Thursday, April 30, 2020

Cửa hàng di động mở lại, khách chủ yếu mua máy giá rẻ

 - Tất cả các cửa hàng kinh doanh hàng công nghệ đều mở trở lại, nhóm sản phẩm tầm trung được mua nhiều hơn.

Từ 23/4, tất cả các cửa hàng điện thoại di động lớn nhỏ trên toàn quốc được mở trở lại. Đến thời điểm hiện tại, khách mua chủ yếu tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp.

Ông Huỳnh Phú Hải, chủ chuỗi 6 cửa hàng điện thoại ở TP.HCM, cho biết đã mở cửa trở lại toàn bộ cửa hàng hôm 23/4. Trước đó, hôm 15/4 một số cửa hàng của ông vẫn phải khép tạm cửa cuốn.

“Doanh số ngày tốt nhất đã đạt được khoảng 60-70% so với ngày thường. Khách chủ yếu mua điện thoại cũ là chính”, ông Hải cho biết.

Khách tại một cửa hàng điện thoại sau giai đoạn cách ly.

Chuỗi CellPhoneS cũng mở lại tất cả cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

“Khách hàng ở Hà Nội tăng hơn nhiều so với TP.HCM. Một phần do suốt thời gian cách ly xã hội, toàn bộ các cửa hàng tại Hà Nội phải đóng cửa”, đại diện CellPhoneS nói.

Chuỗi này cho biết lượng khách sửa chữa, bảo hành sản phẩm cũng tăng tại các cửa hàng Điện Thoại Vui Hà Nội, do trong thời gian cách ly xã hội các cửa hàng bị đóng cửa và lượng sản phẩm bị lỗi dồn ứ lại.

Ông Hải, chủ cửa hàng sửa chữa điện thoại 14 năm tuổi đời ở TP.HCM, cho biết cửa hàng sửa chữa phục hồi tốt hơn, đạt doanh thu khoảng 80-90% so với ngày thường.

Ở các chuỗi lớn hơn, tình hình kinh doanh dần sáng sủa trở lại. FPT Shop cho hay doanh số cải thiện hơn so với trong thời gian dịch bệnh. Ba nhóm hàng được mua nhiều là: laptop, điện thoại và phụ kiện. Khách hàng chủ yếu chọn mua các sản phẩm ở phân khúc tầm trung.

CellphoneS cũng nhận định tương tự. Tại các cửa hàng chuỗi này, smartphone phân khúc giá rẻ - tầm trung bán tốt hơn, máy cao cấp bán chậm.

“Một phần do xu hướng thị trường và một phần cũng có thể phản ánh sự giảm sút trong nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân suốt thời gian dịch”, đại diện CellphoneS nhận xét.

Các sản phẩm thuộc ngành hàng liên quan tới làm việc - học tập, giải trí tại nhà có tăng trong thời gian tháng 3 tháng 4 gồm: laptop, phụ kiện IT, thiết bị mạng - SIM data, máy tính bảng.

Theo đại diện CellphoneS, các dịch vụ sửa chữa laptop cũng tăng do nhu cầu làm việc học tập online tại nhà. Rất nhiều khách hàng chia sẻ rằng cần có máy tính gấp để con cháu học online.

Hải Đăng 

Công nghệ mới biến tất cả màn hình thành cảm ứng

Công nghệ này cho phép người dùng tương tác cảm ứng với tất cả màn hình từ TV, smartphone đến laptop với giá 129 USD.

Một nhóm cựu kỹ sư Samsung đang tạo ra một thiết bị có tên Glamos. Nó sử dụng công nghệ LiDAR, giúp biến tất cả màn hình thành cảm ứng với đầy đủ các tương tác.

Glamos hoạt động tương tự màn hình cảm ứng nhưng người dùng có thể không cần phải chạm trực tiếp vào mặt phẳng. Thay vào đó, Glamos phát hiện các chuyển động tay và gửi tín hiệu để điều khiển thiết bị.

Cong nghe moi bien tat ca man hinh thanh cam ung hinh anh 1 Screenshot_55.jpg

Glamos biến máy chiếu thành một màn hình tương tác cảm ứng. Ảnh: Glamos.

Điều này cho phép người dùng điều khiển TV thông minh, laptop, smartphone và máy tính bảng bằng cử chỉ tay từ xa. Nó hỗ trợ hiệu quả những trường hợp mà người dùng không thể chạm tay vào màn hình như lúc thuyết trình hay nấu ăn.

Đối với các thiết bị không có màn hình cảm ứng, nó mở ra một cách tương tác mới, hiện đại và thú vị hơn. Một chiếc TV bình thường có thể chơi được những tựa game tương tác như hệ máy Wii.

Điều khiến Glamos trở nên đặc biệt là phạm vi tương tác của nó rất lớn. Trong bán kính gần 1 mét, nó có thể nhận biết các cử chỉ vuốt, chạm của người dùng.

Cong nghe moi bien tat ca man hinh thanh cam ung hinh anh 2 Glamos_01_1200x800.jpg

Glamos có kích thước nhỏ để người dùng tiện mang theo. Ảnh: Glamos.

Glamos hoạt động được là nhờ cảm biến chuyển động dạng gương xoay. Thiết bị tương thích với tất cả TV thông minh, Android, iOS, Mac và Windows 7 trở lên. Công nghệ LiDAR thường được tìm thấy trong xe hơi tự lái và robot hút bụi. Các kỹ sư cũng cố gắng thu nhỏ kích thước của Glamos để người dùng có thể mang theo.

Dự kiến, thiết bị sẽ được bán vào tháng 8. Giá cho phiên bản tiêu chuẩn là 129 USD. Với phiên bản kết nối không dây qua Bluetooth, người dùng sẽ phải chi 149 USD để sở hữu.

Tuy vậy, đây vẫn là dự án gây quỹ cộng đồng. Vì vậy, những người đặt tiền trước chưa chắc nhận được sản phẩm bởi dự án có thể bị hủy bỏ hoặc trì hoãn bất cứ lúc nào.

Theo Zing

Apple vừa cập nhật iOS, cho phép mọi người mở khóa máy khi đang đeo khẩu trang dễ dàng hơn

Ngày 29/4, Apple đã phát hành phiên bản phần mềm beta dành cho iPhone. Phiên bản này giúp mở khóa iPhone dễ dàng hơn mà không cần sử dụng Face ID khi người dùng đang đeo khẩu trang.

Phiên bản này giúp mở khóa iPhone dễ dàng hơn mà không cần sử dụng Face ID khi người dùng đang đeo khẩu trang.

Hôm qua (29/4), Apple đã phát hành phiên bản phần mềm beta dành cho iPhone. Phiên bản này giúp mở khóa iPhone dễ dàng hơn mà không cần sử dụng Face ID vì lúc đó người dùng đang đeo khẩu trang.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn đeo khẩu trang, bạn sẽ phải mở khẩu trang ra để mở khóa iPhone bằng Face ID. Như vậy, sẽ có một sự chậm trễ và bất tiện nho nhỏ khi điện thoại phải chờ đợi bạn mở khẩu trang ra, vì nó không thể nhận dạng khuôn mặt của bạn khi bạn đang đeo khẩu trang, hoặc bạn sẽ phải chuyển sang chế độ nhập mật mã. Như vậy bạn chỉ có thể tắt Face ID, nhưng sau đó bạn sẽ không nhận được sự tiện lợi của Face ID khi bạn ở nhà và không đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, ở iOS 13,5 beta 3 mới, vừa được Apple phát hành cho các nhà phát triển để thử nghiệm, Apple đã đơn giản hóa quy trình mở khóa cho những người đeo khẩu trang bằng cách đưa trường nhập mật khẩu lên luôn màn hình chính. Tất cả những gì bạn cần làm là vuốt lên nếu đang đeo khẩu trang, và bạn sẽ bỏ qua màn hình Face ID, nhập mật khẩu mở khóa.

Tất cả những gì bạn cần làm là vuốt lên nếu đang đeo khẩu trang, và bạn sẽ bỏ qua màn hình Face ID, nhập mật khẩu mở khóa.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có thể mở khóa điện thoại dễ dàng hơn trong khi thực hiện các thao tác như thanh toán di động tại quầy thanh toán thay vì mở khẩu trang ra hoặc dò dẫm chờ màn hình nhập mật khẩu bật lên. Vì đây vẫn là bản beta, nên có thể vài tuần nữa người dùng đại chúng mới có thể sử dụng tính năng này.

