thêm lực lượng đi đào tạo trực tiếp cho người nông dân.

10 triệu tài khoản của nông hộ hoạt động trên sàn TMĐT năm 2022

10 triệu tài khoản của nông hộ hoạt động trên sàn TMĐT năm 2022

Không chỉ dừng ở việc thiết lập, 10 triệu tài khoản của hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) phải có các hoạt động gồm: Đăng sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, trao đổi thông tin, giao dịch mua/bán…

Bình Minh

Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước ngày 24/3/2022.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Phó Thủ tướng,

Kính thưa các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương và địa phương,

Thưa các đồng chí lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, các đồng chí tham dự Hội nghị,

Tôi xin phép phát biểu một số ý về phát triển doanh nghiệp nhà nước như sau.

Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kết hợp sức mạnh của thị trường và sức mạnh của nhà nước, là sự kết hợp của thị trường mạnh và nhà nước mạnh, và doanh nghiệp nhà nước là một đặc sản của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó là lực lượng vật chất quan trọng để đi đầu trong thực hiện các chiến lược quốc gia, là chỗ dựa và trụ cột quan trọng để Đảng và Nhà nước chấn hưng đất nước. Chiến lược quốc gia thường là dài hạn, nhưng thị trường thì lại thường mạnh ở ngắn hạn, vì vậy, nhà nước phải mạnh trong dài hạn. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện các chiến lược dài hạn. Thực hiện chiến lược quốc gia thì DNNN phải đủ lớn, do vậy, nên nắm lớn bỏ nhỏ. Vừa qua, chúng ta chưa nhấn mạnh đúng mức vai trò đi đầu trong thực hiện chiến lược quốc gia của DNNN.

Thứ hai, dựa trên chiến lược tổng thể quốc gia, Nhà nước phải giao nhiệm vụ, đặt mục tiêu cao, tạo ra thách thức cho DNNN. Nhà nước có một đội quân thì phải bày binh bố trận cho cả đội quân này, mà phải làm tập trung để tạo ra hiệu quả cộng hưởng. Việc này không thể làm phân tán. Hiện nay, lại đang là, doanh nghiệp tự đề xuất chiến lược, kế hoạch cho mình, thường là từ góc nhìn của riêng doanh nghiệp, lợi ích riêng của doanh nghiệp, và cũng thường là không thách thức để an toàn. Và cũng chính vì mục tiêu không cao, không nhiều thách thức mà DNNN chưa phát triển xứng tầm, ít xuất hiện các lãnh đạo DNNN xuất sắc. Cái cần thay đổi là, Chính phủ cầm trong tay các DNNN lớn thì phải giao nhiệm vụ theo chiến lược quốc gia, mục tiêu cao và phải tạo ra các thách thức, tạo ra sự đi đầu của DNNN về phát triển xanh, phát triển số, về quản trị và công nghệ, về tự cường và hội nhập quốc tế, và đặc biệt là về chuyển đổi số (CĐS).

CĐS vừa là không gian phát triển mới vừa là mô hình kinh doanh mới, cách quản trị mới. Ban chỉ đạo Quốc gia về CĐS với Bộ TT&TT là cơ quan thường trực đang dẫn dắt CĐS quốc gia, trong đó có CĐS doanh nghiệp. Bộ TT&TT sẽ sớm đề xuất Thủ tướng Chính phủ một chiến lược CĐS cho các DNNN.

Thứ ba, doanh nghiệp thì có lợi nhuận là do chấp nhận rủi ro. Rủi ro bằng không thì lợi nhuận bằng không. Nhưng hiện nay, đại diện chủ sở hữu, thanh tra, kiểm tra lại tập trung nhiều vào một rủi ro cụ thể. Doanh nghiệp mà đánh 10 trận, 7 thắng 3 thua, tổng thể là thắng thì vẫn bị đánh giá là 3 thua. Và đây đang là nỗi sợ chính của các DNNN. Nỗi sợ này làm cho DNNN không dám chấp nhận rủi ro, luôn chọn cái an toàn nhất. Với một doanh nghiệp thì cái an toàn nhất lại thường là cái không an toàn nhất theo góc nhìn phát triển. Cái cần thay đổi là, không đánh giá DNNN theo từng dự án, mà đánh giá toàn bộ. Nếu chúng ta không thay đổi cách đánh giá DNNN thì sẽ không tạo ra sự phát triển DNNN, các DNNN sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng thấp như hiện nay để an toàn. Số liệu cho thấy, tăng trưởng của các DNNN giai đoạn 2016-2020 thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của đất nước, tức là khu vực DNNN đang nhỏ dần đi.

