Monday, November 30, 2020

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam

Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Bài học từ quá trình này là kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong chuyển đổi số.

Nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm. Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Những bài học về quá trình mở cửa này là kinh nghiệm quý báu trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, thử nghiệm thương mại 5G và tiến tới làm chủ công nghệ.

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Theo các chuyên gia, nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm (Ảnh: Anh Dũng)

Khởi động từ năm 1991 và email đặc biệt năm 1994 

Ông Trần Bá Thái, Giám đốc Công ty NetNam - Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Viện Khoa học Việt Nam vẫn còn nhớ năm 1991, Viện không được tham dự cuộc họp quốc tế đầu tiên về Internet tại châu Âu. Nhưng cùng năm đó, cuộc họp lần 2 ở Kobe (Nhật), Viện may mắn được tham dự. Thời kỳ đó Internet mới chỉ dừng lại ở trong giới khoa học và một số trường đại học của Mỹ, châu Âu. Cũng trong năm đó, Viện đã được thử nghiệm Internet với một trường đại học của Đức trong khuôn khổ dự án của UNDP.

“Chúng tôi làm công việc đầu tiên để xây dựng hạ tầng Internet như xây dựng account tại mạng của trường đại học này và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Việc thử nghiệm chủ yếu để nghiên cứu nền tảng công nghệ, tạo account email và chuyển tệp cho nhau. Sau đó hết kinh phí nên dừng lại”, ông Trần Bá Thái cho hay.

Đến tháng 4/1994, ông Thái được GS Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ KHCN giao cho thiết lập email để phục vụ cho chuyến viếng thăm của Thủ tướng Úc. Ở thời điểm đó, Internet vẫn là chuyện "tranh tối, tránh sáng" nên để có tiên miền Việt Nam (.VN), ông Trần Văn Đắc Vụ trưởng Vụ Khoa học đã phải ký công văn của Bộ KHCN - Môi trường nhưng không đóng dấu rồi fax sang APNIC để đăng ký cho một chủ thể duy nhất.

Khi có địa chỉ tên miền rồi, Viện mới tạo lập email server đầu tiên, account (tài khoản) của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên miền Việt Nam. Đây là cặp nguyên thủ quốc gia thứ 2 trên thế giới sử dụng Internet vào công việc. Cặp đầu tiên là Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Thụy Điển Carl Bilt. Thời kỳ đó, Viện chưa có kinh nghiệm lắm về địa chỉ tên miền nên lấy địa chỉ là vvkiet@badinh.ac.vn.

Chuyện thuyết phục mở Internet   

Một trong những người đứng đầu Chính phủ chủ trì nhiều cuộc họp bàn về mở Internet đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, sớm đưa vào Việt Nam là nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn, bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn cho sự phát triển và khả năng quản lý được hoạt động của Internet.

Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực, như sợ lộ bí mật hay sẽ có nhiều kẻ lợi dụng Internet nói xấu, xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở rồi thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định “Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.

Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã  nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng, về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể mở Internet sớm hơn. “Một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng tôi cho rằng cần phải chuẩn bị kỹ cả về điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, mạng lưới, nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách quản lý và quan trọng nhất là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng”.

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
FPT là một trong bốn doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Ảnh tư liệu.

GS Đặng Hữu là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet. Ông đã tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở. “Chúng tôi có đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức”, nếu không có Internet không thể có kinh tế tri thức được”, GS Hữu hồi tưởng.

Nhận thức được sức mạnh của Internet không phải chỉ có những người làm công tác quản lý và nghiên cứu. Ngay từ năm 1996 khi chưa cho mở Internet, chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia lai đã thuê 2 kỹ sư để mua 2 máy tính, hàng ngày truy cập tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ của mình.

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho rằng “Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm. Còn so với một số quốc gia trong khu vực, chỉ chậm vài ba năm”.

Đến tư duy “quản” theo kịp với “mở”

Sau khi Viện CNTT thử hệ thống email đầu tiên, đến năm 1995, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC đã triển khai hệ thống truyền số liệu. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc công ty cho biết, năm 1996 VDC đã bắt đầu triển khai dự án cung cấp Internet đầu tiên với số tiền đầu tư là 7 tỷ đồng. Đầu năm 1997, triển khai cung cấp dịch vụ cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Quê hương là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được kết nối mạng Internet toàn cầu . 

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm hệ thống server đầu tiên của VDC trong giai đoạn thuyết phục lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho phép mở Internet vào Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

“Chúng tôi biết rằng, Nghị định 21 không ổn để cho Internet phát triển. Ngay từ đầu Tổng cục Bưu điện đã thấy cần phải thay đổi Nghị định này. Nhưng thuyết phục để chuyển sang tư duy quản phải theo kịp với mở rất khó khăn. Chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 được ví như cuộc Cách mạng lần 2 thì hơi to tát. Nhưng đây thực sự là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới. Quản lý phải theo kịp với phát  triển là đúng với các ngành chứ không riêng gì Internet. Trong quá trình đổi mới, có những cái vì quản lý yếu kém nên đã hạn chế sự phát triển của đất nước”, ông Trực cho hay.Ông Mai Liêm Trực nhớ lại, khi mở Internet năm 1997, không chỉ có Nghị định 21 mà đã có văn bản riêng của cấp rất cao chỉ đạo "quản đến đâu mở đến đấy".

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực, chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet (VIA) chia sẻ, kể từ khi được phép mở, Internet đã đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Internet từ chỗ là thứ xa xỉ đã dần trở thành công cụ thiết thực, thiết yếu, gần như không thể thiếu trong mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của đông đảo người dân Việt Nam.

Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của cơ chế, Chủ tịch VIA cho rằng, trong quá trình phát triển của lĩnh vực Internet, cơ quan quản lý đã có sự nhìn nhận để đưa ra những quy định phù hợp hơn cho các chặng đường, các giai đoạn.

Cụ thể, khi Internet mới mở cửa, Tổng cục Bưu điện ban hành Nghị định 21 quy định quản lý tạm thời với quan điểm “pháp lý đi trước, phát triển đi sau” (quản đến đâu thì phát triển đến đó). Bốn năm sau, quản lý của nhà nước đã có bước tiến mới, với việc Nghị định 55 ra đời, xác định: “pháp lý đi sau, phát triển đi trước” (phát triển đến đâu quản lý đến đó, quản lý phải theo kịp sự phát triển).

“Phải thừa nhận rằng Nghị định 55 là một bước tiến, bước cải thiện của tư duy quản lý, và đương nhiên nó có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Internet”, vị Chủ tịch VIA nói.

Vân Anh  - Thái Khang

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

3 nhà mạng lớn bắt đầu triển khai 5G để đưa Việt Nam vào những quốc gia có 5G thương mại sớm nhất thế giới. Như vậy, viễn thông đã tiếp nối bài học về đi thẳng lên hiện đại, đi ngang thế giới và làm chủ công nghệ.  

Tăng thuế xe công nghệ: Ứng dụng gọi xe không có cửa 'lách'

Các ứng dụng gọi xe công nghệ hiện nay đều quy về loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận tải và doanh nghiệp sẽ phải khai, thu 10% VAT tổng doanh thu. Lý do được đưa ra là các doanh nghiệp này trực tiếp tham gia điều hành.

Tăng thuế xe công nghệ: Ứng dụng gọi xe không có cửa 'lách'
Các ứng dụng gọi xe phải kê khai và thu hộ thuế VAT 10% từ 5/12 tới. Ảnh: Duy Vũ

Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12 tới.

Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 của Nghị định 126 nêu rõ: “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh”. 

Theo quy định này, kể từ ngày 5/12 tới các nền tảng gọi xe công nghệsẽ phải thực hiện kê khai và thu hộ thuế GTGT. Mức thuế thu hộ là 10% tính trên tổng doanh thu phát sinh và thuế này không áp lên doanh nghiệp và đối tác tài xế mà do khách hàng chi trả. 

Trước đó, khi giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp về quy định thuế mới tại buổi đối thoại về thủ tục thuế và hải quan tổ chức ngày 24/11 ở Hà Nội, bà Tạ Thị Phương Lan - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, các doanh nghiệp như Grab, be, Gojek,... là đơn vị kinh doanh vận tải chứ không phải cung cấp giải pháp công nghệ.

Theo lý giải, lâu nay do chưa có văn bản pháp lý nên các hãng vận tải công nghệ khai và nộp thuế GTGT trên phần họ được hưởng. Còn hiện tại, đã hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vận tải công nghệ, đúng với bản chất phát sinh kinh tế cũng như thông lệ quốc tế.

Cũng theo Tổng cục thuế, các hãng vận tải công nghệ và tài xế sẽ điều chỉnh lại hợp đồng hợp tác kinh doanh để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên theo quy định.

Khi trả lời các thắc mắc của các doanh nghiệp về việc áp mức thuế mới, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cũng cho rằng, bản chất các doanh nghiệp vận tải công nghệ hiện nay là doanh nghiệp kinh doanh vận tải do có tham gia vào điều hành. Đại diện Tổng cục thuế cũng cho rằng, hiện tại hoạt động của loại hình này đã được Luật quy định rõ ràng. Thuế GTGT là loại thuế áp cho người tiêu dùng và sẽ được áp dụng thống nhất theo quy định.

Trả lời ICTNews, đại diện Grab cho biết: Theo các quy định và hướng dẫn hiện tại, cũng như yêu cầu từ cơ quan thuế, Grab có trách nhiệm thu hộ và nộp hộ nghĩa vụ thuế của đối tác tài xế, bao gồm 3% thuế GTGT và 1,5% thuế TNCN, áp dụng với đối tác có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm, và tính trên phần doanh thu đối tác nhận được sau khi đã trừ chi phí sử dụng ứng dụng.

Nghị định 126 (có hiệu lực từ ngày 5/12/2020) và áp dụng chung cho tất cả các nền tảng kết nối, trong đó có Grab. "Chúng tôi hiện vẫn tiếp tục đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn, làm rõ một số điểm trong Nghị định này. Quan điểm của Grab là tuân thủ tuyệt đối pháp luật. Từ ngày 5/12, chúng tôi sẽ nghiêm túc tuân thủ Nghị định 126, đồng thời có những giải pháp phù hợp, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo luật hiện hành, và đảm bảo quyền lợi cho cả người dùng lẫn đối tác tài xế".

 “Nếu trên thực tế được xem là đơn vị vận tải, Grab sẽ chịu trách nhiệm của người nộp thuế đối với phần doanh thu phát sinh của công ty theo mức thuế áp dụng tương ứng”, đại diện Grab cho biết.

Trong thời điểm quy định mới chưa có hiệu lực và doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi các văn bản hướng dẫn, Grab cho biết “Chúng tôi đang tuân thủ theo Công văn 384/TCT-TNCN ngày 08/02/2017 của Tổng cục Thuế. Trong đó quy định Grab khai và nộp thuế theo quy định hiện hành đối với phần doanh thu được chia từ hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng hợp tác kinh doanh”, đại diện Grab cho biết.

Tăng thuế xe công nghệ: Ứng dụng gọi xe không có cửa 'lách'
be sẽ phải tính toán lại cơ cấu giá bởi hiện tại VAT 10% áp lên tài xế. Ảnh: Duy Vũ

Trong khi đó, một đơn vị khác là be cho biết, do đăng ký là đơn vị kinh doanh vận tải ngay từ khi hoạt động nên doanh nghiệp này sẽ ít bị ảnh hưởng khi quy định mới có hiệu lực sau ngày 5/12.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên ICTNews, be Group cũng sẽ phải tính toán lại bởi theo cơ cấu giá hiện tại, 10% thuế VAT của mỗi cuốc xe lại bị áp cho tài xế và be là người thu hộ khoản này.

