Sunday, October 31, 2021

Bộ TT&TT cảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số đện thoại quốc tế đang tấn công khách hàng

Bộ TT&TT khuyến cáo người dân cảnh giác với cuộc gọi có số điện thoại từ quốc tế nhằm tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền.

{keywords}
Người dân cần cảnh giác với cuộc gọi có số điện thoại từ quốc tế nhằm tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền.

Cục Viễn thông của Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây trên mạng xã hội lan truyền những cảnh báo về việc người dùng nhận được cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài như: +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Xéc-bi-a), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania)... Nếu gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của người nhận trong 3 giây và nếu có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại thì cũng bị sao chép. Nếu nhấn * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động khi nhận được cuộc gọi trên sẽ bị truy cập vào thẻ SIM để các đối tượng thực hiện cuộc gọi với tiền trong tài khoản điện thoại của người nhận và coi người nhận là tội phạm. Đồng thời, cảnh báo người dùng không trả lời hoặc gọi lại, không nhấn * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động khi được bất kỳ người gọi nào hỏi.

Cục Viễn thông khẳng định, những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội như nêu trên là không chính xác. Tại Việt Nam, không có bất kỳ dịch vụ điện thoại nào mà người nghe phải trả tiền (bao gồm cả cuộc gọi từ quốc tế về Việt Nam). Ngoài ra, việc gọi lại hoặc thao tác bấm * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động sẽ bị sao chép thông tin liên lạc, ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản điện thoại của người dùng là không hề có cơ sở; thực tế là không thể xâm nhập được SIM điện thoại của người dùng dù có thực hiện thao tác như vậy.

Cục Viễn thông khuyến cáo người sử dụng nên tỉnh táo và không tiếp tay cho các vụ lan truyền đồn nhảm gây hoang mang cho những người khác. Với cảnh báo lừa đảo, thông tin không rõ ràng được chia sẻ trên diễn đàn, mạng xã hội, người dùng có thể phản ánh với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng. Sau khi xác nhận, các nhà mạng sẽ có cảnh báo đến những người sử dụng khác thay vì tự lan truyền thông tin và gây hoang mang cho cả cộng đồng.

Những cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế nêu trên thường rơi vào một trong hai tình huống là nháy máy nhằm lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn. Ví dụ, cước gọi đến số điện thoại vệ tinh trung bình 99.000 đồng/phút, cao nhất có thể đến 150.000 đồng/phút và bị tính cước ngay khi đổ chuông.

Trường hợp thứ hai là lừa đảo theo một số kịch bản như: đối tượng gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài, nhân viên ngân hàng thông báo đang thiếu nợ, cảnh sát thông báo lỗi vi phạm giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia... Thủ đoạn của bọn chúng đánh vào tâm lý người nghe rồi yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tìm cách hù dọa, chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Theo đại diện Cục Viễn thông, dù được cảnh báo liên tục nhưng nhiều người vẫn không may trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Nhằm đối phó với tình hình phức tạp trên, Cục Viễn thông đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu các nhà mạng trong nước triển khai biện pháp kỹ thuật chặn các cuộc gọi giả mạo mục đích lừa đảo. Tính từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2021 các nhà mạng đã ngăn chặn hơn 74 triệu cuộc gọi giả mạo giúp đảm bảo an toàn, an ninh và trật tự xã hội (trong đó tháng 9/2021 đã chặn 3,5 triệu cuộc gọi giả mạo). Từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020, các nhà mạng di động đều nhắn tin đến toàn bộ thuê bao của mình 1 lần/tháng với nội dung khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.

Mới đây, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng gửi tin nhắn FlashSMS/USSD để cảnh báo khách hàng đang nhận cuộc gọi từ quốc tế với nội dung tin nhắn: “Bộ TTTT: LƯU Ý! Cuộc gọi này là CUỘC GỌI TỪ NƯỚC NGOÀI, khách hàng cần cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại”.

Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có, Cục Viễn thông khuyến cáo người sử dụng cần lưu ý một số điểm sau: Các cuộc gọi, tin nhắn từ quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu và hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam). Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc thông báo có quà từ bưu điện… người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào. Người dùng cũng không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Trong trường hợp này, người dùng cần tắt máy ngay và trình báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02 - Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.

Đối với các cuộc gọi nháy máy từ số quốc tế, Cục Viễn thông khuyến cáo người dùng không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Cảnh giác ở mức tối đa đối với cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ. Không nên vội vàng nghe điện thoại từ người lạ; với những thông tin nghe mập mờ, không chính xác cần bình tĩnh xác minh, tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền. Hiện nay, các hình thức lừa đảo theo phương thức này khá phổ biến trên thế giới và ngay cả ở Mỹ, nhiều người dùng cũng bị mắc bẫy.

Nguyễn Thái

Người dùng VietinBank lại nhận SMS lừa đảo từ đầu số ngân hàng

Người dùng VietinBank lại nhận SMS lừa đảo từ đầu số ngân hàng

Những tin nhắn lừa đảo bằng đầu số SMS ngân hàng quay trở lại trong thời gian qua. Ngân hàng VietinBank đã lên tiếng cảnh báo người dùng.

Facebook gây nghiện và tác hại khủng khiếp như thuốc lá?

Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng, Facebook có khả năng gây nghiện và có hại với giới trẻ như thuốc lá. Liệu sự so sánh này có thực sự chính xác?

A.B (Theo Wall Street Journal)

Facebook đổi tên, Mỹ cấm cửa nhà mạng lớn nhất Trung Quốc

Facebook đổi tên, Mỹ cấm cửa nhà mạng lớn nhất Trung Quốc

Mỹ cấm cửa nhà mạng lớn nhất Trung Quốc; Facebook chính thức đổi tên thành Meta; Nvidia trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

YouTube cố tránh kết cục như Facebook

Thay vì tiếp cận nhanh chóng và gây ồn ào như Facebook, việc công bố chính sách kiểm duyệt nội dung một cách thận trọng giúp YouTube tạm tránh gây chú ý từ giới truyền thông.

Su khon ngoan giup YouTube tranh vuong rac roi nhu Facebook anh 1

Trước những áp lực và bê bối liên quan đến xử lý nội dung bẩn, các nhân viên YouTube đã xây dựng Roomba. Đây là bộ chính sách đặc biệt do CEO Susan Wojcicki đứng đầu nhằm kiểm soát những nội dung được và không được xuất hiện trên nền tảng video của Google.

Từ các video tư vấn sức khỏe gây tranh cãi đến quảng bá tổ chức tội phạm, chính sách về nội dung trên YouTube được tranh luận và bổ sung thường xuyên vào Roomba. Các nhân viên sẽ cân nhắc bổ sung quy định nếu video có khả năng tạo ra những bài báo tiêu cực, sự chú ý không mong muốn từ cơ quan quản lý dành cho YouTube.

YouTube xây dựng Roomba từ năm 2017 sau khi bị nhiều nhà quảng cáo dọa tẩy chay do để tràn lan video có nội dung tiêu cực. Trái ngược với Facebook, cách tiếp cận chậm rãi, không ồn ào góp phần giúp YouTube loại bỏ phần nào nội dung bẩn, tránh sự dòm ngó của giới truyền thông và cơ quan lập pháp.

Cách tiếp cận thận trọng

Trong 8 năm giữ vị trí CEO, Wojcicki giúp YouTube né tránh một số bê bối mà các công ty công nghệ lớn thường đối mặt. Trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol hồi tháng 1, Mark Zuckerberg của Facebook, Jeff Bezos của Amazon và Sundar Pichai của Google đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, trong khi Wojcicki vẫn trong vùng an toàn.

Trong thời gian đó, YouTube đã âm thầm kiếm hàng tỷ USD. Nhà phân tích Laura Martin từ Needham Analysis cho rằng nếu là công ty độc lập, giá trị của YouTube có thể đạt 1.000 tỷ USD.

Su khon ngoan giup YouTube tranh vuong rac roi nhu Facebook anh 2

Là nền tảng thuộc Google, tuy nhiên YouTube có bản sắc, văn hóa và trụ sở riêng. Ảnh: TechCrunch.

"Mặc dù Facebook thu hút nhiều sự chú ý hơn, tôi cho rằng YouTube cũng đang mắc nhiều vấn đề tương tự... Chúng ta cần những can thiệp mạnh mẽ và sự thay đổi trong mô hình kinh doanh từ các công ty này", Thượng nghị sĩ Mark Warner từ bang Virginia (Mỹ) chia sẻ.

Năm 2020 gây ra nhiều khó khăn cho YouTube khi đại dịch bùng phát, tin giả xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trái ngược với "Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ", câu nói quen thuộc của CEO Facebook Mark Zuckerberg, YouTube của Wojcicki đi chậm rãi để tránh tạo ra sóng gió. Hơn một tháng sau bầu cử, YouTube mới xử lý thông tin sai lệch về kết quả. Đây cũng là nền tảng cuối cùng trong nhóm Big Tech cấm tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tháng 9 năm nay, YouTube tuyên bố cấm tất cả video chứa thông tin sai lệch về vaccine, 7 tháng sau khi Facebook đưa ra chính sách tương tự. Theo Business Insider, YouTube đã tham khảo ý kiến từ Đại học Stanford nhằm xây dựng quy định cấm nội dung sai lệch về vaccine từ nhiều năm trước. Tuy nhiên phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nền tảng này mới chính thức áp dụng quy tắc.

