Wednesday, June 30, 2021

Hàn Quốc phát triển công nghệ đặc biệt ngăn các vụ tự tử

Các nhà nghiên cứu và các cơ quan tiếp nhận dịch vụ khẩn cấp Hàn Quốc đang nỗ lực phát triển các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ tự tử.

Thông tin từ Viện Công nghệ Seoul cho biết, hệ thống AI mà họ đang phát triển dựa trên các nhóm hành vi bằng cách phân tích dữ liệu từ camera, cảm biến và hồ sơ gửi dịch vụ cứu hộ kể từ tháng 4/2020.

{keywords}
Hàn Quốc phát triển công nghệ đặc biệt ngăn các vụ tự sát

Trưởng nhóm nghiên cứu Kim Joon-chul cho biết, dựa trên các chi tiết ghi nhận được từ cảnh quay của camera an ninh (CCTV) và sự do dự của một người nào đó, AI có thể dự đoán tình huống nguy hiểm và ngay lập tức cảnh báo cho các đội cứu hộ.

Liên quan đến vấn đề này, Kim Hyeong-gil, phụ trách đội cứu hộ khu vực Yeoido cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng hệ thống CCTV mới sẽ cho phép nhân viên của chúng tôi theo dõi các trường hợp và giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và kịp thời”.

Hiện nhóm của Kim Hyeong-gil đang tích cực phối hợp với các nhà nghiên cứu để đưa ra công nghệ phù hợp mà đội cứu hộ và đơn vị phòng cháy Seoul sẽ thử nghiệm từ tháng 10 tới.

Hàn Quốc, với dân số 52 triệu người, có tỷ lệ tự tử cao nhất trong 37 quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Số liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy, trong năm 2019 có hơn 13.700 người đã tự tử.

Các cơ quan chức năng của thành phố Seoul cho biết, mỗi năm có khoảng 500 vụ tự tử được thực hiện trên 27 cây cầu bắc qua sông Hàn.

Phụ trách đội cứu hộ khu vực Yeoido cho biết thêm, số vụ cứu hộ trong năm 2020 đã tăng gần 30% so với năm 2019, trong đó các vụ tự tử chủ yếu rơi vào những người có độ tuổi từ 20 đến 30. Một trong những lý do làm gia tăng số vụ tự tử ở Seoul được cho là liên quan đến khó khăn về kinh tế và mất việc làm do đại dịch Covid-19 gây ra.

Phan Văn Hòa (theo Reuters)

Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang theo dõi một ca sĩ không có thật

Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang theo dõi một ca sĩ không có thật

Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang theo dõi một ca sĩ 15 tuổi, nhưng cô chỉ là sản phẩm của phần mềm máy tính.

Nhà và trường học đầu tiên được xây bằng công nghệ in 3D tại châu Phi

Đang hoạt động tại Malawi và Kenya, công ty 14Trees có thể xây dựng một ngôi nhà bằng công nghệ in 3D chỉ trong 12 giờ với chi phí chưa đến 10.000 USD.

Nha va truong hoc dau tien duoc xay bang cong nghe in 3D tai chau Phi hinh anh 1

Một ngôi nhà được xây dựng bằng phương pháp in 3D tại châu Phi. (Nguồn: cdcgroup.com)

Công ty 14Trees vừa hoàn thành ngôi nhà in 3D giá cả phải chăng đầu tiên tại thủ đô Lilongwe của Malawi (châu Phi).

14Trees cũng đã đưa vào sử dụng ngôi trường được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến này, mở cửa đón học sinh vào ngày 21/6 vừa qua.

Được liên doanh giữa Tập đoàn CDC (tổ chức tài chính phát triển của Chính phủ Anh) và công ty đa quốc gia về vật liệu xây dựng của châu Âu LafargeHolcim, 14Trees chuyên về công nghệ in 3D nhằm sản xuất các chi tiết lắp ghép để xây dựng các ngôi nhà và trường học với thời gian nhanh hơn đáng kể so với phương pháp truyền thống. 

Đang hoạt động tại Malawi và Kenya, 14Trees có thể xây dựng một ngôi nhà bằng công nghệ in 3D chỉ trong 12 giờ với chi phí chưa đến 10.000 USD.

Quá trình xây dựng bằng công nghệ này làm giảm lượng khí thải CO2 tới 70% khi so sánh với một dự án xây nhà thông thường. 14Trees cũng phát triển nền tảng trực tuyến cho cộng đồng người châu Phi ở nước ngoài, khuyến khích mọi người đầu tư vào xây dựng một “ngôi nhà ở quê hương.”

Giám đốc điều hành của CDC châu Phi Tenbite Ermias cho biết việc triển khai công nghệ tiên tiến của 14Trees sẽ có tác động thúc đẩy phát triển to lớn đối với Malawi và khu vực.

Đây cũng là minh chứng tuyệt vời về cách thức 14Trees đang đầu tư vào những doanh nghiệp có thể hỗ trợ các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Kỹ thuật này cũng đang được sử dụng ở Mỹ và châu Âu để tạo ra những ngôi nhà độc đáo cho người mua tư nhân và giúp giảm bớt tình trạng vô gia cư. 

Các dự án xây dựng của 14Trees là một ví dụ về hợp tác công tư giúp tạo việc làm cũng như nhà ở trên khắp châu Phi.

Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) đang làm việc với công ty xây dựng và kỹ thuật đa quốc gia CITIC Construction của Trung Quốc và có kế hoạch xây dựng 30.000 ngôi nhà trong thời gian 5 năm bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp địa phương trên khắp châu Phi và ước tính rằng mỗi căn nhà ở sẽ tạo ra 5 việc làm toàn thời gian, tương đương với 150.000 việc làm mới.

Theo Giám đốc IFC khu vực Đông và Nam châu Phi Oumar Seydi, khi khu vực phía Nam sa mạc Sahara châu Phi trở nên đô thị hóa hơn, khu vực tư nhân có thể giúp các chính phủ đáp ứng nhu cầu quan trọng về nhà ở.

Công nghệ in 3D sẽ giúp chuyển đổi thị trường nhà ở của châu Phi bằng cách cung cấp những ngôi nhà chất lượng cao, giá cả phải chăng, tạo việc làm và chứng minh khả năng tồn tại của lĩnh vực này cho các nhà phát triển địa phương.

Hiện nay, nhiều khu vực của châu Phi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở. Riêng Nigeria ước tính thiếu hụt 17 triệu căn nhà ở.

Một trong những nguyên nhân của sự thiếu hụt này là mỗi ngày có khoảng 40.000 người di cư đến một trong những thành phố sôi động, đang phát triển của châu Phi.

Tuy nhiên, chính những thành phố này cũng đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về nhà ở mới, khiến nhiều người không còn nơi nào để sống.

IFC đánh giá nguyên nhân khác của tình trạng thiếu hụt là do ngành xây dựng nhà ở của lục địa này chưa phát triển.

Theo Vietnam+

Ngôi nhà in 3D: Xây trong 5 ngày, gia đình đầu tiên thuê 22 triệu mỗi tháng

Ngôi nhà in 3D: Xây trong 5 ngày, gia đình đầu tiên thuê 22 triệu mỗi tháng

Ngôi nhà được xây dựng bằng công nghệ in 3D chỉ mất 120 tiếng để hoàn thành với khả năng chịu lực đủ để có thể sống bình thường bên trong.

Chủ sàn lên tiếng sau khi bị tố ôm lượng Bitcoin tương đương 4 tỷ USD bỏ trốn

2 nhà sáng lập Africrypt bác bỏ cáo buộc trộm tiền của khách hàng, cho biết mạng sống bị đe dọa bởi các "đối tượng nguy hiểm".

Raees Cajee, nhà đồng sáng lập sàn giao dịch Africrypt, đính chính mình và em trai không bỏ trốn với số tiền gần 4 tỷ USD như thông tin trước đó, và vụ hack chỉ gây thiệt hại khoảng 5 triệu USD.

Vu lua dao 4 ty USD anh 1

2 anh em Cajee, những người sáng lập sàn giao dịch Africrypt. Ảnh: Business Insider.

Ngày 24/6, 2 anh em Raees Cajee và Ameer Cajee được cho là đã bỏ trốn với 69.000 đồng Bitcoin. Công ty đại diện các nạn nhân cho rằng anh em này và sàn giao dịch của họ sở hữu, hoặc có liên quan tới một ví tiền mã hóa. Ví này có thời điểm giữ số tiền giá trị khoảng 3,6 tỷ USD, nhưng giờ không còn gì.

Vào ngày 13/4, Africrypt thông báo sàn giao dịch bị tin tặc tấn công. Khách hàng đặt ra nghi vấn sau khi được đề nghị không trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc. Không lâu sau, anh em Cajee ngừng mọi hoạt động của Africrypt và mất tích.

Công ty luật Hanekom Attorneys, đại diện pháp lý của các nạn nhân, cáo buộc 2 anh em đã chuyển số Bitcoin lấy từ tài khoản của AfriCrypt và ví của khách hàng qua nhiều kênh trên dark web nhằm xóa bỏ mọi dấu vết.

Nếu cáo buộc trên là đúng, đây sẽ là vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất Nam Phi từ trước đến nay, Theo thời giá hiện nay, giá trị số Bitcoin bị mất lên tới 800 triệu USD.

Trả lời Wall Street Journal vào ngày 28/6, Raees muốn minh oan cho Africrypt và em mình, khẳng định 2 người nhận được thư đe dọa từ các "đối tượng nguy hiểm".

"Chúng tôi phải đối phó với nhiều chính trị gia, doanh nhân và người nổi tiếng Nam Phi. Một số đối tượng nguy hiểm, vốn chúng tôi không biết là khách hàng của mình, đã bắt đầu lộ diện", Raees Cajee cho biết.

Raees đồng thời bác bỏ thông tin 3,6 tỷ trị giá tiền mã hóa biến mất. Anh cho biết thêm AfriCrypt chỉ quản lý số coin trị giá 200 triệu USD ở đỉnh hồi tháng 4.

Cơ quan Quản lý Hoạt động Tài chính Nam Phi (FSCA) xác định vụ Africrypt có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, FSCA không thể can thiệp do tiền mã hóa chưa được hợp pháp hóa ở quốc gia này.

Anh em Cajee hiện vẫn đang bỏ trốn. Bài trả lời phỏng vấn với Wall Street Journal được họ thực hiện từ một địa điểm bí mật. Tuy nhiên, Raees Cajee khẳng định mình và em trai sẽ trở về Nam Phi dự phiên tòa ngày 19/7.

Theo Zing/Cointelegraph

Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho tương lai của Bitcoin?

Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho tương lai của Bitcoin?

Khác với những lần trấn áp tiền mã hóa trước, nỗ lực lần này của Trung Quốc có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.

4 người Việt gian lận 36 triệu USD của Facebook như thế nào?

Đơn kiện của Facebook cung cấp nhiều thông tin về thủ đoạn cũng như hình ảnh đời tư xa hoa của các các cá nhân người Việt.