Liên quan đến Luật Quản lý thuế được áp dụng vào ngày 5/12 tới, đại diện be cho hay: "Đang chờ đợi thông tư hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan thuế để có căn cứ chính xác thực hiện nghĩa vụ thuế và hỗ trợ các tài xế tuân thủ các quy định pháp luật”.

Duy Vũ 

Tăng thuế taxi công nghệ: Ai là người phải gánh?

Tăng thuế taxi công nghệ: Ai là người phải gánh?

Theo quy định mới có hiệu lực từ 5/12, xe công nghệ sẽ bị áp mức thuế 10% thay vì mức 3% như hiện tại. Ai sẽ là người chịu khoản phí tăng thêm này?

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Nhờ có công nghệ mở, Việt Nam đang song hành cùng các nước dẫn đầu thế giới về phát triển mạng di động 5G. Với công nghệ mở, Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa tham vọng trở thành một quốc gia phát triển về công nghệ. 

Công nghệ mở giúp tạo niềm tin trên không gian số

Công nghệ thông tin, công nghệ số đã trở thành nền tảng của kinh tế - xã hội. Cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là cuộc di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhưng tất cả các quốc gia đều lo lắng về an ninh mạng. 

Niềm tin sẽ số trở thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển này. Các quốc gia chỉ có thể có niềm tin này khi công nghệ họ sử dụng là công nghệ mở. Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng.

{keywords}
Việt Nam tới đây sẽ triển khai mạng 5G bằng các thiết bị Make in Vietnam sử dụng công nghệ mở. Ảnh: Trọng Đạt

Công nghệ mở (Open Technology) là một khái niệm đã có từ gần 20 năm trước. Sự ra đời của công nghệ mở là hệ quả của sự mở rộng và bùng nổ phong trào phần mềm nguồn mở trong thập niên đầu của thế kỷ 21. 

Tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực, công nghệ mở có nhiều định nghĩa khác nhau. Nói một cách đơn giản, công nghệ mở là một khái niệm bao chùm cho các định nghĩa về tiêu chuẩn mở (Open Standard), nguồn mở (Open Source Software) và dữ liệu mở (Open Data). 

Công nghệ mở được phát triển dựa trên tiêu chuẩn mở và mã nguồn mở. Trong đó, tiêu chuẩn mở là một thông số kỹ thuật được công bố rộng rãi, để bất kỳ ai muốn đều có thể lấy và sử dụng nhằm triển khai các công nghệ có liên quan. 

Phần mềm được gọi là mở nếu mã nguồn của nó được cung cấp cho tất cả mọi người quyền nghiên cứu, thay đổi hoặc cải tiến. Điểm chung của các công nghệ mở là chính sách quản trị của nó cho phép người dùng có thể truy cập nền tảng hoặc hệ thống với rất ít ràng buộc và hạn chế. 

{keywords}
Công nghệ mở sẽ giúp tạo ra niềm tin số.

Khác với phần mềm đóng, do dễ tiếp cận, việc sử dụng công nghệ mở giúp giảm chi phí và cho phép nhiều người có thể sử dụng hơn. Các công nghệ mở cũng có xu hướng tương thích với nhau tốt hơn các công nghệ độc quyền. Do đó, việc phát triển các công nghệ mở giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công cụ và nền tảng. 

Người sử dụng công nghệ mở sẽ hoàn toàn được độc lập và không bị bó buộc vào một nhà cung cấp công nghệ. Họ cũng có thể tự do lựa chọn các đơn vị hỗ trợ theo ý mình. 

Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ mở sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về bảo mật và sự lỗi thời của nền tảng. Chính vì những lý do này mà chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn sử dụng công nghệ nguồn mở để phát triển các hạ tầng quốc gia trọng yếu. 

Phát triển công nghệ mở là xu hướng thời đại 

Theo ông Nguyễn Hồng Quang - CLB Mã nguồn mở Việt Nam, từ lâu nay, công nghệ mở đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. 

Các công nghệ nền tảng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chủ yếu là các công nghệ mở. Đó là những công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT). 

Dữ liệu mở cũng đang là xu hướng lên ngôi trong ngành giáo dục. Đó là khi các kho học liệu hay các nguồn tài nguyên giáo dục đều trở thành các kho học liệu mở (Massive open online course - MOOC) và tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER). 

{keywords}
Dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Châu Âu đang được triển khai với tham vọng ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp. 

Nhiều cột mốc lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ mở cũng đã diễn ra liên tục trong suốt 20 năm qua. Tại Hoa Kỳ, Viện Công nghệ mở (Open Technology Institute - OTI) được thành lập từ năm 1999. Nhờ sự ra đời của cơ quan này, công nghệ mở đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. 

Tại Châu Âu, dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Ủy ban Châu Âu đã ra đời từ năm 2016. Đây là dự án có tính sáng tạo cao nhằm ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp. 

Công nghệ phần cứng mã nguồn mở được tiêu chuẩn hóa theo mô hình công nghiệp 4.0 để giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận việc số hóa. Không chỉ vậy, nhiều sự kiện thường niên về công nghệ mở như OpenExpo Europe, OPEN!NEXT, OpenTechSummit Europe,... cũng liên tục được tổ chức. 

Với một ví dụ gần hơn là tại các quốc gia Châu Á, Tổ chức FOSSASIA cũng đã được thành lập từ năm 2009 bởi 2 nhà sáng lập, trong đó có 1 người Việt Nam. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các nhà phát triển và các nhà hoạch định về công nghệ phần mềm mã nguồn mở. Ngoài ra, sự kiện Diễn đàn Công nghệ mở (OpenTech Summit) cũng được tổ chức hàng năm tại Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á. 

{keywords}
Sự phát triển của cộng đồng GitHub là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng sử dụng công nghệ mở. 

Còn một ví dụ quan trọng khác để nói về xu hướng sử dụng nguồn mở. Cách đây hơn chục năm, Microsoft là công ty đối nghịch với các sản phẩm nguồn mở. Thế nhưng, cùng với thời gian, quan điểm của công ty phần mềm đóng này cũng phải thay đổi. Bằng chứng là Microsoft đã bỏ tới 7,4 tỷ USD để mua lại GitHub - diễn đàn mã nguồn mở lớn nhất thế giới vào năm 2018. 

Với Google, gã khổng lồ này là đơn vị tích cực nhất trong việc phát triển các công nghệ mở. Google đã công bố 2.000 dự án nguồn mở và khẳng định muốn giúp các dự án này và cộng đồng nguồn mở ngày một phát triển bền vững hơn. 

Không nằm ngoài cuộc chơi, mạng xã hội Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg cũng đã cho công bố 125 dự án nguồn mở trên GitHub và có tổng cộng 168 nhân sự liên quan tới các dự án nguồn mở. 

Những ví dụ trên rõ ràng đã cho thấy, công nghệ mở đang ngày một phổ biến. Nhờ khả năng tạo ra niềm tin số, công nghệ mở sẽ liên tục phát triển và trở thành một xu hướng công nghệ không thể đảo ngược. 

Trọng Đạt

Điện thoại Trung Quốc ‘xâu xé’ miếng bánh của Huawei

Xiaomi, Oppo, Vivo đang thực hiện nhiều nước đi quyết liệt nhằm giành giật thị phần từ đối thủ Huawei đang ‘xây xẩm’ vì lệnh cấm của Mỹ.  

Điện thoại Trung Quốc ‘xâu xé’ miếng bánh của Huawei

Huawei vừa bán thương hiệu smartphone giá rẻ Honor để bảo vệ chuỗi cung ứng của Honor trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Cùng lúc này, các đối thủ đồng hương của hãng cũng nhận ra cơ hội trên thị trường từ trung tới cao cấp. Vào tháng 8, một quan chức Huawei cho biết,công ty không thể sản xuất chip dùng trong flagship vì bị Mỹ cấm vận.

Derek Wang, người phụ trách sản xuất của hãng điện thoại Realme nhận định, dù là Xiaomi, Oppo hay Vivo, họ đều nâng mức dự báo của năm 2021. “Họ tin rằng lệnh trừng phạt đối với Huawei sẽ làm tổn thương thị trường quốc tế của hãng dù ít hay nhiều và họ có thể muốn giành thị phần từ Huawei”.

Thành lập năm 2018, Realme tăng gấp đôi sản lượng smartphone năm nay, lên 50 triệu máy. Realme xây dựng được nền tảng vững chắc trên phân khúc giá rẻ tại Đông Nam Á và Ấn Độ. Công ty đang nhằm vào thị trường châu Âu và Trung Quốc vào năm sau với nỗ lực xâm nhập thị trường cao cấp, bất kể tình hình Huawei ra sao.

Tháng 8, Bộ Thương mại Mỹ siết chặt hơn nữa lệnh cấm Huawei khi tước quyền tiếp cận công nghệ thiết yếu với bộ phận di động. Nửa đầu năm nay, Huawei vượt qua Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trước khi đơn hàng quý III giảm 23% còn 51,7 triệu máy.

Theo hãng nghiên cứu Canalys, Huawei vẫn nắm 14,9% thị phần smartphone toàn cầu trong quý này, tiếp theo là Xiaomi (13,5%), Apple (12,4%), Vivo (9,1%).

Giới quan sát xác nhận có sự tăng mạnh về đơn hàng từ các nhà sản xuất smartphone. Trong đó, Xiaomi dường như lạc quan nhất khi đặt hàng đủ để sản xuất 100 triệu điện thoại từ quý IV/2020 đến quý I/2021, tăng 50% so với dự báo trước tháng 8. Dự báo sản lượng của Oppo và Vivo cũng tăng khoảng 8% trong cùng kỳ, tương ứng 90 triệu máy và 70 triệu máy. Ngược lại, đơn hàng của Huawei giảm 55% xuống 42 triệu máy.

Theo một nguồn tin của Reuters, Xiaomi đang cố gắng làm thân với các nhà phân phối Huawei tại Đông Nam Á và châu Âu với hi vọng giành được các thỏa thuận độc quyền. Công ty còn tích cực đánh vào phân khúc cao cấp của Huawei tại quê nhà.

Một số nhà phân tích cho rằng, các công ty có thể đã quá lạc quan với mục tiêu của họ. Tuy nhiên, Derek Wang chia sẻ họ dự trữ linh kiện một phần vì gián đoạn trong sản xuất do Covid-19 gây ra hồi đầu năm. Bên cạnh đó, Huawei cũng tăng cường thu mua, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của đối thủ.

Giám đốc dự án chuỗi cung ứng Paul Weedman nhận xét cuộc đua bảo đảm nguồn cung đang trở nên gấp gáp với giá tăng vọt thời gian gần đây. Mua đủ màn hình LCD, kể cả với máy tính bảng, cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Du Lam (Theo Reuters)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Khám phá nơi làm việc của 'ông lớn' công nghệ hàng tỷ người mơ ước

Không chỉ chú trọng vào không gian, đại bản doanh của "ông lớn" công nghệ này còn đặc biệt quan tâm tới các tiện ích, chế độ đãi ngộ từ a-z cho nhân viên của mình.

A.B (Theo Tech Vision)

Đột nhập trụ sở Apple như phi thuyền của người ngoài hành tinh

Đột nhập trụ sở Apple như phi thuyền của người ngoài hành tinh

Với diện tích hơn 700.000m2 và hơn 5 tỷ USD chi phí xây dựng, trụ sở của Apple được biết tới là một công trình với khuôn viên đẹp nhất thế giới.

