Thành phố Yamato, thuộc tỉnh Kanagawa, trở thành thành phố đầu tiên ở Nhật Bản cấm người đi bộ sử dụng điện thoại thông minh ở nơi công cộng.
Ngày 25/6, thành phố Yamato, thuộc tỉnh Kanagawa, trở thành thành phố đầu tiên ở Nhật Bản cấm người đi bộ sử dụng điện thoại thông minh ở nơi công cộng, nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.
Sắc lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, nhưng không quy định hình phạt với người vi phạm.
Nhà chức trách Yamato cho biết biện pháp này sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc tránh sử dụng điện thoại khi đi lại.
Yamato cấm người đi bộ sử dụng điện thoại thông minh |
Theo sắc lệnh trên, nếu muốn dùng điện thoại thông minh ở nơi công cộng như trên đường phố và công viên, người đi bộ phải dừng ở nơi không gây cản trở giao thông.
Tháng 1 vừa qua, thành phố Yamato đã tiến hành nghiên cứu tại 2 địa điểm, quan sát khoảng 6.000 người đi bộ. Kết quả cho thấy có đến 12% số người đi bộ dùng điện thoại. Sau khảo sát này, các cơ quan chức năng đã trình sắc lệnh trên lên hội đồng thành phố vào ngày 1/6.
Theo kết quả nghiên cứu của Tập đoàn điện thoại di động NTT Docomo của Nhật Bản thực hiện hồi năm 2014, những người vừa đi bộ vừa xem điện thoại, chỉ có tầm nhìn 5% so với tầm nhìn của người đi bộ không xem điện thoại.
Tập đoàn NTT Docomo đã tiến hành mô phỏng trên máy tính về chuyện gì sẽ xảy ra nếu 1.500 người đi bộ sang đường ở khu vực Shibuya (Si-bư-y-a) đông đúc thuộc thủ đô Tokyo vừa xem điện thoại.
Kết quả cho thấy 2/3 trong số này không thể sang đường nếu không gây ra tai nạn, với 446 vụ va chạm, 103 người bị ngã và 21 người đánh rơi điện thoại.
Trong khi đó, số vụ tai nạn giữa người sử dụng điện thoại khi đang đạp xe và khách bộ hành cũng gia tăng tại Nhật Bản.
Trong một số vụ tai nạn giao thông do mải xem điện thoại, gia đình các nạn nhân đề bị mức bồi thường lên tới 100 triệu yen (1 triệu USD).
Theo Vietnam+
Cắm mặt vào điện thoại, người phụ nữ gặp tai nạn khủng khiếp
Mải nhìn vào màn hình smartphone, người phụ nữ đi nhầm vào thang máy vận chuyển ô tô.
No comments:
Post a Comment