Những bước đi thận trọng liên quan đến các chủ đề tranh cãi trong xã hội đôi khi giúp YouTube thoát khỏi cơn bão. Tháng 10/2020, Facebook và Twitter đã cấm một bài viết nhắc đến con trai của Joe Biden, trong khi YouTube không làm gì cả. Một tháng sau, Zuckerberg và Jack Dorsey, CEO Twitter được Ủy ban Thượng viện Mỹ triệu tập liên quan đến lệnh cấm.

Phải đến khi có những sự việc nghiêm trọng xảy ra, YouTube mới thay đổi. Sau khi bị phát hiện chèn quảng cáo vào video chứa nội dung bẩn vào năm 2017 khiến nhiều nhà quảng cáo dọa tẩy chay nền tảng, YouTube đã khởi động chương trình nội bộ có tên Asiago để giảm thiểu tác động.

"Lá chắn" đến từ Google

Dưới sự dẫn dắt của Wojcicki và Giám đốc Sản phẩm Neal Mohan, YouTube tổ chức họp mỗi tuần, với sự góp mặt của khoảng 20 nhân viên pháp lý, kỹ thuật để bàn về các chính sách liên quan đến Roomba.

"Khi thế giới và chính phủ các nước chú ý đến chính sách của nền tảng, đó là lúc Roomba xuất hiện", một cựu nhân viên YouTube chia sẻ. Megan Brown, nhà khoa học dữ liệu tại Trung tâm Truyền thông Xã hội và Chính trị Mỹ, nhận định chưa đủ dữ liệu để nghiên cứu xem cách tiếp cận nhanh hay chậm mang đến hiệu quả hơn trong việc hạn chế thông tin sai lệch.

Su khon ngoan giup YouTube tranh vuong rac roi nhu Facebook anh 3

Susan Wojcicki (phải) và chồng Dennis Troper, cũng là nhân viên tại Google. Ảnh: LA Times.

Trong trường hợp liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ, Brown cho biết lượng chia sẻ tin giả giảm rõ rệt sau khi YouTube ban hành chính sách kiểm duyệt nội dung.

"Điều đó cho thấy YouTube nên tiến nhanh hơn trong các trường hợp này, đặc biệt khi YouTube là một phần quan trọng của hệ sinh thái thông tin", Brown nhận định.

Về phía Wojcicki, bà sẵn sàng đến nhà những người có tầm ảnh hưởng để bàn về nội dung trên YouTube. Tháng 4/2019, Wojcicki đã đến nhà YouTuber Shane Dawson để thảo luận về bê bối của anh trên YouTube, bao gồm vấn đề đến từ cơ chế thuật toán của nền tảng.

"Chúng tôi không đồng ý với mọi động thái của YouTube. Nhưng nhìn chung, họ lắng nghe một cách cẩn thận", Dave Sifry, Phó chủ tịch Liên đoàn Chống phỉ báng cho biết. Theo các nhân viên YouTube, Wojcicki thường nói về việc giành chiến thắng trước "người đưa ra quan điểm" (nhà lập pháp, nhà báo...) trong các cuộc họp nội bộ.

"Bà ấy có rất nhiều quyền hành mà các lãnh đạo sản phẩm khác tại Google không có. Chức danh chính của bà là giám đốc điều hành, dù YouTube không phải một công ty", cựu nhân viên YouTube cho biết. Nói cách khác, YouTube là một bộ phận của Google nhưng lại duy trì bản sắc, văn hóa và thậm chí có trụ sở riêng.

"Mối liên kết với Google như lá chắn bảo vệ YouTube khỏi một số áp lực mà các dịch vụ Internet lớn thường đối mặt", Kara Frederick, thành viên nghiên cứu của tổ chức chính sách Heritage Foundation cho biết, lấy ví dụ Wojcicki chưa bao giờ điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Không thể làm hài lòng tất cả

Đầu năm nay, Internet lan truyền "thử thách thùng sữa", buộc TikTok ra lệnh cấm vì sợ người "bắt chước" tham gia bị thương nặng. Trong khi đó, YouTube lại đắn đo một thời gian trước khi bổ sung chính sách cấm video có trẻ vị thành niên tham gia thử thách. Điều đó cho thấy cách tiếp cận thận trọng của YouTube, tất nhiên không phải ai cũng hài lòng.

Năm 2020, một số nhân viên YouTube phẫn nộ khi nền tảng không gỡ bỏ video rap từ năm 2014 chứa lời lẽ tục tĩu nhắm vào người châu Á. Theo Bloomberg, các lãnh đạo YouTube thừa nhận lời bài hát có tính xúc phạm, nhưng việc gỡ bỏ sẽ tác động lớn đến những ca khúc khác.

Su khon ngoan giup YouTube tranh vuong rac roi nhu Facebook anh 4

Một số trường hợp kiểm duyệt video có thể ảnh hưởng lớn đến Google, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về CEO Sundar Pichai. Ảnh: Bloomberg.

Cuộc điều tra của Mozilla Foundation hồi tháng 7 cho thấy thuật toán trên YouTube thường xuyên gợi ý người dùng xem các video vi phạm chính sách. Một số nhà nghiên cứu cho biết nhiều video thuộc "nội dung ranh giới", nằm trong vùng xám giữa nội dung vi phạm và không vi phạm chính sách.

Với những video này, YouTube triển khai công cụ có tên XLQ (Extra Low Quality, chất lượng cực thấp) để giảm lượng người dùng tiếp cận chúng. Đôi khi XLQ được sử dụng để làm chậm mức độ lan truyền của video, trong khi dựa trên chính sách của Roomba để phân tích trước khi xóa hoàn toàn video. Đây là công cụ hữu ích trong những ngày đầu bùng phát dịch, khi nền tảng xuất hiện nhiều video sai sự thật.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khiến Google vướng vào tranh cãi. Khi đó, quyết định xóa bỏ video không thuộc về Wojcicki hay Roomba. Đó là khi cựu Tổng thống Trump đăng video hạ thấp quan điểm về virus, một số nhân viên YouTube tin rằng video của ông Trump đã vi phạm chính sách. Tuy nhiên, sau khi vấn đề được đưa lên CEO Google Sundar Pichai, ông đã quyết định không xóa video đó.

Một số nhà phân tích cho rằng việc được xem là nền tảng chia sẻ video giúp YouTube tránh nhiều bê bối. Luật sư Ángel Díaz cho rằng YouTube "không được coi là nền tảng truyền thông xã hội như những website khác".

"Nếu đến trước Quốc hội và đăng bài, người khác sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ phức tạp hơn khi có video dài 30 phút với một số đoạn nội dung vi phạm chính sách, phần còn lại thì không", Díaz nhận định.

"Một số quyết định của chúng tôi gây tranh cãi, tuy nhiên những chính sách đều được áp dụng bình đẳng... Chúng tôi chấp nhận sự phức tạp và lộn xộn vốn có của Internet. Việc tước bỏ mọi thứ gây tranh cãi có thể làm im lặng nhiều quan điểm, ý tưởng quan trọng", Wojcicki chia sẻ.

Su khon ngoan giup YouTube tranh vuong rac roi nhu Facebook anh 5

Cách tiếp cận thận trọng giúp Google tránh vướng vào những tranh cãi như Facebook, Twitter. Ảnh: CNET.

YouTube đã có những động thái chủ động hơn về chính sách. Vào tháng 10, nền tảng này cho biết sẽ tắt kiếm tiền với những kênh có nội dung sai lệch về khí hậu, quan điểm cứng rắn nhất của một nền tảng Internet liên quan đến chủ đề này.

Những hành động trong khâu kiểm duyệt của YouTube cũng có thể sớm được công khai khi các nhà lập pháp tại California cân nhắc buộc các nền tảng công bố quy trình kiểm duyệt nội bộ. Loạt bài báo của WSJ về cách kiểm duyệt nội dung của Facebook đã đặt ra câu hỏi về những nghiên cứu của các website lớn.

Tuy nhiên, một số người cho rằng khác biệt lớn nhất giữa YouTube và Facebook là sức hút của chúng sau những khủng hoảng. "Với Facebook, bạn có thể vào app và cảm thấy không thích thú... Còn khi truy cập YouTube, nhiều người vẫn có trải nghiệm vui vẻ", một cựu nhân viên của Facebook lẫn YouTube nhận định.

Theo Zing/Business Insider

Công ty Facebook đổi tên, nhưng bản chất có thay đổi?

Công ty Facebook đổi tên, nhưng bản chất có thay đổi?

Không chỉ thể hiện hướng đi mới, việc đổi tên công ty mẹ thành Meta có thể giảm bớt áp lực cho Mark Zuckerberg trước những bê bối gần đây.

Các hãng công nghệ định làm gì với vũ trụ ảo?

Các chuyên gia cho rằng dù "vũ trụ ảo" (metaverse) có nhiều tiềm năng, các tổ chức công nghệ vẫn nên tập trung nhiều hơn vào an ninh mạng.

Metaverse (vũ trụ ảo - được mô tả như một môi trường 3D mà con người có thể tương tác nhờ các thiết bị điện tử), là “sự ám ảnh” mới nhất của các trùm công nghệ. Từng chỉ là ý tưởng từ một tác phẩm khoa học viễn tưởng, gần đây xu hướng này ngày càng thu hút sự chú ý.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, đã đổi tên công ty mẹ thành Meta để thể hiện định hướng đầu tư vào metaverse. Microsoft cũng giới thiệu thuật ngữ này trong những phát biểu gần đây.

