Tuesday, June 30, 2020

TikTok biến mất khỏi App Store và Play Store tại Ấn Độ

Một ngày sau khi chính phủ ban hành lệnh cấm, người dân Ấn Độ không thể sử dụng TikTok, trong khi ứng dụng này cũng biến mất trên các 'chợ' của Apple, Google.  

TikTok biến mất khỏi App Store và Play Store tại Ấn Độ
Thông báo khi mở ứng dụng TikTok tại Ấn Độ. Ảnh: Twitter

Ấn Độ vừa ban lệnh cấm đối với 59 ứng dụng xuất xứ Trung Quốc, trong đó có TikTok. Một ngày sau, nhiều người dùng mạng Airtel, Vodafone và các dịch vụ khác cho biết không thể truy cập được TikTok trên điện thoại. Tuy nhiên, nhà mạng khẳng định họ không chặn TikTok. Bản thân ứng dụng đã ngắt kết nối tại nước này để tuân thủ quy định. Mở ứng dụng hay website TikTok đều nhìn thấy thông báo giống nhau.

Sáng ngày 30/6, ứng dụng TikTokkhông còn xuất hiện trên App Store và Play Store Ấn Độ. Hai nguồn tin của TechCrunch tiết lộ ByteDance, công ty đứng sau TikTok, đã tình nguyện rút ứng dụng khỏi các chợ của Apple, Google.

Phần lớn các ứng dụng khác bị cấm, bao gồm UC Browser, UC News, Club Factory, vẫn cho tải về, cho thấy rằng trên thực tế Google và Apple vẫn chưa làm theo yêu cầu của chính phủ Ấn Độ.

TikTok xác định Ấn Độ là thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng với hơn 200 triệu người dùng. Nikhil Gandhi, người quản lý hoạt động của TikTok tại thị trường Ấn Độ, cho biết công ty đang trong quá trình tuân thủ quy định nước sở tại và kết nối với các nhà lập pháp để giải quyết lo ngại của họ.

Theo hãng phân tích Sensor Tower, TikTok được tải hơn 2 tỷ lượt trên toàn cầu, trong đó Ấn Độ chiếm 611 triệu lượt. Trong quý II, tổng số lượt tải của 59 ứng dụng Trung Quốc bị cấm đạt 330 triệu lượt. Theo App Annie, các ứng dụng này có 505 triệu người dùng vào tháng 5.

Đây là lần đầu tiên Ấn Độ, thị trường Internet lớn thứ hai thế giới, ra lệnh cấm nhiều ứng dụng nước ngoài như vậy. New Delhi cho biết nhận Đội Ứng cứu khẩn cấp máy tính đã nhận được khiếu nại từ công dân liên quan tới bảo mật dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư.

Quyết định của Ấn Độ ban đầu gây bối rối về cách thức thực hiện. Dù vậy, mọi chuyện dường như đã rõ ràng hơn. Năm 2019, TikTok từng bị cấm khoảng 1 tuần nhưng người dùng đã cài đặt vẫn có thể truy cập trên điện thoại. Một hồ sơ tòa án tiết lộ công ty thiệt hại khoảng 500.000 USD/ngày vì lệnh cấm khi ấy. Theo Reuters, ByteDance dự định chi 1 tỷ USD tại Ấn Độ để mở rộng tầm với của TikTok song kế hoạch nay dường như đổ bể.

Zhao Lijian, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 30/6 trả lời phóng viên rằng Trung Quốc lo ngại với hành động của Ấn Độ và Ấn Độ có trách nhiệm duy trì quyền hợp pháp của các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc.

Du Lam (Theo TechCrunch)

Từ Mỹ sang châu Á, khắp nơi đều tồn tại nỗi sợ mang tên Tiktok

Từ Mỹ sang châu Á, khắp nơi đều tồn tại nỗi sợ mang tên Tiktok

Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa luôn ứng dụng của Trung Quốc vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

6 dịch vụ công sẽ tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, việc tích hợp, cung cấp thêm 6 dịch vụ công như chứng thực bản sao điện tử, cấp đổi giấy phép lái xe… giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm.

6 dịch vụ công sẽ tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, việc tích hợp, cung cấp 6 dịch vụ công như chứng thực bản sao điện tử, cấp đổi giấy phép lái xe… giúp tiết kiệm khoảng 1.686 tỷ đồng/năm.

Ngày 1/7/2020, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giới thiệu việc tích hợp thêm 6 dịch vụ công có thể giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm. Như vậy, trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hiện có 725 dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực bản sao điện tử đúng với bản chính. Ngoài ra, dịch vụ cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp khi đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi.

Bản sao điện tử được chứng thực bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác, có giá trị sử dụng thay cho bản chính để thực hiện trong nhiều giao dịch (trừ trường hợp pháp luật quy định khác). Đây là giải pháp giúp người dân, doanh nghiệp không phải nộp lại bản giấy (bản chính/ bản chứng thực) để xác minh lại hồ sơ điện tử như hiện nay, từ đó thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính được cung cấp trên môi trường điện tử. Nếu tái sử dụng 30% kết quả chứng thực trong tổng số 102 triệu lượt chứng thực (số liệu báo cáo năm 2019), chi phí xã hội tiết kiệm được là 428,4 tỷ đồng/năm.

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, thay vì đến văn phòng ủy ban các cấp hoặc phòng công chứng, người dân có thể chứng thực bản sao điện tử từ bản chính ngay trên Cổng dịch vụ công. Đây cũng là phương thức để người dân tương tác với chính quyền trên môi trường điện tử.

6 dịch vụ công sẽ tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm

Dịch vụ cấp mới, đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp mức độ 4 được nâng cấp từ mức độ 3 (khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia) trên cơ sở tích hợp, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của Bộ Y tế và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Công an. Với hơn 965 nghìn lượt người thực hiện hàng năm, ước tính số tiền tiết kiệm tăng thêm so với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là hơn 323,9 tỷ đồng/năm.

Dịch vụ này sẽ thí điểm từ 1/7/2020 tại Tổng cục Đường bộ, thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, với 3 bệnh viện ở Hà Nội gồm Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện E và Đa khoa Hà Đông và 8 bệnh viện, trung tâm y tế ở Hà Nam (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Đa khoa Nam Lý; các trung tâm y tế huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, thị xã Duy Tiên và Trung tâm giám định y khoa tỉnh).

Dịch vụ đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phép người dân nộp trực tuyến số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của mình (hoặc người thân) để được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định. Dịch vụ giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại để đóng tiền theo định kỳ, khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn, góp phần thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Với 614.650 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay, nếu thực hiện đóng bảo hiểm xã hội thực hiện trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm khoảng hơn 209,5 tỷ đồng/năm.

Dịch vụ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cho phép người dân đóng tiền trực tuyến để gia hạn thẻ bảo hiểm y tế của mình hoặc người thân, giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại thực hiện thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý ủy nhiệm thu. Với hơn 17 triệu người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, nếu chỉ 50% số người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thực hiện gia hạn trực tuyến thì số tiền tiết kiệm được hàng năm khoảng hơn 724,6 tỷ đồng/năm.

Với dịch vụ nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: mở rộng thực hiện trên toàn quốc từ 1/7/2020 việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông; của các đơn vị thuộc cấp phòng trở lên của Cảnh sát giao thông.

NT

Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4

Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4

Bộ Y tế và Bộ TT&TT là hai bộ đầu tiên hoàn thành việc đưa tất cả dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.

25 ứng dụng Android đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook

Google đã gỡ bỏ 25 ứng dụng Android độc hại với tổng 2,34 triệu lượt tải khỏi Play Store.

25 ứng dụng Android đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook
Cửa sổ Facebook màu đen giả mạo "đè" lên cửa sổ màu xanh chính thống

25 ứng dụng Android bị xóa có khả năng đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook. Trước khi hạ, chúng được tải hơn 2,34 triệu lượt. Các chương trình này đều do một nhóm phát triển và dù mang nhiều chức năng, tất cả đều hoạt động giống nhau.

Theo báo cáo của hãng bảo mật Evina, chúng “đội lốt” ứng dụng đếm bước chân, chỉnh sửa ảnh, biên tập video, hình nền, đèn pin, quản lý tập tin, game. Tuy nhiên, dưới vỏ bọc là mã độc có thể nhận biết ứng dụng người dùng vừa mở và có gì trên màn hình điện thoại.

Nếu người dùng đang mở Facebook, chúng sẽ hiển thị một trình duyệt web đè lên ứng dụng Facebook chính thống và tải trang đăng nhập Facebook giả. Khi người dùng nhập thông tin đăng nhập lên trang giả mạo, chúng sẽ lưu dữ liệu và gửi về máy chủ từ xa dùng tên miền airshop.pw.

Evina đã báo cáo 25 ứng dụng lên Google vào cuối tháng 5. Ứng dụng bị gỡ bỏ đầu tháng 6 sau khi xác minh. Một số có mặt trên Play Store hơn 1 năm. Khi xóa ứng dụng, Google cũng vô hiệu hóa hoạt động của chúng trên thiết bị người dùng và thông báo cho họ qua dịch vụ Play Protect nằm trong Play Store.

Dưới đây là danh sách 25 ứng dụng Android chuyên đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook:

25 ứng dụng Android đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook
Nguồn: Evina

Du Lam (Theo ZDN)

Ấn Độ cấm cửa 59 ứng dụng Trung Quốc

Ấn Độ cấm cửa 59 ứng dụng Trung Quốc

TikTok, Weibo, UC Browser nằm trong số 59 ứng dụng Trung Quốc bị Ấn Độ cấm hoạt động để bảo vệ chủ quyền không gian mạng.  