Phản ứng xuất thần của tài xế lúc 'ngàn cân treo sợi tóc' được dân mạng khen ngợi

Pha chạy qua đường bất ngờ của cậu bé trước đầu ô tô khiến những người xem lại đoạn video rụng rời vì sợ hãi. Nhiều bình luận cho rằng tài xế giỏi và xe xịn đã cứu nguy trong tình huống này.

D.T (tổng hợp)

Clip kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm nóng nhất MXH

Clip kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm nóng nhất MXH

Kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm; Linh cảm kỳ diệu của người mẹ và màn cứu con ngoạn mục; Chồng bỏ mặc vợ đang đau đớn lo đuổi bắt lại con chó,... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

EU sẽ thông qua luật để hạn chế sự độc quyền của những gã khổng lồ Internet

Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ lớn, dự luật liên quan cũng sẽ đặt ra các yêu cầu đối với những công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Giám đốc các vấn đề cạnh tranh của Liên minh châu Âu Margrethe Vestager cho biết, EU đang cố gắng thông qua luật để hạn chế quyền bá chủ của các nền tảng trực tuyến và ngăn chặn các công ty lớn lấn át đối thủ cạnh tranh. Bà tin rằng, các hành động thực thi liên quan đến chống độc quyền là một hình thức hậu kiểm, tức là cơ quan quản lý bị giới hạn trong việc điều tra hành vi của các công ty trong quá khứ, để rồi phạt tiền và yêu cầu các công ty dừng lại những hoạt động "bất hợp pháp".

Về vấn đề này, đối thủ cạnh tranh của các công ty độc quyền lớn thường phàn nàn rằng khoảng thời gian để cơ quan quản lý phát hiện và xử phạt hành vi chống cạnh tranh là quá lâu. Vào thời điểm các cơ quan quản lý đưa ra các mức phạt tương ứng, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của các công ty nhỏ thường không thể khắc phục được.

EU sẽ thông qua luật để hạn chế sự độc quyền của những gã khổng lồ Internet

Vestagel nói thêm rằng, EU sẽ công bố một đề xuất vào tuần tới, cho phép các cơ quan quản lý trực tiếp giám sát những công ty phát triển nhanh và đang thống trị thị trường như Google, Facebook. Hiện tại, EU vẫn chưa tiết lộ sẽ đo lường mức độ tăng trưởng của các công ty như thế nào. Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ lớn, dự luật liên quan cũng sẽ đặt ra các yêu cầu đối với những công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh, và họ cũng cần tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt hơn.

Các nghĩa vụ mới có thể bao gồm các yêu cầu chia sẻ dữ liệu với các đối thủ cạnh tranh, hoặc các hạn chế về cái gọi là bảo vệ cổng (gatekeeping), tức là quy tắc dành cho nhà khai thác chia sẻ nền tảng số với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể liên quan đến những biện pháp cụ thể như cấm nghiêng về dịch vụ của chính họ.

Đồng thời, khi các chi tiết mới về gatekeeping được giới thiệu, Châu Âu đang soạn thảo tiêu chuẩn sẽ xác định các loại nền tảng trực tuyến mà các quy tắc mới nhắm mục tiêu. Khi quyết định nền tảng nào phải đối mặt với quy định chặt chẽ hơn, doanh thu, số lượng người dùng và quốc gia hoạt động đang được xem xét. 

Glenn Fogel, Giám đốc điều hành của Booking.com, có trụ sở tại Hà Lan cho biết, ông rất lo lắng khi có thể phải đối mặt với các quy định khắt khe hơn so với đối thủ cạnh tranh và các cơ quan quản lý đang cố gắng "sao chép" một quy định. Còn Airbnb lại khẳng định, họ không tin rằng công ty của mình có bất kỳ hành vi chống cạnh tranh nào.

Vestagel nói thêm rằng, cơ quan quản lý cũng đang điều tra các ngành có thể có độc quyền trong tương lai, để đảm bảo rằng, thị trường vẫn "mở và cạnh tranh". Kế hoạch nhằm kiềm chế vị thế trên thị trường của các công ty công nghệ lớn này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Tháng trước, một tài liệu nội bộ của Google cho thấy, họ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch cấp tiến chống lại các quan chức cấp cao, bao gồm cả Thierry Breton, người đang áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn đối với ủy viên thị trường nội bộ của chính phủ. Sau đó, Giám đốc điều hành Alphabet, công ty mẹ của Google, Sundar Pichai đã xin lỗi về vụ việc và tuyên bố rằng, họ chưa thông qua kế hoạch này.

Vestagel nói: "Tôi kỳ vọng rằng khi chúng tôi đề xuất quy định này, sẽ có rất nhiều sự phản đối, bởi vì rõ ràng nó sẽ hạn chế một số người tham gia thị trường và khiến họ phải chịu những nghĩa vụ mới”. Các tiêu chuẩn là khách quan và EU không nhắm mục tiêu vào các công ty cụ thể.

Khi được hỏi liệu chính quyền Biden mới của Mỹ có giúp EU đạt được tham vọng điều chỉnh công nghệ quy mô lớn hay không, bà cho biết: "Vì chính quyền mới, chúng tôi có cơ hội thực sự để khôi phục quan hệ với Mỹ” và “Tôi nghĩ việc thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững và tốt đẹp giữa chúng tôi là rất quan trọng trong việc giám sát các công ty công nghệ lớn”, Vestagel khẳng định.

Phong Vũ

Anh sẽ xem xét điều tra chống độc quyền đối với Google

Anh sẽ xem xét điều tra chống độc quyền đối với Google

Cơ quan quản lý chống độc quyền của Anh cho biết, sẽ khởi động một cuộc điều tra đối với Goolge, sau khi nhận được nhiều khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh.  

Hà Nội lên kế hoạch chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác

Kế hoạch triển khai Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (Nghị định 91) trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được ban hành.

Hà Nội lên kế hoạch chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
 Theo kế hoạch mới ban hành, từ ngày 1/3/2021, Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, dịch vụ thư điện tử (Ảnh minh họa)

Kế hoạch nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 91. Cụ thể là, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp về mục tiêu, ý nghĩa của công tác chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác để giảm thiểu tình trạng này.

Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Để đạt được mục tiêu đề ra, có 5 nội dung, giải pháp sẽ được Hà Nội tập trung triển khai thời gian tới, trong đó có việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn về Nghị định 91, thông tin, hướng dẫn người sử dụng dịch vụ về cách thức chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, xây dựng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn chúng.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ xây dựng Quyết định ban hành “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác” và “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định” trên địa bàn thành phố.

Chia sẻ cơ sở dữ liệu về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; cung cấp thông tin thuê bao, thực hiện tạm ngừng/ngừng cung cấp dịch vụ, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Tiếp nhận phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.

Trong kế hoạch mới ban hành, Sở TT&TT Hà Nội cũng vạch rõ tiến độ thực hiện các nội dung công việc để triển khai Nghị định 91.

Theo đó, trong năm 2020, sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về Nghị định 91 và các trường hợp xử lý do vi phạm Nghị định này để người dân biết. Tập huấn triển khai Nghị định 91 đến các phòng Văn hóa thông tin quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.

Cũng trong năm nay, sẽ đăng ký và vận hành sử dụng tên định danh “SoTTTTHaNoi” để nhắn tin, thông báo chủ thuê bao vi phạm đến Sở TT&TT làm việc; xây dựng, ban hành Quyết định về “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác” và “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định” trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng sẽ được tăng cường.

Đặc biệt, từ ngày 1/3/2021, Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, dịch vụ thư điện tử.

Để tổ chức thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, ngoài việc đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ TT&TT hướng dẫn, phối hợp, Hà Nội cũng đề xuất phân công các nội dung công việc cụ thể cho các cơ quan, đơn vị của thành phố.

Phòng Bưu chính Viễn thông của Sở TT&TT Hà Nội là đơn vị được giao chủ trì, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan trong việc triển khai kế hoạch.

Trước đó, tại lễ ký kết chương trình phối hợp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và phát triển hạ tầng số giai đoạn 2020 – 2025 giữa Sở TT&TT Hà Nội với Cục Bưu điện Trung ương, Cục Viễn thông, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm đã nhấn mạnh, tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác là vấn nạn rất nhức nhối. Người đứng đầu Sở TT&TT Hà cũng đã kiến nghị Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Viễn thông hướng dẫn để Hà Nội là điểm nhấn đầu tiên ra quân triển khai Nghị định 91/2020 của Chính phủ. 

Với nhiều điểm mới, Nghị định 91/2020 của Chính phủ được đánh giá đã thể hiện rõ quyết tâm, sự quyết liệt của Chính phủ và Bộ TT&TT đối với việc ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Cụ thể, so với 2 Nghị định 90/2008 và 77/2012 về chống thư rác, Nghị định 91/2020 có nhiều điểm khác biệt, đột phá như: đưa ra định nghĩa mới về tin nhắn rác, thư điện tử rác và bổ sung đối tượng cuộc gọi rác, trên cơ sở đó sẽ xây dựng bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác; xây dựng thêm một số biện pháp để người dùng tự bảo vệ mình trước những tin nhắn, email, cuộc gọi rác, trong đó đầu tiên phải kể đến “Danh sách không quảng cáo” (DoNotCall) gồm tập hợp số điện thoại mà người dùng đã đăng ký không chấp nhận mọi tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo.

Vân Anh

Nhà mạng đã ngăn chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 4 tháng

Nhà mạng đã ngăn chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 4 tháng

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ tháng 7 đến tháng 10/2020, các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam đã ngăn chặn 52.124 cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng.

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại

Mọi sản phẩm công nghệ đều có vòng đời nhất định (life cycle) và mạng xã hội (social network) cũng khó tránh khỏi quy luật phát triển tất yếu này.

Từ Myspace đến Facebook

Khi Myspace ra đời năm 2003, mạng xã hội này đã mau chóng thu hút được 1 triệu rồi 25 triệu người dùng trong hai năm tiếp theo để trở thành nền tảng thống trị cả thế giới, có hơn 100 triệu người dùng mỗi tháng ở giai đoạn đỉnh cao. 

Nhưng những người làm ra nó đã không thể ngờ rằng, trong khuôn viên trường Harvard, một mạng xã hội được lập trình bởi vài sinh viên đã âm thầm ra mắt. Và cũng chỉ ít năm sau, cả thế giới nhắc đến Facebook của nhóm Mark Zuckerberg, còn Myspace dần lụi tàn và chỉ còn là cái bóng mờ của quá khứ.

Ngày nay, không thể phủ nhận Facebook đã đem đến cơ hội kết nối cho cả tỷ người trên hành tinh xanh, nhưng nó cũng trở thành nơi lan truyền mạnh mẽ nhất của tin giả, thuyết âm mưu, vi phạm bản quyền, ngôn ngữ thù hằn dưới sự áp chế riêng về mặt luật chơi gọi là Tiêu chuẩn cộng đồng. 

Facebook có toàn quyền quyết định và thay đổi các tiêu chuẩn này, tái định nghĩa những chuẩn mực trên mạng xã hội mà có thể đi ngược lại những giá trị chuẩn mực đạo đức căn bản, thậm chí là thách thức cả những nhà lập pháp phương Tây khi bị cáo buộc thao túng nền dân chủ và chính trị nơi đây. 

Và thay vì cải thiện tính công khai minh bạch cũng như tuân thủ luật pháp, những điều mà Facebook làm trong những năm qua lại là tranh thủ thu thập càng nhiều thông tin người dùng càng tốt để phục vụ mục đích bán quảng cáo, dựa trên quan điểm của CEO Mark Zuckerberg từng chia sẻ hồi năm 2010: “Quyền riêng tư không còn là một chuẩn mực xã hội”. 

