Theo quy định mới, streamer tại Trung Quốc và người xem có nhu cầu tặng tiền cho streamer cần phải đăng ký tên thật. Ngoài ra, trẻ vị thành niên bị cấm chi tiền trong khi xem livestream.
|
Livestream bùng nổ tại Trung Quốc một phần nhờ Covid-19. Ảnh: Xinhua |
Theo chỉ đạo mới của Cơ quản quản lý phát thanh truyền hình quốc gia Trung Quốc, các nền tảng Internet phải chịu trách nhiệm về mức trần số tiền mỗi người dùng tặng cho streamer, hay còn gọi là tip. Người dưới 18 tuổi bị cấm tặng quà cho streamer. Danh tính người dùng phải được xác minh thông qua nhận diện gương mặt và đánh giá thủ công.
Các chỉ thị trước đó từ nhà quản lý không gian mạng Trung Quốc năm 2016 đã yêu cầu streamer phải đăng ký bằng thẻ căn cước hoặc bằng lái xe. Quy định mới nhất lấy người dùng làm trọng tâm, nằm trong nỗ lực quản lý lĩnh vực đang tăng trưởng bùng nổ nhờ dịch Covid-19.
Không giống với lứa streamer Trung Quốc đầu nổi tiếng nhờ tài năng ca hát hay nhảy múa, lệnh phong tỏa trong thời kỳ Covid-19 mang đến một loại ngôi sao Internet mới, dựa vào sức mạnh để bán hàng. Tuy nhiên, khi bán hàng qua livestream cất cánh, phàn nàn từ người mua cũng tăng lên. Họ thường xuyên tố cáo nhận phải hàng giả, hàng lỗi, dịch vụ hậu mãi nghèo nàn hay vận chuyển thất lạc.
Livestream truyền thống cũng không tránh khỏi chỉ trích. Truyền thông Trung Quốc liên tục bày tỏ quan ngại về việc trẻ em tặng số tiền lớn cho streamer mà không nói với phụ huynh. Quy định mới được thiết kế để ngăn chặn hành vi này.
Những streamer khuyến khích người dùng tặng tip lớn hay kêu gọi trẻ vị thành niên mua quà tặng ảo có thể bị cho vào danh sách đen. Những người khoe khoang giàu có hay tham gia vào các hành vi khiếm nhá khác đều bị cấm. Các nền tảng Internet được yêu cầu phải chấm điểm video dựa theo chất lượng và xếp hạng chúng.
Chủ cửa hàng/người bán hàng qua mạng làm livestream cũng phải đăng ký bằng tên thật. Các chiến dịch mua sắm nhằm hỗ trợ các mục tiêu kinh tế quốc gia như xóa đói giảm nghèo được khuyến khích, song phải báo cáo cho nhà chức trách ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện.
Quy định còn dành sự chú ý đặc biệt đến người nổi tiếng và người nước ngoài. Các nền tảng phải thông báo với nhà chức trách mỗi khi đối tượng này tổ chức livestream. Bên cạnh đó, những người có ảnh hưởng (influencer) bị nghi mua lượt xem ảo đều lọt vào tầm ngắm.
Quy định yêu cầu ít nhất một người kiểm duyệt cho mỗi 50 livestream. Các nền tảng được khuyến khích tăng cường đào tạo các nhân viên quản trị và đăng ký với chính phủ. Theo một thông báo trên website của nhà quản lý, nền tảng livestream nên ưu tiên các lợi ích xã hội, lan truyền năng lượng tích cực, đề cao chân – thiện – mỹ.
Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý đối với ngành công nghiệp livestream. Năm 2016, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc bắt đầu yêu cầu nền tảng video kiểm duyệt nội dung trực tiếp trước khi phát. Sau đó, các chỉ đạo tương tự cũng được nhiều bộ, ban, ngành ban hành.
Đầu năm nay, website bắt đầu gỡ bỏ các chương trình mukbang (nơi mọi người quay cảnh ăn uống lượng thức ăn khổng lồ) sau lời kêu gọi ngăn chặn lãng phí thực phẩm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Du Lam (Theo SCMP)
Vì sao Facebook vẫn để nạn livestream phản cảm hoành hành?
Nhiều hình thức livestream biến tướng ở Việt Nam nhưng Facebook vẫn không thể dẹp bỏ hoàn toàn.
No comments:
Post a Comment