Nền tảng Apple News mất đi New York Times

New York Times là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên rút khỏi nền tảng tin tức tổng hợp Apple News. Họ cho biết Apple News hiếm khi mang đến mối quan hệ trực tiếp với độc giả và ít khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Tờ New York Times thông báo đã ngừng hợp tác với Apple News. Bắt đầu từ thứ Hai vừa rồi, các bài báo của New York Times không còn xuất hiện trong bảng tin tổng hợp Apple News, nền tảng có sẵn trên các thiết bị Apple.

New York Times là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên rút khỏi Apple News. Tờ báo này cho biết, Apple News hiếm khi mang đến mối quan hệ trực tiếp với độc giả và ít khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Thay vì tiếp tục hợp tác, tờ báo hy vọng sẽ có thêm độc giả trực tiếp đến trang web và ứng dụng di động của riêng mình, từ đó có thêm nguồn hỗ trợ cho các tác phẩm báo chí chất lượng.

Nền tảng Apple News mất đi New York Times
New York Times là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên rút khỏi nền tảng tin tức tổng hợp Apple News. Họ cho biết Apple News hiếm khi mang đến mối quan hệ trực tiếp với độc giả và ít khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Về phần mình, Apple chia sẻ rằng New York Times lâu nay chỉ cung cấp cho Apple News một vài bài mỗi ngày. Nền tảng này sẽ tiếp tục cung cấp cho độc giả tin tức đáng tin cậy từ hàng ngàn tờ báo trên thị trường.

“Chúng tôi cam kết hỗ trợ những sản phẩm báo chí chất lượng thông qua các mô hình kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả về quảng cáo, đăng ký thuê bao và thương mại”, người phát ngôn của Apple phát biểu.

Apple tạo ra nền tảng tin tức của mình vào cuối năm 2015. Apple News được áp dụng cách tiếp cận trái ngược khi chỉ hợp tác với các hãng tin chính thống, dùng con người chứ không phải thuật toán để xếp hạng những tin bài hàng đầu.

Khả năng giới thiệu Apple News trên iPhone đã mang đến lượng độc giả hàng tháng khoảng 125 triệu người, khiến nền tảng này trở thành một trong những nguồn tin được đọc nhiều nhất trên thế giới.

Nhưng quảng cáo trong Apple News được đánh giá là tạo ra doanh thu khá thấp cho các hãng tin. Đối với bất kỳ thuê bao đăng ký nào được phát sinh từ ứng dụng, Apple đều cắt lấy 30%.

Trong khi đó tháng trước, New York Times cho biết rằng tổng số thuê bao độc giả trả phí của họ đã vượt mức 6 triệu người. Doanh thu của New York Times tăng lên từ các thuê bao báo điện tử, ngay cả khi tờ báo vật lộn với suy thoái quảng cáo do đại dịch Covid-19.

Anh Hào (Theo nytimes/9to5mac)

"Gã khổng lồ" truyền thông Australia ngừng xuất bản hơn 100 tờ báo in

"Gã khổng lồ" truyền thông Australia ngừng xuất bản hơn 100 tờ báo in

Giám đốc điều hành News Corp Michael Miller cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động báo chí xuất bản.

YouTube thử nghiệm tính năng mới kiểu TikTok

Tính năng mới của YouTube cho phép đăng tải các video phức hợp thời lượng 15 giây, giống như một động thái để đối trọng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok.

YouTube thông báo đang thử nghiệm một tính năng mới trên thiết bị di động cho phép người dùng làm các video clip ngắn ngay trên ứng dụng. Tính năng này cho phép đăng tải các video phức hợp thời lượng 15 giây, cùng thời lượng mặc định trên TikTok.

Thông báo của YouTube viết: “Nếu bạn là người được chọn thử nghiệm, bạn sẽ thấy tùy chọn để “tạo video” trong quá trình tải lên trên điện thoại. Chạm hoặc giữ nút ghi để quay clip, sau đó nhấn lại hoặc nhả nút để dừng quay clip đó”.

“Lặp lại các bước này cho đến khi bạn hoàn thành việc quay đoạn phim dài tối đa 15 giây. Nếu muốn tải lên một video dài hơn, bạn vẫn có thể làm như vậy bằng cách tải lên từ thư viện điện thoại thay vì ghi qua ứng dụng”, YouTube giải thích thêm.

YouTube thử nghiệm tính năng mới kiểu TikTok
Tính năng mới của YouTube cho phép đăng tải các video phức hợp thời lượng 15 giây, cùng thời lượng mặc định trên TikTok.

Hiện tại, tính năng này giới hạn trong thử nghiệm đối với một số người dùng Android và iOS được chọn. Người dùng có thể kiểm tra sự khả dụng của tính năng bằng cách click vào tùy chọn “tạo video” trong quá trình tải lên trên điện thoại.

Tính năng này được nhìn nhận giống như một động thái để đối trọng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok.

TikTok đã phát hành TikTok For Business, một nền tảng mới nhắm đến các thương hiệu và nhà tiếp thị muốn kinh doanh trên ứng dụng. Với nền tảng mới đó, nhà quảng cáo có thể tạo và theo dõi những chiến dịch trên TikTok.

Và ngay khi TikTok bắt đầu kiếm tiền từ nền tảng clip ngắn, YouTube cũng bắt đầu tiếp cận mảng clip ngắn.

Anh Hào (Theo Forbes)

Huawei và ZTE không được đụng tới "miếng bánh" 8,3 tỉ USD tại Mỹ

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ vừa chính thức tuyên bố Huawei và ZTE là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, động thái cấm các công ty Mỹ khai thác quỹ chính phủ trị giá 8,3 tỉ USD để mua thiết bị từ các công ty này.

Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Ajit Pai hôm 30/6 nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể và sẽ không cho phép Trung Quốc khai thác các lỗ hổng mạng và làm tổn hại cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng của Mỹ".

Huawei và ZTE chưa phản ứng về động thái nói trên nhưng từng chỉ trích gay gắt các hành động của FCC.

Ủy viên FCC Geoffrey Starks cho rằng thiết bị không đáng tin cậy vẫn được duy trì trong các mạng lưới của Mỹ và Quốc hội Mỹ cần phân bổ tài trợ cho việc thay thế.

Huawei và ZTE “khó sống” tại Mỹ - Ảnh 1.

Tập đoàn Huawei của Trung Quốc bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Ảnh: Reuters

Với quyết định hôm 30/6, FCC cấm các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng tiền trợ cấp của chính phủ trị giá 8,3 tỉ USD để mua thiết bị từ Huawei và ZTE cho hệ thống mạng của mình.

FCC đã bỏ phiếu tán thành vấn đề này hồi tháng 11/2019 nhưng lệnh chỉ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 30/6.

Hồi tháng 5/2019, ông Trump đã ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông của các công ty có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền ông Trump cũng đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại vào năm ngoái.

Khi đó, FCC đã bỏ phiếu từ chối một công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc khác là China Mobile có quyền cung cấp dịch vụ của Mỹ viện dẫn lý do rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng công ty này do thám Mỹ.

FCC đã có đường lối ngày càng cứng rắn chống lại các công ty Trung Quốc. Hồi tháng 4, FCC cho biết họ có thể đóng cửa 3 công ty viễn thông Trung Quốc do nhà nước kiểm soát tại Mỹ. Quyết định mới của FCC được cho là sẽ gây khó khăn cho các công ty viễn thông cỡ vừa và nhỏ trong việc cung cấp dịch vụ với giá phải chăng.

Theo NLĐO/Reuters, The Hill

Huawei nỗ lực mở rộng nghiên cứu AI tại Canada

Huawei nỗ lực mở rộng nghiên cứu AI tại Canada

Tờ Globe and Mail có bài viết phản ánh việc công ty công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động tại Canada trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo bằng việc thuê các nhà vận động hành lang.

Amazon qua mặt Apple về giá trị thương hiệu

Theo báo cáo của hãng tư vấn Kantar, Amazon giữ vững ngôi vị thương hiệu giá trị nhất thế giới, vượt qua Apple, Microsoft.  

Amazon qua mặt Apple về giá trị thương hiệu
Ảnh: CNBC

Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu thường niên BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands vừa được Kantar công bố hôm 30/6. Các doanh nghiệp được đánh giá dựa trên giá trị thị trường và khảo sát hơn 3,8 triệu người trên thế giới.

Giá trị thương hiệu Amazon đạt 415,9 tỷ USD, tăng gần 1/3 so với năm 2019. Apple xếp vị trí thứ hai với giá trị 352,2 tỷ USD, tiếp theo là Microsoft với 326,5 tỷ USD. Năm nay, Microsoft chiếm chỗ của Google, một phần nhờ phần mềm họp từ xa Microsoft Teams được sử dụng nhiều hơn do mọi người làm việc từ xa suốt thời gian dịch bệnh.

Dù Covid-19 khiến cổ phiếu nhiều công ty sụt giảm trong tháng 3, cổ phiếu của các hãng kinh doanh qua mạng như Amazon lại tăng vọt do cửa hàng truyền thống đóng cửa.