Sáng 30/6, Facebook công bố kiện nhóm 4 người Việt Nam vì hành vi gian lận với hình thức "chiếm quyền tài khoản". Theo mạng xã hội này, các cá nhân đã gây thiệt hại hơn 36 triệu USD.

Trong đơn kiện của mình gửi tới Tòa án quận Nam California, Facebook đã mô tả chi tiết cách thức tấn công, chiếm tài khoản quảng cáo của các cá nhân.

Thủ đoạn "đánh cắp cookie"

Trong đơn kiện, Facebook nêu rõ tên của 4 cá nhân bị đơn gồm Nguyễn T., Lê K., Nguyễn Quốc B. và Phạm Hữu D. Công ty này cũng cung cấp nơi sinh sống, địa chỉ email và các website mà những cá nhân này vận hành.

Những hành động gian lận được xác định bắt đầu từ tháng 10/2020. Lê K. đã phát triển một ứng dụng có tên "Ads Manager" và tải lên Google Play Store.

Facebook kien 4 nguoi Viet anh 1

Nhóm bị đơn tạo ứng dụng giả mạo Facebook, sau đó chạy quảng cáo trên chính nền tảng này.

Tới tháng 1/2021, nhà phát triển đã đổi tên ứng dụng này thành "Ads Manager for Facebook". Ứng dụng này yêu cầu người dùng nhập thông tin tài khoản quảng cáo Facebook, qua đó chiếm đoạt tài khoản.

Bằng cách giả mạo đây là ứng dụng "chính chủ" của Facebook, nhà phát triển đã dụ được nhiều nhà quảng cáo cài đặt ứng dụng trên smartphone của mình. Tới tháng 5/2021, Google mới xóa ứng dụng giả mạo này.

Tuy nhiên, chính Facebook đã gián tiếp giúp cho ứng dụng này tiếp cận với những nhà quảng cáo để lừa đảo. Cụ thể, từ ngày 28/12/2020, nhóm phát triển đã chạy quảng cáo ứng dụng Ads Manager for Facebook giả nhắm tới người dùng tại Mỹ, châu Âu, Brazil và Ấn Độ. Trong 4 ngày, có khoảng 1.700 người dùng bấm vào quảng cáo này.

Sau khi người dùng nhập thông tin đăng nhập vào app giả, các dữ liệu này cùng cookie đăng nhập được gửi về máy tính và tài khoản Telegram của nhóm phát triển. Họ sử dụng các thông tin này để đăng nhập, chạy quảng cáo trên Facebook.

Khiến Facebook tràn ngập livestream bán hàng

Chiếm đoạt tài khoản quảng cáo là bước đầu tiên trong chuỗi lừa đảo mà nhiều nhóm bán hàng online tại Việt Nam sử dụng.

Theo Facebook, nhóm người này đã sử dụng các tài khoản để chạy 10.000 quảng cáo trên Facebook và Instagram. Trong đó, một trong những hình thức quảng cáo phổ biến là chạy video livestream bán hàng.

Facebook kien 4 nguoi Viet anh 2

Sau khi chiếm được các tài khoản quảng cáo, các cá nhân tự sử dụng hoặc cho thuê để chạy livestream bán hàng.

Không chỉ sử dụng cho riêng mình, nhóm người này còn cho thuê lại các tài khoản có thể chạy quảng cáo livestream.

Ngoài ra, nhóm này cũng dùng tài khoản để quảng cáo cho các trang web bán dịch vụ in áo phông hoặc sản phẩm lưu niệm của họ. Các dịch vụ này được quảng cáo nhắm tới người dùng ở Mỹ, châu Âu và Việt Nam.

Những quảng cáo này cũng dẫn đến nhiều website bán hàng lừa đảo. Một ví dụ mà Facebook dẫn lại cho thấy quảng cáo dây đèn LED cho xe hơi nhắm tới người dùng Mỹ được bấm vào 100.000 lần. Nhiều người dùng sau đó phàn nàn họ không nhận được sản phẩm, hoặc sản phẩm không hoạt động như video.

Mạng xã hội này cho biết tổng số tiền quảng cáo bị các cá nhân chiếm đoạt trị giá 36 triệu USD.

Facebook kien 4 nguoi Viet anh 3

Ngoài chạy livestream, nhóm này còn quảng cáo tới các trang web bán hàng của họ.

Vào ngày 16/6, Facebook xác định được Nguyễn Quốc B. đã chiếm quyền của khoảng 150 tài khoản quảng cáo. Mạng xã hội này khóa các tài khoản, thông báo cho nạn nhận.

Tới ngày 25/6, Facebook đã dùng các biện pháp kỹ thuật để khóa tài khoản Facebook, Instagram mà nhóm bị đơn kiểm soát.

Nhóm bị đơn "sống ảo" trên mạng xã hội

Theo Facebook, với số tiền kiếm được từ thủ đoạn lừa đảo, nhóm bị đơn đã tiêu vào nhiều thú chơi xa hoa và đăng ảnh khoe khoang lên mạng xã hội.

Đơn kiện của Facebook dẫn nhiều bức ảnh các cá nhân này đăng lên, từ hình ảnh mua hàng loạt sản phẩm Apple, đi du thuyền, mua xe Mercedes-Benz, ngồi vé máy bay hạng thương gia, sử dụng đồng hồ đắt tiền...

"Trong năm 2020 và 2021, nhóm bị đơn đã sử dụng số tiền gian lận để tổ chức tiệc tùng, mua những phương tiện đắt tiền, đi du lịch bằng hạng thương gia, ăn tối, xăm mình và nhiều thú tiêu tiền khác. Sau đó họ khoe khoang về cuộc sống của mình", Facebook viết trong đơn kiện.

Facebook kien 4 nguoi Viet anh 4

Bằng chứng về những lần khoe cuộc sống xa hoa của các bị đơn.

Mạng xã hội này cáo buộc nhóm bị đơn đã can thiệp vào mạng lưới và dịch vụ của Facebook, làm ảnh hưởng tiêu cực tới trải nghiệm của người dùng và nhà quảng cáo trên nền tảng.

Facebook cũng khẳng định các cá nhân trên đã vi phạm quy định của họ, luật pháp bang và liên bang Mỹ, gây ảnh hưởng tới danh tiếng của mạng xã hội này.

Về con số thiệt hại, Facebook cho biết sẽ cần thêm các phiên xét xử để xác định số chính xác. Tuy nhiên, mạng xã hội này khẳng định con số không ít hơn 36 triệu USD.

Trong đơn kiện, Facebook đề nghị Tòa án quận Nam California xét xử các cáo buộc với bị đơn. Mạng xã hội này yêu cầu được phán xét để cấm nhóm bị đơn truy cập nền tảng Facebook, và đòi bồi thường số tiền ít nhất 36 triệu USD.

Theo Zing

Facebook kiện 4 người sống tại Việt Nam tấn công chiếm đoạt tài khoản

Facebook kiện 4 người sống tại Việt Nam tấn công chiếm đoạt tài khoản

Facebook vừa đâm đơn kiện 4 người sống tại Việt Nam vì hành vi tấn công chiếm đoạt tài khoản và chạy quảng cáo trái phép trị giá hơn 36 triệu USD.

Elon Musk tiết lộ bất ngờ về mục tiêu của Starlink

Mặc dù chùm vệ tinh Starlink đang có những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua nhưng chủ sở hữu của nó, tỷ phú Elon Musk cho rằng, mục tiêu của ông là không bị phá sản.

Cho đến nay, chùm vệ tinh quỹ đạo thấp Starlink đã có hơn 1.500 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo để cung cấp kết internet băng rộng tốc độ cao cho nhiều quốc gia trên thế giới.

{keywords}
Elon Musk trong bài phát biểu quan trọng qua hội nghị truyền hình tại Triển lãm Mobile World Congress ở Barcelona vào ngày 29/6/2021.

Số liệu cho thấy, đã có hơn 69.000 khách hàng đăng ký lắp đặt các trạm mặt đất ở 12 quốc gia và công ty đang lên kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng ra toàn thế giới trong tháng tới, ngoại trừ cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho rằng, không hết tiền là điều quan trọng hàng đầu.

“Mục tiêu của chúng tôi là không bị phá sản”, ông Elon Musk nói tại hội nghị Thông tin di động thế giới (Mobile World Congress) ở Barcelona và thừa nhận rằng, tất cả những nỗ lực trước đây nhằm xây dựng một mạng internet dựa trên vệ tinh trong quỹ đạo thấp của Trái đất đã kết thúc trong thất bại, phá sản hoặc chuyển sang một mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng.

SpaceX bắt đầu phóng vệ tinh cho mạng Starlink vào năm 2019 và đã đạt được tốc độ triển khai nhanh chóng, chỉ trong 6 tháng qua đã phóng hơn 780 vệ tinh vào quỹ đạo.

Chương trình cung cấp dịch vụ internet băng rộng bằng chùm vệ tinh Starlink được cho là tách biệt với chương trình Dragon của SpaceX, nhằm đưa người và hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế và chương trình Starship, nhằm một ngày nào đó đưa con người lên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa, hoặc đưa các vệ tinh lớn vào quỹ đạo. Mặt khác, chùm vệ tinh Starlink là bước đột phá đầu tiên của SpaceX vào thị trường vệ tinh.

Với ý tưởng sử dụng hàng nghìn vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo thấp của Trái Đất (độ cao dưới 1.000 km so với Trái Đất) để cung cấp dịch vụ internet băng rộng vệ tinh tốc độ cao cho toàn thế giới. Với khoảng một nửa dân số thế giới vẫn chưa có truy cập internet đáng tin cậy, ý tưởng này có thể làm thay đổi cuộc chơi. Nhưng nó không phải là không có thách thức.

Theo ông Elon Musk, mặc dù có nhu cầu mạnh mẽ đối với các dịch vụ của Starlink và hứa hẹn sẽ có những đánh giá ban đầu, nhưng hoạt động kinh doanh internet vệ tinh thử nghiệm của SpaceX không nằm ngoài khả năng tài chính. Ông nói rằng, các thiết bị đầu cuối người dùng mà khách hàng của Starlink cần để truy cập mạng làm tiêu tốn của SpaceX khoảng 1.000 USD, trong khi công ty đang bán chúng với giá 500 USD.

“Rõ ràng, việc bán thiết bị đầu cuối với giá bằng một nửa không phải là siêu hấp dẫn ở quy mô hàng triệu USD. Chúng tôi đang nghiên cứu các thiết bị đầu cuối thế hệ tiếp theo với chi phí thấp hơn nhiều,” ông Elon Musk cho biết thêm.

Rất lâu trước khi SpaceX bắt đầu xây dựng chùm vệ tinh Starlink và cho phép những người thử nghiệm beta bắt đầu sử dụng dịch vụ, các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo rằng, việc phát triển thiết bị đầu cuối cho người dùng giá cả phải chăng sẽ là một trong những rào cản công nghệ khó khăn nhất mà SpaceX phải vượt qua.

Trong những năm 1990, một số liên doanh được tài trợ tốt đã cố gắng xây dựng các chùm vệ tinh tương tự như Starlink. Tất cả đều thay đổi kế hoạch, phá sản hoặc thanh lý sau khi nhận ra rằng nó sẽ không thực tế hoặc quá đắt.