Một tin vui nữa là bản iOS beta mới cũng bao gồm cả phần mềm giúp xây dựng ứng dụng cảnh báo cho mọi người nếu họ ở gần ai đó bị Covid-19.

B.T (Theo CNBC)

Cách khóa trình điều khiển phát lại trên Netflix để có trải nghiệm xem phim tốt hơn

Bạn đang xem đến đoạn gây cấn nhất trong một bộ phim trên Netflix, nhưng do quá phấn kích bạn vô tình chạm vào nút Play/Pause, hoặc tệ hơn là nút Chuyển sang tập tiếp theo.

Những lúc như vậy, chắc chắc trải nghiệm xem phim của bạn sẽ không còn được nguyên vẹn. Nhằm nâng cao trải nghiệm xem phim, mới đây Netflix đã cho mắt một tính năng mới giúp người dùng khắc phục vấn đề này.

{keywords}
Cách khóa trình điều khiển phát lại trên Netflix để có trải nghiệm xem phim tốt hơn

Tính năng mới có tên gọi Screen Lock và nhiệm vụ của nó là khóa trình điều khiển phát lại (playback control) trong khi người dùng xem phim. Khi bạn bật Screen Lock, tất cả các nút điều khiển phát lại trên Netflix như Play/Pause, tua tới đoạn tiếp theo, tua về đoạn trước đó, chuyển sang tập tiếp theo, bật/tắt hoặc thay đổi phụ đề,... đều sẽ biến mất khỏi màn hình. Nhờ vậy, bạn sẽ không bao giờ vô tình chạm vào bất kỳ nút điều khiển nào trên màn hình, và sẽ luôn có trải nghiệm xem phim liên tục và trọn vẹn.

Lưu ý: Tính đến thời điểm bài viết này, tính năng Screen Lock chỉ mới có mặt trên ứng dụng Netflix dành cho smartphone và tablet Android. Bởi vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nó trên nền tảng này. Khi nó khả dụng trên các nền tảng còn lại, bạn chỉ cần áp dụng tương tự.

Cách khóa tất cả nút điều khiển phát lại trên Netflix bằng Screen Lock

Để kích hoạt Screen Lock, bạn mở một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình bất kỳ bạn muốn xem trên Netflix. Tiếp theo, bạn chạm nhẹ lên màn hình để mở trình điều khiển phát lại. Từ đây, bạn sẽ thấy tùy chọn Screen Lock (Khóa màn hình) ở phía dưới góc trái. Bấm lên nó và màn hình sẽ bị khóa, đồng thời các nút điều khiển phát lại cũng sẽ biến mất.

{keywords}

Khi muốn mở khóa màn hình, bạn chỉ cần bấm lên nút Screen Locked (Màn hình đã khóa) ở chính giữa cạnh dưới của màn hình.

{keywords}

Lúc này, Netflix sẽ hiển thị thông báo yêu cầu bạn xác nhận việc mở khóa, hãy bấm lên nó. Ngay sau đó, màn hình sẽ được mở khóa và trình điều khiển phát lại sẽ xuất hiện trở lại trên màn hình.

{keywords}

Tính năng mới đang được triển khai tuần tự đến người dùng Android. Nếu bạn chưa thấy nó, bạn cần kiểm tra và cập nhật ứng dụng lên phiên bản mới nhất từ Play Store (CH Play) hoặc từ địa chỉ sau.

Một trường hợp khác bạn có thể áp dụng Screen Lock là khi bạn cho con mình xem các chương trình yêu thích của chúng trên Netflix. Trẻ con luôn táy máy và việc chúng bấm lung tung là chuyện hết sức bình thường. Khi đó, bạn chỉ cần bật Screen Lock và bạn không còn sợ chúng bấm chuyển qua chương trình khác thay vì chương trình chúng yêu thích nữa.

Một lưu ý nữa là Screen Lock chỉ khóa màn hình và trình điều khiển bên trong ứng dụng Netflix, sau khi bật nó bạn vẫn có thể kích hoạt trình đa nhiệm của hệ thống và chuyển sang ứng dụng khác nếu muốn.

Ca Tiếu (theo Groovy post)

Cách chặn triệt để nội dung người lớn trên Netflix

Cách chặn triệt để nội dung người lớn trên Netflix

Thật nguy hại khi con trẻ ở nhà có thể xem phim người lớn qua Netflix. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế điều này bằng tính năng Viewing restrictions (Giới hạn xem).

Cửa hàng di động mở lại, khách chủ yếu mua máy giá rẻ

 - Tất cả các cửa hàng kinh doanh hàng công nghệ đều mở trở lại, nhóm sản phẩm tầm trung được mua nhiều hơn.

Từ 23/4, tất cả các cửa hàng điện thoại di động lớn nhỏ trên toàn quốc được mở trở lại. Đến thời điểm hiện tại, khách mua chủ yếu tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp.

Ông Huỳnh Phú Hải, chủ chuỗi 6 cửa hàng điện thoại ở TP.HCM, cho biết đã mở cửa trở lại toàn bộ cửa hàng hôm 23/4. Trước đó, hôm 15/4 một số cửa hàng của ông vẫn phải khép tạm cửa cuốn.

“Doanh số ngày tốt nhất đã đạt được khoảng 60-70% so với ngày thường. Khách chủ yếu mua điện thoại cũ là chính”, ông Hải cho biết.

Khách tại một cửa hàng điện thoại sau giai đoạn cách ly.

Chuỗi CellPhoneS cũng mở lại tất cả cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

“Khách hàng ở Hà Nội tăng hơn nhiều so với TP.HCM. Một phần do suốt thời gian cách ly xã hội, toàn bộ các cửa hàng tại Hà Nội phải đóng cửa”, đại diện CellPhoneS nói.

Chuỗi này cho biết lượng khách sửa chữa, bảo hành sản phẩm cũng tăng tại các cửa hàng Điện Thoại Vui Hà Nội, do trong thời gian cách ly xã hội các cửa hàng bị đóng cửa và lượng sản phẩm bị lỗi dồn ứ lại.

Ông Hải, chủ cửa hàng sửa chữa điện thoại 14 năm tuổi đời ở TP.HCM, cho biết cửa hàng sửa chữa phục hồi tốt hơn, đạt doanh thu khoảng 80-90% so với ngày thường.

Ở các chuỗi lớn hơn, tình hình kinh doanh dần sáng sủa trở lại. FPT Shop cho hay doanh số cải thiện hơn so với trong thời gian dịch bệnh. Ba nhóm hàng được mua nhiều là: laptop, điện thoại và phụ kiện. Khách hàng chủ yếu chọn mua các sản phẩm ở phân khúc tầm trung.

CellphoneS cũng nhận định tương tự. Tại các cửa hàng chuỗi này, smartphone phân khúc giá rẻ - tầm trung bán tốt hơn, máy cao cấp bán chậm.

“Một phần do xu hướng thị trường và một phần cũng có thể phản ánh sự giảm sút trong nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân suốt thời gian dịch”, đại diện CellphoneS nhận xét.

Các sản phẩm thuộc ngành hàng liên quan tới làm việc - học tập, giải trí tại nhà có tăng trong thời gian tháng 3 tháng 4 gồm: laptop, phụ kiện IT, thiết bị mạng - SIM data, máy tính bảng.

Theo đại diện CellphoneS, các dịch vụ sửa chữa laptop cũng tăng do nhu cầu làm việc học tập online tại nhà. Rất nhiều khách hàng chia sẻ rằng cần có máy tính gấp để con cháu học online.

Hải Đăng

Cách tắt nguồn, bật nguồn hoặc khởi động lại iPhone SE 2020

Khác với các mẫu iPhone mới của Apple với công nghệ Face ID, iPhone SE 2020 sử dụng nút Home truyền thống và Touch ID.

Nếu bạn chưa từng sử dụng iPhone với nút Home, việc đơn giản như tắt nguồn, bật nguồn, hay khởi động lại thiết bị này cũng có thể làm khó bạn. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn tất cả những cách tắt, bật, hoặc khởi động lại iPhone SE 2020.

{keywords}
Cách tắt nguồn, bật nguồn hoặc khởi động lại iPhone SE 2020

Apple cung cấp rất nhiều cách giúp người dùng tắt nguồn, bật nguồn, hoặc khởi động lại iPhone, và tin vui là bạn có thể sử dụng tất cả những cách này trên iPhone SE 2020.