Với giá trị 152,5 tỷ USD, thương hiệu Alibaba của Trung Quốc xếp hạng 6, tăng 16% so với năm trước, trong khi giá trị thương hiệu JD.com tăng 24% trong cùng kỳ, đạt 25,5 tỷ USD. Theo báo cáo, các thương hiệu cho phép mọi người tiếp tục cuộc sống bằng phương tiện điện tử, mang tới sự thuận tiện và thoải mái thường ghi nhận giá trị tăng hoạt ít nhất là có thành tích vượt trội.

Ứng dụng hát nhép TikTok là nhân vật mới có thứ hạng cao nhất trong danh sách với giá trị 16,9 tỷ USD, cao hơn cả KFC, Uber, Adidas. Tuy nhiên, đối thủ Instagram vẫn xếp cao hơn.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu đạt 5 nghìn tỷ USD, tăng 5,9%. Bảng xếp hạng BrandZ do tập đoàn quảng cáo WPP ủy quyền cho Kantar thực hiện. Họ xem xét hơn 17.000 thương hiệu tại 51 quốc gia. Phần lớn người dùng được khảo sát qua mạng trong thời hạn 1 năm, một số thuộc nhóm thu nhập thấp được khảo sát trực tiếp.

Du Lam (Theo CNBC)

Google, Apple gỡ ứng dụng Trung Quốc bị Ấn Độ cấm lưu hành

Bộ Công nghệ Ấn Độ tuyên bố các ứng dụng như TikTok, WeChat của Trung Quốc có thể gây tổn hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Ấn Độ.

Google, Apple go ung dung Trung Quoc bi An Do cam luu hanh hinh anh 1

Ấn Độ cấm sử dụng nhiều ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg)

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục leo thang sau khi Ấn Độ ngày 29/6 ra lệnh cấm sử dụng 59 ứng dụng điện thoại di động, chủ yếu của Trung Quốc, trong đó có TikTok của Bytedance, WeChat của Tencent.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Công nghệ Ấn Độ đã ra tuyên bố nêu rõ các ứng dụng trên "liên quan đến các hoạt động... gây tổn hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ, cũng như quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng của Ấn Độ."

Sau tuyên bố trên, Google và Apple sẽ phải dỡ bỏ các ứng dụng này trong các kho ứng dụng của hệ điều hành Android và iOS.

Dư luận cho rằng lệnh cấm trên sẽ khiến các công ty Trung Quốc gặp khó tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới.

Công ty Bytedance, có trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc, dự định đầu tư 1 tỷ USD tại Ấn Độ, mở một trung tâm dữ liệu địa phương. Hiện, công ty này đã bắt đầu tuyển dụng quốc gia Nam Á.

Tháng Tư vừa qua, công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower cho biết Ấn Độ là thị trường cài đặt ứng dụng TikTok lớn nhất thế giới, với 120 triệu người sử dụng và 611 triệu lượt tải về, chiếm 30,3% tổng số lượt tải về của ứng dụng này trên khắp thế giới.

Trong số các ứng dụng bị Ấn Độ cấm sử dụng còn có WeChat của Tencent (hơn 100 triệu lượt tải về trên hệ điều hành Android của Google), UC Browser của Alibaba và 2 ứng dụng của Xiaomi.

Google cho biết vẫn đang đợi sắc lệnh của Chính phủ Ấn Độ, trong khi Apple và Bytedance chưa đưa ra bình luận.

Trong khi đó, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về quyết định trên của Ấn Độ, đồng thời cho biết đang kiểm tra để đánh giá tình hình.

Phát biểu tại cuộc họp báo hằng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng New Delhi phải có trách nhiệm duy trì quyền lợi của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo ông, Trung Quốc luôn yêu cầu các công ty nước này tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như của địa phương nơi họ hoạt động.

TikTok cũng khẳng định tuân thủ tất cả quy định an ninh và bảo mật dữ liệu theo luật pháp Ấn Độ và công ty này không chia sẻ thông tin của những người dùng ở Ấn Độ với bất kỳ chính quyền nước ngoài nào, trong đó có chính quyền Trung Quốc.

Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng sau một loạt cuộc đụng độ giữa binh lính hai bên ở Đông Ladakh gần hồ Pangong.

Cuối tháng trước, Trung Quốc đã triển khai một lực lượng binh sỹ đáng kể đến khu vực biên giới. Đáp lại, Ấn Độ cũng đã điều thêm 5.000 binh sỹ đến Ladakh để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) .

Căng thẳng leo thang sau khi binh lính hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan đêm 15/6. Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sỹ nước này đã thiệt mạng. Hai bên đã cáo buộc lẫn nhau không giữ cam kết tôn trọng LAC.

Kể từ sau vụ việc trên, New Delhi và Bắc Kinh đã tổ chức nhiều vòng đàm phán quân sự để ngăn chặn các sự cố tương tự.

Hôm 16/6, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã điện đàm để trao đổi tình hình, đồng thời nhất trí hạ nhiệt tình hình càng sớm càng tốt.

Theo Vietnam+

Từ Mỹ sang châu Á, khắp nơi đều tồn tại nỗi sợ mang tên Tiktok

Từ Mỹ sang châu Á, khắp nơi đều tồn tại nỗi sợ mang tên Tiktok

Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa luôn ứng dụng của Trung Quốc vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Bị hàng trăm thương hiệu tẩy chay, Facebook có chịu thay đổi?

Nhiều thương hiệu lớn tuyên bố ngừng quảng cáo trên Facebook 1 tháng. Song, chừng đó liệu có đủ gây ảnh hưởng đến mạng xã hội này?

Theo BBC, cuối thế kỷ 18, phong trào bãi nô khuyến khích người dân Anh tránh sử dụng hàng hóa do nô lệ sản xuất. Khoảng 300.000 người đã ngừng mua đường, buộc chế độ nô lệ phải tan rã.

Chiến dịch Stop Hate for Profit chống lại Facebook là phong trào mới nhất dùng việc tẩy chay như một công cụ chính trị. Những người lãnh đạo làn sóng này cho rằng Facebook đã không nỗ lực để kiểm duyệt nội dung phân biệt chủng tộc, xóa bỏ ngôn ngữ thù hận ra khỏi nền tảng của mình.

Tay chay co giet chet duoc Facebook? anh 1

Facebook đang hứng chịu đợt tẩy chay từ các đối tác lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: BBC.

Lòng tin đã mất

Phong trào đã thành công trong việc kêu gọi nhiều công ty lớn rút quảng cáo ra khỏi Facebook và một số hãng truyền thông xã hội khác. Các công ty kể trên, lớn nhất có thể nói đến Ford, Adidas và HP, trước đó là Coca-Cola, Unilever và Starbucks.

Tháng 5, Microsoft cũng đã dừng quảng cáo trên Facebook và Instagram do lo ngại quảng cáo của mình xuất hiện bên cạnh "nội dung không phù hợp".

Những mạng xã hội khác như Reddit hay Twich cũng tự đẩy mạnh thực hiện các quy định chống ngôn từ kích động.

Song, tẩy chay có làm ảnh hưởng nhiều đến Facebook? Câu trả lời ngắn gọn là có. Phần lớn doanh thu của mạng xã hội này đến từ quảng cáo.

Tay chay co giet chet duoc Facebook? anh 2

Khác với những công ty khác, Mark Zuckerberg không chịu áp lực từ cổ đông. Ảnh: TheAIMN

Chuyên gia David Cumming từ Aviva Investors nhận định việc đánh mất lòng tin từ công chúng do không có một quy tắc đạo đức nào được áp dụng có thể phá hủy doanh nghiệp.

Hôm 26/6, giá cổ phiếu của Facebook đã giảm 8%, trực tiếp làm bốc hơi 7 tỷ USD tài sản của Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg.

Facebook có chịu thay đổi?

Nhưng, một mối đe dọa hiện hữu nào đó về lâu dài cho tương lai mạng xã hội này vẫn chưa rõ ràng, bởi đây không phải lần đầu tiên một mạng xã hội bị tẩy chay.

Năm 2017, nhiều thương hiệu lớn tuyên bố ngừng quảng cáo trên YouTube cũng với lý do tương tự: Quảng cáo của họ bị đặt cạnh các video phân biệt, kỳ thị chủng tộc.

Giờ đây, chẳng mấy ai nhớ về phong trào năm ấy. YouTube đã điều chỉnh chính sách quảng cáo của họ và 3 năm qua, công ty này vẫn tiếp tục ăn nên làm ra.

Tay chay co giet chet duoc Facebook? anh 3

Các bài đăng kích động là một lý do khiến Pakistan siết chặt luật quản lý mạng xã hội. Ảnh: EPA.

Ngoài ra, còn rất nhiều lý do để chứng minh cuộc tẩy chay này không gây hại quá lớn cho Facebook.

Thứ nhất, nhiều công ty chỉ cam kết tẩy chay trong một tháng, vào tháng 7.

Thứ hai, có lẽ là quan trọng hơn, phần lớn doanh thu quảng cáo của Facebook đến từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo CNN, năm 2019, 100 thương hiệu chi tiền quảng cáo cao nhất chỉ chiếm 4,2 tỷ USD, tức 6% trong hoạt động quảng cáo của Facebook.

Còn lại, phần lớn các công ty cỡ vừa vẫn chưa tham gia chiến dịch tẩy chay.

Mat Morrison, Giám đốc chiến lược tại công ty quảng cáo Digital Whiskey cho rằng có một số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ "không thể không quảng cáo".

Morrison cho rằng đối với các doanh nghiệp nhỏ, quảng cáo trên Facebook rẻ và hiệu quả hơn so với những nền tảng như TV hay báo đài.