Những người hào hứng thì tin rằng vũ trụ ảo metaverse sẽ thay đổi cách con người làm mọi thứ. Nhưng những người nghi ngờ thì cho rằng nó nhiều khả năng chỉ là một quả “bom xịt” công nghệ khác, như kính thông minh Google Glass.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về sự sẵn sàng của metaverse với các mối đe dọa.

Các hãng công nghệ định làm gì với vũ trụ ảo? - 1

(Ảnh minh họa).

Nhiều nguy cơ

Khái niệm "metaverse" lần đầu được Neal Stephenson tưởng tượng đến trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992. Một cách đơn giản, có thể hiểu metaverse như mạng internet đặt lên trên thế giới vật chất. Kết nối hai thế giới này là các công nghệ như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

Tất nhiên, metaverse sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với trải nghiệm AR và VR mà hầu hết chúng ta quen thuộc ngày nay, theo TBTech. Những người được kết nối với metaverse sẽ có thể tương tác với những thứ mà những người khác trong thế giới thực không thể.

Geoff Bibby, giám đốc marketing (CMO) của công ty giải pháp bảo mật email Zix, cho rằng trong khi tương lai vũ trụ ảo trở nên gần hơn, những vấn đề liên quan đến nó cũng trở nên cấp bách, đặc biệt là vấn đề an ninh.

Các hãng công nghệ định làm gì với vũ trụ ảo? - 2

(Ảnh minh họa).

Ở Anh, năm 2020, mỗi doanh nghiệp trải qua trung bình 686.961 vụ cố gắng phá hoại hệ thống (dù thành công hay không). Có 1.120 vụ xâm phạm và tấn công mạng được các hãng truyền thông lớn đưa tin, liên quan đến hơn 20 tỷ tài liệu bị rò rỉ.

Ngoài ra, cứ 10 giây lại có một nạn nhân của ransomware (mã độc tống tiền) xuất hiện, cứ mỗi phút các cá nhân và tổ chức lại thiệt hại 17.700 USD vì một vụ tấn công bằng email lừa đảo.

Nhiều vụ tấn công trong số này nhắm đến những điểm yếu nhất của hệ thống công nghệ. Đầu tháng này, T-mobile bị tấn công dữ liệu quy mô lớn, ảnh hưởng đến hơn 54 triệu người dùng. Số dữ liệu bị xâm phạm bao gồm tên, số bằng lái xe, số an sinh xã hội và xác nhận thiết bị (IMEI) của người dùng dịch vụ dài hạn, khách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng.

Không chỉ có email, metaverse là một “mặt hàng” hấp dẫn, nên có thể còn là mục tiêu hoàn hảo cho nhiều kiểu tấn công mạng khác. Dù các công ty có thể sử dụng công nghệ sẵn có để bảo vệ metaverse, đối với những kiểu tấn công mới chưa từng có trước đây, công nghệ có thể trở nên lỗi thời.

Theo một giáo sư đại học New York, mọi người sẽ cần tiền kỹ thuật số để hoạt động trong metaverse, chẳng hạn như các token không thể thay thế (NFT-một loại tài sản kỹ thuật số với các đặc tính đặc biệt). Hiện NFT cũng đang được quan tâm và tin tặc đã cố gắng tìm cách lợi dụng hoặc ăn cắp tài sản này.

Các hãng công nghệ định làm gì với vũ trụ ảo? - 3

(Ảnh minh họa).

Metaverse cần gì?

Nhìn chung, những thứ cần bảo vệ trong không gian vũ trụ ảo bao gồm sự riêng tư, quy tắc sử dụng dữ liệu và các hướng dẫn an toàn, dữ liệu sinh trắc học (ví dụ chuyển động hoặc các đặc điểm thể chất của người dùng khi sử dụng thiết bị VR). Danh sách những thứ cần bảo vệ này chắc chắn còn gia tăng trong tương lai.

Theo blog công nghệ IBC, “các điều luật và giao thức để đối phó với tất cả các nguy cơ của metaverse cũng cần được tái xem xét và điều chỉnh, thậm chí thiết kế mới”.

Giống như bất kỳ tổ chức mới nào, metaverse cần được hướng dẫn, tạo nền tảng để hệ thống này có thể chuẩn bị cho các vụ tấn công mạng có thể xảy ra trong tương lai.

Theo VTC/TBTech, Hackernoon

Vì sao Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?

Vì sao Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?

Khi đổi tên thành Meta, Facebook muốn xóa bỏ sự 'bối rối và kỳ cục' khi dùng chung thương hiệu với ứng dụng mạng xã hội của mình.

Apple vượt mặt Xiaomi, áp sát Samsung

Apple đã chiếm lại vị thế nhà sản xuất thiết bị di động lớn thứ hai trên thế giới từ tay Xiaomi. Vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Samsung.

Vào tháng 7, nhiều công ty thống kê xác nhận rằng Apple đã mất vị thế OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới. Xiaomi chính là công ty đã vượt mặt Apple.

Tuy nhiên, việc Xiaomi bất ngờ vượt qua Apple để nắm giữ vị trí thứ hai chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Trong quý III/2021, Apple đã giành lại vị trí trước đó của mình. Kết quả này một phần đến từ việc Táo khuyết cho ra mắt thế hệ iPhone 13, dòng sản phẩm chủ lực của công ty trong năm.

Apple vuot mat Xiaomi, Smartphone, Apple, Xiaomi anh 1

Thống kê của IDC cho thấy Apple vượt mặt Xiaomi trong cuộc đua sản xuất smartphone.

Theo IDC, Apple đã xuất xưởng 50,4 triệu điện thoại thông minh trong quý III/2021. Con số này nhiều hơn khoảng 6,1 triệu so với số smartphone xuất xưởng của Xiaomi trong cùng thời gian. Với số liệu này, Xiaomi đã tụt 1 hạng và trở lại vị trí thứ ba.

Samsung vẫn ở vị trí dẫn đầu với 69 triệu điện thoại được xuất xưởng trong quý III/2021, nhiều hơn Apple khoảng 18,6 triệu và Xiaomi khoảng 24,7 triệu chiếc. Vị trí thứ tư và thứ năm vẫn lần lượt thuộc về hai đại diện quen thuộc đến từ Trung Quốc là Vivo và Oppo.

Có rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến vị thế top 5 các OEM điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu. Việc tính số lượng sản phẩm xuất xưởng trong cả năm có thể sẽ bao quát hơn so với chỉ tính theo quý.

Doanh thu cũng không nói lên đầy đủ hiệu quả kinh doanh của công ty. Phân khúc và giá cả mà các công ty chọn hướng đến như cao cấp, tầm trung, bình dân sẽ tác động đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Theo số liệu của IDC, chúng ta chỉ thấy được duy nhất số lượng smartphone được xuất xưởng trong một quý, chứ không biết mức giá trung bình của các sản phẩm bán ra.

Có thời điểm Huawei nằm trong top 5 và thậm chí còn vượt qua Samsung để giành vị trí nhà sản xuất thiết bị số một toàn cầu. Tuy nhiên, trong quý III/2021, Huawei đã bị đánh bật khỏi top 10 và có khả năng sẽ không xuất hiện trong bảng xếp hạng trong một thời gian dài. Điều này khá dễ hiểu khi công ty đã phải chịu rất nhiều lệnh hạn chế đến từ Mỹ.

Theo Zing/Android Authority

Người Trung Quốc giận dữ vì Apple giao iPhone 13 quá lâu

Người Trung Quốc giận dữ vì Apple giao iPhone 13 quá lâu

Trên các trang mạng xã hội, nhiều khách hàng tại Trung Quốc liên tục phàn nàn rằng họ đã phải chờ hơn một tháng nhưng vẫn chưa được Apple giao iPhone 13.

Người Trung Quốc giận dữ vì Apple giao iPhone 13 quá lâu

Trên các trang mạng xã hội, nhiều khách hàng tại Trung Quốc liên tục phàn nàn rằng họ đã phải chờ hơn một tháng nhưng vẫn chưa được Apple giao iPhone 13.

Mei Mei đặt mua một chiếc iPhone 13 Pro vào ngày 25/9. Tuy nhiên, cảm xúc của cô đã chuyển từ hào hứng sang chán nản và thậm chí là tức giận khi phải chờ đợi hơn một tháng mà vẫn chưa nhận được máy.

"Làm ơn hãy chuyển hàng cho tôi ngay lập tức. Cả tháng đã trôi qua và tôi đang dần mất kiên nhẫn", Mei phàn nàn trên mạng xã hội.

Người Trung Quốc giận dữ vì Apple giao iPhone 13 quá lâu - 1

Nhiều người dùng phàn nàn rằng họ đã phải chờ cả tháng nhưng vẫn không nhận được iPhone 13 (Ảnh: SCMP).

Mei chỉ là một trong số rất nhiều người dùng tại Trung Quốc đang phàn nàn về tốc độ giao hàng của Apple. Theo SCMP, nguyên nhân của việc giao hàng chậm trễ là do tình trạng khan hiếm chip, khiến Apple không kịp sản xuất máy để cung ứng ra thị trường.