Thứ tư, đổi mới sáng tạo (ĐMST) là hoạt động có rủi ro cao nhất. DNNN kém về ĐMST chính là vì nỗi sợ rủi ro. Giải được câu chuyện đánh giá trên thì cũng giải được câu chuyện ĐMST của DNNN. Ngoài ra, ĐMST còn liên quan đến đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ của DNNN đang bị quản như tiền ngân sách. Nếu không sớm thay đổi cách quản lý quỹ này theo hướng nghiên cứu là dự án có rủi ro cao thì tiền này sẽ vẫn còn nằm đó, doanh nghiệp sẽ không dám sử dụng. Và thực tế thì quỹ này được trích đến 10% lợi nhuận trước thuế, nhưng hiện nay sử dụng chỉ xung quanh 1%, tức là mới dùng khoảng 1/10.

Thứ năm, Nhà nước quản lý DNNN chặt chẽ phần nhiều là vì do không nhìn thấy nên sợ, và vì sợ nên chặt. Nếu Nhà nước xây dựng được hệ thống giám sát toàn diện DNNN, tức là nhìn thấy, thì Nhà nước sẽ thả nhiều hơn cho DNNN. Bởi vậy, Chính phủ nên yêu cầu các DNNN chuyển đổi số, trước mắt, đưa toàn bộ hoạt động quản lý của DNNN lên môi trường số, và kết nối online về cơ quan quản lý nhà nước, về cơ quan chủ sở hữu, về cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, để giám sát, đánh giá, cảnh báo sớm, nhắc nhở sớm. Khi đó, Nhà nước thì yên tâm vì nhìn thấy, cũng vì yên tâm hơn mà sẽ giao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thì được cảnh báo sớm mà sửa sớm, giảm tai nạn, bảo vệ được cán bộ.

Thứ sáu, giá trị tạo ra của doanh nghiệp là do vốn và lao động. Mô hình giá trị tạo ra, tức là lợi nhuận trước thuế và trước lương, được chia thành 2 phần, một phần cho quỹ lương doanh nghiệp, phần còn lại là cho Nhà nước, thí dụ, Viettel được giao khoán là 20% cho quĩ lương. Nó hơi giống việc người lao động sở hữu 20% doanh nghiệp, đây là động lực rất mạnh mẽ để DNNN tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm ra nhiều thì được hưởng nhiều. Đây cũng là cách cổ phần hoá mà không cổ phần hoá. Mô hình này phát huy hiệu quả đối với Viettel đã 10 năm nay. Chính phủ có thể cho phép mở rộng mô hình khoán quỹ lương này thêm cho một số DNNN khác để đánh giá.

Thứ bảy, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cần phải bình đẳng. Giai đoạn đầu mở cửa, chúng ta dành nhiều ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, có lúc đến mức như bảo hộ ngược, khó với doanh nghiệp trong nước, dễ với doanh nghiệp nước ngoài. Qua 35 năm đổi mới, đã đến lúc phải coi trọng hơn thị trường trong nước, coi trọng sự tự cường và doanh nghiệp trong nước, thì việc đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước là cần thiết. Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp trong nước, trong đó có DNNN. Nuôi dưỡng, phát triển các doanh nghiệp trong nước là câu chuyện lâu dài và khó hơn là thu hút đầu tư nước ngoài, bởi vậy cần có bàn tay nhà nước. Cần chuyển từ cách làm giao Tây rồi Tây thuê ta làm thầu phụ thành giao ta rồi ta thuê Tây làm những phần mà ta chưa làm được. Các doanh nghiệp Việt chỉ lớn lên được khi giao cho họ những dự án lớn.