"Facebook cho phép doanh nghiệp hướng đến nhóm đối tượng khách hàng nhiều khả năng sẽ sử dụng sản phẩm, chứ không quảng cáo đại trà. Đó là lý do nhiều bên vẫn sẽ không ngừng quảng cáo", Morrison nói.

Tay chay co giet chet duoc Facebook? anh 4

2020 là năm khó khăn cho các công ty truyền thông xã hội. Ảnh: RT

Rõ ràng, cấu trúc hoạt động của Facebook mang lại cho Mark Zuckerberg sức mạnh khổng lồ. Nếu Mark muốn cái gì, anh ta sẽ có được thứ đó.

Điều này cũng có mặt trái. Các cổ đông không thể gây áp lực lên Mark như ở những công ty khác.

Hôm thứ 6 (26/6), Facebook tuyên bố bắt đầu gắn thẻ nội dung mang tính thù hận. Còn với Reddit, diễn đàn này đã cấm hoạt động hai nhóm chủ đề chính trị r/The_Donald, r/ChapoTrapHouse và khoảng 2.000 nhóm khác vào hôm thứ 2 (29/6).

Twitch cũng đã cấm cửa một tài khoản quản lý bởi những người vận động tranh cử của Tổng thống Trump. Mạng xã hội thuộc sở hữu của Amazon cho biết hai video thuộc tài khoản này có chứa nội dung kích động thù hận.

Rõ ràng, 2020 sẽ là năm khó khăn cho các công ty sở hữu mạng xã hội. Nhưng StopHateforProfit sẽ không là gì nếu như nó không kéo dài ít nhất qua mùa thu năm nay.

Theo Zing

Mark Zuckerberg có bị đánh bại bởi chiến dịch tẩy chay Facebook?

Mark Zuckerberg có bị đánh bại bởi chiến dịch tẩy chay Facebook?

Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Facebook liệu có đánh bại được CEO Mark Zuckerberg của một trong những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số không thể thiếu đối với các doanh nghiệp lớn và nhỏ?

Các tập đoàn Đức tham gia tẩy chay quảng cáo trên Facebook

Volkswagen - hãng sở hữu các thương hiệu xe nổi tiếng như Audi, Porsche và Skoda - cho biết sẽ tạm dừng tất cả các quảng cáo trả tiền của hãng trên mạng xã hội Facebook.

Cac tap doan Duc tham gia tay chay quang cao tren Facebook hinh anh 1

(Nguồn: Reuters)

Sau Puma, hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng Adidas cùng hãng xe Volkswagen ngày 30/6 thông báo "gia nhập" làn sóng tẩy chay Facebook cùng các nền tảng khác của mạng xã hội này.

Trong thông báo, Volkswagen - hãng sở hữu các thương hiệu xe nổi tiếng như Audi, Porsche và Skoda - cho biết sẽ tạm dừng tất cả các quảng cáo trả tiền của hãng trên mạng xã hội Facebook.

Thông báo nêu rõ: "Các bài phát biểu thù địch, những bình luận phân biệt và những bài đăng chứa đựng thông tin sai trái lẽ ra cần phải cấm xuất bản và có những biện pháp giải quyết thích đáng."

Cùng ngày, người phát ngôn của hãng Adidas cho biết tập đoàn này cũng sẽ tạm dừng các hoạt động quảng cáo trả tiền trên Facebook, cũng như nhấn mạnh rằng "chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử hay những bình luận thù ghét không bao giờ được chấp nhận."

Facebook và các nền tảng xã hội trực tuyến đang đối mặt với làn sóng tẩy chay của hàng loạt thương hiệu lớn trên toàn cầu liên quan tới những nội dung mang tính phân biệt chủng tộc trên các trang mạng này.

Trước Adidas và Volkswagen, hàng loạt công ty trên toàn cầu - trong đó có Ford, Starbucks, Coca-Cola và Unilever..., đã quyết định tạm dừng đăng quảng cáo trên Facebook nhằm bày tỏ phản đối cách thức mạng xã hội lớn nhất thế giới này xử lý các nội dung mang tính phân biệt chủng tộc.

Lâu nay, Facebook đã hứng chịu nhiều chỉ trích vì cách xử lý yếu kém trước các thông tin giả và phát ngôn thù địch tràn lan trên mạng xã hội có lượng người dùng nhiều nhất hành tinh.

Ngày 28/6, trang mạng xã hội này đã thừa nhận "còn nhiều việc phải làm" và đang hợp tác với các chuyên gia phát triển thêm nhiều công cụ chống phát ngôn thù địch.

Facebook khẳng định các khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo cho phép mạng xã hội này xác định 90% phát ngôn không phù hợp trước khi người dùng báo cáo.

Theo Vietnam+

Bị tẩy chay hàng loạt, Facebook có chịu thay đổi?

Bị tẩy chay hàng loạt, Facebook có chịu thay đổi?

Nhiều thương hiệu lớn tuyên bố ngừng quảng cáo trên Facebook 1 tháng. Song, chừng đó liệu có đủ gây ảnh hưởng đến mạng xã hội này?

Mỹ tuyên bố Huawei và ZTE đe dọa an ninh quốc gia

Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) chính thức công bố Tập đoàn viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.

My tuyen bo Huawei va ZTE de doa an ninh quoc gia hinh anh 1

(Nguồn: AP)

Ngày 30/6, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) chính thức công bố Tập đoàn viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời tuyên bố cấm các công ty của Mỹ sử dụng quỹ của chính phủ trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ những công ty này.

Với số phiếu ủng hộ tuyệt đối, cơ quan quản lý viễn thông của Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên và đề xuất yêu cầu các nhà mạng ở khu vực nông thôn loại bỏ và thay thế các thiết bị của hai công ty công nghệ này của Trung Quốc ra khỏi mạng hiện nay của Mỹ.

Trong thông báo, ủy viên hội đồng cấp cao của FCC Geoffrey Starks cho rằng hiện vẫn còn các thiết bị không đáng tin cậy trong các mạng của Mỹ và cho rằng Quốc hội phải phân bổ ngân sách cho việc thay thế.

Hiện tập đoàn Huawei và ZTE vẫn chưa đưa ra phản ứng trước quyết định trên, mặc dù trước đó từng chỉ trích mạnh mẽ các hành động của FCC.

Theo Vietnam+

​Khó khăn của Huawei liệu có là cơ hội cho những ''người chơi'' khác?

​Khó khăn của Huawei liệu có là cơ hội cho những ''người chơi'' khác?

Việc Huawei bị ngăn chặn ở nhiều nước đang mở ra cơ hội tiềm năng hấp dẫn cho các công ty viễn thông như Samsung và NEC. Tuy nhiên việc xây dựng mạng 5G thành công không phải là nhiệm vụ đơn giản.

Từ Mỹ sang châu Á, khắp nơi đều tồn tại nỗi sợ mang tên Tiktok

Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa luôn ứng dụng của Trung Quốc vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Theo Forbes, trong thời gian Covid-19 diễn ra, giới công nghệ chứng khiến sự lên ngôi của Tiktok - ứng dụng có lượt tải xuống ngang với WhatsApp, YouTube và Instagram.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng này cũng dấy lên mới quan ngại về bảo mật thông tin người dùng.

Tiktok gay lo ngai quyen rieng tu tu My sang A anh 1

Nhiều báo cáo cho rằng ứng dụng đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng đến các máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Ảnh: Forbes. .

Tại Mỹ, Tiktok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Gần đây, Ấn Độ công bố lệnh cấm khoảng 60 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các tựa game hàng đầu từ Tencent, Weibo, Baidu và cả Tiktok. Dù những ai đã tải Tiktok có thể tiếp tục sử dụng, hàng triệu người dùng sẽ không thể tải ứng dụng này nữa. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.

Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này. Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ .

Tiktok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.

Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc.

Tiktok gay lo ngai quyen rieng tu tu My sang A anh 2

Danh sách các ứng dụng bị chính phủ Ần Độ cấm cửa. Tiktok đứng ở vị trí đầu bảng. Ảnh: Ministry of Information Technology, India.

Tuần trước, người dùng đã cập nhật iOS 14 beta phát hiện iPhone của họ liên tục cảnh báo ứng dụng TikTok đang xâm nhập vào clipboard để lấy dữ liệu, hiện tượng này liên tục xảy ra cách nhau mỗi vài giây.

Tuy TikTok lập tức cho rằng đây là lỗi kỹ thuật xảy ra vô ý do bộ lọc chống thư rác, rất nhiều người dùng đã phản ứng dữ dội.

Dù Tiktok đảm bảo vấn đề đã được sửa chữa, rõ ràng niềm tin của người dùng bị lung lay, đặc biệt khi vụ việc xảy ra trong thời điểm các cảnh báo về vấn đề an ninh mạng được nâng cao.

Chính phủ Mỹ cũng bày tỏ mối quan ngại khi lượng lớn giới trẻ nước này sử dụng Tiktok. Một phần bởi ứng dụng làm suy yếu khả năng tiếp cận công chúng của Tổng thống Trump. Sau lệnh cấm của Ấn Độ, Nhà Trắng lại càng có lý do để dè chừng Tiktok.

Theo Zing

Tiktok đang đối mặt những thách thức gì dù có sức tăng trưởng thần tốc?

Tiktok đang đối mặt những thách thức gì dù có sức tăng trưởng thần tốc?

Đại dịch toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục hay các cuộc biểu tình diễn ra cùng một lúc đã khiến cuộc sống đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên, Tiktok đã vượt qua những bất lợi đó để có được sức tăng trưởng thần tốc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả vệ tinh trên quỹ đạo rơi xuống Trái Đất?