Kể từ khi ra mắt, iPhone 13 đã trở thành mẫu smartphone được quan tâm nhất tại thị trường Trung Quốc. Hiện tại, để đặt mua một chiếc iPhone 13 Pro Max 256 GB màu xanh (Sierra Blue), khách hàng sẽ phải chờ khoảng 37-44 ngày.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều người dùng giống như Mei còn tạo ra những hội nhóm để có thể liên tục cập nhật các thông tin giao hàng từ Apple, xem những khách hàng khác đã nhận được máy chưa, hay họ có gặp vấn đề gì khi giao hàng không.

"Chúng tôi thậm chí còn lập ra một nhóm trên mạng xã hội với hơn 100 thành viên có đơn hàng chưa được giao. Có rất nhiều người đã phải chờ đợi hơn 30 ngày giống như tôi", Mei nói.

Ngành công nghệ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung và giảm năng lực sản xuất trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Vấn đề nghiêm trọng nhất trong năm nay là sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.

"Thời gian giao hàng lâu hơn thường phản ánh nhu cầu gia tăng đối với iPhone. Năm nay, sự thiếu hụt nguồn cung linh kiện lại trở thành nguyên nhân chính tác động đến quá trình sản xuất iPhone, khiến nguồn cung bị hạn chế", Will Wong, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường IDC nhận định.

Trong một cuộc họp gần đây, CEO Apple Tim Cook cho biết, những hạn chế về nguồn cung đã khiến công ty mất 6 tỷ USD doanh thu trong quý vừa qua.

"Nhu cầu của khách hàng đang rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng đến hầu hết các sản phẩm công ty. Dự kiến, sự thiếu hụt này sẽ tiếp tục kéo dài trong quý tiếp theo", Cook nói.

Trong 3 tháng qua, Apple đã đạt được tổng doanh thu 83,4 tỷ USD, cao hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức 84,85 tỷ USD mà các nhà phân tích thị trường dự đoán. 

Thời gian trước, Apple chưa phải chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng thiếu chip toàn cầu, vốn tác động nặng nề đến ngành công nghiệp xe hơi. Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu hụt linh kiện ngày càng kéo dài, các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy giặt và tủ lạnh đã bắt đầu phải chịu nhiều tác động.

Người Trung Quốc giận dữ vì Apple giao iPhone 13 quá lâu - 2

Nguyên nhân của việc khan hàng đến từ tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu (Ảnh: Nikkei).

Theo Wong, bất chấp sự chậm trễ trong quá trình giao hàng của Apple cũng như hàng loạt lời phàn nàn của người dùng trên mạng xã hội, các sản phẩm của hãng vẫn không hề mất đi sức hút đối với người tiêu dùng tại Trung Quốc.

"Khách hàng sẽ không từ bỏ iPhone để chuyển sang một thương hiệu khác. Những phản ứng trên mạng xã hội cho thấy họ đang tuyệt vọng ra sao khi chưa thể có trên tay những chiếc iPhone mới", Wong nói.

Các nhà phân tích cũng tỏ ra vô cùng lạc quan về nhu cầu mạnh mẽ của người dùng đối với thế hệ iPhone 13. Trong một báo cáo gần đây, Dan Ives, giám đốc điều hành của công ty đầu tư Wedbush Securities, cho biết sự thiếu hụt chip sẽ chỉ là "nhất thời". Ông nói thêm rằng có đến 250 triệu người dùng iPhone đã không nâng cấp thiết bị trong hơn 3 năm qua. Vì thế, nhu cầu đối với dòng sản phẩm mới là rất lớn.

Theo Dantri/SCMP, CNBC

Thiếu hụt chip và nguồn cung ảnh hưởng mạnh đến các 'đại gia' công nghệ

Thiếu hụt chip và nguồn cung ảnh hưởng mạnh đến các 'đại gia' công nghệ

Amazon và Apple ngày 28/10 đã công bố lợi nhuận kinh doanh trong quý III, cho thấy nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh chuỗi cung ứng gián đoạn và chip bán dẫn thiếu hụt trên toàn cầu.

Elon Musk đã đúng khi làm xe điện

Vượt qua lời chỉ trích "sản xuất đồ chơi cho người giàu", Elon Musk chứng minh dự đoán của mình về thị trường ôtô điện từ 13 năm trước đã đúng.

Hôm 27/10, tài khoản Twitter Tesla Silicon Valley Club, một câu lạc bộ gồm các chủ sở hữu xe hơi Tesla, bất ngờ đăng đoạn video dài 67 giây, trong đó Elon Musk bảo vệ mức giá 109.000 USD của Tesla Roadster thế hệ đầu tiên vào năm 2008.

"Với bất cứ ai mua Tesla Roadster, mỗi xu mà Tesla kiếm được đều sẽ dùng để phát triển các phương tiện hiện đại với chi phí thấp hơn", Elon Musk trao đổi trong cuộc phỏng vấn. Đồng thời, ông cho rằng các thiết bị như laptop, điện thoại đều có cách khởi đầu tương tự, chuyển từ món đồ đắt tiền sang vật dụng thiết yếu, giá rẻ theo thời gian.

Du doan cua Elon Musk ve oto dien gia re anh 1

Elon Musk có tầm nhìn xuất sắc về thị trường ôtô điện. Ảnh: Getty Images.

"Bạn không thể đi đến những chiếc xe giá rẻ trừ khi bạn bắt đầu với những chiếc xe đắt tiền", nhà sáng lập Tesla mạnh dạn dự đoán từ 13 năm trước.

Theo CNBC, đó là lập luận sắc sảo của người đàn ông thường có mặt trong danh sách tỷ phú giàu nhất hành tinh.

Chẳng hạn, Compaq Portable, máy tính xách tay được sản xuất hàng loạt từ năm 1983, có giá bán lẻ 2.995 USD (tương đương 8.249 USD hiện nay). Năm 2002, HP thâu tóm Compaq. Giờ đây, công ty máy tính Mỹ đang bán những chiếc Chromebook giá 200 USD.

Chiến lược của Elon Musk là sử dụng số tiền thu được từ Roadster đời đầu để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D), nhằm tạo ra các lựa chọn hợp lý hơn. Có vẻ như ông đã thành công thông qua hàng loạt mẫu xe hơi điện giá vừa phải.

Sau khi Tesla tăng giá vào cuối tuần trước, mẫu sedan 4 cửa Model 3 vẫn có giá 45.190 USD, tương đương với các đối thủ như Nissan Leaf 2021 và Chevrolet Bolt EUV 2022. Trong khi đó, chiếc crossover SUV Model Y của Tesla hiện có giá 58.190 USD, ngang tầm đối thủ SUV Ford Mustang Mach-E 2021.

Thị trường xe hơi điện Mỹ đang tăng trưởng nhanh chóng. Tính đến năm 2020, gần 1,8 triệu chiếc đã được đăng ký tại quốc gia này, gấp 3 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, đó vẫn là một con số tương đối nhỏ trong tổng số 286,9 triệu ôtô mới lưu hàng năm qua ở Mỹ.

Theo khảo sát của Pew Research Center, gần 40% người Mỹ nói rằng trong lần mua xe tiếp theo sẽ cân nhắc nghiêm túc đến việc chọn ôtô điện. Nhưng 2/3 người được hỏi cũng e ngại vấn đề giá xe điện đang có dấu hiệu tăng.

Theo Zing/CNBC

Vốn hóa Tesla đạt mốc 1.000 tỷ USD

Vốn hóa Tesla đạt mốc 1.000 tỷ USD

Vốn hóa Tesla lần đầu vượt mức 1.000 tỷ USD sau khi tập đoàn Hertz tuyên bố mua 100.000 chiếc xe điện của công ty này.

Thiếu hụt chip và nguồn cung ảnh hưởng mạnh đến các 'đại gia' công nghệ

Amazon và Apple ngày 28/10 đã công bố lợi nhuận kinh doanh trong quý III, cho thấy nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh chuỗi cung ứng gián đoạn và chip bán dẫn thiếu hụt trên toàn cầu.

Trước đây, khi nhiều nước áp đặt các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch Covid-19, buộc nhiều người phải "chôn chân" trong nhà, doanh số bán hàng của Amazon và Apple đều tăng vọt, song việc thiếu hụt chip điện tử và giá thuê nhân công cao đang "phủ bóng đen" lên hoạt động kinh doanh của cả hai.

{keywords}
Thiếu hụt chip và nguồn cung ảnh hưởng mạnh đến các 'đại gia' công nghệ

Theo báo cáo của Amazon, lợi nhuận trong quý III đã giảm xuống còn 3,2 tỷ USD, do tác động của đại dịch Covid-19, thiếu hụt lao động và sản phẩm đẩy giá thành tăng cao.

Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới này cho biết doanh thu đã tăng lên 110,8 tỷ USD, song lợi nhuận chỉ đạt khoảng 50% lợi nhuận ròng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Apple cũng thông báo doanh thu quý III tăng mạnh, song vẫn thấp hơn so với dự báo của giới phân tích. Cụ thể, doanh thu của "Táo khuyết" trong quý vừa qua đạt 83,4 tỷ USD, trong đó thu nhập ròng đạt 20,5 tỷ USD.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết tình trạng thiếu hụt chip và gián đoạn nguồn cung, cùng việc gián đoạn sản xuất do đại dịch Covid-19 lây lan tại khu vực Đông Nam Á đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Theo Baotintuc

Đánh bại TSMC, Nvidia trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới

Đánh bại TSMC, Nvidia trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới

Với vốn hóa thị trường đạt 617,92 tỷ USD vào ngày 26/10, công ty bán dẫn Nvidia của Mỹ đã đánh bại công ty bán dẫn TSMC của Đài Loan và trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới.