4 cách tắt nguồn iPhone SE 2020

Bạn có tổng cộng 4 cách tắt nguồn iPhone SE 2020 và bạn có thể áp dụng nó khi ở trong rạp chiếu phim, lớp học, hoặc bất kỳ nơi nào yêu cầu tắt nguồn điện thoại thay vì để nó ở chế độ im lặng.

Cách 1: Tắt nguồn iPhone SE 2020 bằng nút bấm vật lý

Cách dễ nhất để tắt nguồn iPhone SE 2020 là nhấn và giữ nút nguồn (còn gọi là nút Side) cho đến khi bạn thấy màn hình Slide to power off xuất hiện. Sau đó, bạn vuốt thanh trượt Slide to power off sang bên phải để tắt máy.

Cách 2: Tắt nguồn iPhone SE 2020 bằng tổ hợp các nút bấm vật lý

Với cách truyền thống ở trên, bạn sẽ mất khoảng 4 giây trước khi thấy thanh trượt Slide to power off. Apple cung cấp những cách khác nhanh hơn và bạn chỉ cần phân nửa thời gian đó để kích hoạt thanh trượt Slide to power off, đó là sử dụng những tổ hợp nút bấm vật lý. Các tổ hợp nút bấm vật lý bạn có thể sử dụng bao gồm:

- Nhấn và giữ nút nguồn + nút tăng âm lượng.

- Nhấn và giữ nút nguồn + nút giảm âm lượng.

- Nhấn và giữ nút nguồn + nút tăng âm lượng + nút giảm âm lượng.

Bất kỳ tổ hợp phím nào ở trên đều sẽ kích hoạt màn hình Emergency SOS vốn cũng bao gồm thanh trượt Slide to power off. Tại đây, bạn chỉ cần trượt thanh trượt sang bên phải để tắt iPhone SE 2020.

Cách 3: Tắt nguồn iPhone SE 2020 từ trình đơn Settings

Nếu không muốn sử dụng nút bấm vật lý, bạn có thể sử dụng chức năng tắt nguồn có sẵn trên iOS trong trình đơn Settings.

Mở trình đơn Settings, chọn General, sau đó di chuyển xuống dưới cùng và chọn Shut Down.

Thanh trượt Slide to power off sẽ hiện ra ngay lập tức. Tại đây, bạn hãy trượt nó sang phải để tắt thiết bị.

{keywords}

Cách 4: Tắt nguồn iPhone SE 2020 bằng AssistiveTouch

AssistiveTouch là tính năng trợ năng trên màn hình của Apple và bạn có thể sử dụng nó để tắt máy nếu muốn.

Đầu tiên, bạn cần bật AssistiveTouch sử dụng một trong những cách sau đây:

- Đọc câu lệnh Siri Start AssistiveTouch.

- Truy cập Settings > Accessibility > Touch > AssistiveTouch, sau đó bật công tắc tương ứng.

- Truy cập Settings > Accessibility > Accessibility Shortcut, sau đó chọn tùy chọn AssistiveTouch. Tiếp theo, bạn bấm ba lần nút Home và chọn AssistiveTouch từ trình đơn bung lên.

Sau khi kích hoạt AssistiveTouch, bạn bấm lên biểu tượng của nó trên màn hình, chọn Device, sau đó nhấn và giữ lên tùy chọn Lock Screen cho đến khi trình đơn Slide to power off xuất hiện. Cuối cùng, bạn vuốt thanh trượt sang phải để tắt iPhone SE 2.

2 cách bật nguồn iPhone SE 2020

Sau khi iPhone SE 2020 tắt nguồn hoàn toàn, có thể bạn sẽ thắc mắc làm sao để bật nguồn của nó? Không giống như khi tắt nguồn, bạn chỉ có 2 cách để bật nguồn iPhone SE 2020.

Cách 1: Bật nguồn iPhone SE 2020 bằng nút vật lý

Sau khi tắt nguồn iPhone SE 2020 bằng nút nguồn vật lý, bạn chỉ cần bấm và giữ lên nút này cho đến khi logo Apple xuất hiện.

Cách 2: Bật nguồn iPhone SE 2020 bằng dây sạc hoặc đế sạc không dây

Mặc định, tất cả các dòng iPhone đều tự động bật nguồn khi người dùng kết nối nó với dây sạc và iPhone SE 2020 cũng không ngoại lệ. Sau khi tắt nguồn, bạn có thể kết nối iPhone SE 2 với dây sạc USB A sang Lightning, USB C sang Lightning, hoặc đế sạc không dây chuẩn Qi. Bạn có thể sử dụng cục sạc 5 W đi kèm khi mua máy hoặc củ sạc 18 W mua rời.

Cách khởi động lại iPhone SE 2020 tự động

Tất cả những phương pháp kể trên đều chỉ tắt nguồn hoặc mở nguồn thiết bị, không có cách nào cho phép tắt nguồn và sau đó tự động bật nguồn iPhone SE 2020. Trên thực tế, bạn có ít nhất 3 cách để tắt nguồn và sau đó bật nguồn iPhone SE 2020 tự động.

Cách 1: Khởi động nóng iPhone SE 2020

Khởi động nóng (force restart hay hard reset) iPhone SE 2020 không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc tắt nguồn và bật nguồn iPhone tự động, nó còn giúp xử lý rất nhiều vấn đề người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng iPhone như máy treo, đơ, hoặc ứng dụng hoạt động sai cách.

Thao tác khởi động nóng iPhone SE 2020 rất đơn giản, bạn chỉ cần bấm và thả nút tăng âm lượng, sau đó bấm và thả nút giảm âm lượng, và cuối cùng bấm và giữ nút nguồn cho đến khi logo Apple xuất hiện.

Cách 2: Khởi động lại iPhone SE 2020 bằng AssistiveTouch

Bên cạnh tùy chọn tắt nguồn, AssistiveTouch còn có sẵn tùy chọn cho phép tắt nguồn và sau đó bật nguồn iPhone SE 2020 tự động.

Đầu tiên, bạn bật AssitiveTouch theo những cách kể trên.

Sau đó, bạn bấm lên biểu tượng AssistiveTouch, chọn Device, chọn More, sau đó chọn Restart. Cuối cùng, bạn bấm nút Restart từ hộp thoại xác nhấn và iPhone SE 2 sẽ tắt nguồn sau đó tự bật nguồn trở lại.

Cách 3: Khởi động lại iPhone SE 2020 bằng giọng nói

Nhờ iOS 13, bạn có thể sử dụng tính năng Voice Control để khởi động lại iPhone SE thế hệ thứ hai một cách tự động.

Đầu tiên, bạn bật tính năng Voice Control bằng câu lệnh Siri hoặc Hey Siri.

{keywords}

Tiếp theo, bạn đọc câu lệnh Reboot Device, và sau đó bấm nút Restart từ hộp thoại xác nhận.

{keywords}

Trên đây là tất tần tật những cách tắt nguồn, bật nguồn, và khởi động lại iPhone SE 2020. Đừng quên bấm thích, chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích.

Ca Tiếu (theo Gadgethacks)

So hiệu năng, iPhone SE 2020 giá rẻ cho iPhone XS Max hít khói

So hiệu năng, iPhone SE 2020 giá rẻ cho iPhone XS Max hít khói

iPhone SE 2020 vừa ra mắt dù có giá phải chăng nhưng không vì thế mà tỏ ra kém cạnh về sức mạnh, khi nó được trang bị chip A13 Bionic tương tự như trên iPhone 11 Pro.

Hành khách đi xe buýt, taxi phải khai báo y tế điện tử bắt buộc

ICTnews - Theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, hành khách trước khi lên các phương tiện xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy... đều phải khai báo y tế điện tử bắt buộc, kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn tay.

Theo đó, để đảm bảo các hoạt động giao thông vận tải được an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ và hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách như xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy... Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc một số nội dung.
{keywords}
Yêu cầu hành khách trước lên trước khi lên phương tiện vận tải như xe buýt, taxi, tàu hỏa... phải khai báo y tế điện tử bắt buộc là một trong những biện pháp để đảm bảo phòng chống Covid-19 (Ảnh minh họa: vov.vn)

Cụ thể, các đơn vị kinh doanh vận tải được yêu cầu phải trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 60% nồng độ cồn), dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải hành khách. Đồng thời, yêu cầu tất cả người điều khiển phương tiện, người phục vụ và hành khách đi trên phương tiện phải luôn đeo khẩu trang đúng cách.