Ước tính, sẽ có khoảng 20.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo cho đến cuối thập kỷ này. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả số đó đều rơi xuống Trái Đất?

M.B (Theo What IF)

Elon Musk sắp trình làng thứ công nghệ khiến cả thế giới kinh ngạc

Elon Musk sắp trình làng thứ công nghệ khiến cả thế giới kinh ngạc

Tỷ phú Elon Musk đang chuẩn bị trình làng một “cuộc cách mạng” công nghệ mới mang tên Neuralink, kết nối bộ não của con người với máy tính.

Yên Bái sẽ có Nghị quyết chuyên đề về Thông tin & Truyền thông

Theo Bí thư tỉnh Yên Bái, muốn thay đổi thì phải làm cái mới, phải dám thí điểm. Yên Bái sẵn sàng trở thành tỉnh thí điểm để triển khai các quyết sách mới trong lĩnh vực thông tin truyền thông mà Bộ khởi xướng.

Chiều 30/6, đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Yên Bái. Tại đây, lãnh đạo tỉnh đã chia sẻ nhiều thông tin về địa phương và mong muốn Bộ hỗ trợ để tỉnh có thể ngày một phát triển hơn bằng công nghệ.

Yên Bái muốn trở thành tỉnh thí điểm về chuyển đổi số

Ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tính đến cuối năm 2019, tổng số thuê bao điện thoại trên địa bàn tỉnh là gần 850.000, trong đó có tới 830.000 thuê bao di động. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 2G, 3G theo dân số tại Yên Bái đạt 100%, 4G đạt 95,43%, xấp xỉ mức trung bình (95,72%) của cả nước.

{keywords}
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy: "Yên Bái sẵn sàng trở thành tỉnh thí điểm chuyển đổi số". Ảnh: Báo Yên Bái

Do đặc điểm địa bình núi cao, hiểm trở, nhiều dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái vẫn còn ở mức tương đối cao (khoảng 11%).  

Toàn tỉnh chỉ có 58,5% thuê bao sử dụng smartphone/100 dân số, trong khi tỷ lệ cả nước khoảng 80%. Số thuê bao Internet băng rộng cố định vẫn còn ở mức thấp (33,6 thuê bao/100 dân). Tỉnh chưa có dịch vụ khám bệnh từ xa; con số khả quan đến từ ngành giáo dục với hơn 90% học sinh đã tham gia học trực tuyến.

Hiện tại, tỉnh Yên Bái có 2.195 thủ tục hành chính, trong đó cung cấp 469 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tỉnh đã ứng dụng và phát huy hiệu quả tối đa hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện; phê duyệt Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025.

Ông Duy đã đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ tỉnh trong việc chuyển đổi số tại địa phương với tinh thần "sẵn sàng trở thành địa phương thí điểm".

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng và đoàn công tác đã giải quyết các vướng mắc của tỉnh.

Chẳng hạn, hệ thống loa phường xã sẽ từng bước thay bằng hệ thống loa dùng sóng di động thay cho truyền dẫn bằng dây hoặc sóng. Dần thay người đọc bằng phần mềm đọc tự động.

Bộ sẽ cử cán bộ xuống địa phương để hỗ trợ các vấn đề như: Định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm truyền hình, báo chí, định mức công nghệ thông tin... Còn Đề án số hoá truyền hình sẽ đảm bảo 17.000 hộ dân có truyền hình số mặt đất.

Bộ cũng sẽ hướng dẫn địa phương đặt hàng báo chí trên địa bàn tỉnh.

Thay đổi hoàn toàn nhận thức về công nghệ

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái cho biết tỉnh chủ trương phát triển kinh tế xã hội bằng 3 khâu đột phá, trong đó tỉnh đã đi đầu và thành công với những cải cách hành chính thông qua ứng dụng CNTT.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Thanh Trà: "Yên Bái là tỉnh nghèo nhưng làm được một số việc lớn". Ảnh: Báo Yên Bái

Quan trọng nhất là thay đổi hoàn toàn nhận thức về thông tin và truyền thông. Do có nhiều việc mới nên tỉnh vừa làm vừa học, đi tận nơi tham khảo học tập các tỉnh khác.

Yên Bái là tỉnh nghèo nhưng làm được một số việc lớn như: Đầu tư tiếp cận chính quyền điện tử, hệ thống hành chính công liên thông đến tận cơ sở. Tỉnh xây dựng đô thị thông minh trên tinh thần "cứ đi rồi sẽ đến".

Bà Trà cũng cho hay hệ thống tuyên truyền của địa phương được đầu tư mạnh mẽ. Tỉnh quyết tâm đầu tư đài truyền hình đủ tầm khu vực, tiên phong ứng dụng công nghệ mới.

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái cũng đề nghị Bộ TT&TT kiến nghị quyết liệt với TƯ để có những chính sách cụ thể như hạ tầng số tập trung, thống nhất, đồng bộ, dùng chung; cơ chế chính sách mạnh hơn để hỗ trợ báo chí cách mạng.

Yên Bái sẵn sàng làm điểm, Bộ có thể thí điểm cho các lĩnh vực TT&TT. Muốn thay đổi thì phải làm cái mới, thì phải thí điểm. Yên Bái sẽ có nghị quyết chuyên đề về TT&TT ngay sau Đại hội tới.

Yên Bái giải “bài toán" của mình bằng công nghệ

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ sự bất ngờ với nhận thức và hành động trong lĩnh vực TT&TT của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bộ trưởng cũng đặt ra các tiêu chí để tỉnh phấn đấu; chẳng hạn như: Mỗi người dân có 1 điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có 1 đường cáp quang; 100% dịch vụ công trực tuyến câp độ 4.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ sẽ giúp địa phương với các đội phản ứng từ xa hoặc cử cán bộ biệt phái. Ảnh: Báo Yên Bái

Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh ký chiến lược chuyển đổi số trong quý III; có hệ thống CNTT được đảm bảo an toàn 4 lớp; các khu công nghiệp được phủ 5G; phát triển 800 doanh nghiệp công nghệ số; chú trọng nền tảng y tế và giáo dục; chú trọng phương tiện truyền thông mới, sử dụng mạng xã hội Việt Nam và nâng cấp hệ thống loa phường.

Trước mắt, mục tiêu đầu tiên mà Yên Bái cần làm là đưa điện lưới tới 100% các thôn, bản; mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) phải đến được 100% các hộ dân; 100% người dân sử dụng smartphone và 100% hộ gia đình có đường truyền cáp quang Internet.

Trong đó, mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây là địa chỉ số để hỗ trợ dịch vụ chuyển phát và phát triển thương mại điện tử; giúp người dân tiếp cận với thương mại điện tử, tạo đầu ra mới cho nông sản địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh cần tích cực sử dụng các công nghệ số, đây là giải pháp hiệu quả nhất để phát triển TT&TT tại địa phương.

Bên cạnh đó là phát triển đội ngũ các doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp tư vấn, triển khai công nghệ.

Ngoài ra, tỉnh cần đạt tỷ lệ 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cũng như tạo ra cơ sở dữ liệu mở về du lịch và nông nghiệp và tích hợp nó như một phần của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử. ..

Để làm được điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Yên Bái có một Nghị quyết chuyên đề. Bộ TT&TT sẽ giúp tỉnh thông qua cử cán bộ đi biệt phái, các đội phản ứng nhanh hỗ trợ từ xa và tổ chức những khoá học ngắn hạn về TT&TT.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tặng bức tranh lưu niệm "Bác Hồ đọc báo Nhân Dân" cho tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái 

Trước những gợi mở của người đứng đầu ngành TT&TT, bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư tỉnh ủy Yên Bái cảm ơn đoàn công tác đã giúp tỉnh giải quyết nhiều trăn trở.

Theo bà Trà, trong dự thảo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, hạ tầng số sẽ là một động lực quan trọng trong 3 đột phá nhiệm kỳ tới của địa phương. Yên Bái cũng sẽ có Nghị quyết chuyên đề riêng về TT&TT để sớm giải quyết các bài toán của tỉnh.

Yên Bái sẵn sàng trở thành tỉnh thí điểm để triển khai các quyết sách mới trong lĩnh vực TT&TT mà Bộ TT&TT khởi xướng”, bà Trà khẳng định.

{keywords}

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Ảnh: Báo Yên Bái 

Trọng Đạt - Thanh Thiên

Bộ trưởng TT&TT "mời" Hậu Giang đẩy việc khó lên Bộ

Bộ trưởng TT&TT "mời" Hậu Giang đẩy việc khó lên Bộ

Có những vấn đề nếu tỉnh thấy khó thì cứ "đẩy" lên Bộ, Bộ sinh ra để phục vụ tỉnh - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết như vậy trong buổi làm việc chiều 25/6.

Redmi Note 9: Smartphone giá rẻ nhưng vẫn đẹp và mạnh

Rẻ hơn 1 triệu đồng, liệu Redmi Note 9 có phải là phiên bản rút gọn của model Redmi Note 9S và phải hy sinh nhiều tính năng?

Là sản phẩm giá rẻ nhất trong series Redmi Note 9, nhưng không vì thế mà Redmi Note 9 lại thua kém hai “đàn anh” Redmi Note 9s và Redmi Note 9 Pro trong trải nghiệm sử dụng tổng thể.