Thứ tám, quản lý DNNN nên tránh nhảy từ cực nay sang cực kia. Về kinh doanh, có lúc thì đa ngành quá đà, có lúc lại đơn ngành cực đoan làm cho DNNN hết không gian phát triển. Về tổ chức, có lúc thì DNNN sinh con đẻ cái quá thoải mái, có lúc đến thành lập một trung tâm cũng phải lên đến Thủ tướng, làm cho DNNN không còn sự linh hoạt. Về vốn, có lúc để lại cả 100% lợi nhuận sau thuế để tăng vốn, có lúc lại hạn chế việc tăng vốn. Bởi vậy, chính sách cho DNNN cần có sự điều chỉnh tiệm tiến. Lắng nghe kỹ DNNN, phân tích khoa học, tổng thể, không nên vì một tai nạn mà nóng vội thay đổi lớn về chính sách.

Xin trân trọng cảm ơn!

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tổng kết khối công nghệ số năm 2021

Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tổng kết khối công nghệ số năm 2021

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tổng kết khối công nghệ số năm 2021.

Bloomberg ngừng hoạt động tại Nga và Belarus

Bloomberg LP, công ty mẹ của hãng tin tài chính Bloomberg, đã tạm dừng hoạt động tại Nga và Belarus do cuộc chiến tại Ukraine.

Khách hàng tại hai nước Nga và Belarus không thể truy cập bất kỳ sản phẩm tài chính nào của Bloomberg, bao gồm hệ thống máy tính Bloomberg Terminal, giấy phép dữ liệu, luồng dữ liệu và nền tảng giao dịch điện tử.

{keywords}

Chức năng giao dịch với một số chứng khoán Nga cũng bị vô hiệu hóa để tuân thủ các lệnh trừng phạt của quốc tế. Cổ phiếu Nga bị xóa khỏi chỉ số Global Equity của Bloomberg từ ngày 9/3, trong khi trái phiếu nước này bị loại khỏi chỉ số thu nhập cố định.

Tuy nhiên, website Bloomberg.com không bị ảnh hưởng.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhiều nước đã áp đặt các lệnh cấm vận lên Nga và Belarus, kéo theo làn sóng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Các tập đoàn lớn như Apple, McDonald’s, PayPal đều tạm dừng hoạt động tại đây.

Ngày 4/3, Bloomberg thông báo các nhà báo của hãng sẽ ngừng làm việc ở Nga. Trong khi đó, quỹ thiện nguyện Bloomberg Philanthropies cam kết chi 40 triệu USD cho Hội đồng cứu trợ quốc tế và tổ chức nhân đạo World Central Kitchen để cung cấp hỗ trợ và bữa ăn miễn phí cho người Ukraine cũng như người tị nạn trong khu vực. Bloomberg còn sử dụng nguồn lực pháp lý và chuỗi cung ứng để ủng hộ nhiều hơn.

Du Lam (Theo Bloomberg)

Visa, MasterCard ngừng hoạt động ở Nga vì chiến sự Ukraine

Visa, MasterCard ngừng hoạt động ở Nga vì chiến sự Ukraine

Hai tổ chức tài chính toàn cầu Visa và Mastercard cho biết, họ đang ngừng tất cả các hoạt động giao dịch và thanh toán ở Nga với lý do chiến sự tại Ukraine.

Giải thưởng quốc tế vinh danh Zalo là app nhắn tin hàng đầu Việt Nam

Giải thưởng Global Brand Awards do tạp chí quốc tế Global Brand Magazine vừa công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam bên cạnh WeChat (thị trường Trung Quốc) và Whatsapp (thị trường Hoa Kỳ).

Giải thưởng này ghi nhận dựa trên sự phát triển về người dùng, chất lượng sản phẩm của Zalo và những đóng góp tích cực cho đời sống xã hội của ứng dụng nhắn tin này.