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại
Mark Zuckerberg nói về quyền riêng tư năm 2010

Theo thời gian, người dùng các nền tảng công nghệ nói chung đã quen dần với việc quyền riêng tư trở thành thứ gì đó rất dễ xâm phạm trên môi trường Internet. Nhưng phải đến khi những vụ bê bối lớn như Cambridge Analytica bị phanh phui năm 2018, tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân mới được quan tâm đúng mực.

Nhận thức này đang có sự tiến bộ từng ngày ở các nước phương Tây. Thật vậy, Facebook đang đối mặt với tương lai bất ổn hơn bao giờ hết khi Apple thay đổi chính sách cảnh báo thu thập thông tin người dùng trên các dòng sản phẩm iOS. Bản thân Apple cũng đang phải đối mặt với vụ kiện về quyền riêng tư ở châu Âu, dựa trên những quy định mới của Liên minh châu Âu (EU). 

Điều này cho thấy, các gã khổng lồ công nghệ thế giới sẽ khó có thể mặc sức sử dụng thông tin cá nhân của người dùng một cách vô điều kiện, vô thời hạn và xuyên biên giới được nữa. 

Kỷ nguyên của mạng xã hội thế hệ mới

Từ thực tiễn đó, một đòi hỏi về mạng xã hội thế hệ mới là điều tất yếu sẽ phải xảy ra. Trên thực tế, điều này đang âm thầm diễn ra khi hàng triệu người dùng dần dần rời bỏ chốn xô bồ Facebook để tìm đến các mạng xã hội nhỏ hơn, gọi là các mạng xã hội thay thế (alt-tech). Và đến một thời điểm đủ sức bật, những mạng xã hội tư duy cũ sẽ phải thay đổi hoặc thoái trào. 

Điều này nghĩa là, mỗi nhà phát triển nền tảng đều có thể tạo ra mạng xã hội thế hệ mới, miễn là nó có tư duy mới, mở, đặt lợi ích người dùng lên trên hết và công khai luật lệ, tuân thủ pháp luật. Một vài ứng viên nổi lên thời gian gần đây như MeWe, Uhive, Stallios hay SocialX đang cho thấy sự đi đầu trong việc đặt ra những chuẩn mực mới của mạng xã hội.

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại
Mạng xã hội thế hệ mới không chỉ giúp tạo ra kết nối giữa con người, mà còn phải không đi lạc khỏi những chuẩn mực của xã hội ngoài đời thật

Chẳng hạn, các nền tảng này đặt mục tiêu bảo vệ quyền riêng tư lên hàng đầu bằng cách không thu thập thông tin người dùng để bán quảng cáo, tin nhắn cá nhân không được lưu trữ trên server, người dùng được trả tiền chứ không phải bị bào tiền… Nói cách khác, mạng xã hội thế hệ mới phải đặt người dùng ở trung tâm của sự sáng tạo và chia sẻ sòng phẳng lợi ích với người dùng, đồng thời vẫn phải tuân thủ chặt chẽ luật pháp bản xứ và tạo niềm tin về sự minh bạch cho người dùng.   

Tất nhiên, những mạng xã hội mới này cũng sẽ không tránh khỏi việc trở thành nơi tuyên truyền quan điểm sai trái hay lan truyền tin giả. Bởi xét cho cùng, chính sự đóng góp, kiến tạo (cả về mặt kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật) của người dùng mới là thứ định hình nên mạng xã hội, không phải điều ngược lại đang xảy ra. Những thứ này khi được tập hợp một cách có chiều sâu, toàn vẹn, nguyên bản sẽ tạo nên giá trị độc nhất cho các mạng xã hội thế hệ mới. 

Và vai trò chính yếu của các nhà phát triển nền tảng là phải kiểm soát được người dùng, thông tin hoặc những thay đổi gây hại cho cộng đồng. Nhưng kiểm soát như thế nào chính là câu hỏi mà các nhà phát triển nền tảng phải trả lời được trước khi nghĩ đến việc tạo ra mạng xã hội thế hệ mới. 

Đó có thể là sử dụng AI, Big Data, công nghệ blockchain hay bất cứ công nghệ nào giúp định hình một mạng xã hội văn minh, chuẩn mực, nơi ứng xử giữa người với người được tôn trọng, và mọi người sử dụng đều thượng tôn pháp luật như đang sống trong một xã hội thật. 

Myspace đã thất bại vì trượt dài bởi chủ sở hữu mới, những người tìm mọi cách bán quảng cáo mà không quan tâm đến công nghệ và người dùng. Và giờ đây khi bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục quay, những mạng xã hội cả cũ lẫn mới phải mau chóng bắt kịp hoặc bị bật ra khỏi thế giới công nghệ vẫn đang thay đổi từng ngày. 

Cơ hội nào cho mạng xã hội Việt?

Các mạng xã hội Việt ra mắt thời gian gần đây như Lotus hay Gapo đang phát triển theo hướng đi ngách và đã thu hút được lượng người dùng nhất định nhờ những chính sách tuân thủ luật pháp, tôn trọng người dùng, kiểm duyệt nội dung xấu độc…

Nhưng khi vị thế của Facebook bị lung lay dữ dội trong thời gian qua, chính TikTok mới nổi lên là ứng viên thay thế chứ không phải mạng xã hội nào khác. TikTok là nơi đã tạo ra các trào lưu gây bão toàn cầu để phá vỡ thế độc quyền của Facebook hay YouTube và buộc các ông lớn công nghệ thi nhau tạo ra các tính năng ‘nhái’.

Mạng xã hội thế hệ mới, sự chuyển dịch tất yếu của thời đại
Cuộc chiến giành thị phần của các mạng xã hội Việt trên sân nhà vẫn rất cam go

Tại Việt Nam, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy TikTok có khoảng 12 triệu người dùng, tập trung chủ yếu vào nhóm Gen Z (thế hệ sinh ra trong khoảng năm 1996-2005). Điều này cho thấy, người Việt chưa chắc sẽ chọn sản phẩm Việt nếu Facebook thoái trào trên toàn cầu.

Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng này, nhưng nếu chỉ chăm chăm nhìn vào những đối thủ lớn và coi đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, mạng xã hội Việt sẽ khó đương cự được với dòng tiền khổng lồ được đối thủ bơm vào để chi phối thị phần. 

Như lời Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ trước Quốc hội, mạng xã hội trong nước sẽ tiếp tục đánh mạnh vào các thị trường ngách với bốn điểm khác biệt, từ đó tạo ra một hệ sinh thái số đáp ứng yêu cầu người sử dụng.

Do đó, chỉ có hướng đi tắt đón đầu phát triển mạng xã hội thế hệ mới, từ đó tạo ra khác biệt để thu hút người dùng cũng như các nhà đầu tư, mạng xã hội Việt mới có thể tạo ra bứt phá. Nếu không, cuộc chơi mạng xã hội ở Việt Nam sẽ mãi thuộc về những vị khách không mời mà đến.

Bốn điểm khác biệt của mạng xã hội Việt trong thời gian tới là: 
- Mạng xã hội đóng vai trò là nền tảng nên sẽ chia sẻ doanh thu với người dùng.
- Mạng xã hội có công cụ chọn lọc ngay từ đầu, đảm bảo nền tảng sạch.
- Mạng xã hội công khai thuật toán với người dùng.
- Mạng xã hội sẽ cho phép phát triển các nền tảng con trên nền tảng mẹ, để có thể phát triển các cộng đồng nhỏ mang tính văn hóa riêng biệt.

Phương Nguyễn

Sắp ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Sắp ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Cho ý kiến về đề nghị ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ TT&TT có văn bản dưới hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Nhiều iPhone bán tại Việt Nam bắt đầu bị bỏ tai nghe và củ sạc

Loạt iPhone 11, iPhone XR, iPhone SE bán ra gần đây tại Việt Nam đều có hộp mới, loại bỏ tai nghe và cục sạc.

Apple đang loại bỏ củ sạc và tai nghe trên các dòng iPhone bán ra trên toàn cầu. Trong hộp máy chỉ còn cáp sạc, không còn củ sạc và tai nghe như trước.

Nhiều iPhone bán tại Việt Nam bắt đầu bị bỏ tai nghe và củ sạc
Hộp iPhone 12 nhỏ hơn thế hệ trước do bị loại bỏ củ sạc và tai nghe. (Ảnh: Hải Đăng)

Tại Việt Nam, kể từ đầu tháng 11, hộp mới của iPhone 11, iPhone XR, iPhone SE 2020 đều chỉ có cáp sạc và máy. Các nhà bán lẻ bán song song cả dòng máy mới và máy cũ cho đến khi máy cũ hết hàng.

Về giá bán, không có sự chênh lệch giữa dòng iPhone cũ và máy có hộp mới. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ tung ra chương trình giảm giá bán phụ kiện, hoặc tặng gói phụ kiện gồm tai nghe EarPods và củ sạc chính hãng của Apple cho khách mua dòng iPhone mới.

Do là dòng sản phẩm mới hơn, lại được nhà bán lẻ khuyến mại mua phụ kiện, nên FPT Shop cho biết, khách không phàn nàn gì về hộp mới không có củ sạc và tai nghe.

Bên cạnh khuyến mại, CellphoneS cho rằng, giá bán các mẫu iPhone gần đây đều điều chỉnh giảm nên tâm lý khách hàng vẫn tốt đối với các dòng máy mới bị cắt giảm phụ kiện.

Trước đó, Apple lần đầu tiên thông báo cắt bỏ hai phụ kiện nói trên bên trong hộp iPhone 12 với lý do bảo vệ môi trường. Dòng iPhone 12 bán ra tại Việt Nam kể từ 27/11 cũng được áp dụng hộp mới.

Tại thời điểm Apple thông báo cắt giảm tai nghe và củ sạc, một số người dùng bức xúc cho rằng, hãng đang vin vào lý do môi trường để tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu.

Apple khẳng định việc cắt giảm tai nghe và củ sạc bên trong hộp iPhone tương đương với việc giảm được lượng khí thải carbon của 450.000 chiếc xe hơi chạy trên đường mỗi năm.

Ngoài ra, iPhone tương thích tốt với củ sạc và tai nghe đời trước, nên nhiều người không xài các phụ kiện trong hộp máy, tạo lãng phí. Việc cắt giảm phụ kiện giúp giảm khí thải carbon, giảm việc khai thác và sử dụng vật liệu quý. 

Hộp máy nhỏ hơn giúp vận chuyển được nhiều hơn, hạn chế số chuyến di chuyển của phương tiện.

Hiện nay trên thị trường có bán củ sạc riêng cho iPhone 12 với giá từ 400 ngàn đồng trở lên, có sản phẩm trên 1 triệu đồng. Tai nghe cho iPhone cũng tầm giá tương tự.

Hải Đăng

Khách Việt bức xúc vì iPhone 12 không đủ hàng

Khách Việt bức xúc vì iPhone 12 không đủ hàng

Rất nhiều người tức giận vì đã đặt cọc tiền nhưng một số mẫu iPhone 12 Pro, iPhone 12 Pro Max không có hàng giao.

Cột kim loại nghi của 'người ngoài hành tinh' ở Mỹ biến mất bí ẩn

Giữa núi đá đỏ và sa mạc ở bang Utah, Mỹ, xuất hiện một cây cột hình tam giác kỳ lạ. Không ai biết vì sao cây cột này lại hiện diện ở đây, và nó cũng đột nhiên biến mất không dấu vết.

Q.N (tổng hợp)

Sẽ ra sao nếu Trái Đất bị kiểm soát bởi người ngoài hành tinh?

Sẽ ra sao nếu Trái Đất bị kiểm soát bởi người ngoài hành tinh?