Apple vừa cho Intel và NVIDIA biết thế nào là một con chip tốt

Ngoài hiệu năng, cách Apple tối ưu năng lượng của M1 Pro và M1 Max là điểm mà Intel và NVIDIA cần xem lại mình.

Apple một lần nữa thể hiện sức mạnh với bộ đôi M1 Pro và M1 Max. Ngoài khả năng xử lý, những con chip Apple Silicon còn tối ưu năng lượng hiệu quả hơn đối thủ sử dụng kiến trúc x86. Vấn đề với Intel, AMD hay NVIDIA không chỉ là hiệu suất thô mà còn là lượng điện tiêu thụ.

Ở một số bài kiểm tra, điểm số của chip Intel thế hệ thứ 11 đánh bại Apple M1 Pro và M1 Max. Tuy nhiên, CPU Intel luôn tốn nhiều điện năng hơn để xử lý một tác vụ tương đương.

Chip Apple Silicon dùng ít điện hơn trên cùng tác vụ

Theo Anandtech, M1 Max có công suất tối đa khoảng 39,7 W để đạt 12.375 điểm ở bài kiểm tra Cinebench R23. Intel Core i9-11980HK của MSI GE76 Raider vượt qua thành tích của M1 Max, đạt 12.830 điểm. Tuy nhiên, con chip laptop đầu bảng của Intel tiêu thụ không dưới 106,5 W điện để có được điểm số này.

Các thử nghiệm của Anandtech cho thấy rằng Intel bị bỏ xa trong khoản tối ưu điện năng. CPU nền tảng x86 có thể cạnh tranh về hiệu suất của M1 Max, nhưng cần nhiều năng lượng hơn.

Trong bài kiểm tra Floating Point, Apple M1 Max đem đến hiệu suất cao hơn bất kỳ CPU x86 nào. Điều này có được là nhờ băng thông lớn mà con chip sở hữu. Apple công bố M1 Max có băng thông tối đa 400 GB/s. Trong các bài thực nghiệm, con số chỉ đạt ngưỡng 200 GB/s, nhưng đã đủ bỏ xa các đối thủ khác.

Chip Apple M1 Max toi uu nang luong anh 1

Apple M1 Max có điểm số đa nhân kém hơn Intel Core i9-11980HK. Ảnh: PCMag.

Không chỉ CPU, GPU của Apple cũng có thế mạnh tương tự. “Giải pháp đồ họa của Apple rất tốt. Dù không có nhiều trò chơi để đánh giá năng lực xử lý thật sự của GPU mới, nhưng hiệu suất tổng thể của nhân đồ họa sản xuất bởi Apple vẫn tăng đáng kể so với trước đây”, biên tập viên Joel Hruska của Extremetech viết.

Tuy nhiên, M1 Pro hay M1 Max chưa là con chip hoàn hảo. Extremetech cho rằng đây không phải lựa chọn dành cho mọi người dùng. Với nhu cầu sử dụng thông thường, hiệu năng của Apple M1 đã đủ. Mặt khác, có 10% người dùng máy tính sẽ không chuyển sang sử dụng MacBook Pro dù M1 Max có mạnh thế nào. Đó là các game thủ.

Phần bị các công ty bán dẫn bỏ quên

Extremetech cho thấy điểm yếu lớn nhất của Intel hay NVIDIA không phải là hiệu suất thô, mặc dù phần lớn CPU hay GPU hiện có không mạnh bằng Apple M1 Max.

Vấn đề nằm ở cách Táo khuyết tối ưu năng lượng trên hệ thống System on Chip (SoC) dường như bỏ xa các nhà sản xuất khác. Các CPU hiệu năng cao của Intel trở nên kém hiệu quả ở một tốc độ nhất định. Khi xung nhịp của con chip tăng lên, lượng điện cần thiết cũng tỷ lệ thuận.

Chip Apple M1 Max toi uu nang luong anh 2

Chip Apple Silicon cần dùng ít điện hơn so với CPU x86 trong cùng một tác vụ. Ảnh Apple.

Điều tương tự cũng xảy ra với NVIDIA. Hãng đã loại bỏ thuật ngữ Max-Q trên thế hệ card đồ họa RTX 3000 series. Tuy nhiên, người dùng có thể thấy những trường hợp laptop sử dụng GPU RTX 3060 nhưng chỉ tiêu thụ tối đa 80 W điện.

Việc giới hạn TDP của card đồ họa trên những sản phẩm mỏng nhẹ khiến hiệu năng giảm sút nghiêm trọng. Chỉ những chiếc máy có ngoại hình to, dày sở hữu hệ thống tản nhiệt tốt mới có những GPU chạy hết công suất.

Chưa thể theo dõi cách nhà sản xuất phân bổ năng lượng ra sao ở các dải xung nhịp của chip Apple Silicon. Tuy nhiên, MacBook ARM gần như không gặp vấn để ở mọi khoảng tốc độ. Trong khi đó, những con chip x86 trở nên bất ổn ở mức xung nhịp trên 3,2 GHz.

Trang Extremetech cho rằng Táo khuyết đã để lại một "phần hở" khoảng 15-25% hiệu năng trên những con chip của mình. Hãng sử dụng phần này để phân bố và tối ưu hiệu suất của các nhân CPU.

Những kỳ vọng ở tương lai

Lịch sử cho thấy các dòng chip mang đến một hiệu suất cao nhưng tiết kiệm điện luôn có tỷ lệ thành công nhiều hơn trên thị trường. Trong quá khứ, chip Ryzen sử dụng năng lượng hiệu quả hơn nhiều so với thế hệ Bulldozer trước đó. Core 2 Duo của Intel cũng tối ưu tốt hơn kiến trúc Pentium 4. Những lần ra mắt này đều mở ra một giai đoạn thành công cho hai công ty bán dẫn.

Chip Apple M1 Max toi uu nang luong anh 3

Intel sử dụng các nhân tiết kiệm năng lượng tương tự chip ARM trên CPU Core thế hệ 12. Ảnh: Intel.

Mặt khác, kích thước của chu trình sản xuất là thách thức mà Apple cần vượt qua trong thời gian tới khi hãng chế tạo những con chip của mình ở mức 5 nm. Trong khi đó, sự ra đời của CPU Gen 12 Alder Lake cũng cho thấy động thái làm mới mình đến từ Intel.

Những con chip mới của Intel ngoài việc có cải thiện tốc độ xử lý còn được trang bị thêm các lõi Efficient-cores (E-cores) để xử lý tác vụ đa nhiệm.

Đây là lần đầu công ty bán dẫn của Mỹ áp dụng thiết kế lõi hiệu năng cao và tiết kiệm năng lượng dạng này, vốn chỉ xuất hiện trên chip ARM. Nâng cấp hứa hẹn sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc và kéo dài thời lượng pin của máy tính.

Các bài so sánh với chip M1 Pro, M1 Max đang được thực hiện với CPU Intel. Trong khi đó, trên thị trường còn có những con chip AMD sử dụng kiến trúc Zen 3, 7 nm, sở hữu hiệu suất sử dụng năng lượng rất tốt. Nhiều tin đồn cho biết công ty có kế hoạch ra mắt thế hệ CPU Zen 3 bổ sung V-Cache và Zen 4 vào năm 2022.

AMD còn có dòng sản phẩm APU, một dạng SoC tương tự của Apple, với cả CPU và GPU được đặt trên cùng một die (mạch tích hợp) chip bán dẫn. Tuy nhiên, công ty không bán dòng sản phẩm này rộng rãi.

Theo Zing/Anandtech

Đổ 100 tỷ USD, hãng chip khổng lồ giải 'cơn khát' của thế giới

Đổ 100 tỷ USD, hãng chip khổng lồ giải 'cơn khát' của thế giới

Hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới đã quyết định bỏ ra cả trăm tỷ USD để chuyển hướng sản xuất ở một quốc gia khác.

Hồ sơ Shiba Inu, tiền mã hóa vừa vượt mặt Dogecoin

Đồng Shiba Inu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong tuần qua. Vốn hóa của Shiba Inu có lúc lớn thứ 8 thị trường tiền mã hóa.

Loại coin meme nổi tiếng, Shiba Inu (SHIB) được so sánh như "kẻ đánh bại" Dogecoin. Trong tháng 10, giá của đồng tiền mã hóa này đã tăng trưởng gần 10 lần, nâng mốc vốn hóa lên hơn 40 tỷ USD.

Đồng thời, đợt tăng trưởng này khiến SHIB có lúc đạt vị trí thứ 8 trong số các dự án coin có mức vốn hóa cao nhất thế giới. So với các công ty lớn của Mỹ, Shiba Inu vượt mặt vốn hóa cổ phiểu của hãng hàng không Delta Air Lines, công ty thu âm Warner Music Group và nhãn hàng Kellogg's.

Được tạo ra với mục tiêu đánh bại Dogecoin

Vào khoảng tháng 8/2020, đồng SHIB được phát hành trên danh nghĩa là loại tiền mã hóa có thể đánh bại Dogecoin. Biểu tượng của SHIB lấy cảm hứng từ chú chó Shiba Inu, tương tự Dogecoin.

Ho so Shiba Inu anh 1

Biểu tượng của Shiba Inu (SHIB). Ảnh: GI.