SpaceX cho đến nay là công ty đầu tiên và lớn nhất trên thế giới trong việc xây dựng chùm vệ tinh. Elon Musk cho biết, ông hy vọng dịch vụ internet vệ tinh sẽ có 500.000 khách hàng trong vòng 12 tháng tới.

Nhu cầu mạnh mẽ đó có đáp ứng được hay không sẽ rất quan trọng đối với SpaceX. Musk cho biết, ông dự kiến sẽ đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào Starlink trước khi hoạt động kinh doanh có lãi. Ngay cả sau đó, SpaceX sẽ phải tiếp tục đầu tư rất nhiều để cạnh tranh với dịch vụ internet mặt đất hoặc di động.

Theo thời gian, khoản đầu tư của SpaceX vào Starlink có thể tăng lên 20 tỷ USD hoặc 30 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk nói.

Phan Văn Hòa (theo CNN)

Internet vệ tinh của Elon Musk có thể phủ sóng toàn cầu vào tháng 9

Internet vệ tinh của Elon Musk có thể phủ sóng toàn cầu vào tháng 9

Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, bà Gwynne Shotwell - Chủ tịch của SpaceX cho biết, chùm vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk dự kiến có thể phủ sóng toàn cầu vào tháng 9 tới.

Cơ quan quản lý chống độc quyền Mỹ bị bác đơn kiện Facebook

Ngày 28/6, Tòa án Quận Columbia của Mỹ đã bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đối với gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook do không đủ cơ sở về mặt pháp lý.

Đây được coi là một chiến thắng bước đầu của Facebook trong cuộc chiến với các cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ. Được biết, sau phán quyết của tòa án, cổ phiếu của Facebook đã tăng gần 5%, đạt mức trên 1 nghìn tỷ USD.

{keywords}
Cơ quan quản lý chống độc quyền Mỹ bị bác đơn kiện Facebook

Trong phán quyết của mình, Thẩm phán Quận Columbia – ông James E. Boasberg đã viết: “FTC đã thất bại trong việc viện dẫn đủ dữ kiện để thiết lập một cách hợp lý yếu tố cần thiết cho tất cả các tuyên bố ở Phần 2 của họ, cụ thể là Facebook có quyền độc quyền trên thị trường Dịch vụ mạng xã hội cá nhân (PSN)”.

Facebook đã đệ đơn yêu cầu bãi bỏ các vụ kiện vào tháng 3, cho rằng FTC đã không xác định được một cách đầy đủ thị trường nơi công ty có quyền được độc quyền.

Thẩm phán Boasberg dường như đồng ý với lập luận đó. Nhưng trong khi bác bỏ đơn khiếu nại, ông không bác bỏ hoàn toàn vụ việc mà đề nghị FTC sửa đổi đơn khiếu nại của mình và đưa vụ việc ra tòa.

Thẩm phán cũng nói với FTC rằng, họ đang xem xét kỹ lưỡng việc mua lại Instagram và WhatsApp của Facebook hơn là theo đuổi việc Facebook từ chối cho phép khả năng tương tác, điều này sẽ cho phép người dùng đưa dữ liệu của họ sang các nền tảng khác.

Tòa án cũng đã bác bỏ vụ kiện do 46 bang đưa ra liên quan đến các vụ mua lại đó với lý do thời gian đã lâu kể từ khi các sự kiện được đề cập đến.

Chủ tịch FTC, bà Lina Khan hiện có khả năng sẽ quay trở lại với một vụ kiện mới, tập trung trực tiếp hơn vào lịch sử mua lại của Facebook.

Liên quan đến phán quyết của tòa, người phát ngôn của Facebook cho biết: “Chúng tôi rất vui vì các quyết định hôm nay đã ghi nhận những khiếm khuyết trong các khiếu nại của chính phủ đối với Facebook. Chúng tôi cạnh tranh công bằng mỗi ngày để thu hút sự chú ý của mọi người và sẽ tiếp tục cung cấp những sản phẩm tuyệt vời cho người dùng và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Phán quyết được đưa ra khi nhiều chính trị gia ở cả hai đảng đang tìm cách kiềm chế các công ty công nghệ, mặc dù với nhiều lý do khác nhau. Thượng nghị sĩ Josh Hawley, thuộc đảng Cộng hòa cho rằng, phán quyết này của tòa án đã “gây thất vọng sâu sắc”.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Ken Buck cho biết, cải cách chống độc quyền là việc làm cần thiết khẩn cấp.

Ông viết: “Quốc hội cần cung cấp các công cụ và nguồn lực bổ sung cho các cơ quan thực thi chống độc quyền của chúng tôi để xử lý các công ty Big Tech có hành vi phản cạnh tranh”.

Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal thuộc đảng Dân chủ cũng kêu gọi xem xét lại luật chống độc quyền và cho rằng Facebook đang nắm thế độc quyền trong mạng trực tuyến, họ đang nắm khách hàng, dữ liệu của khách hàng và thị trường truyền thông xã hội.

Phan Văn Hòa (theo NBCNews)

Các dự luật mới của Mỹ được thông qua tác động thế nào đến Big Tech?

Các dự luật mới của Mỹ được thông qua tác động thế nào đến Big Tech?

Ngày 25/6, Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một loạt các đề xuất nhằm làm suy yếu các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech).

Bộ TT&TT hợp tác cùng ADB thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam

Chiều 30/6, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký kết Bản ghi nhớ về các nội dung hợp tác phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 

Đây là Thoả thuận mang tính bản lề, đặt nền móng cho các hoạt động hợp tác cụ thể giữa Bộ TT&TT và ngân hàng ADB nhằm triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Các hợp tác cụ thể trong Bản ghi nhớ bao gồm 4 hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của ADB cho Bộ TT&TT giai đoạn 5 năm 2021 – 2025. 

Các hoạt động này gồm sửa đổi bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005 thành Luật Giao dịch điện tử và Kinh tế số. Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, thay thế Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cuối cùng là xây dựng và triển khai các chương trình hành động phát triển kinh tế số và xã hội số. 

{keywords}
Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký kết Bản ghi nhớ về các nội dung hợp tác phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, thỏa thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT và ADB sẽ là khởi đầu quan trọng cho sự hợp tác lâu dài giữa 2 bên trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, cũng như sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của ADB trong khu vực. 

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng.

Trong khi đó, Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) của ADB chú trọng vào chuyển đổi số, lấy công nghệ số làm động lực xuyên suốt để triển khai các ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tại Việt Nam. Những mục tiêu và khát vọng chung đó đã thúc đẩy sáng kiến về một kế hoạch hợp tác chung giữa Bộ TT&TT và ADB.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, ADB và Bộ TT&TT sẽ cùng xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể nhằm hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý, chính sách, giải pháp đột phá thúc đẩy nền kinh tế số. Mục tiêu là đưa nền kinh tế số của Việt Nam đạt 20% GDP vào năm 2025. 

Bên cạnh đó, 2 bên sẽ tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ phát triển các nền tảng số quốc gia để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số một cách toàn dân và toàn diện.

Bộ TT&TT và ADB cũng sẽ nghiên cứu, thúc đẩy đầu tư vào các dự án hạ tầng số, hạ tầng ICT, hạ tầng viễn thông để biến đây thành nền tảng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Ngoài ra, Bộ TT&TT và Ngân hàng Phát triển Châu Á sẽ cùng nhau chia sẻ các quan điểm về cách đạt được một xã hội số toàn diện, bền vững, an toàn đáng tin cậy và đổi mới. 

Những khuyến nghị cho kinh tế số Việt Nam

Theo ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, kỹ thuật số không chỉ còn là thứ làm đẹp. Thay vào đó, chuyển đổi số có tiềm năng trở thành phần cốt lõi của quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, công nghệ số đem lại cả những cơ hội và thách thức mà Việt Nam cần chú ý.

Nền kinh tế số bao trùm đòi hỏi Chính phủ phải cân nhắc cẩn trọng các tác động của số hóa và các quy định, chính sách giúp hình thành nền kinh tế mới này.

{keywords}
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam.

Đại diện ADB cho rằng, môi trường thuận lợi để áp dụng các công nghệ số và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ là những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. 

Việt Nam có thể phát triển kinh tế số bằng cách thu hút đầu tư vào ngành công nghệ, phát huy tài năng và kỹ năng công nghệ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất thông qua quá trình chuyển đổi số.

Khi hướng tới một xã hội số, Việt Nam cần tới các hướng dẫn và hỗ trợ để tận dụng tối đa công nghệ số nhằm củng cố cấu trúc xã hội, thúc đẩy phát triển văn hóa và tạo dựng lòng tin.

Chuyên gia của ADB cũng khuyến nghị Việt Nam cần nâng cao trình độ kỹ thuật số trong các nhóm dễ bị tổn thương, đảm bảo các thiết bị truy cập Internet có giá cả phải chăng và thu hút nhiều bên liên quan trong các cuộc thảo luận về chính sách công nghệ.

Về chính phủ số, Việt Nam cần số hóa các dịch vụ công, điều chỉnh các quy trình và thủ tục để tăng tốc độ và hiệu quả, cũng như thay đổi quy định và chính sách.

Theo đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á , thách thức về công nghệ cũng là thách thức về văn hóa. Do vậy, Việt Nam cần tới sự lãnh đạo và khuyến khích phù hợp để hiện thực hóa tham vọng của mình.

Trọng Đạt

Chuyển đổi số là giải pháp duy nhất cho sự phát triển bền vững của ngành PTTH

Chuyển đổi số là giải pháp duy nhất cho sự phát triển bền vững của ngành PTTH

Cục PTTH&TTĐT đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hướng dẫn về chuyển đổi số ngành PTTH phối hợp với các DN công nghệ cung cấp nền tảng và các đơn vị truyền thông để có được những giải pháp công nghệ ứng dụng vào chuyển đổi số ngành PTTH.

Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về phòng chống Covid-19 ở TP.HCM

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đại dịch Covid-19 là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, một vài tháng Covid có khi bằng 5, 10 năm.

Lời tòa soạn: Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến công tác tại TP.HCM về phòng, chống dịch trên địa bàn. Cùng tham gia đoàn công tác, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu về phòng chống Covid-19 và phát triển kinh tế xã hội ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra khu cách ly tại Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng/Zing

Đại dịch Covid-19 là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số (CĐS). Hầu hết các quốc gia đều tận dụng được cơ hội này để nhanh chóng chuyển nhiều nhất có thể các hoạt động lên môi trường số. Một vài tháng Covid-19 có khi bằng 5, 10 năm.

TP.HCM và các tỉnh nên tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh CĐS. Cái được lớn nhất sẽ là, sau Covid thì các địa phương đã đưa được mặt bằng về công nghệ số lên một tầng nấc mới. Mục tiêu 2025/2030 về ứng dụng CNTT, về CĐS có khi sẽ đạt được ngay trong năm 2021 này nếu như biết cách tận dụng. Đi trước và đi nhanh về CĐS sẽ giúp chúng ta phát triển bứt phá sau Covid. Nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội này thì tức là Covid chỉ mang lại thiệt hại. Và điều quan trọng hơn là sau Covid, sau thiệt hại nặng nề do Covid mang lại, thì chúng ta vẫn không có lợi thế gì hơn so với trước Covid. Và mục tiêu 5 năm, 10 năm về CĐS vẫn phải làm trong 5 năm, 10 năm.