Có phải người ngoài hành tinh thực sự tồn tại và đang quan sát con người. Sẽ ra sao nếu Trái Đất bị kiểm soát bởi người ngoài hành tinh?

Người dân Hà Nội bắt đầu được sử dụng mạng di động 5G

100 trạm thu phát sóng 5G vừa được đưa vào vận hành thử nghiệm thương mại tại Hà Nội. Người dân 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng đã bắt đầu được sử dụng mạng di dộng 5G.

Bắt đầu thử nghiệm thương mại dịch vụ 5G

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố khai trương việc kinh doanh thử nghiệm 5G tại Hà Nội. Theo đó, người dùng thiết bị di động có hỗ trợ 5G ở 3 quận trung tâm gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng đã có thể trải nghiệm dịch vụ 5G. 

Tổng cộng sẽ có 100 trạm thu phát sóng 5G được Viettel triển khai tại khu vực thử nghiệm. Trong đó, có 15 trạm 5G là sản phẩm Make inVietnam và 85 trạm của Ericsson (Thụy Điển). 

Các trạm 5G được thử nghiệm tại Hà Nội sử dụng công nghệ NSA (Non-Standalone Access). Đây là công nghệ đang được nhiều nhà mạng trên thế giới áp dụng như SK Telecom, KT (Hàn Quốc), Verizon (Mỹ), Vodafone (Anh).  

{keywords}
Khai trương việc kinh doanh thử nghiệm 5G tại Hà Nội. 

Để sử dụng 5G thử nghiệm, người dùng sẽ không cần phải đổi SIM. Thay vào đó, hệ thống của nhà mạng sẽ tự động dò quét, cấu hình, chỉ cần người dùng có điện thoại 5G, dùng SIM 4G trong khu vực thử nghiệm là đã có thể sử dụng. 

Hiện điện thoại 5G của các nhà sản xuất như Huawei, Oppo, Xiaomi,... đã có thể kết nối với mạng 5G thử nghiệm. Vào tháng 12 tới đây, sẽ tới lượt những chiếc smartphone 5G của Samsung được kết nối 5G. 

Theo ông Đào Xuân Vũ - Tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel, nhà mạng này dự kiến cung cấp một số dịch vụ trên nền tảng 5G như truyền hình video 4K/8K, dịch vụ vô tuyến cố định (Fixed Wireless Access), dịch vụ thực tế ảo, telehealth 5G và ứng dụng vào việc tự động hóa tại các khu công nghiệp. 

{keywords}
Tốc độ 5G thử nghiệm thương mại tại Việt Nam hiện đã lên tới 1Gbps. 

Thực tế cho thấy, mạng 5G thử nghiệm tại Việt Nam đã đạt tới tốc độ tải về đường xuống (download) tối đa ở mức 1Gbps, gấp khoảng 30 lần so với tốc độ 4G phổ biến hiện nay. Với tốc độ này, người dùng di động có thể tải về một bộ phim HD 90 phút chỉ trong vòng 30 giây. 

Bên cạnh Viettel, tập đoàn VNPT cũng đã phát sóng thử nghiệm thương mại 5G tại Hà nội và TP.HCM. Các showroom trải nghiệm, trình diễn về công nghệ 5G của VinaPhone cũng sẽ mở cửa đón khách tại TP.HCM và Hà Nội. 

Với một đơn vị khác là MobiFone, từ ngày 27-30/11/2020, nhà mạng này đã bắt đầu thử nghiệm tốc độ dịch vụ 5G tại địa bàn TP.HCM. Trong tháng 12, MobiFone sẽ phủ sóng 5G tại khu vực Quận 1 để tiến tới việc kinh doanh thử nghiệm mạng 5G. 

{keywords}
Các nhà mạng đang tích cực triển khai các trạm thu phát sóng 5G để tiến tới việc thử nghiệm thương mại hóa 5G tại TP.HCM trong tháng 12/2020. 

Việt Nam hướng tới việc xuất khẩu thiết bị 5G

Chia sẻ tại lễ khai trương thử nghiệm thương mại 5G tại Hà Nội, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) gửi lời khen ngợi tới Viettel về tinh thần làm việc quên mình trong nghiên cứu, phát triển và triển khai mạng 5G. 

Với chủ trương hạ tầng viễn thông đi trước một bước, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của nền kinh tế số, Bộ TT&TT đã cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ 5G. Đây là cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông, phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam và khẳng định vị thế của ngành TT&TT trong nền kinh tế số. 

{keywords}
Thứ trưởng Phan Tâm ấn tượng và biểu dương nỗ lực nghiên cứu, phát triển và triển khai mạng 5G.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Việt Nam nếu muốn tích cực và chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, muốn nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng này thì mạng 5G phải sẵn sàng đi trước và đi đầu. 

“Mạng lưới phải có trước, hạ tầng kết nối phải có trước, đầu tư trước kinh doanh sau. Đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả nhà mạng Việt Nam.”, Thứ trưởng Phan Tâm nói. 

Việt Nam phải làm chủ thiết bị 5G. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ TT&TT đã khuyến khích và đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và đặc biệt là các thiết bị mạng lưới. Tới đây, mạng viễn thông Việt Nam sẽ được thiết lập bằng thiết bị do người Việt Nam sản xuất, thiết kế, chế tạo.

Thử nghiệm dịch vụ mạng 5G chính là cơ hội để các sản phẩm Make in Vietnam được lắp đặt và trải nghiệm trên mạng lưới. Đây là minh chứng cho sự chủ động cũng như năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam. 

{keywords}
Tốc độ thực tế mạng 5G thử nghiệm thương mại hóa tại Hà Nội. 

Do các thiết bị 5G sử dụng tần số cao, có vùng phủ hẹp, số lượng trạm thu phát sóng 5G sẽ lớn hơn nhiều so với các công nghệ trước đây. Do vậy, Bộ TT&TT đề nghị các doanh nghiệp viễn thông sớm nghiên cứu tìm giải pháp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu triển khai của mạng 5G. 

Bộ TT&TT đề nghị các nhà mạng nghiên cứu triển khai sớm 5G ở những khu vực có nhu cầu cao như các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. 

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT mong muốn Viettel sớm đánh giá, hoàn thiện để làm chủ hoàn toàn công nghệ 5G, sẵn sàng sản xuất phục vụ trong nước và xa hơn là xuất khẩu thiết bị 5G. 

Trọng Đạt

Đối tác Apple tăng cường sản xuất ngoài Trung Quốc

Chuỗi cung ứng phân cực khởi xướng dưới thời Tổng thống Donald Trump có xu hướng tiếp diễn khi ông Joe Biden lên nắm quyền.

Đối tác Apple tăng cường sản xuất ngoài Trung Quốc

Nhân viên kiểm tra điện thoại tại Rising Stars Mobile India, một công ty con của Foxconn ở Sriperumbudur, Ấn Độ năm 2019. Ảnh: Bloomberg

Apple, gã khổng lồ công nghệ phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc, sẽ chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad, MacBook sang Việt Nam. Hon Hai Precision Industry (Foxconn) phân bổ 270 triệu USD đầu tư tại đây. Những động thái này cho thấy “cuộc di cư” lớn hơn và dài hơi, có thể ảnh hưởng đến Apple lẫn vai trò “công xưởng thế giới” của Trung Quốc.

Nhà sáng lập Foxconn Terry Gou đặt tên cho xu hướng chuỗi cung ứng phân đôi là “G2”. Chủ tịch Foxconn Young Liu hồi tháng 8 dự đoán các khu vực như Ấn Độ, Đông Nam Á, Mỹ trong tương lai sẽ trở thành hệ sinh thái sản xuất xủa riêng mình. Xu hướng dường như không thể đảo ngược khi các nước như Ấn Độ, Việt Nam đang tăng cường nỗ lực và hạ tầng để thu hút nhà sản xuất.

Dan Wang, nhà phân tích công nghệ của Gavekal Dragonomics, cho rằng, các công ty sẽ tiếp tục sản xuất bên ngoài Trung Quốc khi chi phí tại Trung Quốc đắt đỏ hơn, còn khu vực khác cải thiện cạnh tranh.

CEO Apple Tim Cook chính là người đề xướng chuỗi sản xuất lấy Trung Quốc làm trung tâm. Vài năm gần đây, nhà sản xuất iPhone đang khám phá các phương án thay thế nhiều hơn. Chẳng hạn, công ty không ngừng tăng sản lượng iPad tại Ấn Độ thông qua các đối tác. Pegatron đầu tháng này thông báo “bơm” 150 triệu USD vào chi nhánh Ấn Độ và sẽ sản xuất sớm nhất từ cuối năm 2021. Tại quê nhà Mỹ, Apple đang vận động chính phủ Mỹ hỗ trợ sản xuất chip tại địa phương bằng các chính sách ưu đãi thuế. Đối tác chính của hãng, TSMC, có kế hoạch xây dựng nhà máy chip tại Arizona.

Ngoài Apple, Google cũng yêu cầu Foxconn lắp ráp linh kiện quan trọng trong máy chủ tại Wisconsin. Việc sản xuất quy mô lớn dự kiến diễn ra vào quý I/2021. Quan chức Pegatron cho biết, công ty dự định thiết lập hoạt động sản xuất tại Mỹ để phục vụ khách hàng khác.

Wistron, một đối tác lắp ráp iPhone và laptop, máy chủ cho các doanh nghiệp Mỹ khác, thông báo kế hoạch bổ sung sản lượng tại Mexico và Đài Loan. Họ cũng mua lại nhà máy tại Malaysia. Hồi tháng 3, Chủ tịch Simon Lin tiết lộ, một nửa sản lượng của nhà máy Wistron có thể được phân bổ ngoài Trung Quốc trong năm 2021, do hoạt động tại Việt Nam được tăng cường và Ấn Độ là địa bàn chiến lược trong thập kỷ tới.

Trong khi bận rộn đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Apple cũng củng cố quan hệ với các nhà sản xuất Trung Quốc để phục vụ thị trường địa phương. Đầu năm nay, Luxshare Precision Industry ký hợp đồng mua nhà máy sản xuất iPhone của Wistron tại nước này. Luxshare hoàn toàn có thể trở thành đối tác Trung Quốc đầu tiên lắp ráp thiết bị biểu tượng của Apple. AirPods đang do Luxshare sản xuất chủ yếu, bên cạnh GoerTek.

Foxconn mất 30 năm để xây dựng đế chế sản xuất khổng lồ tại Trung Quốc. Chủ tịch Liu tin rằng, Ấn Độ hay bất kỳ khu vực nào khác đều không thể chỉ sau một thời gian ngắn mà đạt tới quy mô như vậy. Việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽ mất thời gian và Trung Quốc vẫn duy trì vai trò “công xưởng sản xuất” điện tử lớn trong ít nhất 5 năm tới, ông Wang nhận định.

Du Lam (Theo Bloomberg)

Apple tiếp tục nhượng bộ phí App Store

Apple tiếp tục nhượng bộ phí App Store

Apple thông báo các công ty cung cấp lớp học/sự kiện trực tuyến qua ứng dụng iPhone được hoãn sử dụng mua sắm trong ứng dụng App Store đến tháng 6/2021.  

Anh cấm lắp đặt thiết bị 5G Huawei từ tháng 9/2021

Chính phủ Anh thông báo, các nhà mạng nước này bị cấm lắp đặt mới thiết bị 5G Huawei sau tháng 9/2021.  