Một nội dung đáng chú ý là các đơn vị kinh doanh vận tải cần yêu cầu hành khách trước khi lên phương tiện thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc (chỉ khai báo y tế giấy khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử); Kiểm tra thân nhiệt; Sát khuẩn tay.

Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến 14h00 ngày 28/4/2020, đã có 532.933 tờ khai y tế tự nguyện qua ứng dụng “Vietnam Health Declaration” và trang web tokhaiyte.vn (Ảnh minh họa) 

Liên quan đến việc triển khai khai báo y tế bắt buộc, trước đó, vào ngày 20/3/2020, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả hành khách trên những chuyến bay nội địa, tàu hỏa và phương tiện giao thông công cộng.

Theo hướng dẫn, nhân viên trên các phương tiện cần sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để tải ứng dụng khai báo sức khỏe “Vietnam Health Declaration” từ CH Play (với thiết bị dùng hệ điều hành Android) hoặc Appstore (với thiết bị chạy hệ điều hành iOS).

Nhân viên trên các phương tiện vận tải có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ hành khách thực hiện khai báo y tế trên website https://tokhaiyte.vn hoặc qua ứng dụng “Vietnam Health Declaration”, nếu hành khách chưa khai báo. Đồng thời, báo ngay cho Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 nơi gần nhất khi phát hiện hành khách có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid-19 như sốt, ho, khó thở.

Hành khách khi tham gia trên phương tiện vận tải, cần thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc và cung cấp cho nhân viên sử dụng ứng dụng, thực hiện quét mã QR Code mà khách được cấp khi khai trên ứng dụng “Vietnam Health Declaration”.

Là một trong những phần mềm ứng dụng được cho ra đời để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19, “Vietnam Health Declaration” được Bộ TT&TT và Bộ Y tế chính thức giới thiệu ngày 9/3/2020.  Ứng dụng này cùng trang tokhaiyte.vn dành cho người nước ngoài và người Việt Nam khai báo khi nhập cảnh vào Việt Nam, hành khách trên các chuyến bay nội địa, tàu hỏa và xe khách liên tỉnh khai báo khi di chuyển trong nội địa Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến 18h30 ngày 29/4/2020, đã có 538.473 tờ khai y tế tự nguyện qua ứng dụng “Vietnam Health Declaration” trang web tokhaiyte.vn.

Vân Anh

Người vi phạm giao thông được ‘kích chuột nộp phạt’ từ 30/6

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các Bộ, cơ quan cần quyết tâm thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ công trên Cổng DVCQG, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, hạn chế dùng tiền mặt.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tăng trong thời điểm dịch COVID-19

Sáng 29/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan về việc triển khai thực hiện thanh toán trực tuyến đối với nộp phạt xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, thuế, lệ phí trước bạ và cấp, đổi, giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, trong thời gian qua dịch COVID-19 đã mang đến thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, đẩy mạnh xử lý văn bản trên môi trường điện tử.

Trong đó, từ khi khai trương đến 12h ngày 28/4/2020 đã có trên 130.850 tài khoản đăng ký trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG); hơn 32,8 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ; tiếp nhận, xử lý trên 9.800 cuộc gọi tới Tổng đài và trên 5.200 phản ánh, kiến nghị.

Trong hơn một tháng (tính từ Hội nghị sơ kết vào 13/3/2020), số lượng hồ sơ trực tuyến được thực hiện từ Cổng DVCQG tăng gần 32 nghìn hồ sơ, gấp 3,3 lần so với số lượng hồ sơ đã tiếp nhận từ khi khai trương đến 13/3/2020 (trung bình mỗi ngày Cổng DVCQG tiếp nhận, xử lý khoảng gần 1.400 hồ sơ trực tuyến).

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, số lượng hồ sơ trực tuyến trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 tăng rất mạnh cho thấy sự phối hợp, cố gắng của tất cả các ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh dịch vụ công trên Cổng DVCQG.

Tuy nhiên thực tế đến nay tỷ lệ thanh toán trực tuyến đối với các lĩnh vực nêu trên còn thấp. Vì vậy, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, các cơ quan cần xác định vướng mắc gì để đẩy nhanh thực hiện thanh toán điện tử theo hướng Bộ nào, cơ quan nào chủ trì nội dung nào thì phải nỗ lực từ ngay chính từ đơn vị, không làm thay chức năng của đơn vị khác.

Mới có 5 trường hợp nộp phạt trực tuyến

Cho biết tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) thuộc Văn phòng Chính phủ, ông Ngô Hải Phan nêu ý kiến, dư luận xã hội hiện rất quan tâm đến tình hình, kết quả thực hiện thanh toán trực tuyến đối với nộp phạt xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đến ngày 13/3/2020, việc thanh toán trực tuyến đối với thu tiền xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông đã được đưa vào triển khai thực hiện thí điểm tại 5 địa phương: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng và Bình Thuận.

Đến ngày 27/4/2020, đã có trên 6.100 lượt truy cập Cổng DVCQG để tìm kiếm về thông tin quyết định xử phạt phục vụ thực hiện thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, số lượng tìm kiếm không ra kết quả là trên 6.000 trường hợp (chiếm 97,2%), chỉ có 170 trường hợp có kết quả từ dữ liệu của cảnh sát giao thông (chiếm 2,8%).

"Vì vậy, số lượng thực hiện thanh toán trực tuyến trên DVCQG rất thấp, chỉ có 5 trường hợp (05/170, chiếm 3%)", ông Ngô Hải Phan cho biết.

Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện còn hạn chế được ông Ngô Hải Phan nêu là phạm vi thực hiện thí điểm tại 5 địa phương có số lượng xử phạt lớn nhưng chỉ thực hiện đối với quyết định xử phạt từ cấp phòng trở lên nên số lượng đối tượng thuộc trường hợp này còn ít. Hơn nữa, cá nhân, tổ chức cũng khó phân biệt được trường hợp của họ thuộc thẩm quyền xử phạt của ai nên gây khó khăn trong tra cứu, thực hiện.

Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện ở 5 địa phương thí điểm còn chưa theo đúng quy định, nhất là việc cập nhật biên bản và quyết định xử phạt trên phần mềm xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông.

Đối với kết quả thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí trước bạ, ngày 13/3/2020, việc thanh toán trực tuyến lệ phí trước bạ xe ô tô, xe gắn máy đã được tích hợp, cung cấp trên Công DVCQG với phạm vi thí điểm tại TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội. Đến nay, mới phát sinh 5 trường hợp thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí trước bạ.

Nguyên nhân là trong giai đoạn đầu, một số trường hợp đã thanh toán trực tuyến trên Cổng và đã được cấp chứng từ ký số điện tử của ngân hàng thương mại nhưng một số cơ quan cảnh sát giao thông khi đăng ký xe không chấp nhận chứng từ điện tử, còn yêu cầu người dân đi xin xác nhận hoặc có chứng từ dấu đỏ của ngân hàng. Bên cạnh đó số lượng ngân hàng thương mại tích hợp để cung cấp dịch vụ này còn ít. Khi đưa vào triển khai chỉ có Vietcombank; đến ngày 20/4/2020, mới có thêm Vietinbank; hiện nay Agribank đang trong giai đoạn kiểm thử. 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thống nhất mẫu khai dùng trong khi thanh toán

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, qua theo dõi mấy tháng qua Bộ nhận thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ trực tuyến trong lĩnh vực giao thông vận tải tăng, chiếm trên 68% trong khi những năm trước chỉ 35%. Kết quả này là do thời điểm dịch COVID-19 người dân tăng cường sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Về việc triển khai xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã được Bộ xây dựng xong hệ thống kết nối với Cổng DVCQG. Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, thống kê Cục Kiểm soát TTHC nêu có 170 quyết định xử phạt trên hệ thống cũng là do thời gian qua một phần do dịch COVID-19 nên việc đi lại giảm. Tuy nhiên tỷ lệ nộp phạt trực tuyến vẫn thấp, người vi phạm vẫn đến kho bạc nộp phạt.

Giải pháp đặt ra là Bộ Giao thông vận tải sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông đến người dân; gắn trách nhiệm đối với người xử phạt; tiếp tục theo dõi, đánh giá để đến 30/6 cơ bản vận hành hệ thống này.

Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ cho biết đến nay đơn vị đã đưa 1.903 quyết định xử phạt lên Cổng DVCQG, số người người dân đóng tiền xử phạt trực tuyến có 5 trường hợp, có 441 người dân trực tiếp nộp tại Kho bạc Nhà nước và mang biên lai đến cảnh sát giao thông, còn lại trên 1.000 trường hợp chưa nộp phạt.