Theo lộ trình phát triển, đồng Shiba Inu được xem là một thử nghiệm trong việc xây dựng cộng đồng phi tập trung. Theo đó, dự án này sẽ phát triển dựa trên cộng đồng có tên ShibArmy (Đội quân Shib), bao gồm các nhà sáng lập và người nắm giữ.

"Chúng tôi tin rằng sức mạnh của cộng đồng có thể khiến giúp đội ngũ có thể phát triển dự án tốt hơn. ShibArmy đã đoàn kết và mang lại hiệu quả cho Shiba Inu", nhà phát hành đồng SHIB cho biết.

Trong năm qua, thị trường tài chính đã có nhiều loại tài sản meme tăng trưởng đột biến. Tại thị trường chứng khoán, cổ phiếu của GameStop, nhà bán lẻ trò chơi điện tử có trụ sở tại Texas đã bùng nổ, thu hút các nhà đầu tư cá nhân.

Ở lĩnh vực tiền mã hóa, Dogecoin là một đồng coin meme nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiều người nổi tiếng. Trong đó, giám đốc điều hành hãng xe Tesla, Elon Musk từng khẳng định bản thân là một người hâm mộ của đồng DOGE. Vị tỷ phú Mỹ cũng cho biết ông đang nắm giữ Bitcoin, Ethereum và Dogecoin.

Tính từ đầu năm 2021, giá của Dogecoin đã tăng trưởng hơn 5.200% trong một năm. Fortune cho rằng đợt tăng giá vừa qua của SHIB cũng đã tạo ra tiếng vang lớn cho dự án này.

Nhà sáng lập không nắm giữ SHIB

Ryoshi, nhà sáng lập của Shiba Inu, khẳng định bản thân không nắm giữ bất kỳ đồng SHIB nào và đã trao 50% tổng cung của đồng tiền mã hóa này cho Vitalik Buterin, người tạo ra Ethereum sau khi phát hành.

Ho so Shiba Inu anh 2

Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin. Ảnh: Forbes.

Về cơ bản, động thái này đã trao cho Buterin quyền kiểm soát thị trường. Nhà sáng lập Ethereum có thể thao túng giá, và bán toàn bộ số coin meme khi ông muốn. Tuy vậy, giám đốc điều hành của blockchain Ethereum đã "đốt" 90% số Shiba Inu ông đang nắm giữ. 10% số coin còn lại được chuyển cho quỹ từ thiện để chống dịch tại Ấn Độ.

Theo Fortune, việc trao cho Vitalik Buterin quyền quyết định là hoàn toàn có chủ đích. David Hsiao, Giám đốc điều hành của tạp chí tiền điện tử Block Journal cho biết Shib Army tin rằng cần một số loại lỗ hổng bảo mật để dự án phát triển.

"Dự án Shiba Inu còn mập mờ từ tháng 8/2020 đến đầu năm 2021. Khi Dogecoin thu hút nhiều nhà đầu tư, Shiba Inu càng được nhiều người biết đến. Sự phát triển của SHIB rõ ràng là do thành công của Dogecoin” Hsiao nói.

Trước đó, Sam Bankman-Fried, Giám đốc điều hành sàn giao dịch tiền số FTX cho biết bản thân sẽ rất ngạc nhiên khi SHIB vượt qua Dogecoin.

"Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu SHIB vượt qua DOGE. Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra", Sam nói.

Động lực tăng giá

Gần đây, nhiều tin tức tốt đã khiến giá của đồng SHIB lập kỷ lục. Trên Twitter, quản trị viên của dự án này thông báo rằng họ sẽ phát hành sản phẩm sàn giao dịch phi tập trung (DEX) có tên ShibaSwap trong tương lai. Điều này cũng đã góp phần thu hút thêm nhà đầu tư và dòng vốn đổ vào, khiến giá Shiba Inu tăng trưởng mạnh.

Ho so Shiba Inu anh 3

SHIB đã tăng trưởng mạnh trong một tháng qua.

Bên cạnh đó, hiện có hơn 326.000 nhà đầu tư tham gia kiến nghị sàn giao dịch tiền số Robinhood mở giao dịch đồng Shiba Inu. Giám đốc Điều hành của Robinhood, Vlad Tenev cho biết họ đang xem xét kỹ để bổ sung đồng tiền này vào danh sách niêm yết trên sàn.

"Các đồng tiền mã hóa được niêm yết trên sàn Robinhood đã qua thẩm định rất kỹ. Các dự án tiếp theo cũng vậy, cần có sự bình đẳng trong khâu thẩm định này", Tenev nói.

Theo Zing/Fortune

Một tài khoản sở hữu lượng coin tỷ USD nhờ mua Shiba Inu

Một tài khoản sở hữu lượng coin tỷ USD nhờ mua Shiba Inu

Sau khi đồng Shiba Inu đạt đỉnh giá trị, tài khoản đầu tư từ năm 2020 đã sở hữu số coin với giá trị hàng tỷ USD.

9 đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử đầu tiên kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã chọn 9 tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để kết nối trực tiếp, phục vụ cho kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử trong tháng 11.

Trong giai đoạn chuyển đổi số quốc gia, hóa đơn điện tử đã được doanh nghiệp sử dụng phổ biến ở các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ...Tuy nhiên, thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử lại chưa được kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế, nên tồn tại một số bất cập cho doanh nghiệp như: thủ tục đăng ký rườm rà, phải báo cáo định kỳ tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế…

Tháo gỡ các vướng mắc trên, trong Thông tư 78 ngày 17/9/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123 năm 2020 quy định về hóa đơn và chứng từ, Bộ Tài chính đã có quy định việc kết nối trực tiếp giữa Tổng cục Thuế với một số tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử lớn.

Theo đó, các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí như: điều kiện về nhân sự, tài chính, kỹ thuật và đặc biệt phải thuộc nhóm có nhiều khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử nhất, mới được chọn để kết nối trực tiếp, truyền, nhận và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với Tổng cục Thuế.

Từ tuần thứ 2 của tháng 8, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận và thực hiện đánh giá hồ sơ của các đơn vị đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử để triển khai tại 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định.

Trong thông báo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến 17h ngày 26/10/2021, cơ quan này đã tiếp nhận được hồ sơ đề nghị của 29 tổ chức. Đến nay, Tổng cục Thuế đã hoàn thành đánh giá hồ sơ đề nghị của 11 tổ chức và đang phối hợp với 18 tổ chức để làm rõ hồ sơ.

Đáng chú ý, thông báo của Tổng cục Thuế nêu rõ, trong 11 tổ chức đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt hồ sơ, có 9 tổ chức nằm trong danh sách 20 tổ chức có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử lớn nhất theo thông tin quản lý của cơ quan thuế tính đến ngày 31/8/2021, bao gồm: MISA, BKAV, Softdreams, M-INVOICE, Thái Sơn, EFY Việt Nam, Nacencomm, T-VAN HILO và FPT IS.

9 đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử đầu tiên kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế và 9 tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đầu tiên được chọn thực hiện kết nối kỹ thuật và kiểm thử hệ thống trong thời gian từ ngày 30/10 đến 4/11 (Ảnh minh họa)

Để đáp ứng kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử trong tháng 11/2021, Tổng cục Thuế đã chọn 9 tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử nêu trên là những đơn vị đầu tiên sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống của Tổng cục để nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Việc kết nối kỹ thuật và kiểm thử truyền, nhận dữ liệu giữa Tổng cục Thuế với 9 tổ chức này được thực hiện trong thời gian từ ngày 30/10 đến ngày 4/11.

Tổng cục Thuế cũng cho biết thêm, với các tổ chức còn lại, cơ quan này sẽ tiếp tục đánh giá hồ sơ và thông báo đến các tổ chức được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt hồ sơ kế hoạch kết nối kỹ thuật và kiểm thử hệ thống theo quy định, dự kiến vào ngày 3/11.

Trước đó, như ICTnews đã thông tin, vào ngày 25/10, để kịp thời đưa vào vận hành hệ thống áp dụng hóa đơn điện tử giai đoạn 1 từ trung tuần tháng 11/2021, Tổng cục Thuế đã khai trương Trung tâm điều hành triển khai hóa đơn điện tử.

Là bộ phận thường trực tham mưu cho Ban chỉ đạo, Tổ thường trực triển khai hóa đơn điện tử thực hiện công tác triển khai hóa đơn điện tử cho 6 Cục Thuế Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định, Trung tâm có nhiệm vụ theo dõi giám sát hoạt động của hệ thống hóa đơn điện tử đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định.

Vân Anh

Giám sát, kiểm tra tiền điện hàng ngày bằng thiết bị Make in Vietnam

Giám sát, kiểm tra tiền điện hàng ngày bằng thiết bị Make in Vietnam

Mùa nắng nóng cao điểm cũng là lúc hóa đơn tiền điện, số điện trở thành chủ đề chính trong bữa cơm của nhiều hộ gia đình. Điều này có thể giải quyết bằng một bộ giám sát mức tiêu thụ điện do Việt Nam sản xuất.   

Saturday, October 30, 2021

Tin nhắn giả trên mạng xã hội: Công cụ nguy hiểm tấn công cá nhân và doanh nghiệp

Dễ dàng tạo được tin nhắn giả, sau đó nhờ sự lan toả của mạng xã hội, những tin nhắn này trở thành công cụ nguy hiểm tấn công cá nhân và doanh nghiệp.  