Anh cấm lắp đặt thiết bị 5G Huawei từ tháng 9/2021

Hôm 30/11, chính phủ Anh công bố kế hoạch liên quan đến thiết bị 5G của Huawei. Trước đó, Anh đã ra lệnh loại tất cả thiết bị Huawei khỏi mạng 5G vào cuối năm 2027. Trung Quốc chỉ trích quyết định này, trong khi Huawei tuần trước bày tỏ thất vọng vì luật mới sẽ phạt nhà mạng 100.000 bảng Anh nếu vi phạm lệnh cấm.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Kỹ thuật số Oliver Dowden cho biết, đã vạch ra lộ trình cụ thể để loại bỏ hoàn toàn các “nhà sản xuất nguy cơ cao” khỏi mạng 5G. Nó sẽ được thực hiện thông qua quyền lực  mới, chưa có tiền lệ trong xác định và cấm thiết bị viễn thông rủi ro đe dọa an ninh quốc gia.

Anh cũng thông báo chiến lược mới nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng 5G, bao gồm khoản đầu tư 250 triệu bảng Anh ban đầu, hợp tác thử nghiệm với NEC (Nhật Bản) và thiết lập cơ sở nghiên cứu mới. Anh cấm mua mới thiết bị 5G của Huawei từ tháng 1/2021.

Anh cho biết, quyết định cấm Huawei được đưa ra do lo ngại lệnh cấm vận của Mỹ đối với công ty Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến cung ứng. Như vậy, nhà mạng Anh hiện tại chỉ có thể phụ thuộc vào hai công ty là Nokia và Ericsson. Anh cũng lên kế hoạch tắt mạng 2G và 3G.

Du Lam (Theo Reuters)

Anh cam kết chi 333 triệu USD hỗ trợ nhà mạng thay thế 5G Huawei

Anh cam kết chi 333 triệu USD hỗ trợ nhà mạng thay thế 5G Huawei

Anh sẽ chi 250 triệu bảng (333 triệu USD) để đa dạng hóa nguồn thiết bị 5G, sau khi cấm Huawei cung ứng công nghệ này tại đây.  

Sự dối trá bên trong nghề livestream

Những con số gian lận dường như là một sự thật mà ai cũng biết, nhưng không ai thừa nhận.

*Dịch lại bài viết trên SCMP về tình trạng gian lận khi livestream bán hàng ở Trung Quốc.

Năm 2018, khi ngành công nghiệp livestream của Trung Quốc đang tăng trưởng chóng mặt, Huang Xiaobing nghĩ rằng cô không thể tiến xa hơn trong công việc. Cô quyết định lập công ty quản lý riêng cho các streamer, với đủ thể loại giải trí từ hát, nhảy hay trò chuyện với người hâm mộ trên mạng để nhận về những món quà ảo, sau đó đổi ra tiền.

Quà ảo là một trong những sản phẩm bán "chạy" nhất trên mạng, cho phép người hâm mộ biểu đạt tình cảm của mình bằng vật chất, qua đó tăng lượng tương tác và sự nổi tiếng của người được tặng quà. Tuy nhiên, giống như tên gọi của nó, quà ảo cũng vướng phải những nghi vấn về tính trung thực.

livestream tai trung quoc anh 1

Mua lượt view, lượt thanh toán ảo trên những buổi livestream là hành vi quen thuộc tại Trung Quốc. Ảnh: EPA.

"Công ty tôi sẽ bỏ khoảng 3.000-5.000 tệ để mua quà ảo và thả đầy phiên chat", Huang kể lại cách mà công ty của cô, lúc đông nhất có tới 40 streamer, dùng tiền để mua sự nổi tiếng.

"Ai cũng làm thế"

Huang cũng cho rằng để một buổi phát trực tiếp trên mạng được hiển thị trên trang chính của nền tảng, lượng người xem phải cao hơn 10-50 lần so với con số thật. Do vậy, các công ty quản lý tìm đủ cách để "kéo" những buổi livestream của mình lên.

"Ai cũng làm vậy thôi, dù cách làm có thể hơi khác nhau một chút", Huang chia sẻ. Tuy không bỏ tiền vào tất cả video livestream, công ty của cô vẫn mua quà ảo, lượt xem ảo trong một số video quan trọng. Chính những nền tảng phát trực tiếp nhiều khi cũng hiển thị con số người xem cao gấp nhiều lần thực tế.

Một cách khác để kéo tương tác là streamer sẽ tự bỏ tiền để mua sản phẩm trong phiên phát trực tiếp của mình. Họ có thể tìm cách trả hàng sau đó, nhưng vẫn hưởng phần chia khoảng 20% từ doanh thu bán hàng qua phiên.

"Lượng truy cập ảo có ở khắp nơi, từ những công ty công nghệ lớn nhất tới những KOL ít tên tuổi. Ai cũng dùng con số ảo để qua mặt thuật toán, những nhà quản lý và đối tác. Đó là một hành vi cũ, nhưng đã được chỉnh sửa cho ngành này thành một chiêu trò nhiều lớp", Elijah Whaley, Giám đốc marketing công ty quản lý streamer Parklu nhận xét.

livestream tai trung quoc anh 2

Tỷ phú Jack Ma (phải) và "vua son môi" Austin Li Jiaqi hợp tác trong một chiến dịch livestream bán hàng năm 2018. Ảnh: Youku.

Những con số ảo càng bị chú ý hơn vào tháng qua, khi công ty tài chính Muddy Waters của Mỹ cáo buộc nền tảng livestream YY của Trung Quốc đã tăng số lên gấp nhiều lần thực tế nhằm lừa đảo hàng tỷ USD. Theo báo cáo này, có tới 90% doanh thu từ nền tảng livestream của YY là lừa đảo.

Trong phản hồi của mình, YY cho rằng Muddy Waters "không hiểu điều cơ bản" về ngành công nghiệp phát trực tuyến của Trung Quốc, và những số liệu mà họ đưa ra "thường xuyên được sử dụng" trong ngành này.

Ngành công nghiệp livestream của Trung Quốc ước tính có giá trị 310 tỷ tệ vào năm 2024, theo thống kê của Frost & Sullivan.

Không chỉ những nền tảng Trung Quốc, kể cả Facebook hay Twitter cũng bị nghi ngờ gian lận số lượt xem.

"Lượng truy cập ảo là vấn đề chung mà toàn bộ ngành công nghiệp Internet đang cố gắng khắc phục, không chỉ trong lĩnh vực livestream", Zhang Dingding, cựu giám đốc trung tâm nghiên cứu Sootoo tại Bắc Kinh, Trung Quốc nhận xét.

“Không có gì nghi ngờ về những người dùng giả mạo, nhưng điều quan trọng hơn là ai đứng sau những lượt truy cập đó, và liệu ước tính của Muddy Waters có chính xác không", ông Dingding chia sẻ.

Gian lận quy mô lớn

Tuy nhiên, khi ai cũng tìm cách gian lận, chỉ những nỗ lực với quy mô lớn mới thực sự phát huy tác dụng.

"Cần phải có một mạng lưới đa kênh, với cả trăm streamer thì mô hình này mới có thể hiệu quả. Kể cả khi doanh thu của một người giảm đi, thì họ vẫn có thể kiếm đủ vì những streamer cần phát tới 8 tiếng mỗi ngày, và họ sở hữu 100 người như vậy", ông Whaley nhận xét.

"Tôi luôn nghi ngờ và cho rằng khoảng 20% lượng view trên những buổi livestream đáng nghi ngờ. Đối với lượng mua hàng giả, theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ có thể theo dõi qua lượng trả hàng. Rõ ràng là lượng trả hàng cao bất thường nên bị nghi ngờ", Michael Norris, nhà nghiên cứu thị trường tại công ty tư vấn AgencyChina nhận xét.

Chỉ riêng trong đợt mua sắm 11/11, Ủy ban người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận 334.000 phản ánh liên quan đến bán hàng qua livestream, chủ yếu đến từ lượng đặt hàng ảo.

livestream tai trung quoc anh 3

Trong nửa đầu năm 2020, có khoảng 10 triệu lượt livestream tại Trung Quốc. Ảnh: EPA.

Trên trang thương mại Taobao, tìm kiếm với từ khóa "lượt xem livestream" sẽ trả về hàng loạt bài đăng quảng cáo dịch vụ "tối ưu lượng người xem". Số tiền có thể từ 50 tệ cho 100 lượt xem bằng bot, hay 5 tệ cho 30.000 lượt thích trên Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok.

Với 20 tệ, người phát sóng sẽ nhận được dấu "đang mua hàng", một dấu đặc biệt trên nhiều nền tảng, cứ mỗi 3-5 giây.

Vào đầu tháng này, cơ quan quản lý mạng Trung Quốc đã soạn dự thảo luật để chống hành vi tạo lượt theo dõi, lượt xem và thích ảo trên nhiều nền tảng phát livestream.

Dự thảo này yêu cầu các nền tảng phải thắt chặt công cụ quản lý dựa trên những thông số định sẵn. Streamer và người theo dõi thì phải đăng ký bằng tên thật.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ trong nửa đầu 2020 đã có 10 triệu lượt livestream tại Trung Quốc, thu hút khoảng 50 tỷ lượt xem. Những người bán hàng qua livestream được coi là động lực quan trọng để ngành bán lẻ Trung Quốc hồi phục sau dịch Covid-19.

"Nhu cầu mua lượt truy cập vẫn sẽ còn đó, và thậm chí là chi phí sẽ ngày càng thấp. Đây là vấn đề của cả ngành livestream lẫn thương mại điện tử, mạng xã hội, các công ty truyền thông và mọi dịch vụ Internet khác", ông Zhang Dingding nhận xét.

Theo Zing/SCMP

Clip kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm nóng nhất MXH

Clip kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm nóng nhất MXH

Kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm; Linh cảm kỳ diệu của người mẹ và màn cứu con ngoạn mục; Chồng bỏ mặc vợ đang đau đớn lo đuổi bắt lại con chó,... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Samsung bị kiện vì vi phạm bản quyền cảm biến camera

Samsung bị kiện vì công nghệ cảm biến hình ảnh của camera, khi mà sản phẩm này ngày càng trở nên quan trọng. Cảm biến hình ảnh được sử dụng không chỉ trong smartphone, mà cả trong phương tiện đi lại và các thiết bị kết nối IoT.

Samsung Electronics đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), vì bị cáo buộc vi phạm bản quyền công nghệ do công ty Pictos Technologies nắm giữ. Cụ thể hơn, Samsung bị kiện vì công nghệ cảm biến hình ảnh của camera.

Theo USITC thông báo mới đây, họ đã bắt đầu điều tra một số sản phẩm, thiết bị hình ảnh kỹ thuật số của Samsung, với cáo buộc vi phạm Điều 337 của Đạo luật Thuế quan năm 1930, điều luật quản lý các hành vi vi phạm bằng sáng chế.

Đối tượng của cuộc điều tra là Samsung Electronics, cùng 2 công ty con chi nhánh Mỹ là Samsung Electronics America và Samsung Semiconductor. Quyết định cuối cùng của cuộc điều tra sẽ được đưa ra trong vòng 45 ngày sau khi bắt đầu tiến hành.

Samsung bị kiện vì vi phạm bản quyền cảm biến camera
Samsung đang bị kiện vì bản quyền công nghệ cảm biến hình ảnh của camera.

Mảng cảm biến hình ảnh ngày càng trở nên quan trọng, khi mà ngày càng có nhiều thiết bị dùng một hoặc nhiều camera. Cảm biến hình ảnh được sử dụng không chỉ trong điện thoại thông minh hay máy tính bảng, mà còn cả trong phương tiện đi lại và các thiết bị kết nối IoT.

Tính đến nửa đầu năm nay, Samsung có thị phần lớn thứ hai về cảm biến hình ảnh trên điện thoại thông minh, chiếm 32%. Sony của Nhật Bản đứng đầu với thị phần 44%, theo dữ liệu của hãng tư vấn Strategy Analytics.