Hiện đơn vị đang hoàn thiện dữ liệu thông tin để  đến 30/6 triển khai đồng bộ để hoàn thiện phần mềm của xử phạt, thực hiện đồng bộ đến các phòng cảnh sát giao thông của 63 tỉnh/thành phố.

Các đại biểu phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng cục Thuế cho biết đơn vị nhận thức được để  đẩy mạnh thanh toán trực tuyến thì cần hỗ trợ người dân. Đơn vị đã có công văn gửi Cục Cảnh sát giao thông để cử đầu mối nghiệp vụ, kỹ thuật, phối hợp xử lý vướng mắc trong quá trình triển khai; đề xuất giữa 2 bên có phối hợp để xử lý kịp thời vướng mắc ngay trong ngày. Đơn vị cũng sẽ tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng cách đặt máy tính tại các điểm hồ sơ khai và yêu cầu cán bộ hướng dẫn người dân ngay tại điểm nộp.

Đại điện Vietcombank, Vietinbank, Agribank cho rằng vấn đề lớn nhất là phối hợp truyền thông cho người dân để người dân thấy rằng thanh toán trực tuyến qua Cổng DVCQG là an toàn, thông tin bảo mật. Cụ thể là phối hợp giữa các ngân hàng và các đơn vị triển khai cụ thể như Tổng cục Thuế, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ... Như vậy các ngân hàng có thể đồng hành tuyên truyền về dịch vụ công theo phương thức của mỗi đơn vị, thống nhất, chuẩn hóa thông tin để có lộ trình truyền thông tại mỗi chi nhánh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trân trọng cảm ơn Bộ Giao thông vận tải cùng các cơ quan liên quan, các ngân hàng thương mại, các trung gian thanh toán trực tuyến như ví điện tử MOMO, VNPay đã tích cực phối hợp triển khai nhiệm vụ trong thời gian qua.

Để việc nộp phạt trực tuyến triển khai thực hiện toàn quốc trước 30/6/2020 đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh VPCP và các Bộ, cơ quan cần quyết tâm thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ công trên Cổng DVCQG, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, hạn chế dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tập trung xây dựng dữ liệu dùng chung; các dữ liệu dùng chung này phải kết nối, chia sẻ giữa các cơ quan liên quan; việc kết nối này phải theo nguyên tắc người dân chỉ cần kê khai một lần khi làm thủ tục thanh toán. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các trung gian thanh toán, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan để tiếp tục triển khai.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng cho rằng việc triển khai vẫn vướng về quy trình TTHC, vì vậy cần rà soát để chuẩn hóa dịch vụ công tại các Bộ, địa phương; chuẩn hóa thống nhất mẫu khai, đặc biệt là form điện tử dùng chung và giao Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để có mẫu khai dùng chung trước ngày 10/5.

Theo Gia Huy, Chinhphu.vn

Người đàn ông với chiếc máy tính nhỏ đặt trong tim

Một hiết bị giống như một máy tính nhỏ được đặt trong tim để theo dõi áp lực bên trong tâm nhĩ, đồng thời giúp bác sĩ theo dõi tình trạng tim liên tục. Nếu bệnh nhân có bất kỳ thay đổi nào, cảnh báo sẽ được kích hoạt.

M.B (Theo BBC Click)

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến công ty sản xuất phần cứng thế nào?

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến công ty sản xuất phần cứng thế nào?

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống con người. Bên cạnh khủng hoảng về sức khỏe toàn cầu, Covid-19 cũng đang gây ra vô vàn khó khăn cho chuỗi cung ứng công nghệ, đặc biệt là các công ty sản xuất phần cứng.

Doanh nghiệp bưu chính vẫn mở cửa phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

 - VietnamPost và ViettelPost đều cho biết vẫn mở cửa các bưu cục, cửa hàng trên toàn quốc trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đây là hai doanh nghiệp đang chiếm khoảng 45% thị phần bưu chính chuyển phát Việt Nam.

ViettelPost và VietnamPost là hai doanh nghiệp đang chiếm khoảng 45% thị phần bưu chính chuyển phát Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Thông tin với VietNamNet chiều ngày 29/4/2020, đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) cho hay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính của khách hàng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5/2020, các bưu cục của Bưu điện Việt Nam vẫn mở cửa cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính và phân phối truyền thông tới khách hàng như bình thường.

Cụ thể, với dịch vụ bưu chính chuyển phát, VietnamPost yêu cầu các đơn vị đảm bảo chất lượng và duy trì hoạt động mạng bưu chính công cộng. Mạng lưới giao dịch, khai thác, vận chuyển và phát trong các ngày nghỉ vẫn hoạt động như bình thường.

Các đơn vị chủ động tổ chức sản xuất hợp lý, theo dõi tình hình bưu gửi để tổ chức khai thác, chuyển phát hàng hóa, bưu gửi của khách hàng được an toàn, đúng thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng tồn đọng hàng hóa, bưu gửi.

Với mục tiêu đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thông suốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của khách hàng trên cả nước, VietnamPost đã chỉ đạo tất cả các đơn vị bố trí đủ lực lượng cán bộ, công nhân viên và người lao động để vận hành hiệu quả công việc trên tất cả các lĩnh vực.

Cùng với đó, trong thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5, để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người thụ hưởng, hoạt động chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chi trả người có công và bảo trợ xã hội vẫn được các đơn vị của VietnamPost thực hiện đúng theo lịch đã thông báo tại địa phương. Ngoài ra, việc chi trả của các đơn vị phải đảm bảo các biện pháp vệ sinh, an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tương tự, với Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel, ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc ViettelPost nhấn mạnh, tổng công ty đảm bảo cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong tất cả các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

ViettelPost đã lên kế hoạch tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ người dân và doanh nghiệp suốt 4 ngày nghỉ lễ. Theo đó, 100% bưu cục và cửa hàng của ViettelPost trên toàn hệ thống sẽ mở cửa phục vụ khách hàng.

“Chúng tôi đã sớm lên kế hoạch để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tất cả các bưu phẩm của khách hàng sẽ được đảm bảo đúng lịch trình cam kết của ViettelPost”, ông Sơn cho biết.

Đại diện ViettelPost cho biết thêm, để đảm bảo thời gian toàn trình của bưu phẩm theo đúng cam kết, doanh nghiệp này đã có văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng lịch trình thời gian theo quy định, duy trì hoạt động vận hành khai thác, giữ vững mạng lưới kết nối, vận chuyển.

Trong trường hợp sản lượng tăng, các chuyến thư hàng ngày không lưu thoát hết, các đơn vị của ViettelPost sẽ phải chủ động tăng cường thêm lực lượng đối tác xã hội MyGo để đảm bảo chỉ tiêu thời gian cho bưu phẩm.

Cũng theo kế hoạch đã được ViettelPost thông báo rộng rãi tới các khách hàng, bưu cục, cửa hàng của Tổng công ty trên toàn quốc cung cấp dịch vụ tại quầy từ 8h đến 17h30 trong các ngày từ 30/4 đến ngày 3/5/2020. Các bưu phẩm được chấp nhận trong thời gian kể trên, thời gian toàn trình bưu gửi bắt đầu tính từ 24h ngày kế tiếp.

Đối với bưu gửi sử dụng dịch vụ hỏa tốc được chấp nhận trước ngày 29/4, trong thời gian nghỉ lễ ViettelPost sẽ giao tại địa chỉ của khách hàng theo đúng chỉ tiêu thời gian cam kết. Khách hàng có thể liên hệ với các bưu cục gần nhất để được tư vấn về thời gian giao bưu gửi.

Bưu gửi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nhận trước ngày 27/4/2020 có địa chỉ giao về trung tâm tỉnh, thành phố sẽ được giao đến hết trong ngày 29/4/2020. Với những bưu gửi nhận sau ngày 29/4/2020, bưu phẩm có địa chỉ giao về huyện, xã nhận trước ngày 27/4/2020, khách hàng có thể nhận tại các bưu cục của ViettelPost hoặc được giao tại địa chỉ trong các ngày từ 4/5 – 6/5/2020.