Dễ dàng tạo tin nhắn giả

“Nếu như trước đây, một người muốn tạo ra các tin nhắn giả để lan truyền các đoạn chat trên mạng xã hội như Facebook thường phải lập ra 2 tài khoản trên 2 thiết bị, hay sử dụng 2 số điện thoại để nhắn tin cho nhau, giờ đây mọi việc rất đơn giản. Người dùng chỉ cần dùng chiếc điện thoại của mình lên các kho ứng dụng có thể tải được rất nhiều ứng dụng cho phép tự tạo ra các tài khoản nhắn tin với nhau, nếu không biết dùng ứng dụng thì có thể vào các trang cho phép tạo tài khoản nhắn tin cho nhau ngay chính trên trình duyệt điện thoại của mình”, anh Nguyễn Đức Khôi, một người chuyên cung cấp các dịch vụ trên mạng xã hội Facebook tại TP.HCM cho biết. 

Tin nhắn giả trên mạng xã hội: Công cụ nguy hiểm tấn công cá nhân và doanh nghiệp

Dễ dàng tạo ra tin nhắn giả mạo từ các công cụ trên mạng

Người viết cũng đã tiến hành vào các kho ứng dụng tìm kiếm từ khoá “Fake Messenger” trên cả kho ứng dụng Google Play và App Store, ngay lập tức hàng loạt ứng dụng hiện ra và có thể tải về để sử dụng dễ dàng. Các ứng dụng này cho phép người dùng tự tạo tin nhắn chat với nhau với nhiều giao diện như tin nhắn điện thoại, tin nhắn Facebook hay cả tin nhắn Snapchat…

Bên cạnh đó, trên mạng cũng xuất hiện rất nhiều các bài viết hướng dẫn người dùng một cách chi tiết và tỉ mỉ, khiến họ có thể thực hiện tạo các tin nhắn giả một cách dễ dàng.

Công cụ nguy hiểm trong việc tấn công cá nhân và doanh nghiệp

Với công cụ tạo tin nhắn ở trên, bên cạnh nhiều người sử dụng để tạo ra các đoạn chat có nội dung vui vẻ, sau đó đăng lên các Fanpage hay group trên mạng xã hội Facebook để câu tương tác như like, comment và share…  thì còn xuất hiện nhiều tin nhắn được tạo từ các công cụ ở trên để tìm cách tấn công cá nhân và doanh nghiệp xuất hiện nhan nhản trên Facebook. Với việc lợi dụng mạng xã hội có khả năng tạo "trend" (xu hướng) và lan rộng với tốc độ nhanh chóng, nhiều kẻ xấu đã tạo ra các nội dung tin nhắn giả mạo chat qua lại giữa cá nhân với nhau, hay các nhân với quản trị viên doanh nghiệp, nhằm mục đích gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và doanh nghiệp trong thời gian qua.

Tin nhắn giả trên mạng xã hội: Công cụ nguy hiểm tấn công cá nhân và doanh nghiệp

Một tin nhắn giả mạo vui vẻ được tạo trên iPhone

Trong đó, những tin nhắn qua lại giả mạo này thường nhắm đến những người nổi tiếng trên mạng, các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng truyền thông hay cả các thầy, cô giáo đang dạy ở các trường Trung học hoặc Đại học… Những nội dung tin nhắn chat qua lại này thường liên quan đến các vấn đề “nhạy cảm” như tiền bạc, gạ tình đổi điểm… 

Ông Nguyễn Duy Vĩ, Giám đốc công ty truyền thông Buzi cho biết, tác hại của các tin nhắn giả mạo được tung lên Facebook là rất rõ ràng và ngày càng trở thành một công cụ nguy hiểm trong việc tấn công cá nhân hoặc doanh nghiệp với mưu đồ xấu. Đối với cá nhân thì những tin nhắn giả mạo làm đảo lộn cuộc sống cá nhân, thậm chí hủy hoại các mối quan hệ gia đình. Người bị tấn công thường chịu công kích về mặt tinh thần cũng như áp lực từ cộng đồng mạng rất lớn vì những thứ họ chưa từng làm hoặc chưa từng biết tới.

Đối với doanh nghiệp thì thiệt hại không dừng lại ở tinh thần mà còn cả vật chất khi các khách hàng tiềm năng sẽ dè dặt nếu muốn hợp tác, hoặc cụ thể hơn là giá trị công ty sẽ bị mất đi rất nhiều. Cho dù sau đó doanh nghiệp có nỗ lực cỡ nào thì cũng sẽ khó và khá lâu để khôi phục lại uy tín và vị thế ban đầu.

Góp phần vào việc này có thể kể đến đóng góp không nhỏ của một đại bộ phận người dùng mạng xã hội có xu hướng và sở thích công kích cá nhân, doanh nghiệp một cách mù quáng mà không kiểm tra thông tin một cách kỹ lưỡng. Nên khi các tin nhắn giả mạo xuất hiện thì nhóm người dùng này sẽ lập tức “ném đá” và chia sẻ mà không cần suy nghĩ. Đây là một thực trạng rất đang quan ngại về văn hóa hành xử trên mạng xã hội.

Ông Huỳnh Lê Khánh, Giám đốc điều hành Golden Communication Group từng chứng kiến một tài khoản ảo tạo dựng nên một bài viết sai lệch về một thanh niên đang được quan tâm trong một chiến dịch. Sau đó, tài khoản ấy chia sẻ bài viết của mình vào các nhóm có lượng thành viên đông, và có xu hướng chống đối đến đề tài mà thanh niên đó phát biểu. Và các thành viên trong nhóm này bắt đầu thảo luận tiêu cực và chia sẻ về trang mình những thông tin diễn dịch sai lệch một cách có chủ đích. Và cứ như thế những thông tin đó được truyền đi. Khi kiểm tra lại nguồn tin ban đầu thì tài khoản ảo đấy đã xoá bài viết của mình. Và đây là một chiêu thức không mới mẻ để đánh vào một cá nhân hay doanh nghiệp.

“Rõ ràng rằng chúng ta thấy nó gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với danh dự, uy tín của một cá nhân hay tổ chức. Những thông tin thiếu, thông tin sai đó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, ở khía cạnh gây mâu thuẫn, chia rẽ và kích động những hành động thù địch cá nhân, tổ chức, giới tính, phe phái…”, ông Khánh nhấn mạnh. 

Để đối phó với vấn đề ngụy tạo tin nhắn theo ông Nguyễn Duy Vĩ, ngoài việc doanh nghiệp và cá nhân cần sử dụng mạng xã hội một cách cẩn thận hơn như tránh để lộ quá nhiều về đời sống riêng tư, tránh đưa những thông tin tiêu cực về bản thân hay doanh nghiệp mình. Về phía doanh nghiệp thì cần có các công cụ để rà soát thông tin trên mạng xã hội và phối hợp chặt chẽ các cơ quan truyền thông báo chí cũng như các cơ quan quản lý để có thể xử lý các tin nhắn giả mạo một cách hiệu quả và kịp thời.

Ông Huỳnh Lê Khánh, cũng chia sẻ, trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu và đề nghị về cách thức để hạn chế các vấn đề này. Một số giải pháp được đặt ra là nâng cao giá trị thông tin, nâng cao sự phức tạp của một lần chia sẻ thông tin, tạo hệ thống kiểm tra thông tin. Các trung tâm kiểm tra sự thật (Fact-check) được thiết lập cũng sẽ giúp người dùng mạng xã hội có cơ sở đối chiếu thông tin. Bên cạnh đó, việc khuyến nghị mỗi cá nhân, tổ chức cần thiết lập được hệ thống hiện diện trên nền tảng kỹ thuật số (digital footprint) của mình mạnh mẽ, thông tin thường xuyên và đúng lúc cho các đối tượng liên quan của mình cũng là một điều cần thực hiện. Và cuối cùng, vai trò của các hãng thông tấn, báo chí lớn ở mỗi quốc gia cần có cơ sự phản ứng nhanh với tin giả, giúp người đọc có được nguồn thông tin tốt, đúng thì sẽ giúp định hướng lại được dư luận, đúng theo bản chất và vai trò quý báo của báo chí chính thống. 

Về vấn đề này anh Nguyễn Đức Khôi cho rằng, điều đầu tiên mọi người cần phải hiểu chỉ là một tin nhắn hay đoạn chat trên mạng xã hội thì không phải là bằng chứng, người dùng không nên tin vào đó. Nó sẽ là sự thật nếu như chúng ta có trong tay điện thoại của 2 người thì mới chính xác. Cho nên, với những thông tin dạng này chỉ có cơ quan chức năng, hay lực lượng an ninh mạng mới có thể kiểm tra được. 

 “Nhiều khi người ta bảo bị hacker tấn công hay mất điện thoại thì không thể nào xác minh các trường hợp này”, anh Khôi cho biết.

