Friday, November 27, 2020

Khởi nghiệp là cách hiện thực hoá khát vọng hùng cường của dân tộc

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thế hệ trẻ phải trả lời câu hỏi "Việt Nam có hiện thực hóa được khát vọng hùng cường 2045 hay không?” bằng hành động.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2020) với chủ đề “Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá” khai mạc tại Hà Nội chiều 27/11. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. 

Khởi nghiệp là cách hiện thực hóa khát vọng lớn của dân tộc

Chia sẻ tại Techfest 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi thấy những thương hiệu Việt như Cốc Cốc, VNTrip, HelloBacsi xuất hiện trên các bảng xếp hạng về thương hiệu khởi nghiệp toàn cầu. Tuy vậy, theo người đứng đầu Chính phủ, số lượng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. 

{keywords}
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2020) là sự kiện thường niên lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. 

Khởi nghiệp sáng tạo chính là tạo ra một thứ tài nguyên mới. Đây là nguồn tài nguyên vô tận - sức sáng tạo của con người. Người Việt Nam có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự sáng tạo. Do vậy, Thủ tướng tin tưởng rằng, nếu có đủ những dưỡng chất tốt sẽ tạo ra những con người xuất sắc cho đất nước.

Hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một sự trải nghiệm mạo hiểm thú vị. Đó là quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và khám phá khả năng của bản thân.

{keywords}
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khởi nghiệp là cách hiện thực hóa khát vọng lớn của dân tộc. 

Thủ tướng mong muốn Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2020) sẽ là nơi thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây còn là điểm xuất phát của  những ý tưởng mới để cộng đồng kinh doanh cùng tham gia phát triển, khơi nguồn cảm hứng cho những sinh viên, thanh niên khởi sự kinh doanh, kể cả những doanh nhân kỳ cựu, những tập đoàn đã có lịch sử phát triển lâu dài.

“Cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào? Việt Nam có hiện thực hóa được Khát vọng hùng cường 2045 hay không?”. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ phải trả lời câu hỏi đó bằng hành động”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Khởi nghiệp là con đường biến ước mơ của bản thân thành hiện thực, đây cũng là cách để hiện thực hóa khát vọng lớn hơn của toàn dân tộc. 

Việt Nam đang hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp

Tại Techfest 2020, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, hành lang pháp lý cho lĩnh vực khởi nghiệp của Việt Nam đã dần hoàn thiện. Gần đây nhất, sự thay đổi về triết lý tiếp cận của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2020 đều hướng tới việc tạo điều kiện tốt hơn nữa để khuyến khích các nguồn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

Sự lan tỏa, tác động từ Đề án 844 ngày càng rõ nét khi đã có 53 tỉnh, thành phố cùng triển khai các hoạt động, cùng với đó là sự tham gia đồng hành của các tổ chức, bộ ngành. Đây là nền tảng rất vững chắc để phát triển mạng lưới kết nối quốc gia.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, trong năm 2020, nhờ kinh tế vĩ mô và tình hình tài khóa ổn định, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn được các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư hướng đến.

Tại Việt Nam đang dần hình thành và phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp. Để hệ sinh thái này phát triển đột phá, Việt Nam cần đến sự chung tay hợp tác, đổi mới sáng tạo từ cách làm đến tư duy, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra môi trường cạnh tranh phù hợp.

Giúp start-up Việt giải bài toán chuyển đổi số Việt Nam

Chia sẻ tại ngày hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Bộ TT&TT sẽ đặt ra bài toán, huy động nguồn lực, cung cấp tài nguyên và thiết lập nên các chính sách mới thông qua cơ chế sandbox để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. 

{keywords}
Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) 2020. 

Đã là đổi mới sáng tạo thì tất cả những việc làm hoàn toàn là việc mới, chưa hề có thể chế. Do đó, việc đầu tiên mà nhà nước phải làm là tạo ra thể chế cho chuyển đổi số và các mô hình kinh doanh mới.

Chính phủ hiện đã có chủ trương áp dụng cơ chế thí điểm (sandbox). Bộ TT&TT sẽ đứng ra nhận trách nhiệm trở thành đầu mối “một cửa" để giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp công nghệ số. 

Vào năm 2021, Việt Nam sẽ thành lập một trung tâm xây dựng chính sách cho công nghệ 4.0 và các mô hình kinh doanh mới. Khi trung tâm này đi vào vận hành, Việt Nam sẽ được thừa hưởng tất cả các chính sách mà các nước khác đã phát triển.

“Nếu va vào một vấn đề mà thế giới chưa từng có, đây sẽ là nơi giải quyết các vấn đề chính sách.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

{keywords}
Nhiều câu hỏi đã được các start-up đưa ra về những chính sách liên quan tới chuyển đổi số. 

Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cần nhất chính là bài toán. Chính phủ hiện có chủ trương công bố bài toán của mình cho toàn dân. Đó là những bài toán khó mà Chính phủ cần tìm ra lời giải.

Bộ TT&TT sẽ là đầu mối công bố những bài toán về chuyển đổi số Việt Nam trên website bắt đầu từ năm 2021. Đây chính là không gian cho các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nói đến chuyển đổi số, tài nguyên lớn nhất là dữ liệu. Thủ tướng đã ban hành Nghị định về dữ liệu mở. Bộ TT&TT cũng đã khai trương cổng quốc gia về dữ liệu tại địa chỉ data.gov.vn. 

Đến năm 2021, sẽ ban hành lộ trình để các bộ, ngành, địa phương mở dữ liệu. Đây chính là nguồn tài nguyên rất lớn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về chuyển đổi số tại Techfest 2020. 

Mỗi thứ 6 hàng tuần, Bộ TT&TT sẽ công bố một sản phẩm công nghệ số Việt Nam để phục vụ cho chuyển đổi số. Đây là sự công nhận của với sản phẩm của các start-up. 

Bộ cũng đã đề nghị Chính phủ bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số cho Cục CNTT của các bộ và đổi tên các đơn vị này thành Cục Chuyển đổi số. Điều này cũng có nghĩa, mỗi bộ sẽ có một đầu mối duy nhất về vấn đề chuyển đổi số. Các doanh nghiệp start-up có thể tiếp cận với các đầu mối này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đang vận động các doanh nghiệp bỏ nguồn lực tài chính để thành lập một quỹ đầu tư. Việc đầu tư nguồn vốn cho các start-up Việt sẽ hỗ trợ công cuộc chuyển đổi số và giải bài toán Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển và từ đó đi ra thế giới.

{keywords}
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, trong quá trình chuyển đổi số, Nhà nước sẽ tích cực đặt hàng, giao việc cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu rõ, năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia. Đây chính là động lực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.  Nhà nước sẽ đặt hàng, giao việc cho doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thực hiện đề bài được giao.

Trọng Đạt

No comments:

Post a Comment