Sau khi thu về 1,1 triệu USD từ bộ sưu tập NFT Frosties, Ethan Nguyen và Andre Llacuna đột ngột biến mất và rút toàn bộ vốn ra khỏi dự án.
Bộ Tư pháp Mỹ vừa thông báo bắt giam người tạo bộ NFT Frosties vì tội lừa đảo và rửa tiền theo hình thức “rug pull”. Theo đó, Ethan Nguyen và Andre Llacuna bị cáo buộc lừa đảo hơn 1,1 triệu USD bằng cách bán NFT Frosties hình nhân vật hoạt hình của mình.
Bỏ trốn sau khi bán 8.888 NFT
Sau khi bán bộ sưu tập, 2 người ngay lập tức ngừng hoạt động dự án và chuyển số tiền thu được vào nhiều ví tiền mã hóa khác nhau, để lại nhóm người mua Frosties với những NFT không còn giá trị.
|
Joshua Christian, nạn nhân của vụ lừa đảo, đã bỏ ra 1.000 USD để mua 3 NFT Frosties, sau đó mất trắng vì nhà sáng lập bỏ trốn. Ảnh: Joshua Christian. |
Bản cáo trạng chỉ ra Ban điều tra hình sự của Sở thuế vụ (IRS-CI) và Bộ An ninh nội địa Mỹ (HSI) đã điều tra dự án Frosties từ tháng 1, ngay sau khi nhận được khiếu nại từ người mua.
Chỉ trong vòng 1 giờ sau khi công bố, dự án Frosties đã bán sạch 8.888 NFT, thanh toán bằng ETH với giá trị trung bình mỗi bản là 130 USD. Nhưng ngay sau đó, những nhà sáng lập này lập tức “đem con bỏ chợ”, biến mất và ngừng hoạt động dự án.
Những nhà sưu tập khi bán lại bộ NFT này cũng chỉ nhận được vài USD và đành từ bỏ hy vọng về những phần quà đầy hứa hẹn như phiên bản avatar 3D và video game Frosties. Thậm chí, một vài thành viên trong nhóm người bị lừa đảo còn cố gắng hồi sinh dự án Frosties và xây dựng một bộ NFT riêng.
Hai thanh niên đứng sau dự án Frosties đã bị bắt giam ở Los Angeles, California.
Lần theo dấu vết
Đơn khiếu nại còn đính kèm lời xin lỗi và thú tội Ethan Nguyen gửi đến quản lý cộng đồng người mua Frosties trên Discord.
“Tuy biết tin này rất sốc, nhưng tôi vẫn phải thông báo rằng dự án này đã kết thúc. Tôi chưa từng có ý định tiếp tục phát triển Frosties và cũng không có kế hoạch gì trong tương lai”, anh viết. Ethan Nguyen còn gửi một khoản nhỏ bằng ETH cho người quản lý vì những rắc rối đã gây ra và khuyên người này nên xóa tài khoản Discord.
|
Frosties là một trong những vụ lừa đảo “rug pull” đầu tiên trong năm 2022. Ảnh: OpenSea. |
Hai kẻ lừa đảo còn dự tính thành lập một dự án mới có tên là Embers và sắp sửa công bố vào tháng 3. Dự án này bao gồm một quỹ từ thiện trị giá 50.000 USD và 1 ví cộng đồng nắm giữ 1/4 doanh thu.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn tìm ra tài khoản Coinbase tương ứng với địa chỉ IP của Ethan Nguyen và email, số điện thoại của Andre Llacuna. 2 tài khoản này được liên kết với thẻ tín dụng của Citibank và giấy tờ tùy thân. Chính điều này đã giúp cơ quan điều tra lần theo dấu vết của 2 tội phạm, đồng thời dò được các giao dịch của Nguyen và Llacuna trong phi vụ lừa đảo NFT Frosties.
|
Bức thư được cho là của Ethan Nguyen gửi tới người quản lý cộng đồng. |
Rug pull hay "rút thảm" là từ chỉ việc những người phát triển đột ngột ôm tiền của các nhà đầu tư và rời bỏ dự án sau khi khởi chạy. Hình thức lừa đảo này đang dần trở nên phổ biến trong giới tiền mã hóa. Theo AFR, các vụ "rug pull" trong năm 2021 đã làm thất thoát hơn 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, số lượng vụ lừa đảo được chuyển thành vụ án điều tra vẫn còn rất ít. Theo The Verge, một trong những nguyên nhân đến từ việc những người đứng sau các dự án NFT thường không tiết lộ danh tính thật.
Bằng chứng là danh tính người đứng sau bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club đắt đỏ trị giá đến 2,8 tỷ USD hiện vẫn còn là một ẩn số. Mặt khác, các dự án NFT sinh lời liên tục được ra mắt và dần trở thành một hiện tượng trong khi vẫn chưa minh bạch về tính hợp pháp.
Điều đáng chú ý là Bộ Tư pháp Mỹ vẫn chưa đưa ra khẳng định chính thức về việc liệu dự án Frosties có phải là lừa đảo hay không. “NFT là một lĩnh vực đầu tư hoàn toàn mới nhưng luật lệ lại tương đồng với các giao dịch bất động sản thông thường”, đặc nhiệm Thomas Fattorusso của IRS-CI chia sẻ. Tuy nhiên, việc kêu gọi quỹ đầu tư cho mục đích kinh doanh nhưng sau đó lại bỏ dở và biến mất cùng số tiền thu được là hành vi sai trái, ông bổ sung.
(Theo Zing)
"Cơn sốt NFT'" có thực sự đáng giá triệu USD?
Năm ngoái, nhà đấu giá Christie's đã bán một bức tranh của nghệ sĩ Beeple với mức giá kỷ lục lên tới 69 triệu USD. Đối với nhiều người, thương vụ NFT này đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong ngành.
No comments:
Post a Comment