Thí dụ, nếu các địa phương biết gắn tiêm vắc xin với hồ sơ sức khoẻ điện tử thì chỉ trong năm 2021 này, 100% người dân sẽ có hồ sơ sức khoẻ điện tử. Điều này, các nước phải làm mất 5-10 năm trong điều kiện bình thường. Hiện nay, Bộ TT&TT đã phát triển xong ứng dụng tiêm vắc xin gắn với hồ sơ sức khoẻ điện tử, chỉ cần các địa phương triệt để áp dụng.

Chúng ta đã 20 năm làm chính phủ điện tử và 10 năm đưa dịch vụ công lên trực tuyến, nhưng thí dụ như TP.HCM, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 mới đạt 15%, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến mới có 22%, 78% người dân vẫn mang hồ sơ đến công sở để làm thủ tục. Nếu trong thời gian dãn cách này, chúng ta tạm dừng cung cấp dịch vụ công trực tiếp thì chỉ sau vài tháng là 100% dịch vụ công lên trực tuyến mức độ 4 và 100% người dân có thói quen dùng dịch vụ công trực tuyến. Như vậy là vài tháng bằng cả 10 năm.

Khi đại dịch xảy ra, các địa phương cũng có thể yêu cầu 100% các bệnh viện phải có bộ phận khám chữa bệnh online, người dân ở nhà mà vẫn thăm khám được, giảm tải giao thông, giảm tải bệnh viện, giảm nguy cơ lây nhiễm, và cũng giúp tăng nguồn thu cho bệnh viện khi bệnh nhân có xu thế không đến bệnh viện vì lo ngại Covid. Sau Covid thì 100% bệnh viện đã có bộ phận y tế điện tử và sẽ tạo đà cho CĐS các bệnh viện sau này.

Những ngày giãn cách, dịch giã này, các tỉnh thành cũng có thể yêu cầu 10-30% số môn học online, thi online, cả phổ thông và đại học. Bằng cách đó, chúng ta đã chuyển đổi 100% các nhà trường lên môi trường số. Điều mà hàng chục năm qua vẫn chưa làm được. Sau Covid thì đã thành thói quen mới và tiếp tục. Một số trường đại học sẽ chuyển đổi thành đại học số, với 100% số môn học và thi online. Việc học online ở nhà với học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên đại học cũng giúp giảm tắc nghẽn giao thông.

Việc cho đóng cửa siêu thị khi giãn cách cũng đẩy nhanh thương mại điện tử (TMĐT). Mà TMĐT là nhân tố quan trọng số một của kinh tế số (KTS). 100% người dân có thói quen mua sắm online thì mục tiêu KTS chiếm 20-25% GDP vào năm 2025 là không khó khăn. Chỉ Covid mới có thể đẩy nhanh được mua sắm online. Không có Covid thì chúng ta sẽ phải mất hàng chục năm nữa.

Hỗ trợ người dân, các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lúc này thì không gì thiết thực hơn là đào tạo kỹ năng số, chuyển các hoạt động của họ lên môi trường số. Đây là lúc họ có nhiều thời gian hơn và buộc phải lên môi trường số.

Chính quyền yêu cầu CĐS nhanh cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển. Chính thời Covid này có thể tạo ra các doanh nghiệp công nghệ xuất sắc. Bởi vì xuất sắc là do có nhiều việc để làm, là do được làm việc khó, được làm việc trong tình trạng khẩn cấp.

Về phòng chống dịch. Nếu các tỉnh thành áp dụng triệt để công nghệ để truy vết nhanh, chính xác thì không phải phong toả diện rộng, không phải cách ly nhiều người. Phong toả diện hẹp thì người dân thực thi nghiêm. Phong toả diện hẹp thì thành phố vẫn có thể hoạt động bình thường. Theo cách truyền thống thì không thể truy vết chính xác, vì không ai có thể nhớ nổi 14 ngày qua đã đi những đâu, tiếp xúc gần những ai. Truy vết bằng cách tra hỏi từng người cũng rất lâu, có khi cả tuần. Và vì vậy để bắt nhầm hơn bỏ sót, chúng ta buộc phải phong toả diện rộng, nhưng người dân thực thi thì không nghiêm mà xã hội thì ngưng trệ, mỗi ngày thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, người dân thì khó khăn.

Bộ TT&TT đã phát triển đủ 3 công nghệ cần thiết để truy vết nhanh. Thứ nhất là lộ trình đi lại 14 ngày gần nhất, giúp F0 nhớ lại đã đi qua những đâu. Thứ 2 là QRC giúp phát hiện F0 đã vào những hàng quán nào, cơ quan, đơn vị nào trong vòng 14 ngày qua. Thứ 3 là Bluezone giúp phát hiện những người mà F0 đã tiếp xúc gần dưới 2m trong vòng 14 ngày qua, kể cả người không quen. Bộ ba này là đủ để truy vết nhanh và chính xác, thường thì vài giờ là xong. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thành lập Trung tâm quốc gia về công nghệ phòng chống Covid tại Bộ TT&TT, đây là nơi tập trung các công nghệ phòng chống Covid, từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, cách ly tới tiêm vắc xin. Trung tâm đã sẵn sàng để hỗ trợ tất cả các tỉnh thành.

Thí dụ, sáng nay khi Thủ tướng Chính phủ đi thực địa thì mới thấy rất khó giám sát hàng ngàn người trong khu cách ly để họ không tiếp xúc nhau, không trốn ra ngoài, để tránh lây chéo. Nhưng Thành phố vẫn chưa biết là nếu những người cách ly này mà cài đặt Bluezone thì sẽ giám sát được mọi tiếp xúc gần, không cần bố trí nhiều công an, bảo vệ để giám sát.

Các tỉnh thành phía nam, nhất là xung quanh TP.HCM, dân cư đông đúc và rất gần nhau, và thực ra là rất giống như một tỉnh siêu lớn. Dịch có thể lây lan lẫn nhau, nhiều tỉnh cùng lúc. Biến thể mới có thể lây lan qua không khí và tốc độ lây lan nhanh hơn. Đã đến lúc phải kết hợp hệ thống chính trị, chính quyền với công nghệ thì mới có thể kiểm soát được dịch bệnh. Công nghệ sẽ giúp cho việc phòng chống dịch thông minh hơn, đỡ tốn công sức hơn, đỡ tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Chỉ dùng sức người thì không còn khả thi nữa. Giải pháp thì vẫn là: Xét nghiệm nhanh và chủ động; Truy vết nhanh và chính xác; Khoanh vùng, cách ly số ít nhưng nghiêm túc; Tiêm vắc xin đại trà. Và tất cả các khâu này nên dùng công nghệ số để hỗ trợ. Công nghệ thì dùng nền tảng, một nền tảng quốc gia dùng chung cho cả 63 tỉnh thành. Dữ liệu thì tập trung và liên thông các tỉnh thành và do vậy các tỉnh xung quang TP.HCM có thể xử lý như là một tỉnh siêu lớn.

Sẽ không thể kể hết những gì mà chúng ta có thể làm để phòng chống Covid và đẩy nhanh CĐS nhằm phát triển nhanh chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Chỉ cần chúng ta hãy coi Covid chính là cơ hội trăm năm cho CĐS. Sau Covid, chúng ta sẽ thấy quê hương mình trở thành một xã hội khác, một xã hội được số hoá toàn diện. Và đây là món quà của Covid.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Việt Nam vào nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu

Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng.

Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN về an toàn, an ninh mạng

Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020 vừa được ITU công bố. Trong kỳ đánh giá thứ tư này, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN.

Như vậy, so với kỳ đánh giá gần nhất công bố vào năm 2019, xét trên toàn cầu Việt Nam tăng 25 bậc vượt qua Thái Lan để xếp thứ 4/11 quốc gia khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Indonesia.

Việt Nam vào nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu
Tăng 25 bậc so với kỳ đánh giá năm 2018, Việt Nam có tên trong nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020.

Cụ thể, Việt Nam đạt tổng điểm 94,59/100, với sự cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột được ITU đánh giá. Trong đó, bên cạnh 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20, điểm của Việt Nam ở 3 trụ cột Kỹ thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực lần lượt đạt 16,31/20; 18,98/20 và 19,26/20.

Kết quả ấn tượng trên, theo chia sẻ của đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, là nhờ nỗ lực lớn của Việt Nam trong một chặng đường dài, thể hiện rõ qua: quyết tâm chính trị lớn của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ đối với vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng; nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, vai trò Bộ Công an và Bộ TT&TT để Việt Nam có một hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng cơ bản đầy đủ, không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới.

Không những thế Việt Nam còn có sáng kiến nỗ lực thực thi hành lang pháp lý. Tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đầy đủ mô hình 4 lớp bảo đảm an toàn thông tin gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Bộ TT&TT.

Trong năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đã nỗ lực vượt bậc để đưa tỷ lệ đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% trong các năm 2019 lên đạt 100% vào cuối năm 2020.

Cùng với đó, việc Việt Nam sớm có chương trình, đề án phát triển bài bản, dài hạn cho nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng và xây dựng Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng “Make in Viet Nam” cũng góp phần nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, được ITU ghi nhận và đánh giá cao.

Việt Nam cần tiếp tục duy trì quyết tâm, sự nỗ lực trong dài hạn

Báo cáo GCI 2020 mới được ITU công bố cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể về thứ hạng của các quốc gia châu Á, nhất là các nước ASEAN những năm qua đang có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác đảm bảo, an toàn, an ninh mạng.

Đơn cử như: Ấn Độ tăng 37 bậc, từ vị trí thứ 47 năm 2018 lên xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng GCI 2020; Hàn Quốc tăng 11 bậc, từ thứ 15 lên thứ 4; Nhật Bản tăng 7 bậc, từ thứ 14 lên thứ 7; Indonesia vươn lên xếp thứ 24 ngay trên Việt Nam, tăng 24 bậc so với kỳ đánh giá công bố năm 2019.

Thành tích nêu trên của các nước trong khu vực châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đã cho thấy Việt Nam vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để duy trì thứ hạng trong nhóm 25 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc về an ninh mạng.

Việt Nam vào nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu
Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa. (Ảnh: Trọng Đạt)

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, việc cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng toàn cầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI đã khó thì làm sao để duy trì quyết tâm, nỗ lực đảm bảo an toàn thông tin mạng dài hạn, trong 5, 10 năm nữa càng khó khăn hơn.

Cùng với nỗ lực, sự vào cuộc đủ dài, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, quyết tâm chính trị của Việt Nam phải được tiếp tục duy trì trong 5 - 10 năm tới để nước ta trở thành một cường quốc về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Thực tế, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa, cho phép Việt Nam có thể tự chủ về công nghệ và giải pháp an toàn, an ninh mạng.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn, an ninh mạng; hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin “Make in Viet Nam” và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc, nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam.