Trước đó, năm 2019 Samsung mới chỉ chiếm 29% thị phần, thua xa Sony với 50,1% thị phần. Như vậy có thể thấy Samsung đã tăng tốc như thế nào trong một năm qua.

Không chỉ mảng cảm biến hình ảnh, các mặt hàng cốt lõi khác của Samsung cũng là mục tiêu xử lý vi phạm bằng sáng chế. Công nghệ OLED dùng cho tấm nền màn hình của Samsung vướng vào cuộc điều tra của USITC hồi tháng 10.

Công ty Solas OLED, trụ sở tại Ireland, đã đệ đơn khiếu nại, cũng với cáo buộc Samsung vi phạm Điều 337. Dù vậy trong vụ kiện này, Solas OLED vừa rút đơn ngày 6/11.

Anh Hào (Theo Korea Times)

Samsung dùng 116 tỷ USD đốt cháy cuộc đua chip với TSMC

Samsung dùng 116 tỷ USD đốt cháy cuộc đua chip với TSMC

Samsung rót 116 tỷ USD vào mảng kinh doanh chip thế hệ mới, với tham vọng thu hẹp khoảng cách với TSMC, công ty sản xuất chip dẫn đầu thị trường, trong vòng 2 năm nữa.  

Sunday, November 29, 2020

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

3 nhà mạng lớn bắt đầu triển khai 5G để đưa Việt Nam vào những quốc gia có 5G thương mại sớm nhất thế giới. Như vậy, viễn thông đã tiếp nối bài học về đi thẳng lên hiện đại, đi ngang thế giới và làm chủ công nghệ.  

Công nghệ của tương lai rất gần

Cho đến thời điểm này, mạng di động thế hệ 5 (5G) siêu nhanh, công nghệ mạng Internet di động mới nhất với tốc độ truyền tải dữ liệu hứa hẹn tăng tốc gấp từ 10-20 lần so với hiện tại đang được thúc đẩy ở nhiều quốc gia, hầu hết các mạng di động lớn đã bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ, phần lớn chọn mốc 2020.

Hiện số lượng thiết bị đầu cuối 5G được công bố tiếp tục tăng nhanh và tương đối sẵn sàng cho 5G thương mại. Đến nay, có 81 nhà cung cấp thiết bị đã công bố các thiết bị đầu cuối 5G có sẵn hoặc chuẩn bị ra mắt và 283 thiết bị đầu cuối được công bố.Trong năm 2019, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm 5G cho 3 doanh nghiệp gồm: Viettel, VNPT và MobiFone tại 4 tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm đối với các thuê bao nội bộ để đánh giá tính năng kỹ thuật và khả năng triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông sử dụng công nghệ mới.Để nhiều khách hàng có điều kiện trải nghiệm tốc độ vượt trội của 5G trong tháng 12/2020, VNPT triển khai vùng phủ sóng 5G liền mạch tại các quận trung tâm của Hà Nội và Hồ Chí Minh, bao gồm các địa điểm tập trung đông người, không gian công cộng.

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G
VinaPhone và MobiFone sẽ cung cấp dịch vụ 5G vào tháng 12/2020

Bên cạnh việc cung cấp mạng 5G tốc độ cao, VNPT còn hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ phong phú trên nền tảng mạng 5G bao gồm, các dịch vụ dữ liệu di động băng thông rộng tăng cường như dịch vụ data tốc độ cao, video nội dung 4K/8K, FWA (ứng dụng truy cập vô tuyến cố định), video thực tế ảo VR và các dịch vụ yêu cầu độ trễ thấp như điều khiển robot.

Cùng với VNPT, MobiFone cũng tuyên bố thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại tại TP.HCM vào tháng 12/2020. Hiện MobiFone đang gấp rút lắp đặt thiết bị, chuẩn bị mọi mặt về kỹ thuật, nhân sự, địa điểm cho việc thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại. MobiFone sẽ thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ 5G trên băng tần 2.600MHz. MobiFone đang gấp rút triển khai các giải pháp, phương án kỹ thuật cho quá trình phát sóng thử nghiệm 5G thương mại. Dự kiến, MobiFone sẽ triển khai trên nền tảng 5G các dịch vụ Internet tốc độ cao, như Video 4K, 8K, các Game thực tế ảo AR/VR - AI learning, IoT service…

Trước đó, ngày 17/1/2020, cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, được thực hiện thành công. Như vậy, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G.

Theo ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, về mặt hạ tầng truyền dẫn, công nghệ kết nối IoT trên nền 4G LTE-M và NB-IoT đã được Viettel triển khai và trở thành một trong 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai các công nghệ này.

Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên trên thị trường giúp Việt Nam bắt kịp những nước đi đầu về 5G trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với các công nghệ 3G và 4G thì Việt Nam triển khai sau thế giới, nhưng với 5G Việt Nam đang trong nhóm những nước đi đầu. Đi sau các nước về công nghệ 3G và 4G, Việt Nam có được những bài học kinh nghiệm của các nhà mạng đã triển khai trước đó. Còn với 5G chúng ta đi đầu nên bắt buộc phải tìm ra hướng đi cho mình.

Tổng Giám đốc MobiFone Tô Mạnh Cường cho hay, MobiFone là nhà mạng khác với VNPT và Viettel khi chỉ kinh doanh dịch vụ di động. MobiFone có lợi thế khi triển khai công nghệ 5G và muốn đi đầu về công nghệ này.

“Nhu cầu dịch vụ 5G khác với những dịch vụ như 2G vì nó phục vụ cho những dịch vụ cần có tốc độ cao và độ trễ thấp. Chúng tôi sẽ triển khai 5G ở những vùng nơi có lưu lượng cao và nhu cầu lớn là các trung tâm các thành phố lớn, sau đó lan dần ra các khu vực khác. Rõ ràng nhu cầu 5G và cả thiết bị 5G cũng chưa phổ biến. Nhưng việc ra mắt iPhone 12 là điểm rơi phù hợp cho công nghệ này. Bên cạnh đó, nhu cầu và cung cấp dịch vụ 5G cũng như câu chuyện “con gà quả trứng” cái nào có trước cái nào có sau. Tôi cho rằng, khi mình cung cấp dịch vụ 5G sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng công nghệ này với các ứng dụng như truyền hình độ nét cao hay xe tự lái…”, ông Tô Mạnh Cường nói.

Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT cho hay, cho dù 5G chưa có nhiều ứng dụng, nhưng VNPT vẫn sẽ triển khai sớm.

Thử thách của tư duy dẫn đầu

Cho đến thời điểm này, cho dù các nhà mạng lớn đều tuyên bố tiến vào 5G, thế nhưng câu chuyện 5G ở Việt Nam không phải là bức tranh màu hồng, bởi những nhà mạng đi đầu về công nghệ cũng sẽ có thể đối mặt với những rủi ro khi cả thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối còn chưa nhiều và mô hình kinh doanh 5G chưa có. Một chuyên gia viễn thông cho rằng, có rất nhiều ứng dụng mà chỉ 5G mới có thể mang lại. Đó là câu chuyện về thành phố thông minh, xe tự lái, phẫu thuật từ xa,...

Do vậy, nhu cầu sử dụng của 5G là có thật, dù tập khách hàng hiện chưa hẳn đã nhiều. Mục tiêu khi triển khai 5G không phải để Việt Nam trở thành nước đi đầu. Thay vào đó, việc triển khai 5G phải vì lợi ích của người dân Việt Nam, lấy lợi ích của người sử dụng Việt Nam làm mục tiêu gốc rễ. Dẫu vậy, nếu không dấn thân và chấp nhận thách thức cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam mãi sẽ nằm ở trong danh sách các nước trung bình về công nghệ. Trong cuộc chạy đua về công nghệ sẽ không có chỗ cho những quốc gia có tư duy trung bình.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta cũng đã có nhiều tư duy đột phá để đưa viễn thông Việt Nam từ nghèo nàn lạc hậu để trở thành quốc gia có công nghệ dẫn đầu.

Những thập niên cuối 80 và đầu 90, Việt Nam với tư duy đổi mới mạnh mẽ đã vượt qua khó khăn, bằng tư duy sáng tạo, quyết tâm đổi mới đã chuyển đổi mạng viễn thông từ analog sang digital thành công.

Tư duy đổi mới và tầm nhìn xa đã quyết tâm từ bỏ công nghệ cũ, đi thẳng vào công nghệ hiện đại để lựa chọn công nghệ 2G GSM để trở thành những nhà khai thác trong top đầu trên thế giới triển khai công nghệ này; đưa di động Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tránh được những cú “tai nạn” về công nghệ.

Các chuyên gia cho rằng, 5G là công nghệ phù hợp cho cuộc cách mạng 4.0 bởi nó có tốc độ truyền siêu tốc và độ trễ rất thấp, có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt trọng điều khiển các thiết bị IoT. Vì vậy, tất cả các quốc gia, các nhà mạng phải tận dụng cơ hội này và Việt Nam đã chủ động bước lên chuyến tầu 5G một cách mạnh mẽ.

Lịch sử của viễn thông Việt Nam đã minh chứng Việt Nam đã vượt qua trùng trùng gian khó để dẫn đầu về công nghệ viễn thông. Lịch sử cũng chính là nền móng để một lần nữa, Việt Nam vẽ lên bản đồ viễn thông thế giới – một quốc gia đi đầu về 5G. Tư duy đột phá về công nghệ 5G chính là sự nối tiếp của tư duy đổi mới của ngành Bưu điện từ hơn 30 năm trước. Những tư duy đổi mới vượt qua khó khăn không cam chịu lạc hậu đi thẳng vào công nghệ hiện đại và đến cả tư duy quản lý phải theo kịp phát triển là bài học còn nguyên giá trị để đến ngày hôm nay.

Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, đã có thời điểm Việt Nam đi sau thế giới về triển khai công nghệ mới như 4G. Nhưng với 5G, Việt Nam đã đi cùng thế giới.

Bộ TT&TT cho rằng, hạ tầng viễn thông đang có sự chuyển dịch quan trọng từ hạ tầng tần số làm nền tảng nền kinh tế, trở thành hạ tầng nền tảng quốc gia quan trọng. Triển khai 5G tại Việt Nam đang thuận lợi khi các doanh nghiệp điện tử viễn thông Việt Nam đã chủ động sản xuất nhiều thiết bị thông tin, hạ tầng viễn thông, trong khi trước đây chúng ta phải đi mua, phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài về tần số. Mục tiêu năm 2020, Việt Nam sẽ tiến hành thương mại 5G bằng 100% thiết bị trong nước. Trong các lần thay đổi công nghệ viễn thông trước đây đã để lại cho Việt Nam bài học quý báu là làm chủ công nghệ. Nhưng, với 5G - lần đầu tiên trong lịch sử ngành viễn thông, Việt Nam bước vào công nghệ mới do chính Việt Nam sản xuất. Việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất thiết bị 5G. Đây là một bước tiến quan trọng để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo tốt về an ninh - quốc phòng.

Thái Khang

Huawei AppGallery - ‘miền đất hứa’ cho các nhà phát triển game

Ngoài 2 kho ứng dụng hàng đầu là AppStore và Google, nhiều nhà phát triển game Việt Nam đang tìm cho mình cơ hội mới tại Huawei AppGallery - kho ứng dụng di động lớn thứ ba thế giới đầy tiềm năng.

Ra mắt chậm hơn so với 2 kho ứng dụng đối thủ nhưng Huawei AppGallery với tiềm lực lớn từ thị trường tỷ dân và số lượng người dùng sẵn có từ nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới - Huawei, kho ứng dụng của Huawei dễ dàng vươn lên vị trí thứ 3 và hiện cung cấp hàng triệu ứng dụng hấp dẫn ở các lĩnh vực như game, mua sắm, giao thức ăn, du lịch và giải trí.