Lê Mỹ

Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam

Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam

Trong tuần đầu tháng 10, đã có 140 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng được người dùng gửi về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

Clip thợ máy choáng váng vì mượn Porsche chở bạn gái nóng nhất mạng xã hội

Thợ máy choáng váng vì mượn xe Porsche chở bạn gái; Hành động của thanh niên đi xe máy khiến tài xế ô tô 'tái mặt'; Thót tim bố cứu con gái 14 tháng tuổi đuối nước trong tích tắc;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Thợ máy choáng váng vì mượn xe Porsche chở bạn gái

{keywords}

Thót tim bố cứu con gái 14 tháng tuổi đuối nước trong tích tắc

{keywords}

Cú đớp của 'sát thủ đầm lầy' khiến nam thanh niên bạt vía

{keywords}

'Hố tử thần' nuốt chửng hàng chục khách chờ mua bánh

{keywords}

Hành động của thanh niên đi xe máy khiến tài xế ô tô 'tái mặt'

{keywords}

Lốp ô tô phát nổ như bom, thợ sửa xe hoảng loạn

{keywords}

Nữ hành khách dùng 'độc chiêu' ép tài xế dừng xe buýt giữa đường

{keywords}

Hành động khó coi của 1 phụ nữ trong thang máy chung cư

{keywords}

Điều hãi hùng xảy ra khi 5 đứa trẻ đốt pháo trên nắp cống

{keywords}

Gió mạnh kinh hoàng thổi lật xe tải 'khủng' trên cầu

{keywords}

H.N. (tổng hợp)

Clip 3 tên trộm thất kinh bỏ chạy trong đêm nóng nhất mạng xã hội

Clip 3 tên trộm thất kinh bỏ chạy trong đêm nóng nhất mạng xã hội

Trộm thất kinh bỏ chạy vì đối mặt điều không ngờ; Người đàn ông kéo xe ga đang cháy rừng rực ra khỏi cửa hàng; Trăn 'khổng lồ' tấn công nhà dân nuốt chửng mèo;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Người Việt đã có thể ứng dụng công nghệ AI để đầu tư tài chính

Khác với các mô hình quỹ thông thường, quỹ đầu tư bằng AI áp dụng công nghệ để xử lý dữ liệu, từ đó tự động đề xuất các chiến lược đầu tư sinh lời hiệu quả.

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia tăng trưởng mạnh về kinh tế, ngay cả trước những tác động của đại dịch Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rót vào Việt Nam đạt mức hơn 22 tỷ USD, tăng 4.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế tài trong 9 tháng đầu năm 2021 cũng đạt 292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.

Thị trường đầu tư tại Việt Nam cũng ngày càng trở nên sôi động và thu hút đông đảo sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Tuy vậy, mức độ ứng dụng công nghệ trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn còn ở mức rất sơ khai. Trong bối cảnh đó, Novaon Capital - một mô hình quỹ đầu tư mới ứng dụng công nghệ vừa chính thức xuất hiện tại thị trường trong nước.

{keywords}
Khác với các quỹ thông thường, quỹ đầu tư bằng AI áp dụng công nghệ để xử lý dữ liệu, từ đó tự động đề xuất các chiến lược đầu tư sinh lời hiệu quả. Ảnh: Trọng Đạt

Khác với các quỹ đầu tư truyền thống, mô hình quỹ đầu tư công nghệ sẽ sử dụng AI để phân tích báo cáo tài chính, dựa trên các chỉ số quan trọng như P/E, ROE, biên lợi nhuận,... Đây là cách mà trí tuệ nhân tạo được ứng dụng nhằm dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp, chỉ ra các lợi thế, rủi ro đối với việc đầu tư tài chính.

Theo ông Nguyễn Minh Quý - Chủ tịch Quỹ đầu Novaon Capital, mỗi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có khoảng 10 chỉ số quan trọng. Điều này cũng có nghĩa, với một lượng lớn doanh nghiệp đã lên sàn chứng khoán, có tới hàng ngàn dữ liệu quan trọng phải được cập nhật tức thời. Đây là lúc mà trí tuệ nhân tạo có thể phát huy vai trò của mình trong việc xử lý thông tin. Trí tuệ nhân tạo sẽ tập hợp, phân tích một lượng lớn dữ liệu với độ chính xác cao hơn bất kỳ một chuyên gia nào.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, AI có thể hỗ trợ đắc lực con người trong việc đưa ra quyết định đầu tư, thậm chí có thể đầu tư thay con người trong một số tình huống thị trường biến động nhanh, trên quy mô rất lớn với độ chính xác cao. Với quỹ đầu tư Novaon Capital, đơn vị này đã tăng trưởng hơn 87% trong 12 tháng qua. Đây là kết quả thực tiễn cho thấy việc sử dụng AI thay thế con người trong hoạt động đầu tư có thể đem lại hiệu quả tốt.

{keywords}
Ông Nguyễn Minh Quý chia sẻ về cách công nghệ AI được ứng dụng vào việc phân tích và đánh giá rủi ro. 

Trên thế giới, tại những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, rất nhiều quỹ đầu tư đã ứng dụng công nghệ vào hoạt động của mình. Tăng cường yếu tố công nghệ trong hoạt động phân tích đầu tư được xem là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh cả nền kinh tế đang trở mình tìm cách chuyển đổi số. Tuy vậy, để theo đuổi xu hướng này, các quỹ đầu tư cần phải có cách làm bài bản, kết hợp cùng với năng lực công nghệ nhất định.

Trước đó, trong quá trình tư vấn chuyển đổi số cho Việt Nam, ông Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý Chương trình Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từng cho rằng, tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thông qua việc tiếp thu các công nghệ mới là điều hết sức quan trọng.

Trong quá trình chuyển đổi số, Việt Nam sẽ cần tới 2 nhóm doanh nghiệp là những nhà tiên phong lớn và các công ty khởi nghiệp. Vì lẽ đó, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn, trợ cấp và tạo động lực để các ngân hàng và thị trường tài chính đầu tư cho khởi nghiệp và nhân tài công nghệ số.

Trọng Đạt

Sự cộng hưởng 3 bên góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam

Sự cộng hưởng 3 bên góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam

Nhấn mạnh mô hình vườn ươm của Viet Solutions với sự tham gia, cộng hưởng của nhà nước, tập đoàn lớn và các doanh nghiệp công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, sự cộng hưởng này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.

Friday, October 29, 2021

Cục Tin học hóa là đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ TT&TT

Nhiệm vụ chuyên trách về CNTT của Bộ TT&TT vừa được chuyển từ Trung tâm Thông tin sang Cục Tin học hóa.

Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định 1702 sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Cục Tin học hóa. Theo đó, từ ngày 28/10, Cục Tin học hóa là đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ TT&TT.

Cũng trong quyết định mới ban hành, Bộ TT&TT đã chuyển một số nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin sang Cục Tin học hóa, trong đó có nhiệm vụ xây dựng, trình Bộ trưởng Chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về ứng dụng CNTT, xây dựng, phát triển Bộ TT&TT điện tử và hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Cùng với đó, Cục Tin học hóa cũng có thêm một số nhiệm vụ về quản lý Cổng thông tin điện tử của Bộ, về tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong Bộ và về đảm bảo an toàn thông tin.

Cụ thể, về quản lý Cổng thông tin điện tử của Bộ, Cục Tin học hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kết nối, tích hợp, đồng bộ hóa, cập nhật và khai thác các cơ sở dữ liệu (không thuộc phạm vi bí mật nhà nước) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, liên kết các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thành mạng thông tin điện tử thống nhất trên Internet.

Đồng thời, triển khai tích hợp các kênh thông tin, ứng dụng và cơ sở dữ liệu để cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia; quản lý thống nhất cơ sở hạ tầng của Công thông tin điện tử của Bộ.

{keywords}
Một trong những nhiệm vụ mới được bổ sung của Cục Tin học hóa là triển khai tích hợp các kênh thông tin, ứng dụng và cơ sở dữ liệu để cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Về tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong Bộ, Cục Tin học hóa được bổ sung thêm nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT và Giám đốc CNTT của Bộ; Xây dựng, trình Bộ trưởng chương trình, đề án, dự án, quy chế, quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ và hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt;

Chủ trì thẩm tra, cho ý kiến về kỹ thuật, công nghệ đối với chủ trương đầu tư các dự án CNTT của Bộ, thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng; Chủ trì thẩm định về kỹ thuật, công nghệ, phương án bảo đảm an toàn thông tin đối với các đề án, dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ; Chủ trì xây dựng, tổ chức triển khai và duy trì, cập nhật Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử;

Cục Tin học hóa cũng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT, thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động, kiểm tra và xác định mức độ chấp hành thiết kế cơ sở/sơ bộ, thiết kế thi công của các hệ thống thông tin của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Chủ trì xây dựng, quản lý và hướng dẫn sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT, trung tâm tích hợp dữ liệu, các hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng, phần mềm dùng chung của Bộ;

Thực hiện liên thông, chia sẻ, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; triển khai quản lý văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số trong giao dịch điện tử và các hình thức khác phục vụ hoạt động quản lý, điều hành và cải cách hành chính của Bộ.

Các nhiệm vụ về đảm bảo an toàn thông tin được chuyển từ Trung tâm Thông tin sang Cục Tin học hóa gồm có: giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý, bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác an toàn thông tin trong các cơ quan, đơn vị của Bộ.

Vân Anh

Bộ TT&TT tuyển dụng 126 viên chức cho 57 vị trí việc làm trong đợt 1 năm 2021

Bộ TT&TT tuyển dụng 126 viên chức cho 57 vị trí việc làm trong đợt 1 năm 2021

Bộ TT&TT vừa chính thức có thông báo về việc tổ chức tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2021. Tổng chỉ tiêu của 57 vị trí việc làm tại 9 đơn vị thuộc Bộ là 126.