“Tuy nhiên, giống như như hạt mầm cần có mảnh đất tốt, đủ rộng và được tưới tắm qua thời gian mới trở thành cây cổ thụ, các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Viet Nam cần được chính người Việt tạo cơ hội được sử dụng, được hoàn thiện để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra toàn cầu”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh. 

Báo cáo GCI được thực hiện định kỳ 2 năm 1 lần bắt đầu từ năm 2014 nhằm nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng của lãnh đạo các quốc gia; đồng thời đánh giá kết quả triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các nước để từ đó thúc đẩy các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Đánh giá chỉ số GCI 2020 được ITU dựa trên 5 trụ cột chính, bao gồm: Pháp lý; Kỹ thuật; Tổ chức; Nâng cao năng lực; và Hợp tác, với điểm tối đa cho mỗi trụ cột là 20.

Vân Anh

Theo ictnews.vietnamnet.vn

iPhone 13 lộ diện thiết kế cuối cùng hé lộ chi tiết bất ngờ

Hình ảnh rò rỉ mới nhất về mẫu iPhone 13 sắp ra mắt của Apple tiết lộ chi tiết gây bất ngờ so với các tin đồn trước đó về siêu phẩm này.

Loạt ảnh rò rỉ được cho là mô hình thực tế của iPhone 13 sẽ ra mắt vào cuối năm nay vừa xuất hiện với mô đun camera được sắp xếp lại và "tai thỏ" dường như không thay đổi.

{keywords}
iPhone 13 sắp ra mắt xuất hiện ảnh mô hình thực tế

Theo AppleInsider, những hình ảnh mới rò rỉ là của leaker DuanRui, một trong những người gần đây đã bị các luật sư của Apple gửi thư yêu cầu ngừng tiết lộ thông tin về sản phẩm chưa ra mắt của hãng.

Những hình ảnh mới nhất về iPhone 13 này cho thấy dường như đây là mặt lưng của iPhone 13 và iPhone 13 Pro.

Điều đáng chú ý nhất là mô đun camera sau của iPhone 13 được sắp xếp lại với 2 ống kính đặt theo đường chéo.

Không giống như các hình ảnh rò rỉ trước đó, các bức ảnh của DuanRui bao gồm 1 bức ảnh mặt trước của một trong các mẫu iPhone 13. Mặc dù không thực sự rõ ràng, nhưng dường như phần "tai thỏ" không được thiết kế nhỏ gọn đi như tin đồn.

Apple thường gửi trước các mô hình iPhone mới cho các đơn vị sản xuất phụ kiện. Điều này nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu người dùng, có thể mua luôn các phụ kiện khi iPhone 13 ra mắt mà không phải chờ đợi thêm.

Theo dự kiến, Apple sẽ trình làng iPhone 13 vào tháng 9 tới. iPhone 13 có thể được cho là sẽ trang bị thêm cảm biến LiDAR cho tất cả các dòng máy. Riêng iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max sẽ trang bị màn hình với tốc độ làm tần số quét 120Hz và pin có thể lớn hơn. iPhone mới sẽ dùng chipset A15 mới nhất.

Hải Nguyên (theo AppleInsider)

iPhone 13 đẹp long lanh, các fan nhà Táo lại phát sốt

iPhone 13 đẹp long lanh, các fan nhà Táo lại phát sốt

Video mới nhất về mẫu iPhone 13 đang khiến những người hâm mộ Táo khuyết phát sốt. Mẫu iPhone mới dự kiến ra mắt mùa thu tới đẹp long lanh tới từng góc cạnh.

Gia tộc Samsung bán nhà cố chủ tịch để trả nợ thuế

Ngôi nhà của cố Chủ tịch Samsung, Lee Kun-hee đang được rao bán để trang trải khoản thuế thừa kế tài sản hơn 10,6 tỷ USD.

Theo Chosun Biz, ngôi nhà nằm ở khu Itaewon, quận Yongsan, thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đang được bán với giá 18,6 triệu USD, cao hơn khoảng 5,3 triệu so với mức giá chính phủ ấn định để áp thuế.

Gia toc Samsung ban nha cua co chu tich anh 1

Khu dinh thự của cố Chủ tịch Samsung đang được rao bán. Ảnh: Koreatimes.

Khu dinh thự của cố chủ tịch Samsung bao gồm 2 tòa nhà 2 tầng (có tầng hầm), diện tích lần lượt là 215 m2 và 150 m2, được xây dựng trên một khu đất rộng 1.069 m2.

Cố chủ tịch Lee Kun-hee đã mua nó vào tháng 10/2010. Ông qua đời vào tháng 10/2020 và khu nhà trở thành tài sản thừa kế của vợ ông, bà Hong Ra-hee và các con, bao bồm: Lee Jae-yong (Phó Chủ tịch Samsung Electronics), Lee Boo-jin (CEO Hotel Shilla), Lee Seo-hyun (Chủ tịch Quỹ Phúc lợi Samsung).

Gia tộc Samsung phải chịu một trong những khoản thuế thừa kế lớn nhất thế giới, trị giá hơn một nửa số tài sản được nhận, bao gồm cổ phần trong Samsung Life Insurance, Samsung Electronics và Samsung C&T, cũng như bất động sản tại Everland, công viên giải trí lớn nhất ở Hàn Quốc.

Gia đình này đã trả hơn 1,7 tỷ USD và xin tiếp tục trả góp phần thuế còn lại trong vòng 5 năm tới với lãi suất 1,2%/năm. Theo Korea Times, ngoài việc bán bớt tài sản thừa kế, các thành viên trong gia đình Samsung còn vay ngân hàng để trang trải thuế. Ước tính lãi hàng tháng khoảng 5 triệu USD.

Dinh thự đang được rao bán là một trong 5 ngôi nhà thuộc sở hữu của cố chủ tịch Samsung ở Itaewon và Hannam. Trong số này có 2 bất động sản thuộc vào loại đắt nhất tại Hàn Quốc, giá trị ước tính lên đến 38,2 triệu USD30,9 triệu USD.

Itaewon và Hannam là khu vực tập trung các gia tộc siêu giàu của Hàn Quốc. Nơi đây được đánh giá có phong thủy đắc địa. Phần lớn chủ sở hữu không bán nhà cho bên ngoài mà chỉ trao đổi trong phạm vi cộng đồng.

Theo Zing/Korea Times

Samsung trong tình trạng báo động khi LG quyết định bán iPhone

Samsung trong tình trạng báo động khi LG quyết định bán iPhone

Thông tin về việc LG sẽ bán iPhone của Apple thông qua các cửa hàng của mình bắt đầu từ tháng 8 đã đặt Samsung vào tình trạng báo động.

Tuesday, June 29, 2021

Facebook kiện 4 người sống tại Việt Nam tấn công chiếm đoạt tài khoản

Facebook vừa đâm đơn kiện 4 người sống tại Việt Nam vì hành vi tấn công chiếm đoạt tài khoản và chạy quảng cáo trái phép trị giá hơn 36 triệu USD.

Facebook kiện 4 người sống tại Việt Nam tấn công chiếm đoạt tài khoản

Trong blog đăng ngày 29/6, Facebook cho biết đã nộp hai đơn kiện chống lại các đối tượng vi phạm Chính sách và Điều khoản Quảng cáo. Bị đơn trong vụ kiện đầu tiên là một công ty tiếp thị California và các đại lý. Vụ kiện thứ hai có bị đơn là một nhóm người sống tại Việt Nam, chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép.

Theo Giám đốc Thực thi và Kiện tụng Facebook Jessica Romero, 4 cá nhân sống tại Việt Nam – N.H.T, L.K, N.Q.B và P.H.D – sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” hay “đánh cắp session” để xâm phạm tài khoản các nhân viên của nhiều đại lý quảng cáo, tiếp thị. Sau đó, họ chạy quảng cáo trái phép. Blog Facebook khẳng định các nạn nhân bị lừa đảo, dẫn tới mất tài khoản sau khi cài đặt ứng dụng từ Google Play Store có tên “Ad Manager for Facebook”. Hiện ứng dụng đã bị Google gỡ bỏ.

Một khi tải về “Ad Manager for Facebook”, nạn nhân sẽ chia sẻ thông tin đăng nhập Facebook cùng các thông tin khác. Thủ phạm sử dụng thông tin này để truy cập tài khoản rồi chạy quảng cáo. Trong một vài trường hợp là quảng bá lừa đảo trực tuyến.

Theo bà Romero, nhóm chạy hơn 36 triệu USD quảng cáo trái phép. Facebook đã hoàn tiền cho nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản. Facebook cho biết đang tìm cách vạch trần toàn bộ hành vi của 4 thủ phạm, buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm vì viết ứng dụng “Ad Manager for Facebook”, lừa mọi người cài đặt, xâm phạm tài khoản rồi dùng chúng để chạy quảng cáo trái phép.

Theo Facebook, đây là vụ kiện thứ hai của công ty chống lại tấn công chiếm đoạt tài khoản. Vụ kiện đầu tiên xảy ra vào tháng 12/2019, trong đó bị đơn lừa mọi người cài đặt mã độc trên Internet. Mã độc cho phép bị đơn xâm phạm tài khoản Facebook nạn nhân, chạy quảng cáo trái phép nhằm quảng bá các mặt hàng như hàng giả, hàng nhái, thuốc giảm cân.

Du Lam

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Người dùng móc ví 34 tỷ USD cho ứng dụng, phá kỷ lục mọi thời đại

Theo thống kê mới từ công ty khảo sát dữ liệu thị trường App Annie, các nhà phát triển ứng dụng đang có một năm tốt đẹp khi người dùng đã chi tới 34 tỷ USD cho các ứng dụng trong quý 2 năm 2021.

Các báo cáo chỉ số thị trường trên toàn thế giới trong quý 2 năm 2021 của App Annie đã chỉ ra rằng, trong quý 2 năm nay, người dùng Android và iPhone đã chi nhiều hơn 7 tỷ USD so với năm ngoái và hơn 2 tỷ USD so với quý 1 năm nay.

{keywords}
Thị trường ứng dụng phá kỷ lục mọi thời đại với 34 tỷ USD trong quý 2

Những con số này đã lập kỷ lục mọi thời đại khi hàng triệu người buộc phải ở nhà và vượt qua thời gian trong đại dịch Covid-19. Theo dữ liệu của App Annie, mặc dù việc phong tỏa đã kết thúc ở nhiều quốc gia nhưng chi tiêu cho ứng dụng chỉ tăng vào năm 2021.

Báo cáo cho thấy, người dùng kho ứng dụng App Store trên hệ điều hành iOS đã chi 22 tỷ USD, tăng 30% so với con số trong quý 2 năm ngoái. Chi tiêu trong cửa hàng Google Play đã tăng 20% lên 12 tỷ USD. Google Play có 25 tỷ lượt tải xuống trong khi lượt tải xuống iOS đạt khoảng 8 tỷ lượt trong quý 2.