{keywords}

Dù là phiên bản thấp cấp nhất trong bộ ba nhưng ngoại hình của Redmi Note 9 không có nhiều điểm khác biệt so với hai model còn lại. Smartphone vẫn bắt mắt với mặt lưng phủ nano chuyển sắc và cụm camera vuông to bản. Đặt ngay dưới bốn ống kính 48MP AI QUAD CAMERA là cảm biến vân tay một chạm. Mặt lưng vẫn là vị trí rất thuận tiện để người dùng mở khóa smartphone ngay khi vừa lấy khỏi túi quần hay giỏ xách, không phải tìm điểm chạm như các mẫu máy quét vân tay đặt dưới màn hình.

{keywords}

Điểm nhấn ở mặt trước là camera selfie đặt trong lỗ khoét tròn nhỏ ở góc trên trái. Có mức giá chưa đến 4 triệu đồng, nhưng máy vẫn có thiết kế cong mềm mại ở các góc. Dù vật liệu vỏ của Redmi Note 9 chủ yếu là nhựa nhưng cảm giác cầm vẫn khá cứng cáp. Hộp máy cũng bao gồm ốp nhựa giúp bảo vệ mặt lưng khỏi trầy xước và giảm đi độ “lồi” của cụm camera.

Redmi Note 9 vẫn được trang bị màn hình 6,53 inch, chỉ nhỏ hơn 0,2 inch cho với các “đàn anh. Công nghệ IPS LCD cho chất lượng hình ảnh sắc nét, màu sắc chân thực và không quá chói, nịnh mắt như các mẫu máy có màn hình AMOLED cùng phân khúc. Độ phân giải Full HD+ là điểm cộng đối với những bạn trẻ thích xem YouTube, tận hưởng trọn vẹn khung hình 1080p.

Nhờ thiết kế camera “lỗ khoét” nên toàn bộ mặt trước của Redmi Note 9 có thể hiển thị hình ảnh video, đem đến cảm giác mãn nhãn cho các tín đồ điện ảnh. Các game thủ cũng sẽ yên tâm không bị chiếc “tai thỏ” nào che mất các phím chức năng quan trọng. Màn hình này còn đạt chứng nhận của tổ chức TÜV Rheinland, tương tự nhiều mẫu máy đầu bảng trên thị trường, sẽ hạn chế tác động của ánh sáng xanh vào mắt người dùng.

{keywords}

Ở tầm giá dưới 4 triệu đồng, người dùng không có nhiều lựa chọn smartphone trang bị đến bốn camera sau. Redmi Note 9 thừa hưởng công nghệ từ hai phiên bản cao cấp hơn, nên máy không chỉ đáp ứng về số lượng cảm biến, mà còn đem đến khả năng xử lý hình ảnh tốt.

Về thông số, bộ tứ camera trên Redmi Note 9 có độ phân giải của cảm biến chính là 48MP f/1.8, cảm biến góc siêu rộng 8MP f/2.2, cảm biến chụp siêu cận 2MP f/2.4 và cảm biến đo độ sâu trường ảnh 2MP f/2.4. Nhờ độ phân giải 48 “chấm” và khẩu độ đến f/1.8, smartphone của Xiaomi vừa đảm nhận tốt những bức ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Nhận diện bối cảnh AI giúp tăng cường độ bão hòa và tương phản, giúp hình ảnh từ Redmi Note 9 ấn tượng ngay từ thời điểm người dùng nhấn phím chụp, không cần trải qua nhiều khâu hậu kỳ, điều chỉnh phức tạp. Ở chế độ mặc định, máy chụp ảnh với độ phân giải 12MP để tối ưu kích thước file ảnh mà chất lượng không giảm đi quá nhiều so với 48MP.

{keywords}

Camera trước của Redmi Note 9 có bộ cảm biến đến 13 megapixel, hỗ trợ làm đẹp chân dung khá tự nhiên bằng AI. Dù chỉ có một cảm biến nhưng máy vẫn hỗ trợ hiệu ứng xóa phông, làm mờ khung cảnh để nổi bật gương mặt người dùng. Tính năng này là trợ thủ đắc lực đối với các bạn trẻ khi tham dự các sự kiện đông người, nhưng vẫn muốn một tấm ảnh “tự sướng” ấn tượng.

Redmi Note 9 được trang bị con chip Helio G85 của Mediatek. Đây là smartphone đầu tiên trên thế giới trang bị dòng chip tầm trung mới của Mediatek. Bản nâng cấp của Helio G80 mang 2 nhân hiệu năng cao Cortex-A75 tốc độ 2GHz và 6 nhân tiết kiệm năng lượng Cortex-A555 tốc độ 1.8GHz. Tích hợp là Mali-G52 có tốc độ xung nhịp 1GHz.

Cấu hình này cho phép Redmi Note 9 có thể chơi tốt các tựa game phổ biến trên thị trường hiện nay như Liên Quân Mobile hay PUBG Mobile. Redmi Note 9 đồng thời trang bị RAM 3/4GB và ROM 64/128GB, giảm thiểu giật lắc khi người dùng cần chuyển đổi giữa các ứng dụng.

{keywords}

Với hàng loạt các ưu điểm, Redmi Note 9 không hề lép vế khi đứng cạnh các đàn anh của mình. Thiết bị thậm chí còn sáng giá khi mức giá niêm yết chỉ từ 3,99 triệu đồng (phiên bản RAM 3GB/ROM 64GB) và 4,79 triệu đồng (phiên bản RAM 4GB/ROM 128GB. Đây hứa hẹn sẽ trở thành mẫu smartphone “quốc dân” đối với những bạn học sinh, sinh viên đang tìm kiếm thiết bị di động phục vụ mọi mặt từ giải trí, học tập cho đến chụp ảnh…

Nguyễn Minh (tổng hợp) 

Điện thoại Bphone tự động gửi tin nhắn cho “số lạ”

Bkav đã lên tiếng giải thích vì sao điện thoại Bphone 86 tự động gửi tin nhắn cho “số lạ”. Theo đó, các đầu “số lạ” này là của chính nhà sản xuất Bkav.

Theo phản ánh của một số người dùng Bphone 86, họ gặp phải tình trạng điện thoại của mình tự động nhắn tin đến các đầu số lạ mà không rõ lý do. 

Cụ thể, chiếc BPhone của những người dùng này đã gửi hàng chục tin nhắn đến 2 đầu số di động 097.674.xxxx và 091.502.xxxx.

Nội dung phản ánh nêu rõ, chủ nhân của máy không nắm được nội dung tin nhắn đã được hệ thống tự động gửi đi. Họ chỉ biết có tin nhắn phát sinh khi truy cập vào ứng dụng quản lý tài khoản của nhà mạng. Trong khi đó, tiền cước nhắn tin lại liên tục phát sinh, dù tổng số tiền không đáng kể. 

{keywords}
Điện thoại BPhone tự động gửi tin nhắn cho “số lạ”

Trao đổi với Pv VietNamNet, đại diện Bkav cho biết, các tin nhắn này phát sinh từ phần mềm bảo vệ smartphone (Bkav Mobile Security - BMS) có trên điện thoại Bphone

Chức năng của BMS là tự động chặn tin nhắn rác và cuộc gọi không mong muốn. Ngoài ra, ứng dụng này còn có các chức năng như diệt virus, chống trộm, tìm vị trí điện thoại, sao lưu danh bạ, tin nhắn, cuộc gọi, giám sát truy cập và duyệt web an toàn.

“Mỗi khi người dùng thay đổi SIM điện thoại, Bphone sẽ cập nhật thông tin mới lên hệ thống nhằm đảm bảo tính năng chống trộm được kết nối ổn định và an toàn. Đây là tính năng mà Bkav phát triển nhằm bảo vệ người dùng trong trường hợp không may bị mất máy”, đại diện Bkav nói. 

{keywords}
 Bkav cho biết người dùng Bphone không cần lo lắng bởi các đầu “số lạ” này là của chính nhà sản xuất Bkav. Ảnh: Nhân Lê

Đối với phản ánh của người dùng về việc Bphone tự động gửi tin nhắn với mật độ dày đặc, Bkav có ghi nhận với số lượng rất ít các trường hợp như vậy. Đây là lỗi phát sinh từ nhà mạng, dẫn tới phải gửi lại tin nhắn nhiều lần.

Để giải quyết vấn đề này, đại diện Bkav cho biết đã trả lời công khai nhiều lần trên Bphone Fans Club (group cộng đồng của Bphone trên Facebook - PV). Nhà sản xuất này cũng khẳng định bộ phận chăm sóc khách hàng của hãng sẽ liên hệ để gửi lại phí dịch vụ nhắn tin cho người dùng. 

Trọng Đạt

Bphone chạy Android nhưng chưa đạt chứng nhận Google?

Bphone chạy Android nhưng chưa đạt chứng nhận Google?

 Nhiều người cảm thấy bất ngờ trước thông tin điện thoại Bphone chưa đạt chứng nhận của Google. Thực tế này khiến Bphone 86 không cài được một số ứng dụng có yêu cầu cao về bảo mật. 

Mark Zuckerberg có bị đánh bại bởi chiến dịch tẩy chay Facebook?

Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Facebook liệu có đánh bại được CEO Mark Zuckerberg của một trong những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số không thể thiếu đối với các doanh nghiệp lớn và nhỏ?

Từ nhiều năm qua, Facebook được xem là một trong những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số thực sự duy nhất không thể thiếu đối với các doanh nghiệp lớn và nhỏ có mong muốn tiếp cận các khách hàng tiềm năng trong số 2,6 tỷ người dùng mạng xã hội này.

