Tin tức về việc VNPAY trở thành kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam có thể khiến nhiều người trong ngành bất ngờ, nhưng điều ngạc nhiên hơn cả nằm ở lĩnh vực mà startup này từng đầu tư.
|
VNPAY được biết đến như một nhà cung cấp giải pháp thanh toán bằng QR Code tiên phong ở thị trường Việt Nam. |
Báo cáo kinh tế số thường niên mới đây của Google cho thấy, khu vực Đông Nam Á đã có kỳ lân công nghệ thứ 12, đó là Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (gọi tắt là VNPAY). Trước đó, 11 kỳ lân công nghệ khu vực này là Bigo, Bukalapak, Gojek, Grab, Lazada, Razer, OVO, Sea Group, Traveloka, Tokopedia và VNG, theo e-Conomy SEA 2020.
VNPAY vẫn được biết đến là công ty đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp thanh toán trên nền Internet. Sản phẩm nổi bật nhất trong ba năm trở lại đây của công ty là giải pháp thanh toán QR Code trên các ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng. VNPAY QR hiện đã được tích hợp trên 32 ngân hàng, có mặt trên 8 ví điện tử và hơn 100.000 điểm thanh toán trên toàn quốc, với khoảng 15 triệu người dùng hàng tháng.
|
Nhiều năm trước, VNPAY từng dấn thân vào mảng phát hành game online |
Thực tế, với thế mạnh là cổng thanh toán, ít ai biết rằng VNPAY từng thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có phát hành game online. Công ty này từng thành lập đơn vị chuyên trách có tên gọi VNPAY Online (sau đổi tên thành VIGO) để vận hành các sản phẩm game online có giấy phép phát hành ở Việt Nam.
Sản phẩm đầu tay được VNPAY Online phát hành là Huyền Thoại Anh Hùng vào tháng 10/2013 với dấu ấn là việc mời Mai Phương Thúy làm đại sứ game. Tuy nhiên, thành công nhất phải kể đến Kiếm Tung, webgame 3D được đánh giá chất lượng nhất nhì thị trường vào thời điểm đó.
Dù vậy, giữa một rừng các sản phẩm webgame đủ thể loại, Huyền Thoại Anh Hùng và Kiếm Tung bắt đầu đi xuống sau một thời gian vận hành hết nội dung (content). Sản phẩm cuối cùng, Chiến Binh Định Mệnh, đã đặt dấu chấm hết cho thương hiệu VIGO ở mảng game. Phần còn lại đã trở thành lịch sử khi VIGO chính thức đóng cửa vào khoảng cuối năm 2015.
e-Conomy SEA là báo cáo thường niên về nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á bao gồm 6 thị trường lớn là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài các báo cáo riêng cho từng quốc gia, báo cáo năm nay tập trung vào ảnh hưởng của Covid-19 đến các ngành nghề của nền kinh tế số và khả năng bứt phá của khu vực có tới 400 triệu người dùng Internet này.
Phương Nguyễn
Cú ngã ngựa của TikTok có là cơ hội cho các Startup Việt?
Nhân cơ hội TikTok sa cơ, những ông lớn như YouTube, Facebook đều đã nhăm nhe nhảy vào hốt miếng bánh mà TikTok để lại ở những thị trường lớn như Ấn Độ, Mỹ…
No comments:
Post a Comment