{keywords}
Chi tiêu cho ứng dụng trong quý 2 năm 2021 trên toàn thế giới. Nguồn: App Annie

Báo cáo lưu ý rằng, thị trường ứng dụng hình thành cách đây 13 năm khi Apple tạo ra App Store vào năm 2008 với 500 ứng dụng khác nhau. Con số 500 đó hiện đã tăng lên thành hơn 5 triệu ứng dụng trên cả thiết bị Android và iOS.

Trong quý 2, người dùng đã đổ xô vào một loạt các ứng dụng phổ biến trên các lĩnh vực như giải trí, xã hội, nhắn tin và phát trực tuyến video. Tik Tok tiếp tục thống trị thị trường ứng dụng, giữ vị trí số một về lượt tải xuống và số tiền người dùng chi tiêu.

HBO Max là một bổ sung bất ngờ cho bảng xếp hạng chi tiêu của người tiêu dùng trong quý 2, tăng lên vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng. Ứng dụng đã khởi chạy lại vào tháng 5 năm 2020 và hiện có 18 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ, theo App Annie.

{keywords}
Các ứng dụng hàng đầu trên thế giới trong quý 2 năm 2021. Nguồn: App Annie

Ứng dụng HBO Max đã chứng kiến sự tăng trưởng đặc biệt lớn về người dùng sau khi phát sóng chương trình Friends Reunion. Báo cáo cho biết, chương trình truyền hình đặc biệt này đã thúc đẩy nhiều lượt đăng ký đến HBO Max trong cuối tuần công chiếu ở Mỹ hơn bất kỳ bộ phim truyền hình nào của hãng sản xuất Warner Bros.

Một sự hiện diện đáng chú ý khác trong bảng xếp hạng ứng dụng hàng đầu quý 2 năm 2021 (theo chi tiêu của người tiêu dùng) là ứng dụng truyện tranh Piccoma. Ứng dụng này do Kakao Japan (công ty con của Kakao tại Hàn Quốc) điều hành tiếp tục vươn lên trở thành ứng dụng lớn thứ bảy trên thế giới bởi người tiêu dùng chi tiêu, báo cáo cho biết thêm.

Piccoma đã thay đổi cách người tiêu dùng Nhật Bản trả tiền cho truyện tranh bằng cách chuyển những cuốn sách hoàn chỉnh thành nhiều tập và cung cấp mô hình kinh doanh miễn phí trong đó độc giả có thể trả tiền thay vì chờ đợi phần tiếp theo. Công ty xác nhận doanh thu 37,6 tỷ yên (340 triệu USD) vào năm 2020.

Người dùng đang đổ xô vào các ứng dụng như TikTok cho phép họ chia sẻ các video ngắn nhưng sự cạnh tranh trong không gian ngày càng lớn. Ứng dụng Tiki A Short Video Community đã đạt vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng của App Annie và tại Ấn Độ, ứng dụng chia sẻ video ngắn Roposo của Ấn Độ cũng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về lượt tải xuống.

Trò chơi tiếp tục là một nguồn doanh thu khổng lồ cho thị trường ứng dụng, với lượt tải xuống trò chơi trung bình hàng tuần duy trì ổn định ở mức gần 1 tỷ trong quý thứ năm liên tiếp. Mỗi tuần, trung bình người dùng chi khoảng 1,7 tỷ USD cho các ứng dụng trò chơi, tăng 35% so với hai năm trước.

Các trò chơi như Roblox, Supersonic's Bridge Race, Hair Challenge và Good Job's Paper Fold đã dẫn đầu thị trường ứng dụng trò chơi trong quý 2.

Báo cáo của App Annie cho biết, quý 2 năm 2021 đã chứng minh hai điều: thói quen di động được xúc tác trong 12 tháng qua của đại dịch là bình thường mới của chúng ta và chúng đang thúc đẩy nền kinh tế di động đang phát triển, với mức chi tiêu hàng quý của người tiêu dùng liên tục phá vỡ kỷ lục.

Các nhà nghiên cứu của App Annie lưu ý rằng, các ứng dụng dành cho doanh nghiệp cũng lập kỷ lục về lượng thời gian người dùng dành cho chúng, tăng 55% so với quý 1 năm 2021. Lĩnh vực này dẫn đầu bởi lượt tải xuống Zoom và Google Meet ở Mỹ.

Phan Văn Hòa (theo ZDnet)

Tim Cook: "Phần mềm độc hại trên Android nhiều gấp 47 lần iOS"

Tim Cook: "Phần mềm độc hại trên Android nhiều gấp 47 lần iOS"

Tim Cook, CEO của Apple đưa ra nhận định này trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến tại hội nghị VivaTech.

iPhone 13 sắp ra mắt xuất hiện ảnh thực tế, hé lộ chi tiết bất ngờ

Hình ảnh rò rỉ mới nhất về mẫu iPhone 13 sắp ra mắt của Apple tiết lộ chi tiết gây bất ngờ so với các tin đồn trước đó về siêu phẩm này.

Loạt ảnh rò rỉ được cho là mô hình thực tế của iPhone 13 sẽ ra mắt vào cuối năm nay vừa xuất hiện với mô đun camera được sắp xếp lại và "tai thỏ" dường như không thay đổi.

{keywords}
iPhone 13 sắp ra mắt xuất hiện ảnh mô hình thực tế

Theo AppleInsider, những hình ảnh mới rò rỉ là của leaker DuanRui, một trong những người gần đây đã bị các luật sư của Apple gửi thư yêu cầu ngừng tiết lộ thông tin về sản phẩm chưa ra mắt của hãng.

Những hình ảnh mới nhất về iPhone 13 này cho thấy dường như đây là mặt lưng của iPhone 13 và iPhone 13 Pro.

Điều đáng chú ý nhất là mô đun camera sau của iPhone 13 được sắp xếp lại với 2 ống kính đặt theo đường chéo.

Không giống như các hình ảnh rò rỉ trước đó, các bức ảnh của DuanRui bao gồm 1 bức ảnh mặt trước của một trong các mẫu iPhone 13. Mặc dù không thực sự rõ ràng, nhưng dường như phần "tai thỏ" không được thiết kế nhỏ gọn đi như tin đồn.

Apple thường gửi trước các mô hình iPhone mới cho các đơn vị sản xuất phụ kiện. Điều này nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu người dùng, có thể mua luôn các phụ kiện khi iPhone 13 ra mắt mà không phải chờ đợi thêm.

Theo dự kiến, Apple sẽ trình làng iPhone 13 vào tháng 9 tới. iPhone 13 có thể được cho là sẽ trang bị thêm cảm biến LiDAR cho tất cả các dòng máy. Riêng iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max sẽ trang bị màn hình với tốc độ làm tần số quét 120Hz và pin có thể lớn hơn. iPhone mới sẽ dùng chipset A15 mới nhất.

Hải Nguyên (theo AppleInsider)

iPhone 13 đẹp long lanh, các fan nhà Táo lại phát sốt

iPhone 13 đẹp long lanh, các fan nhà Táo lại phát sốt

Video mới nhất về mẫu iPhone 13 đang khiến những người hâm mộ Táo khuyết phát sốt. Mẫu iPhone mới dự kiến ra mắt mùa thu tới đẹp long lanh tới từng góc cạnh.

700 triệu hồ sơ trên LinkedIn bị rao bán trên web ngầm

Vụ rò rỉ lớn thứ 2 của LinkedIn trong năm nay khiến dữ liệu của 700 triệu người dùng bị rao bán trên web ngầm.

Dữ liệu của 700 triệu người dùng LinkedIn đã bị hacker rao bán trên một diễn đàn web ngầm (dark web) từ ngày 22/6. Theo RestorePrivacy, đây là một trong những vụ rò rỉ thông tin lớn nhất của LinkedIn, lượng thành viên bị lộ dữ liệu tương đương 93% người dùng nền tảng.

Khoảng một triệu dữ liệu đã được hacker chia sẻ công khai trên diễn đàn. Chúng bao gồm email, họ tên, số điện thoại, địa chỉ thực tế, dữ liệu định vị, tên người dùng, kinh nghiệm cá nhân và chuyên ngành, giới tính, tên tài khoản trên mạng xã hội khác.

LinkedIn bi ro ri du lieu anh 1

Một thành viên rao bán dữ liệu của 700 triệu người dùng LinkedIn trên web ngầm. Ảnh: RestorePrivacy.

Sau khi phân tích rồi kiểm tra chéo với một số thông tin công khai trên Internet, RestorePrivacy xác nhận các dữ liệu bị lộ là thật. Thời gian cập nhật thông tin khá mới, từ năm 2020 đến 2021.

Hacker được cho đã tận dụng lỗ hổng trong API của LinkedIn để thu thập các dữ liệu được người dùng chia sẻ trên mạng xã hội này.

Theo 9to5mac, đây là sự cố rò rỉ dữ liệu lớn thứ 2 của LinkedIn trong năm 2021. Trước đó vào tháng 4, thông tin của nửa tỷ người dùng mạng xã hội nghề nghiệp thuộc sở hữu của Microsoft cũng bị rao bán trên web ngầm.

Tuy các dữ liệu không bao gồm mật khẩu hay hồ sơ tài chính, RestorePrivacy cho rằng hacker có thể sử dụng một số thông tin để giả mạo danh tính, phục vụ hoạt động lừa đảo hoặc tấn công tài khoản trên mạng xã hội. Khi các dữ liệu bị phát tán, nạn nhân sẽ không thể xóa chúng hoàn toàn khỏi Internet.

LinkedIn bi ro ri du lieu anh 2

Các trường dữ liệu bị rò rỉ trong file mẫu. Ảnh: RestorePrivacy.

Hiện LinkedIn chưa đưa ra bình luận về vụ việc.

Theo RestorePrivacy, bất cứ tổ chức hay cá nhân kiểm soát dữ liệu người dùng đều có rủi ro. Để giảm nguy cơ rò rỉ thông tin, người dùng nên hạn chế chia sẻ dữ liệu trên mạng xã hội, sử dụng trình duyệt, dịch vụ email và công cụ tìm kiếm bảo mật nếu có thể.

Đây không phải vụ lộ dữ liệu quy mô lớn duy nhất xảy ra trong năm nay. Trước đó vào đầu tháng 4, hơn 500 triệu tài khoản người dùng Facebook với nhiều dữ liệu quan trọng như số điện thoại, email, ngày sinh... cũng bị tin tặc phát tán. Dù không chứa thông tin nhạy cảm, kẻ xấu vẫn có thể khai thác dữ liệu vào mục đích lừa đảo hoặc spam.

Theo Zing/RestorePrivacy

Bảo mật dữ liệu nhìn từ vụ lộ 10.000 CMND và clip diễn viên "Về nhà đi con"

Bảo mật dữ liệu nhìn từ vụ lộ 10.000 CMND và clip diễn viên "Về nhà đi con"

Người Việt chưa có ý thức bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân. Thực tế này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ việc xâm phạm vào quyền riêng tư, trong khi chính nạn nhân cũng không nhận thức rõ ràng về điều đó.

Sàn coin đa cấp Hàn Quốc lừa 69.000 nạn nhân, chiếm đoạt 3,5 tỷ USD

Cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ 4 giám đốc của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số V Global vì cáo buộc lừa đảo.