Riêng đối với bưu gửi sử dụng dịch vụ chuyển phát tiết kiệm, bưu gửi nhận trước ngày 24/4/2020 có địa chỉ giao về trung tâm tỉnh, thành phố sẽ được giao đến hết ngày 29/4/2020. Bưu gửi nhận sau ngày 24/4/2020, bưu gửi có địa chỉ giao về huyện, xã nhận trước ngày 24/4/2020 khách hàng có thể nhận tại các bưu cục của Viettel Post hoặc được giao tại địa chỉ từ ngày 4/5 - 6/5/2020.

Cùng với việc duy trì và đảm bảo kết nối, trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, các sản phẩm dịch vụ khác của ViettelPost như vận tải hàng gom Mygo Express, các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử vẫn hoạt động bình thường. Khách hàng có thể tạo đơn, đặt hàng trên sàn thương mại Voso.vn hay mua hàng tiêu dùng ở tất cả các bưu cục. Đặc biệt, ViettelPost cũng đảm bảo sẩn phẩm, dịch vụ đến với khách hàng theo đúng thời gian cam kết.

M.T.

Wednesday, April 29, 2020

Hơn 7 triệu lượt tải app NCOVI, đạt 16,1 triệu bản khai y tế tự nguyện

 Đã có 7 triệu lượt tải và hơn 16,1 triệu bản khai y tế tự nguyện được gửi tới các cơ quan chức năng kể từ khi ứng dụng NCOVI được triển khai. 

Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến 14h00 ngày 28/4/2020, cơ quan chức năng đã tiếp nhận 16,1 triệu bản ghi khai báo y tế tự nguyện.

Khai báo y tế tự nguyện là chính sách được Bộ Y tế và Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đưa ra nhằm đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19. Chủ trương này được chính thức phát động từ đầu tháng 3, thời điểm dịch Covid-19 chỉ mới manh nha bùng phát tại Việt Nam. 

{keywords}
Khai báo y tế tự nguyện qua ứng dụng NCOVI. Ảnh: Trọng Đạt

Khai báo y tế tự nguyện về bản chất là cung cấp thông tin và tương tác 2 chiều giữa từng người dân và cơ quan y tế. 

Các bản ghi y tế tự nguyện này được chủ yếu thực hiện qua ứng dụng NCOVI do các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển. Đây cũng là kênh chính thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi các khuyến cáo tới người dân về tình hình dịch bệnh. 

Thống kê cũng cho thấy, tính đến nay đã có hơn 7 triệu lượt tải ứng dụng NCOVI trên 2 nền tảng hệ điều hành di động phổ biến là iOS và Android. 

Một trong những tính năng đáng chú ý của ứng dụng NCOVI là kiểm tra sức khỏe người đối diện. Để làm điều này, người dùng chỉ cần quét mã QR trong ứng dụng NCOVI. Đây là một trong những tính năng đã đi vào đời sống khi có tới 4.8 triệu bản ghi quét mã QR trên ứng dụng. 

Bên cạnh ứng dụng NCOVI, Bộ TT&TT cũng đã ra mắt nhiều ứng dụng công nghệ khác nhằm hỗ trợ người dân trong giai đoạn bùng phát của dịch bệnh. 

Người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn sức khỏe miễn phí thông qua ứng dụng VOV BACSI24. Trong trường hợp không có điện thoại thông minh, người dùng có thể truy cập trang web vovbacsi24.com.

Chương trình này được áp dụng cho toàn thể người dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài cho đến khi Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.

Để giám sát người nhiễm, người được yêu cầu cách ly vì Covid-19, người dân có thể sử dụng bản đồ theo dõi người cách ly trên app Hà Nội Smartcity.

Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) và Bộ Y tế mới đây cũng đã ra mắt ứng dụng Bluezone. Đây là một công cụ cảnh báo sớm cho người dân trong trường hợp những người từng tiếp xúc với họ chẳng may nhiễm Covid-19. Sự xuất hiện của Bluezone được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam sớm chuyển sang một trạng thái bình thường mới. 

Trọng Đạt

Ứng dụng NCOVI thêm tính năng quét QRCode hỗ trợ kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe người dân

Ứng dụng NCOVI thêm tính năng quét QRCode hỗ trợ kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe người dân

Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân NCOVI vừa bổ sung tính năng mới Quét mã QR giúp người dùng chia sẻ tình trạng sức khỏe của bản thân với người xung quanh và kiểm tra tình trạng sức khỏe của người đối diện.

Các mạng xã hội trên 1 triệu người dùng tại Việt Nam phải có giấy phép

 Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.

Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream

Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 

Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).

{keywords}
Theo dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013, các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng.

Dự thảo Nghị định này cũng phân loại khá rõ đối với các mạng xã hội. Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.

Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng.

Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).

Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.

Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook.

Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới

Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.

Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 

Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể.

Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,... Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.

Trọng Đạt

Bí quyết làm việc online hiệu quả từ xa

Trong bối cảnh hiện nay, làm việc từ xa, tại nhà đã trở nên quen thuộc và là xu hướng. Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu làm việc/học tập tại nhà có hiệu quả như ở văn phòng/ở trường hay không và cần làm gì để tạo cảm hứng?

Theo một nghiên cứu gần đây, có đến 64% lựa chọn của người tiêu dùng là họ dần quen với việc làm việc tại nhà và có thể làm việc ở bất cứ đâu (nguồn: South China Morning Post, 2020 Feb / Gartner, 2020 Mar); đồng thời việc làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến. Đặc biệt từ nay đến năm 2030, nhu cầu làm việc từ xa/ tại nhà sẽ tăng 30%.

Việc bật "công tắc" để đưa mình vào chế độ làm việc phù hợp và “setup” một không gian làm việc thoải mái là yếu tố quan trọng để tạo cảm hứng khi làm việc, học online vì các món đồ nội thất ở nhà có thể chưa phù hợp. Nếu quyết định sẽ làm việc lâu dài ở nhà, hãy đầu tư những thứ cơ bản cho mình như: Bàn, ghế có dựa lưng và cổ, đèn thích hợp, ổ cắm điện và đừng quên sắm thêm đồ trang trí như cây xanh, hoa lá ...

{keywords}
 Một không gian làm việc thoải mái sẽ giúp tạo cảm hứng

Bạn nên tìm ra những phương tiện phù hợp mà từng thành viên trong gia đình có thể dùng chung. Ngoài việc đầu tư bàn, ghế làm việc thì bạn nên cân nhắc chọn thêm chiếc màn hình máy tính hiện đại để đáp ứng nhu cầu chung cho cả nhà.

Để chọn được màn hình ưng ý, đầu tiên bạn nên tìm đến những thương hiệu uy tín trên thị trường, ví dụ như Samsung để được đảm bảo về chất lượng cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những yếu tố về sản phẩm cần cân nhắc tiếp theo không thể không kể đến công năng và thẩm mỹ. Màn hình cong với đầy đủ tiêu chuẩn theo công nghệ “Eye comfort” giúp hạn chế ảnh hưởng đến thị lực khi phải dùng thường xuyên là một gợi ý. Màn hình khung cong còn đem đến trải nghiệm xem phim cực đỉnh như tại rạp, đặc biệt là hiển thị đến 8 triệu điểm ảnh trên màn hình 4k UHD, gấp 4 lần FULL HD thông thường, giúp màu sắc trở nên chân thật, sắc nét, sống động từng chi tiết. Ngoài ra, với màn hình 24 - 32inch, người dùng có thể thao tác đa nhiệm, mở nhiều cửa sổ cùng lúc với độ phân giải tối ưu.

{keywords}
 Một chiếc màn hình bảo vệ mắt là điều bạn cần chú ý khi làm việc lâu trên máy tính

Một tiêu chí lựa chọn màn hình đã được một số trường đại học tại Mỹ (Đại học Utah, Đại học Wisconsin) sử dụng để tăng hiệu suất làm việc và nâng cao tính đa nhiệm là việc sử dụng 2 màn hình (Dual-monitor). Khi sử dụng màn hình đơn, bạn phải thay đổi tab liên tục, thao tác nhiều hơn so với màn hình kép nên dễ gây xao nhãng, mất tập trung và gây căng thẳng. Việc sử dụng Dual-monitor có thể giúp tăng hiệu suất làm việc 32%, giảm khả năng mắc lỗi 33%, và kiểm soát công việc dễ dàng hơn đến 45%. Đồng thời khi sử 2 màn hình sẽ giảm tối đa các thao tác qua lại giữa những ứng dụng, tiêu biểu là bảng tính trên Excel hay các slide trình chiếu của Power Point giờ đây đã được tối ưu hóa cho việc xử lý trên 2 màn hình. Bên cạnh việc cải thiện năng suất, việc sử dụng hai màn hình giúp ích được cho nhiều ngành nghề và nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình từ học tập cho đến làm việc, tra cứu thông tin.