Ngay cả trong bối cảnh công ty này trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận nối tiếp nhau mà chưa thấy hồi kết, cũng như bị gắn tên trong các từ khóa (hashtag) kêu gọi tẩy chay, hệ thống quảng cáo của Facebook vẫn tiếp tục "hái ra tiền", khiến đế chế này dường như bất khả chiến bại.

Thế nhưng, trong những ngày gần đây, người ta thấy sự vững vàng của Facebook có một chút lung lay khi phải đối mặt một chiến dịch gây áp lực mới từ các nhà quảng cáo - "đòn đánh" mà mạng xã hội này chưa từng nếm trải trong lịch sử hình thành và phát triển, đe dọa nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh cốt lõi của nền tảng truyền thông này, khi gần như toàn bộ doanh thu khoảng 70 tỷ USD của Facebook trong năm 2019 đến từ tiền quảng cáo.

Ngày càng có nhiều công ty lớn tham gia chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook nhằm phản đối chính sách của nền tảng truyền thông xã hội này trong việc xử lý các ngôn từ kích động thù địch và những thông tin sai sự thật.

Trong số này, đỉnh điểm là việc tập đoàn hóa mỹ phẩm Unilever ngày 26/6 tuyên bố sẽ chấm dứt toàn bộ các hoạt động quảng cáo trên Facebook từ nay tới cuối năm 2020. Biện pháp tương tự cũng được tập đoàn này áp dụng với Twitter.

Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Facebook sau đó đã nhanh chóng lan sang các thương hiệu lớn khác như The North Face và Patagonia. Chiến dịch mang tên #StopHateForProfit (Ngừng kiếm lời từ sự thù hận) giờ đây là một thế lực mà Facebook không thể phớt lờ.

Trong tuần vừa qua, Facebook đã tổ chức một hội nghị khách hàng thông báo với các nhà tiếp thị rằng công ty này đang hết sức nỗ lực để lắp đầy "khoảng trống niềm tin". Nền tảng truyền thông xã hội này cũng đã gửi nhiều email đến các nhà quảng cáo với hy vọng chấm dứt làn sóng tẩy chay.

Ngày 26/6, người sáng lập ra Facebook - Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg đã trấn an công chúng với những cam kết mới về việc cấm những quảng cáo có nội dung thù hận và sẽ gắn thẻ các bài viết gây tranh cãi do giới chính trị gia đăng tải.

Tuy nhiên, bất chấp áp lực gia tăng, CEO Zuckerberg - người có quyền lực tối cao tại Facebook, đã không đề cập tới làn sóng tẩy chay của các đối tác lớn. Động thái này khiến những chỉ trích nhằm vào Facebook như càng được củng cố thêm.

Chủ tịch của nhóm dân quyền "Color of Change" Rashad Robinson - một trong những người đứng đầu chiến dịch tẩy chay - nhận xét: "Bài diễn thuyết của Zuckerberg là 11 phút lãng phí cơ hội để đưa ra cam kết về sự thay đổi".

Mặc dù vậy, bà Laura Martin - nhà phân tích công nghiệp thuộc Needham & Co. cho rằng làn sóng tẩy chay này chỉ trở nên đáng sợ đối với Facebook khi các nhà quảng cáo nhỏ hơn cũng rút lui, hoặc ngừng hoạt động do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Và trên thực tế, Facebook có thể dễ bị tổn thương, nhưng CEO Mark Zuckerberg thì không!

Trong lời đáp trả ngày 26/6 sau thông báo của Unilever, Facebook đã nhấn mạnh các biện pháp mà công ty đã thực hiện để bảo vệ nền tảng mạng xã hội này.

Để phục vụ mục tiêu phát hiện và loại bỏ các nội dung độc hại, Facebook đẩy mạnh đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và cấm hàng trăm tổ chức theo xu hướng chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.

Người phát ngôn viên của công ty Facebook - ông Andy Stone nêu rõ: "Chúng tôi đã đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cho cộng đồng của mình được an toàn, đồng thời liên tục hợp tác với các chuyên gia bên ngoài để xem xét và cập nhật các chính sách của chúng tôi.

Chúng tôi biết chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhóm dân quyền, GARM, và nhiều chuyên gia khác để phát triển thêm nhiều công cụ, công nghệ và chính sách để tiếp tục cuộc chiến này."

Mỗi khi có thêm một công ty mới tham gia làn sóng tẩy chay, áp lực kinh tế lại gia tăng buộc Facebook bằng cách nào đó phải thay đổi.

Chiến dịch này đã gây tiếng vang về một cuộc nổi loạn của nhà quảng cáo, tương tự những gì đã chống lại YouTube hồi năm 2017.

Ở thời điểm đó, các doanh nghiệp lớn cũng đã tuyên bố "quay lưng" với YouTube do lo ngại rằng thuật toán của nền tảng chia sẻ video trực tuyến này đặt sẽ đặt các ngôn từ kích động thù địch bên cạnh các quảng cáo của họ.

Rốt cuộc, YouTube đã phải đưa ra một số điều chỉnh trong chính sách, trong đó bao gồm tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn không cho các clip quảng cáo xuất hiện bên cạnh những nội dung gây tranh cãi.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, tình huống có vẻ tương đồng, nhưng Facebook ít chịu áp lực từ bên ngoài hơn hầu hết các doanh nghiệp khác. CEO Mark Zuckerberg lãnh đạo Facebook, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về công ty này và các cổ đông không thể loại bỏ Zuckerberg ra khỏi công ty. Yếu tố này có thể vô hiệu hóa chiến dịch tẩy chay nhằm vào Facebook.

Chuyên gia Laura Martin phân tích: "Disney không thể làm điều này và Apple cũng không thể làm điều này. Những công ty này do một hội đồng quản trị điều hành. Nếu đó là một công ty do hội đồng quản trị điều hành, họ có thể sẽ sa thải CEO để bảo vệ doanh thu. Nhưng điều đó không phải xảy ra ở đây (tại công ty Facebook)".

Thật vậy, Facebook đã đưa ra một thông điệp đầy thách thức vào đầu tuần này. Trong thư gửi tới các nhà quảng cáo, Phó Chủ tịch Facebook phụ trách mảng kinh doanh toàn cầu Carolyn Everson viết: "Chúng tôi không thay đổi chính sách do bị áp lực về doanh thu. Chúng tôi thiết lập các chính sách của mình dựa trên các nguyên tắc hơn là lợi ích kinh doanh".

Chiến dịch tẩy chay này có gây ảnh hưởng rõ rệt tới sự sống còn của Facebook hay không? Đó vẫn là điều còn rất mơ hồ. Điều này một phần phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia làn sóng tẩy chay, chiến dịch tẩy chay này diễn ra trong bao lâu (hiện tại chỉ tiến hành trong tháng 7), cũng như tác động từ các yếu tố bên ngoài như đại dịch COVID-19.

Kết quả sớm nhất mà chúng ta có thể biết được đó là khi công ty công bố báo cáo doanh thu quý III/2020 vào mùa Thu này.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu tiếp thị Pathmatics, trong số các công ty tham gia làn sóng tẩy chay Facebook tính đến thời điểm này, chỉ có 3 công ty - Unilever, Verizon và nhà bán lẻ thiết bị ngoài trời REI - nằm trong top 100 nhà quảng cáo hàng đầu trên Facebook. Năm 2019, Unilever đứng thứ 30 - chi khoảng 42,4 triệu USD cho các quảng cáo trên Facebook, trong khi Verizon và REI có vị trí lần lượt là 88 và 90 - với chi tiêu ước tính khoảng 23 triệu USD.

Các đối tác quảng cáo "chịu chi" nhất của Facebook trong năm 2019 tính theo thứ tự từ trên xuống là Home Depot, Walmart, Microsoft, AT&T (doanh nghiệp sở hữu WarnerMedia - công ty mẹ của CNN) và Disney.

Theo Bnews

Đối mặt tẩy chay, Facebook vẫn thách thức đối tác?

Đối mặt tẩy chay, Facebook vẫn thách thức đối tác?

Nếu Facebook là công ty được điều hành bởi một hội đồng quản trị, họ sẽ sớm đưa ra các phản ứng, thậm chí là sa thải CEO. Thế nhưng, đây lại là đế chế của riêng Mark Zuckerberg.

Huawei nỗ lực mở rộng nghiên cứu AI tại Canada

Tờ Globe and Mail có bài viết phản ánh việc công ty công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động tại Canada trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo bằng việc thuê các nhà vận động hành lang.

Theo Tờ Globe and Mail, Huawei Technologies Co. Ltd đã thuê các nhà vận động hành lang ở Ottawa để thảo luận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) tại Canada và cách thức Chính phủ Canada hỗ trợ đầu tư nước ngoài.

Đây là dấu hiệu cho thấy Huawei đang tìm kiếm những lợi ích xa hơn trong ngành khoa học máy tính của Canada, vốn giữ vai trò quan trọng đối với các công ty công nghệ và Trung Quốc.

Theo Cơ quan đăng ký vận động hành lang liên bang Canada, hồi đầu 2020, Huawei đã giao nhiệm vụ cho Joe Jordan, từng là Thư ký Quốc hội cho cựu Thủ tướng Jean Chrétien, vận động chính phủ liên bang về việc đặt địa điểm của một trung tâm nghiên cứu AI ở Canada. 

Ông Jordan đang làm việc cho tập đoàn Bluesky Strategy, một công ty vận động hành lang có trụ sở tại Ottawa. Ông và người đồng sáng lập Bluesky, Tim Barber, đã đưa một trung tâm nghiên cứu AI của Huawei vào danh sách vận động của mình để trao đổi với Cơ quan đăng ký vận động hành lang liên bang.