Đầu tháng 6/2021, 130 nạn nhân đã tố cáo sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Hàn Quốc, V Global với các cáo buộc liên quan đến lừa đảo và đa cấp.

“Cảnh sát ước tính rằng 69.000 nạn nhân đã đầu tư vào V Global với tổng số tiền thiệt hại có thể lên tới 3,8 nghìn tỷ won (tương đương 3,5 tỷ USD)”, báo địa phương Newsis đưa tin.

San giao dich lua dao anh 1

Sàn giao dịch V Global bị tố lừa đảo nhiều nhà đầu tư. Ảnh: Forkast.

V Global là mô hình coin đa cấp, lấy tiền của người sau trả cho người trước. Cụ thể, sàn giao dịch này đã thu hút các nhà đầu tư bằng cách hứa hẹn một mức lợi nhuận khổng lồ lên tới 300%. Nạn nhân chủ yếu là những bà nội trợ và người hưu trí muốn kiếm lời từ các khoản đầu tư nhanh chóng giữa mùa dịch bệnh.

Lợi dụng lòng tham của các nạn nhân thiếu hiểu biết, sàn giao dịch V Global đã yêu cầu thành viên mới phải tạo tài khoản với số dư tối thiểu 6 triệu won (khoảng 5.300 USD), kèm theo mức siêu lợi nhuận được đảm bảo là 18 triệu won.

Sàn giao dịch này cũng hứa hẹn với người dùng rằng sẽ nhận thêm 1,2 triệu won (khoảng 1.060 USD) tiền hoa hồng nếu họ giới thiệu thành công một nhà đầu tư khác.

Theo điều tra của cảnh sát Hàn Quốc, sàn giao dịch V Global đã hoàn trả một số tiền cho người dùng cũ như đã hứa trong cam kết. Tuy nhiên, cảnh sát cũng phát hiện ra khoản tiền đó thực chất được lấy từ tiền gửi của những người dùng mới hơn. Hiện tại, cơ quan chức năng Hàn Quốc đã điều tra và lấy lời khai của 70 nhân viên sàn giao dịch.

San giao dich lua dao anh 2

Nạn nhân của đa cấp V Global đi đòi tiền. Ảnh: SBS

Lời khai của một số nạn nhân cho biết, họ đã sớm nhận ra mô hình Ponzi (lấy tiền người này trả cho người kia) của V Global sau khi sàn giao dịch tiền kỹ thuật số này chia các nhà đầu tư thành 7 cấp độ để trả lãi suất. Tuy nhiên, vì lòng tham lãi suất cao, nhiều nạn nhân vẫn bất chấp rủi ro để đầu tư vào V Global.

Tháng trước, cảnh sát cũng đã tiến hành điều tra V Global sau khi sàn giao dịch này có dấu hiệu rửa tiền. Tại thời điểm đó, người đứng đầu Trụ sở Điều tra Quốc gia Hàn Quốc, ông Nam Gu-jun cho biết các cơ quan chức năng đang gấp rút phân tích dữ liệu để làm rõ động cơ của sàn giao dịch này.

Theo SBS, các quy định mở sàn giao dịch tiền mã hóa tại Hàn Quốc vẫn đang khá lỏng lẻo. Tới tháng 9, nước này sẽ đưa ra nhiều yêu cầu hơn đối với những người đứng đầu sàn giao dịch để tránh tình trạng lừa đảo.

Theo Zing/Forkast

Thêm một loại coin mất sạch giá trị

Thêm một loại coin mất sạch giá trị

Sau cuộc tấn công mạng vào sáng 28/6 với tổng thiệt hại hơn 248.000 USD, giá trị của đồng tiền mã hóa đã trở về 0.

Chuyện ngược đời trong trường học "con nhà giàu" Mỹ

Theo CNBC, trường học có học phí đắt đỏ này nói không với công nghệ và được nhiều gia đình có mối liên hệ mật thiết với ngành công nghệ cho con theo học.

A.B (Theo CNBC)

Nghiện màn hình ‘tàn phá’ não trẻ như thế nào?

Nghiện màn hình ‘tàn phá’ não trẻ như thế nào?

Xem màn hình quá nhiều gây ra nhiều vấn đề ở trẻ em như khả năng phát triển ngôn ngữ kém, gặp khó khăn khi giao tiếp cộng đồng, thiếu ngủ, giảm chú ý...

Công nghệ 5G và những kịch bản với tiềm năng to lớn

Công nghệ mạng di động 5G đang dần hiện hữu và sẽ có những tác động không nhỏ đối với sự phát triển thế giới trong thế kỷ 21.

Bất chấp quan ngại, công nghệ 5G đang tiến về phía trước

Là một bước tiến so với 4G, 5G được biết đến như một công nghệ mang tính đột phá. Mặc dù vậy, các mô hình triển khai của 5G trong thực tại vay mượn khá nhiều từ cơ sở hạ tầng hiện hữu của 4G. 

Thực tế cho thấy, công nghệ 5G vẫn còn sơ khai và việc phổ cập 5G có thể sẽ cần thêm vài năm nữa do quá trình chuyển đổi diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Ngay cả những thiết bị 5G mới và tối tân nhất cũng sẽ phải vận hành một thời gian dài trên mạng lưới 4G, trước khi hạ tầng 5G thực sự sẵn sàng. 

Tuy vậy, có thể nói rằng công nghệ 5G đã bắt đầu hành trình của mình. Những quan ngại về khả năng ứng dụng sớm công nghệ này cũng chẳng thể làm lu mờ bản chất đột phá của nó. 

Công nghệ 5G là nền tảng cho cuộc 4.0, với những trụ cột gồm công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) và những nhà máy thông minh của tương lai,...

{keywords}
Mạng 5G mang tới tốc độ nhanh, băng thông lớn và độ trễ cực thấp. 

Mạng 5G là một hệ sinh thái thân thiện hơn so với 4G. Không dừng lại ở tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh, công nghệ 5G còn cho phép lưu lượng truyền tải cao hơn với tốc độ nhanh hơn. 

Với độ trễ thấp chỉ vài mili giây và khả năng phân chia mạng, 5G có thể kết nối lượng thiết bị lớn gấp 100 lần trên một đơn vị diện tích so với công nghệ hiện nay, nhưng ít giật lag hơn nhiều. Sự cải thiện này sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng cũng như hiệu suất hoạt động của các thiết bị IoT, hỗ trợ nhiều hơn các thiết bị được kết nối. 

Những điều trên sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái 5G gắn kết, từ đó đem đến một trong những lợi ích lớn nhất của 5G, đó là giúp đưa ra quyết định trong thời gian thực.

5G sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Theo ông Kaihaein Lee - TGĐ Jabil Việt Nam, 5G có tiềm năng lớn trong việc thay đổi “cuộc chơi” và mang tới người dùng những cuộc cách mạng về sự tiến bộ.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, triển khai 5G sẽ giúp kích hoạt nhiều ứng dụng vốn bị giới hạn do điều kiện băng thông. Những thử nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực y tế số hiện tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bên ngoài bệnh viện. Những mô hình mới cũng sẽ được áp dụng để thiết lập mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh.

Nhiều thiết bị y tế hiện nay có khả năng theo dõi các tín hiệu sống (nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở) thông qua công nghệ Bluetooth. Với 5G, sẽ xuất hiện những thiết bị di động giúp đo lường, theo dõi tất cả các chỉ số về nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim,... cùng một lúc và cập nhật lên đám mây theo thời gian thực. 

Độ trễ thấp cùng băng thông lớn của 5G sẽ giúp giải bài toán cập nhật thông tin y tế theo thời gian thực một cách dễ dàng. Người dùng vì thế cũng có thể được hỗ trợ bởi các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

{keywords}
5G sẽ có tác động mạnh đến việc theo dõi và cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe theo thời gian thực. 

Trên phương diện thể thao, để đảm bảo an toàn, các cảm biến hỗ trợ 5G có thể được đặt trong các dụng cụ bảo vệ vùng miệng và các thiết bị khác nhằm theo dõi sức khỏe của các vận động viên trong suốt quá trình thi đấu. 

Đối với các ứng dụng này, mạng di động và công nghệ LTE đã chứng minh được vai trò của mình trong việc đáp ứng yêu cầu phân tích dữ liệu ở cấp độ đơn giản. Tuy vậy, hiệu quả xử lý và phân tích sẽ còn cải thiện nhiều hơn với việc ứng dụng AI nhờ băng thông tốc độ cao, độ trễ siêu thấp và kết nối đường truyền ổn định của 5G.

Khả năng dự đoán của AI cũng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điều trị dựa trên triệu chứng sang một phương pháp chăm sóc y tế có tính phòng ngừa và chủ động hơn.

Nhìn chung, 5G đã sẵn sàng để thúc đẩy những bước tiến to lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cho phép phát hiện nhanh, can thiệp sớm đối với các bệnh nhân được theo dõi trong thời gian thực, đồng thời truyền phát trực tiếp (stream) các dữ liệu sức khỏe 24/7. 

{keywords}
Các thông tin về vận động viên trong quá trình thi đấu cũng có thể được cập nhật liên tục để hỗ trợ việc ra quyết định thông qua kết nối 5G. 

Trong cuộc sống thường nhật, ở quy mô gia đình, WiFi hiện được xem như xương sống của công nghệ nhà thông minh. Thế nhưng 5G hoàn toàn có thể cạnh tranh với WiFi 6 và các công nghệ khác để quản lý hàng chục thiết bị trên một mạng không dây duy nhất. Tuy vậy, sự hợp tác thay vì cạnh tranh giữa WiFi 6 và 5G sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong mỗi hộ gia đình.

Ở một tương lai không xa, gần như mọi vật dụng, từ đồng hồ, đèn chiếu sáng, cửa sổ và các thiết bị gia dụng sẽ sớm trở thành những thiết bị được kết nối. Việc tự động hóa những vật dụng này không chỉ đem đến sự tiện lợi, nó còn đại diện cho sự chuyển đổi mô hình hoạt động trong mỗi căn nhà và thúc đẩy nhu cầu băng thông cục bộ.

{keywords}
Công nghệ 5G sẽ thúc đẩy sự hình thành các nhà máy thông minh với hàng nghìn thiết bị IoT được kết nối và cập nhật liên tục. 

Với những sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, thức ăn cho vật nuôi và sữa bột trẻ em, nhà sản xuất có thể triển khai loại bao bì kết nối với công nghệ cảm biến giúp theo dõi tình trạng sử dụng và tự khởi tạo yêu cầu bổ sung. 

Dữ liệu thu thập được gửi tới nhà cung cấp thông qua 5G, hàng hóa sau đó sẽ được chuyển tới tận cửa. Đây là cách mà công nghệ 5G có thể mang tới một chuỗi cung ứng giản đơn cho mỗi ngôi nhà. 

Ở cấp độ nhà máy thông minh, các trang thiết bị ứng dụng AI sẽ vươn xa hơn từ cấp độ dự đoán bảo trì tiến tới việc mô hình hóa từ sớm các điểm quyết định trong sản xuất. Sự thay đổi này nhằm để đạt tới hiệu suất tối đa với mức gián đoạn tối thiểu trên dây chuyền. 