Để tìm kiếm chiếc màn hình có thể đáp ứng được các tiêu chí trên, liên hệ với các đại lý chính hãng Samsung hoặc tại link https://ift.tt/2VPjL1z, bạn còn có cơ hội nhận thêm ưu đãi như hỗ trợ nâng cấp đường truyền Internet lên tới 200.000 đồng hoặc giảm đến 50% màn hình Luxury.

Lệ Thanh

Tuesday, April 28, 2020

Nokia giành được thỏa thuận 1 tỷ USD với nhà mạng Ấn Độ

Nokia đã đạt được thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD với nhà mạng di động Bharti Airtel của Ấn Độ để cung cấp giải pháp Mạng truy cập vô tuyến đơn (SRAN: Single Radio Acess Network) trên 9 khu vực địa lý ở Ấn Độ.

Mạng truy cập vô tuyến (RAN) là phần tử lớn nhất, nó có mặt trên khắp các khu vực địa lý nơi mà các dịch vụ được cung cấp và nó chiếm kinh phí đầu tư lớn nhất của hệ thống mạng di động. Về mặt kỹ thuật, giải pháp SRAN cho phép chế tạo các bộ điều khiển trạm gốc (BSC) hội tụ cho phép tích hợp BSC của mạng GSM và bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) của mạng 4G và 5G vào một bộ điều khiển đa mode.

Theo kế hoạch dự kiến thì dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2022 và Nokia sẽ triển khai 300.000 trạm gốc trên một số băng tần của nhà khai thác. Ngoài ra, Nokia sẽ cung cấp thiết bị RAN của mình, bao gồm giải pháp truy cập vô tuyến AirScale, AirScale BaseBand và NetAct OSS. Bản đồ viễn thông Ấn Độ đã chia Ấn Độ thành 22 vùng địa lý và thiết bị của Nokia sẽ được sử dụng trong 9 vùng địa lý.

{keywords}
Nokia đạt được thỏa thuận 1 tỷ USD với nhà mạng Ấn Độ

Trong một tuyên bố của mình, nhà mạng Bharti Airtel cho biết: “Việc triển khai này cũng sẽ đặt nền tảng cho việc cung cấp kết nối 5G trong tương lai, khoảng 300.000 trạm gốc sẽ được triển khai trên một số băng tần, bao gồm băng 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz và 2300 MHz”.

Hiện là thị trường viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, Ấn Độ được dự đoán sẽ đạt được 920 triệu thuê bao di động vào năm 2025. Hơn nữa, Hiệp hội các nhà khai thác di động toàn cầu (GSMA) hy vọng con số đó sẽ bao gồm 88 triệu kết nối 5G. Chỉ riêng năm ngoái, chỉ số MBiT của Nokia năm 2020 ước tính lưu lượng truy cập tăng 47%. Sự gia tăng lớn về nhu cầu dữ liệu này đã buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Ấn Độ phải tìm kiếm các giải pháp tăng dung lượng mạng mà không làm giảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Trong một tuyên bố, Rajeev Suri, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành của Nokia cho biết, thỏa thuận này đã củng cố vị trí của nhà cung cấp thiết bị ở Ấn Độ và sẽ nâng cao các mạng hiện tại của Bharti Airtel và đặt nền móng cho các dịch vụ 5G trong tương lai.

Thỏa thuận này đến vào thời điểm hoàn hảo cho Nokia, người đã bỏ lỡ hai thỏa thuận 5G lớn tại Trung Quốc trong tháng này khi sự quan tâm đến các nhà cung cấp trong nước đang tăng lên. Gần đây nhất, China Unicom và China Telecom đã thông báo rằng các nhà cung cấp cho mạng 5G độc lập (5G SA) của họ sẽ là ba nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc là Huawei, ZTE và Datang Mobile Communications và một công ty nước ngoài đó là Ericsson của Thụy Điển.

Theo Mobile World Live, China Unicom và China Telecom đã trao hợp đồng trị giá 25,9 tỷ USD liên quan đến việc triển khai mạng 5G độc lập của họ, tuy nhiên trong danh sách hợp đồng này lại không có tên của Nokia. Và đầu tháng này, Nokia lại đã bỏ lỡ một hợp đồng với nhà mạng China Mobile và hợp đồng này cuối cùng đã về tay của 3 nhà cung cấp thiết bị là Huawei, ZTE và Ericsson.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

5G có thể hoạt động tốt ngay cả dưới lòng đất?

5G có thể hoạt động tốt ngay cả dưới lòng đất?

Thành phố Barcelona đã triển khai lắp đặt dịch vụ 5G cho 4 nhà ga với hy vọng có thể cung cấp cho hành khách băng thông di động rộng lớn, nhưng liệu 5G có hoạt động tốt ngay cả dưới lòng đất hay không?

Cách đổi hình nền khi gọi video trên Skype

Mới đây, Microsoft đã bổ sung tính năng đổi hình nền tùy chỉnh khi gọi video vào ứng dụng Skype của hãng.

Giờ đây, người dùng đã có thể thay nền video bằng hình nền (backdrop image) bất kỳ mình thích thay vì để hình một căn phòng nhàm chán, hoặc thậm chí bừa bộn như trước đây.

{keywords}
Cách đổi hình nền khi gọi video trên Skype

Tương tự như Zoom, người dùng có thể thay hình nền trong quá trình gọi video hoặc thiết lập hình nền mặc định cho tất cả cuộc gọi.

Cập nhật Skype lên phiên bản mới nhất

Để sử dụng tính năng thay hình nền mới, người dùng cần tải về và cài đặt phiên bản mới nhất của Skype từ địa chỉ sau. Lưu ý, nếu sử dụng Windows 10, bạn cần chọn tùy chọn Get Skype for Windows, đừng chọn Get Skype for Windows 10 vì tính năng mới vẫn chưa hỗ trợ phiên bản này do một vài lý do.

Cách thay hoặc làm nhòe hình nền trong quá trình gọi video trên Skype

Trước khi có tính năng thay hình nền, Skype đã có tính năng làm nhòe ảnh nền (blur). Để làm nhòe ảnh nền trong quá trình gọi video, bạn rê chuột lên nút hình camera, và chọn Choose Background Effect.

{keywords}

Chọn tùy chọn Blur và Skype sẽ làm nhòe hình nền sau lưng bạn một cách tự động.

{keywords}

Nếu bạn muốn thay hình nền thay vì làm nhòe nó, bạn chọn tùy chọn Add image, sau đó chọn một file ảnh bất kỳ từ thiết bị. Ngay lập tức, Skype sẽ đổi hình nền video thành ảnh nền do bạn chọn.

Để xóa ảnh nền, bạn bấm nút hình chữ X nhỏ nằm ở phía trên góc phải ảnh nền bạn muốn xóa.

{keywords}

Cách thay hoặc làm nhòe hình nền tất cả cuộc gọi video trên Skype

Skype cho phép bạn đặt hiệu ứng hình nền mặc định cho tất cả cuộc gọi video.

Bấm lên nút ảnh đại diện ở phía trên góc trái cửa sổ Skype, và chọn Settings.

{keywords}

Chọn thẻ Audio & Video. Từ cửa sổ hiện ra, bạn có thể chọn Blur để bật hiệu ứng làm nhòe hình nền tất cả cuộc gọi video hoặc bấm nút Add image để đặt hình nền tùy chỉnh mặc định cho tất cả cuộc gọi video.

{keywords}

Ca Tiếu (theo How-to Geek)

Cách họp video qua Skype trên mọi thiết bị không cần tài khoản Microsoft

Cách họp video qua Skype trên mọi thiết bị không cần tài khoản Microsoft

Microsoft vừa bổ sung vào ứng dụng gọi video Skype tính năng mới cho phép người dùng tổ chức và tham gia cuộc họp không cần tài khoản.

"Nhà mạng sẽ điều chỉnh giá SMS nếu các ngân hàng giảm giá dịch vụ cho khách hàng"

Viettel, MobiFone và VNPT đang xem xét trước đề nghị của các ngân hàng về giảm giá cước tin nhắn. Tuy nhiên, việc có giảm hay không sẽ xem xét thực tế giá cước tin nhắn và mức phí mà các ngân hàng đang thu của khách hàng.

Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đề nghị các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng. Theo Hiệp hội ngân hàng, việc giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt gặp một số trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông đối với giao dịch của các ngân hàng còn quá cao.

Các ngân hàng cho rằng, các giao dịch ngân hàng đều sử dụng dịch vụ viễn thông với các loại tin nhắn như xác thực khách hàng (OTP), thông báo biến động số dư tài khoản khách hàng, cảnh báo giao dịch lừa đảo, gian lận, thay đổi dịch vụ…

Cụ thể, MobiFone và VinaPhone áp 820 đồng/1 tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/1 tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Viettel áp 500 đồng/1 tin nhắn (không phân biệt loại tin nhắn). Từ năm 2019, Viettel đã nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Vietnammobile áp dụng 280 - 400 đồng/1 tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/1tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng.

Các ngân hàng cho rằng, hầu hết các ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng khi dịch bệnh Covid, nên ngân hàng đều phải bù lỗ khi chi trả phí dịch vụ tin nhắn viễn thông.

Do vậy, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị mức giảm giá cước ít nhất bằng 50% so với mức đang áp dụng, hoặc tương đương giá cước tin nhắn thông thường là 250-300 đồng/tin.

Chia sẻ với ICTnews về vấn đề này, ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, Viettel cũng đang xem xét về vấn đề này. Hiện nay xu hướng các ngân hàng gửi thông báo cho khách hàng nhiều qua App, Viettel cũng sẽ xem xét để đưa ra mức giá cước tin nhắn cho phù hợp để đảm bảo lợi ích tất cả các bên. Viettel sẽ phải làm việc với các ngân hàng để xem xét thực tế giá cước tin nhắn hiện nay so với mức cước mà các ngân hàng đang thu của khách hàng cũng như số lượng tin nhắn được gửi đi thực tế ra sao. Khi khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, họ vẫn đang phải trả phí hàng tháng và mức phí này cũng chưa được giảm. "Vì vậy, cần phải xem xét mức phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng và số tiền mà ngân hàng trả tiền cước tin nhắn cho các nhà mạng ra sao. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi điều chỉnh mức cước sắp tới", ông Cao Anh Sơn nói.

Tương tự như Viettel, ông Tô Dũng Thái, Phó tổng giám đốc VNPT cho hay, VNPT sẽ phải làm việc với các ngân hàng về vấn đề này sau khi nhận được ý kiến từ các ngân hàng. "Chúng tôi cũng đã nhận được đề nghị giảm cước tin nhắn của các ngân hàng. Tuy tiên, theo thông tin mà chúng tôi được biết, mức phí mà các ngân hàng thu của khách hàng hàng tháng không hề giảm. Vì vậy, các bên muốn điều chỉnh cước phải xem xét rất cụ thể để làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp. VNPT trên cơ sở các thực tế và số liệu rõ ràng của tất cả các bên sẽ xem xét để điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo lợi ích của VNPT, khách hàng và ngân hàng", ông Tô Dũng Thái nói.

Chia sẻ với ICTnews về vấn đề này, ông Bùi Sơn Nam, Phó tổng giám đốc MobiFone cũng xác nhận đã nhận được đề nghị của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc cước tin nhắn của các ngân hàng có điều chỉnh hay không cần phải xem xét cụ thể.

Thái Khang

Tích hợp danh mục chi nhánh ngân hàng lên Cổng dịch vụ công quốc gia

Tích hợp danh mục chi nhánh ngân hàng lên Cổng dịch vụ công quốc gia

- Văn phòng Chính phủ vừa đề nghị Ngân hàng Nhà nước VN tích hợp, chia sẻ danh mục chi nhánh ngân hàng thương mại với Cổng dịch vụ công quốc gia trước ngày 9/5/2020, phục vụ việc thanh toán phí, lệ phí dịch vụ hành chính công.

Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam

 Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.

Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream

Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 

Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).

{keywords}
Theo dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013, các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng.

Dự thảo Nghị định này cũng phân loại khá rõ đối với các mạng xã hội. 

Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.

Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng.

Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).

Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.

Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook.

Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.

{keywords}
Nếu quy định mới được triển khai, Facebook sẽ nhận được thông báo yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội. 

Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới

Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.

Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 

Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể.

Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,... Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.

Trọng Đạt

Vi phạm trên mạng cũng sẽ bị xử lý như ở ngoài đời thực

 Các hành vi vi phạm trên môi trường mạng đang diễn ra hết sức phức tạp. Và vì thế, môi trường mạng, đặc biệt là mạng xã hội cũng cần tới các chế tài để xử lý.

Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (Nghị định 15) quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. 

Nghị đinh này được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Theo Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông, Nghị định 15 đã bổ sung nhiều chế tài mới để xử lý các vi phạm về bưu chính, viễn thông và Internet. Trong đó, có việc xử phạt nặng đối với các vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước, SIM rác, phát tán tin nhắn rác, trách nhiệm sử dụng mạng xã hội hay vi phạm các quy định của Luật An toàn thông tin mạng, v.v...

{keywords}
Vi phạm trên mạng cũng sẽ bị xử lý như ở ngoài đời thực. Ảnh: Trọng Đạt

Sử dụng trái phép thông tin của người khác sẽ bị xử phạt

Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, Nghị định 15 đã bắt kịp với sự phát triển khi bổ sung một loạt các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng.

Theo đó, người có hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt với sô tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Ngoài ra, việc truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác, xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 30 - 50 triệu đồng.

Như vậy, các quy định này sẽ xử phạt việc truy cập bất hợp pháp vào các hệ thống thông tin nhằm phá hoại, chiếm quyền điều khiển, gây phương hại cho các tổ chức, cá nhân. 

Nhắn tin, gửi mail quảng cáo thế nào để không bị xử phạt?

Tình trạng quảng cáo, bán hàng qua hình thức nhắn tin gửi thư điện tử quảng cáo hiện nay thường có thông tin mập mờ, gây nhầm lẫn, thậm chí có nội dung lừa đảo gây thiệt hại cho người dân.

Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định số 77/2012/NĐ-CP quy định: “Chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận”. Nghị định 15 quy định xử phạt cụ thể đối với trường hợp này.

{keywords}
Theo Nghị định 15/2020, việc gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận cũng sẽ bị xử phạt.

Chia sẻ với Pv. VietNamNet, Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, để được phép gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo mà không cần sự đồng ý trước đó của người nhận, doanh nghiệp phải là nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hợp pháp, được Bộ TT&TT cấp mã số quản lý. 

Điều này được quy định tại khoản 13, 14, Điều 3, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, doanh nghiệp quảng cáo cũng phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ khi gửi. 

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể phương thức, hình thức đồng ý là như thế nào. Do vậy doanh nghiệp phải lưu trữ đầy đủ các thông tin, dữ liệu, bằng chứng cụ thể để đảm bảo chắc chắn người dân đã đồng ý nhận quảng cáo.

Đăng ảnh người khác lên Facebook có bị xử phạt không?

Điều 101 của Nghị định 15 đã quy định rất cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của người sử dụng mạng xã hội. 

Việc xử phạt này được áp dụng với không chỉ người tạo ra tin giả mạo, sai sự thật mà cả những người chia sẻ lại các thông tin đó. Để  tránh mắc phải các sai phạm, người sử dụng mạng xã hội cần cẩn trọng khi chia sẻ thông tin.

Khoản 1, Điều 21, Luật Công nghệ thông tin quy định: “Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Do đó, Theo Thanh tra Bộ TT&TT, người sử dụng mạng xã hội lưu ảnh, thông tin liên quan về bạn bè, người thân, bố mẹ đăng ảnh con cái thông thường sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên trong trường hợp ai đó không đồng ý, người đăng tải, thu thập hình ảnh cần gỡ bỏ ngay nội dung này nếu không muốn bị xử phạt.

Hành động lấy ảnh, thông tin của người khác để làm giả một trang Facebook sẽ bị xử phạt theo Điều 102 của Nghị định số 15, Thanh tra Bộ TT&TT cho biết.

Quy định về game, trò chơi điện tử trên mạng

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng dành 4 điều về việc quy định xử phạt đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, trong đó có việc xử phạt do lỗi cung cấp dịch vụ khi không có giấy phép, không đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ, v.v…

Nghị định 15 cũng quy định một số hành vi xử phạt đối với người chơi. Theo đó, việc mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng của trò chơi sẽ bị xử phạt theo điểm b, khoản 3, Điều 106.

Trọng Đạt