{keywords}
 Zalo được Global Brands Magazine tôn vinh là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam

Có trụ sở tại Vương quốc Anh, Global Brands Magazine là tạp chí thương hiệu toàn cầu chuyên xuất bản các tin tức đánh giá, phân tích sắc sảo về các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Giải thưởng Global Brands Awards được tổ chức từ năm 2013 với mục đích công nhận và tôn vinh đóng góp toàn diện của các công ty nổi bật đến từ khắp nơi trên thế giới và hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, giáo dục, khách sạn, tài chính… Các thương hiệu thắng giải đều là những thương hiệu uy tín với sản phẩm chất lượng, chinh phục được người dùng ở nhiều thị trường khác nhau trên khắp thế giới.

Hơn 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày

Trước đó, báo cáo quý IV/2021 của Dicision Lab khẳng định Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam, tăng 10% điểm so với quý trước đó. Báo cáo cũng cho biết, khi được hỏi dùng ứng dụng nào để liên lạc với người thân, 48% số người tham gia khảo sát đưa ra đáp án là Zalo. Trong khi đó, con số này của Facebook và Facebook Messenger lần lượt là 27% và 20%.

{keywords}
 Theo báo cáo quý IV/2021 của Decision Lab, Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam

Giữa năm 2021, tổ chức Adsota cũng công nhận Zalo là ứng dụng nhắn tin được yêu thích nhất Việt Nam. Sự kiện này lần đầu tiên đẩy Facebook Messenger lùi về vị trí thứ 2 sau nhiều năm trụ vững đầu bảng, nhường vị trí ứng dụng nhắn tin số 1 cho Zalo.

{keywords}
 Zalo hiện có 70 triệu người dùng thường xuyên và giúp chuyển đi 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày

Zalo hiện có hơn 70 triệu người dùng thường xuyên và là cầu nối chuyển đi hơn 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày. Ngoài cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí với tốc độ nhanh và chất lượng ổn định, ứng dụng nhắn tin này còn trang bị nhiều công cụ, tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dùng trong xã hội như làm việc, học tập, tra cứu thông tin điện nước...

Đồng hành cùng chuyển đổi số, hỗ trợ người dân trong đại dịch

Những năm gần đây, Zalo thành công trong việc đồng hành cùng cơ quan nhà nước các cấp thực hiện chương trình chuyển đổi số, xây dựng mô hình chính quyền điện tử. Cụ thể, tính đến cuối năm 2021, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước sử dụng Zalo là kênh liên lạc chính, giúp giảm tải thủ tục hành chính và giao tiếp hiệu quả với nhân dân...

{keywords}
Cuối năm 2021, đã có 63/63 tỉnh, thành phố sử dụng Zalo chuyển đổi số

Từ giữa năm 2021, trong lúc nhiều nơi thực hiện lệnh phong tỏa bởi làn sóng Covid-19 lần thứ tư, giữa những lời kêu cứu khẩn thiết, Zalo đã nhanh chóng phát triển thành công và ra mắt tính năng Zalo Connect, giúp cộng đồng kịp thời tương trợ lẫn nhau giữa đại dịch. Chỉ trong thời gian ngắn, Zalo Connect đã giúp chuyển đi 500.000 lượt yêu cầu giúp đỡ, lan tỏa yêu thương, nhân rộng tinh thần “tương thân tương ái”, giúp hơn 100.000 gia đình trên cả nước nhận được hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn.

{keywords}
 Zalo Connect ra đời sau 5 ngày phát triển, giúp chuyển đi hơn 500.000 lượt kêu cứu khẩn cấp trong dịch bệnh

Báo cáo của Data Reportal vào tháng 2/2022 cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 72,1 triệu người dùng internet, chiếm khoảng 73,2% tổng dân số. Con số này cho thấy người Việt đang tích cực tham gia vào môi trường số với sự gia tăng liên tục. Điều này đồng nghĩa những ứng dụng gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân như Zalo cần phải nỗ lực không ngừng để hỗ trợ giải quyết các nhu cầu phát sinh theo tình thế xã hội.

Ngọc Minh