Đặc biệt ở lĩnh vực game, Huawei AppGallery đã vượt mức 12.000 ứng dụng với hơn 80 triệu lượt tải. Tổng doanh thu về game và số người chơi trả phí trên nền tảng này cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 100% và 120% trong năm 2019.

{keywords}
Ông Đinh Hồng Hà - Giám đốc Phát triển Hệ sinh thái, Huawei Việt Nam chia sẻ về tiềm năng của kho ứng dụng lớn thứ ba toàn cầu

Không chỉ dừng lại ở tốc độ phát triển ấn tượng, điều khiến Huawei AppGallery vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính là một hệ sinh thái với khả năng hỗ trợ toàn diện. Trong kho ứng dụng của mình, Huawei đã xây dựng hệ thống biên tập thông minh nhằm phát hiện các ứng dụng chất lượng và gợi ý chúng cho người dùng. Điều này sẽ giúp các sản phẩm game chất lượng tại Huawei AppGallery được nhận biết và dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng ngay từ đầu mà không cần phải đến từ những nhà phát triển đình đám hay có tên tuổi từ trước trên thị trường.

Amanotes là một trong top 20 nhà phát triển ứng dụng hàng đầu thế giới với các tựa game âm nhạc đình đám như Magic Tiles 3, Tiles Hop, Dancing Road tính đến giữa năm 2020, Amanotes đã đạt được hơn 1 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu, và hơn 95 triệu người dùng hàng tháng.

Nhận định về sự hợp tác với Huawei AppGallery, ông Vũ Nam Hưng, Giám đốc Phát hành Amanotes cho biết: “Amanotes luôn kì vọng mang được những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo giữa âm nhạc và game tới tất cả mọi người bất kể màu da, sắc tộc, hay lãnh thổ: “Everyone can Music”. Để có thể vươn tới được tầm nhìn đó, không thể thiếu được những người bạn đồng hành cùng Amanotes: những đối tác chiến lược về game và âm nhạc để cùng nhau tạo ra sức ảnh hưởng toàn cầu.

Chúng tôi cũng hoàn toàn tin tưởng rằng Huawei, với một hệ sinh thái đang trên đà phát triển bền vững, sẽ trở thành một người bạn đồng hành quan trọng của Amanotes trong thời gian sắp tới. Và thông qua chương trình “Huawei AppGallery - Kết nối toàn cầu”, chúng tôi hy vọng có thể giúp đỡ nhiều nhà sáng tạo game nói riêng, và ứng dụng nói chung, gặt hái được nhiều giá trị phù hợp cho chiến lược phát triển của mình”.

{keywords}
Đại diện từ Huawei và các nhà phát triển ứng dụng hàng đầu Việt Nam tại sự kiện 

Huawei đặc biệt chú ý đến các nhà phát triển ứng dụng ở từng quốc gia với mong muốn đem đến cho người dùng nhiều nội dung chất lượng hơn và hỗ trợ các nhà phát triển vừa và nhỏ. Huawei AppGallery tăng phần lợi nhuận chia sẻ cho các nhà phát triển để họ có thể tái đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, Huawei còn tích cực củng cố và hoàn thiện nền tảng quảng cáo giúp dễ dàng kết nối các đối tác quảng cáo với nhà phát triển, qua đó đẩy mạnh quảng cáo in-game giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Không chỉ vậy, Huawei còn đặc biệt quan tâm đến các nhà phát triển tại từng quốc gia và địa phương với một đội ngũ riêng nhằm hỗ trợ một cách kịp thời và hiệu quả nhất cho các đối tác có thể vượt qua những rào cản về ngôn ngữ hay khác biệt văn hóa khi đưa sản phẩm của họ ra thị trường quốc tế.

Huawei AppGallery với nhiều chính sách hấp dẫn hứa hẹn trở thành một sân chơi mới đầy tiềm năng cho các nhà phát triển ứng dụng Việt Nam.

Ngọc Minh

Clip khiến nhiều người rùng mình khi biết nguyên nhân gây tai nạn

Chiếc ô tô màu trắng mất lái lộn nhiều vòng trên đường trước khi nằm ngửa bụng. Nhiều người bị hất văng xuống đường.

Đ.T (theo Newsflare)

Clip kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm nóng nhất MXH

Clip kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm nóng nhất MXH

Kẻ lạ mặt châm lửa thiêu sống bảo vệ lúc nửa đêm; Linh cảm kỳ diệu của người mẹ và màn cứu con ngoạn mục; Chồng bỏ mặc vợ đang đau đớn lo đuổi bắt lại con chó,... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.

Cách mạng AI giúp gì những bệnh nhân giữa đại dịch Covid-19?

Một cuộc cách mạng AI trong lĩnh vực y tế đang được đẩy mạnh giữa đại dịch Covid-19.

A.B (Theo BBC)

Đề xuất dùng trí tuệ nhân tạo phân luồng giao thông tại TP.HCM

Đề xuất dùng trí tuệ nhân tạo phân luồng giao thông tại TP.HCM

Nhóm sinh viên TP.HCM đề xuất ý tưởng dùng AI để phân luồng, xử lý vi phạm giao thông trên địa bàn.

Cuộc đời của Tony Hsieh - triệu phú bán giày online vừa qua đời

Tony Hsieh, cựu CEO website bán giày Zappos đã qua đời vào ngày 27/11 do bị thương nặng trong vụ cháy nhà tại Connecticut, Mỹ.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 1

Tony Hsieh sinh năm 1973 tại Illinois. Cha mẹ của anh là người Đài Loan. Tony lớn lên tại vùng Vịnh San Francisco cùng 2 người em trai. Trong thời gian theo học Đại học Harvard, Hsieh đã lên ý tưởng kinh doanh bằng việc bán bánh pizza trong ký túc xá cùng bạn bè, bên cạnh cơ hội tiếp xúc với Internet. Ảnh: Las Vegas Review.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 2

Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính năm 1995, Hsieh vào làm cho hãng phần mềm Oracle. Công việc được mô tả là nhẹ nhàng nhưng lương cao. Tuy nhiên sự lặp lại trong công việc khiến Hsieh nhanh chóng nhàm chán. Ảnh: CNBC.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 3

Sau 5 tháng, Heish nghỉ việc tại Oracle để thành lập mạng lưới quảng cáo trực tuyến LinkExchange. Dịch vụ này phát triển rất nhanh, thu hút hàng trăm nghìn thành viên. Năm 1998, website này được Microsoft mua lại với giá 265 triệu USD. Ảnh: Getty Images.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 4

Thời gian sau đó, Hsieh và người bạn Alfred Lin thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Venture Frogs, hỗ trợ hơn 20 startup và công ty công nghệ. Năm 1999, doanh nhân Nick Swinmurn đã gửi thư thoại kêu gọi Hsieh đầu tư vào website bán giày ShoeSite.com (sau này đổi tên thành Zappos). Dù chưa chắc chắn về sự thành công của dự án, Hsieh vẫn đầu tư 500.000 USD. Ảnh: IdeaMensch.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 5

Dưới vai trò nhà đầu tư và cố vấn của Zappos, Hsieh đã giúp doanh số website từ con số không vào năm 1999 lên 1,6 triệu USD chỉ trong một năm. Đến năm 2011, doanh số Zappos vượt mốc 1 tỷ USD. Ảnh: The Times.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 6

Zappos từng có thời điểm gặp khó khăn về tài chính, khiến Heish phải bán nhà để duy trì hoạt động. Tháng 1/2004, Hsieh và cộng sự chuyển trụ sở Zappos từ San Francisco đến Las Vegas, bang Nevada để mở rộng trung tâm chăm sóc khách hàng. Ảnh: Zappos.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 7

Năm 2006, Swinmurn rời Zappos, Hsieh được đưa lên làm CEO. Với mục tiêu đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, anh áp dụng phương pháp làm việc tự quản (holacracy). Các nhân viên sẽ hoạt động theo từng nhóm tự tổ chức thay vì làm việc độc lập rồi báo cáo cho quản lý. Ảnh: Zappos.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 8

Một trong những đặc quyền cho nhân viên Zappos được nhắc đến nhiều nhất dưới thời Hsieh là chương trình “trả tiền để nghỉ việc”. Những ai cảm thấy mô hình làm việc không phù hợp sau 4 tháng đầu có thể nghỉ việc và nhận 2.000 USD. Ảnh: Getty Images.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 9

Năm 2009, website mua sắm lớn nhất thế giới Amazon đã thâu tóm Zappos với giá 1,2 tỷ USD. Trước đó 4 năm, Hsieh từng nói không với thỏa thuận. Ảnh: Promodo.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 10

Đến năm 2013, Zappos mua lại tòa thị chính Las Vegas cũ. Đây là một phần trong dự án Downtown của Hsieh nhằm biến Las Vegas trở thành “Thung lũng Silicon” tiếp theo. Anh đã đầu tư 350 triệu USD để phát triển nơi đây thành một thành phố công nghệ. Ảnh: Las Vegas Review.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 11

Ý tưởng trên giúp Hsieh xây dựng tên tuổi trong cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tạo nên các địa điểm, sự kiện thu hút khách tham gia như lễ hội âm nhạc Life is Beautiful hay công viên Downtown Container. Ảnh: KTNV Las Vegas.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 12

CEO Zappos cũng gây chú ý khi tạo ra "Llamapolis", một cộng đồng nhỏ nơi Hsieh sinh sống với 2 chú chó alpacas, trong ngôi nhà di động chỉ 23 m2. Anh từng nói muốn sống trong những khu vực nhỏ bởi thích phát hiện những điều tình cờ, ngẫu nhiên trong cuộc sống. Ảnh: Business Insider.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 13

Vào tháng 8, Hsieh tuyên bố nghỉ hưu sau 20 năm, kết thúc sự nghiệp tại Zappos của một doanh nhân lập dị nhưng được nhiều người ngưỡng mộ. Ảnh: Business Insider.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 14

Erik Moore, một nhà đầu tư khác của Zappos nhận xét về Hsieh: “Tiền chỉ là công cụ để Hsieh đạt mục đích, nó không có ý nghĩa gì với anh ta. Nếu Hsieh chỉ còn 1 triệu USD, anh ta sẵn sàng bỏ 999.999 USD để đầu tư cho Las Vegas và hạnh phúc với 1 USD còn lại”. Ảnh: Redux.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 15

Ngày 28/11, TechCrunch đưa tin cựu CEO Zappos qua đời ở tuổi 46 do bị thương nặng trong vụ cháy khi thăm họ hàng tại Connecticut nhân dịp Lễ Tạ ơn. Nhiều phóng viên, nhà đầu tư đã bày tỏ tiếc thương với doanh nhân. Ảnh: Getty Images.

Cuoc doi cua ‘trieu phu ban giay’ Tony Hsieh anh 16

“Thế giới đã mất đi một người có tầm nhìn xa trông rộng. Chúng tôi không chỉ mất đi vị cựu lãnh đạo đầy cảm hứng, nhiều người trong các bạn đã chia tay một cố vấn, người bạn thân thiết”, Kedar Deshpande, CEO Zappos chia sẻ. Ảnh: Las Vegas Review.

Theo Zing

CEO Google, Twitter, Facebook bị ‘nướng chín’ trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ

CEO Google, Twitter, Facebook bị ‘nướng chín’ trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ

Phiên điều trần Google, Facebook, Twitter vừa kết thúc trong không khí sục sôi, căng thẳng. Tuy nhiên, một nghị sỹ Mỹ gọi đây là “trò giả dối”.