Trước đó, người sáng lập của Huawei Nhậm Chính Phi đã nhiều lần nói về sự đi đầu của Canada trong lĩnh vực AI và gọi các nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu ở Canada là “cha đẻ” của lĩnh vực này. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2019, ông Nhậm thể hiện ý định đưa Canada trở thành một trung tâm quốc tế để nghiên cứu lý thuyết.

Thực tế, Huawei đã thuê các nhà nghiên cứu ở Edmonton, Toronto và Montreal để phát triển các sản phẩm AI của họ ở Canada, thông qua một dự án có tên là "Noah's Ark Lab", bao gồm bốn cơ sở ở Trung Quốc đại lục, một ở khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và hai ở London (Anh) và Paris (Pháp). 

"Noah's Ark Lab" Canada của Huawei có trụ sở tại thành phố Montreal do Yanhui Geng làm Giám đốc. Công ty này hợp tác với Đại học McGill, Đại học Waterloo, Đại học Montreal và Mila, Viện AI Quebec.

Ngoài ra, theo Globe and Mail, Huawei đã thiết lập một mạng lưới quan hệ rộng lớn với các trường đại học hàng đầu về nghiên cứu ở Canada để tạo ra một hệ thống sở hữu trí tuệ ổn định mà công ty đang sử dụng nhằm củng cố vị thế thị trường của mình trong mảng công nghệ 5G.

Phát biểu với báo giới, ông Alykhan Velshi, phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề doanh nghiệp của Huawei Canada cho biết, công ty này đã từ bỏ kế hoạch về một trung tâm AI chuyên dụng ở Canada nhưng khẳng định, sự hiện diện của Huawei ở Canada sẽ tiếp tục tăng lên vì công ty luôn tìm cách tăng quy mô hoạt động, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mới nổi như AI.

Điều này được chứng minh khi đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei Canada đã tăng 25% kể từ năm 2018. 

Trong khi đó, những ý kiến chỉ trích cho rằng việc Huawei mở rộng đầu tư vào nghiên cứu AI ở Canada là vấn đề còn phải bàn một cách kỹ lưỡng để tạo ra các giá trị tiềm năng của công nghệ này trong việc cho ra đời các thiết bị tốt hơn để sử dụng trong lĩnh vực quân sự, giám sát và kiểm soát.

Ngoài ra, những ý kiến chỉ trích cảnh báo rằng luật pháp Trung Quốc bắt buộc các công ty có trụ sở tại nước này phải hợp tác với các cơ quan tình báo. Đồng thời, nhiều tài liệu chính sách trung ương đã nói rõ rằng Bắc Kinh coi AI là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai và rất quan trọng để Trung Quốc đạt được sự thống trị toàn cầu.

Richard Fadden, cựu Giám đốc của Cơ quan Tình báo An ninh Canada, từng là cố vấn an ninh quốc gia cho Thủ tướng Trudeau và cựu Thủ tướng đảng Bảo thủ Stephen Harper, cảnh báo rằng sản phẩm được tạo ra bởi bất kỳ nghiên cứu AI nào của Huawei ở Canada chắc chắn sẽ được chuyển về Trung Quốc và khuyên Chính phủ Canada không nên hợp tác với Huawei ngay bây giờ. 

Ông Fadden cũng cảnh báo về việc Huawei đang mở rộng dấu ấn kinh tế của mình tại Canada để khiến Chính phủ Canada khó loại trừ công ty này tham gia vào mạng 5G.

Trong khi đó, ông Rory Medcalf, cựu nhân viên ngoại giao và nhà phân tích tình báo Australia, cho biết lãnh đạo Trung Quốc không giấu giếm tham vọng quốc gia trong việc kiểm soát các công nghệ đỉnh cao tiên phong, đặc biệt là AI, để có được các lợi thế về an ninh và quốc phòng, cả trong việc giám sát và quản lý dân số và trong chiến tranh.
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính Huawei, hồi năm 2018 tại Vancouver, khiến quan hệ giữa Canada và Trung Quốc trở nên căng thẳng.

Nhưng hiện nay, Huawei vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư vào Canada, nơi chính phủ Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có nên đi theo sự dẫn dắt của các đồng minh trong liên minh tình báo “Five Eyes” về việc cấm thiết bị Huawei tham gia vào mạng 5G  hay không.

Người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, nhấn mạnh AI là một công nghệ có thể mang lại một số thay đổi quan trọng nhất cho cuộc sống của con người trong những thập kỷ tới.

Theo Bnews

​Khó khăn của Huawei liệu có là cơ hội cho những ''người chơi'' khác?

​Khó khăn của Huawei liệu có là cơ hội cho những ''người chơi'' khác?

Việc Huawei bị ngăn chặn ở nhiều nước đang mở ra cơ hội tiềm năng hấp dẫn cho các công ty viễn thông như Samsung và NEC. Tuy nhiên việc xây dựng mạng 5G thành công không phải là nhiệm vụ đơn giản.

Ba mạng xã hội lớn tổng tấn công ông Trump

Hôm 29/6, các nền tảng mạng xã hội lớn đồng loạt có hành động chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, các tổ chức thân Trump và tài khoản cực hữu.

Ba mạng xã hội lớn tổng tấn công ông Trump
Từ trái qua: CEO Reddit Steve Huffman, CEO YouTube Susan Wojcicki và CEO Twitch Emmett Shear

Reddit, Twitch và YouTube đồng loạt chống lại các nhóm cực hữu, thân Trump và bản thân Tổng thống Mỹ trong nỗ lực dẹp bỏ phát ngôn thù địch trên các nền tảng mạng xã hội.

Reddit cấm hơn 2.000 subreddit thường xuyên vi phạm quy định về quấy rối, phát ngôn thù địch, trong đó có subreddit /The_Donald, diễn đàn thân Trump với 790.000 người dùng. Trong blog đăng ngày 29/6, CEO Reddit Steve Huffman cho biết cộng đồng ngày càng đăng tải nội dung vi phạm quy định hơn bình thường và người điều tiết (moderator) không đáp ứng được hầu hết kỳ vọng cơ bản của Reddit.

Quyết định nhằm thi hành chính sách mới của Reddit, cấm thành viên hay subreddit “cổ vũ thù địch dựa trên danh tính hay điểm yếu” hoặc nhằm vào “nạn nhân của vụ việc bạo lực lớn và gia đình của họ”.

Twitch, nền tảng streaming video nổi tiếng trong giới game thủ, cho biết tạm dừng hoạt động tài khoản chính thức của Tổng thống Trump do vi phạm quy định thù địch. Trong tuyên bố, công ty của Amazon khẳng định không cho phép thù địch trên nền tảng. Nội dung vi phạm đã bị gỡ bỏ.

Twitch dẫn hai ví dụ từ tài khoản ông Trump, một trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và một từ chiến dịch gần đây tại Tulsa, Oklahoma. Cả hai đều cho thấy Tổng thống Mỹ bình luận phân biệt chủng tộc về người Mỹ gốc Mexico.

Cùng ngày, YouTube thông báo cấm tài khoản của nhiều nhân vật theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, bao gồm David Duke, Richard Spencer và Stefan Molyneux với lý do vi phạm quy định về phát ngôn thù địch của công ty.

Trả lời The Verge, YouTube tiết lộ sau khi cập nhật quy định để đối phó tốt hơn với nội dung thượng đẳng, số video bị xóa bỏ đã tăng gấp 5 lần và hơn 25.000 kênh bị hủy.

Reddit, Twitch và YouTube cùng hành động trong bối cảnh nhiều nhãn hàng lớn tuyên bố dừng quảng cáo trên Facebook và Instagram vì cách xử lý nội dung thù địch và tin giả. Đầu tháng này, một nhóm các tổ chức vận động kêu gọi các nhà quảng cáo tẩy chay Facebook vì từ chối xử lý bài viết gây tranh cãi của Tổng thống Trump, trong đó ông gọi những người biểu tình vì cái chết của George Floyd là “côn đồ” và gợi ý bạo lực chống lại họ.

Thời điểm đó, CEO Mark Zuckerberg bảo vệ quyết định của Facebook, còn Twitter dán nhãn tweet của ông Trump là “kích động bạo lực”. Hiện tại, gần 100 công ty cho biết sẽ ngừng quảng cáo trên Facebook trong tháng 7. Một số tên tuổi lớn tham gia chiến dịch tẩy chay là Verizon, Unilever, Honda, Coca-Cola, Starbucks, Adidas, PepsiCo…

Trước tình hình này, Facebook đưa ra vài thay đổi về chính sách quảng cáo và nội dung. Tuy nhiên, chúng dường như chưa đủ sức xoa dịu đối tác.

Có thể thấy, mạng xã hội đang đối mặt với áp lực ngày một lớn hơn trong điều tiết nội dung gây hại và thông tin xuyên tạc trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, biểu tình đòi công bằng chủng tộc và bầu cử Tổng thống sắp diễn ra.

Du Lam (Theo BI)

Tại sao Twitter gắn cảnh báo bài đăng của Trump, còn Facebook làm ngơ?

Tại sao Twitter gắn cảnh báo bài đăng của Trump, còn Facebook làm ngơ?

Gần đây, Twitter đã có những động thái chưa từng có trong lịch sử dưới các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trái ngược với đó, Facebook đã không tiến hành bất kỳ can thiệp nào.