Thách thức của quá trình này là phải cung cấp dữ liệu từ hàng nghìn cảm biến cho AI theo thời gian thực, với độ trễ gần như bằng 0 để phục vụ việc ra quyết định. Đây cũng là lúc mà công nghệ 5G phát huy mạnh mẽ vai trò của mình. 

Trọng Đạt

Ấn Độ không cho phép Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm công nghệ 5G

Ấn Độ không cho phép Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm công nghệ 5G

Mới đây, Bộ Viễn thông Ấn Độ (DoT) đã đồng ý cho phép các nhà khai thác di động như Reliance Jio, Bharti Airtel, Vodafone Idea và MTNL tiến hành thử nghiệm công nghệ 5G.

Xiaomi tung loạt smartphone 5G giá hấp dẫn tại Việt Nam

Xiaomi tung loạt smartphone 5G giá hấp dẫn tại Việt Nam

Xiaomi, hãng điện thoại đứng thứ 3 thế giới với doanh số quý I 2021 đạt 49 triệu smartphone trên toàn cầu, vừa tung ra loạt smartphone 5G cao cấp được “bình dân hóa” với mức giá vô cùng hấp dẫn.

Thụy Điển giữ nguyên lệnh cấm Huawei

Thụy Điển giữ nguyên lệnh cấm Huawei

Ngày 22/6, Tòa án Thụy Điển đã ra phán quyết duy trì lệnh cấm Huawei bán thiết bị 5G tại nước này, làm tan biến hy vọng của công ty Trung Quốc về việc trở lại châu Âu.

Nhà mạng hàng đầu Áo xem xét sử dụng thiết bị 5G của Huawei và ZTE

Nhà mạng hàng đầu Áo xem xét sử dụng thiết bị 5G của Huawei và ZTE

Mới đây, giám đốc điều hành Tập đoàn viễn thông Telekom Austria của Áo cho biết, họ sẵn sàng xem xét sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei và ZTE cho các mạng 5G sắp tới ở một số quốc gia.

Smartphone 5G sẽ vượt qua 4G vào năm tới

Smartphone 5G sẽ vượt qua 4G vào năm tới

Theo nghiên cứu vừa được công bố bởi công ty phân tích thị trường Canalys, các smartphone tích hợp modem 5G sẽ chính thức vượt qua 4G vào năm 2022.

Cộng đồng mạng Việt cũng chao đảo bởi các hacker mũ trắng

Là một nước mạnh về CNTT, Việt Nam sở hữu không ít tên tuổi lớn trong làng hacker mũ trắng. Có những người trong số họ từng là hacker nổi tiếng toàn cầu.  

Ở các bài viết trước, VietNamNet đã chỉ ra tình trạng nhiều hacker chỉ vì sự thiếu hiểu biết pháp luật mà vô tình vướng vào vòng lao lý. Điều này đặc biệt đáng quan ngại khi tình hình tội phạm mạng có chiều hướng ngày một trẻ hóa thời gian gần đây. 

Với bài viết này, nhân vật tiêu điểm xin dành cho các hacker mũ trắng. Trong thế giới của các hacker, họ là những chiến binh thầm lặng, những người hùng góp phần bảo vệ sự bình yên trên không gian mạng.

Trong số họ, có những người được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành bảo mật, CNTT, có những người đang làm việc tại cơ quan trọng yếu của quốc gia về lĩnh vực an ninh mạng, và cũng có những người đã từng lầm lỡ nhưng giờ đây đang quay trở lại để đóng góp cho cộng đồng. 

Cậu bé xóm nghèo thành kỹ sư bảo mật Google

Đó là trường hợp của Dương Ngọc Thái, anh là một hacker mũ trắng có tiếng tại Việt Nam, đặc biệt với những ai đang làm trong lĩnh vực an ninh mạng. 

Xuất phát điểm của Thái là tại một xóm nghèo ở Quận 4 (TP.HCM). Theo những gì từng được anh chia sẻ, quê hương tuổi thơ Thái là nơi mà “Trộm cắp có khi cũng là một cái nghề. Bạn bè xung quanh người học được thì gia đình không có tiền cho ăn học, kẻ có tiền lại không học được.”.

{keywords}
Kỹ sư bảo mật Dương Ngọc Thái hiện đang làm việc tại Google.

Giống như phần lớn giới hacker, nguồn cảm hứng của Dương Ngọc Thái với CNTT bắt nguồn từ niềm đam mê với trò chơi điện tử. Sau đó, khi vớ được cuốn sách hướng dẫn lập trình cơ bản, cậu thanh niên này bị cuốn hút vào chiếc máy tính không phải để chơi game mà để viết các chương trình. 

Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT tại Đại học Bách Khoa TP.HCM, Dương Ngọc Thái từng làm Trưởng phòng An ninh Thông tin, phụ trách công tác bảo mật cho Ngân hàng Đông Á. Cuối cùng, anh quyết định ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và giờ đây đã trở thành một kỹ sư bảo mật có tiếng của Google. 

Hiện Thái đang là trưởng nhóm Bảo mật/Tiền mã hóa tại Google. Công việc của anh là giúp người dùng an toàn hơn khi sử dụng Gmail, Google Search, Android, YouTube và các sản phẩm của Google khác.

25 tuổi đã là “sếp” tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng QG

Nhiều người vẫn giữ trong đầu định kiến khi cho rằng, môi trường nhà nước luôn thiếu cơ hội cho những người trẻ. Tuy vậy, tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia lại có một “anh cán bộ” vừa bước qua tuổi 25. 

“Anh cán bộ” này chính là Phạm Thái Sơn - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), cơ quan này chính là đầu mối giúp đảm bảo an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước.

{keywords}
Chuyên gia bảo mật Phạm Thái Sơn của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Nhiệm vụ của những người như Sơn là tìm cách “tấn công” một hệ thống nào đó. Sau khi thành công, nhóm của Sơn sẽ gửi báo cáo cho tổ chức, đơn vị bị tấn công để họ có giải pháp vá lỗ hổng, trước khi những điểm yếu này bị phát hiện và khai thác bởi giới tin tặc. 

Cũng vì thói quen này, trong một buổi tối rảnh rỗi, anh đã mày mò chọc ngoáy rồi “report” một lỗi trên trang web của Ủy ban châu Âu (EC). Để rồi, Tổ chức Ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Âu (Cert) sau đó đã vinh danh anh và đưa tên Phạm Thanh Sơn vào danh sách các chuyên gia có đóng góp bảo mật cho Châu Âu năm 2020.

Gần đây, Phạm Thanh Sơn cũng đã tìm ra 3 lỗ hổng 0-day trên các thiết bị của D-Link. Thành tích này được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hàng triệu thiết bị trên thế giới. 

Trong năm vừa qua, chàng cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn trở thành 1 trong 41 cá nhân điển hình tiên tiến được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước của Bộ TT&TT lần thứ IV.

Hành trình trở về của hacker Việt nổi danh đất Mỹ

Ngô Minh Hiếu (Hieupc) có lẽ là nhân vật được biết đến nhiều nhất và cũng để lại  ấn tượng nhất trong giới làm an ninh mạng tại Việt Nam vài năm trở lại đây.

Là một “cao thủ” trong lĩnh vực bảo mật, trong thời gian theo học tại New Zealand, Hieupc dễ dàng nhận ra một lỗ hổng làm lộ dữ liệu thẻ thanh toán trên website của trường. Liên hệ với bộ phận CNTT của trường nhưng không ai quan tâm, anh đã hack toàn bộ hệ thống và bị buộc phải lên đường về nước.

Sau một thời gian sinh hoạt trên các diễn đàn tội phạm mạng, Hieupc đã chuyển mục tiêu từ hack để giải trí sang kiếm tiền do thấy việc đánh cắp dữ liệu quá dễ dàng. Dữ liệu cá nhân đánh cắp sau đó được anh rao bán trên một website tự thiết lập. 

Ngô Minh Hiếu chỉ bị bắt giữ sau một chiến dịch giăng lưới được dàn dựng công phu bởi Sở Mật vụ Mỹ (USSS). Anh sau đó bị kết án 13 năm tù vì tội thâm nhập hệ thống máy tính doanh nghiệp, lừa đảo và đánh cắp thông tin của gần 200 triệu người dùng. 

Theo cơ quan mật vụ Mỹ, hacker Ngô Minh Hiếu chính là người gây ra thiệt hại tài chính cho nhiều người Mỹ nhất so với tất cả các tội phạm mạng từng bị kết án.

{keywords}
Cựu hacker Ngô Minh Hiếu hiện tham gia rất tích cực vào các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về an toàn thông tin cho cộng đồng. 

Bỏ lại sau lưng quá khứ sai lầm, Ngô Minh Hiếu giờ đây đã trở về Việt Nam và đầu quân tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC). 

Không chỉ trở thành một chuyên gia kỹ thuật tại NCSC, anh còn tham gia rất tích cực vào việc xây dựng nên một cộng đồng an ninh mạng lành mạnh. 

Hiện nhóm “Nhận thức về an ninh mạng cùng Hieupc” của Ngô Minh Hiếu trên Facebook có hơn 21.000 người tham gia. Nhóm của anh cũng đã phát triển một công cụ dưới dạng "add-on" với tên “Chống lừa đảo” nhằm cảnh báo người dùng Internet về website lừa đảo, chứa mã độc… 

Ngô Minh Hiếu cũng là thành viên chủ chốt của chiến dịch Khiên xanh. Đây là chiến dịch có mục tiêu tạo ra một môi trường Internet an toàn cho người Việt và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề bảo mật trên không gian mạng.

Dù có xuất phát điểm cùng quá khứ khác nhau, thế nhưng những người như Dương Ngọc Thái, Phạm Thanh Sơn hay Ngô Minh Hiếu đều được mọi người yêu quý và tôn vinh bởi những đóng góp của họ đối với cộng đồng. 

Con đường đi của những hacker mũ trắng này cũng cho thấy, người trẻ giỏi về an toàn thông tin hoàn toàn không thiếu cách thể hiện mình. Điều quan trọng là họ phải biết nhận thức rõ đúng sai, gạt bỏ những cám dỗ để chọn cho mình một con đường đi đúng đắn. 

Trọng Đạt

Tấn công mạng, từ trò đùa trở thành tội phạm

Bài 1: Tấn công mạng, từ trò đùa trở thành tội phạm

Việc tấn công website hay một hệ thống nào đó nhiều người coi là một trò đùa nhưng đến khi vào vòng lao lý mới nhận ra mức độ nghiêm trọng thì đã quá muộn. 

Tấn công mạng cũng chẳng khác gì khủng bố, giết người

Bài 2: Tấn công mạng cũng chẳng khác gì khủng bố, giết người

Không ít hacker thực hiện các cuộc tấn công mạng chỉ nhằm mục đích thể hiện cái hay, cái giỏi của bản thân. Thế nhưng, họ chẳng thể biết rằng chính bản thân đã bước một chân vào sau song sắt.