Theo hãng nghiên cứu Wood Mackenzie Power and Renewables, 5 năm tới, thế giới sẽ có gần 1,3 tỷ công tơ điện thông minh đi vào hoạt động.
|
Các tổ chức trên toàn cầu sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ USD trong 5 năm tới để lắp đặt hơn 300 triệu công tơ điện thông minh. Nhiều nước dân số đông sẽ triển khai 100% công tơ thông minh nhưng phần còn lại có tỉ lệ tiếp cận tương đối thấp.
Báo cáo của Wood Mackenzie Power and Renewables chỉ ra ngân sách cho cơ sở hạ tầng công tơ thông minh (AMI) sẽ tăng lên 127,6 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 97,4 tỷ USD năm 2020. Trong 5 năm, tổng số công tơ AMI được triển khai tăng từ khoảng 1 tỷ lên gần 1,3 tỷ.
Công tơ thông minh là công cụ quan trọng để các tổ chức hiểu rõ và kiểm soát được mạng lưới phân phối điện, thay thế công tơ cơ khí bằng thiết bị có khả năng giao tiếp hai chiều, tự động đo lường và chia sẻ dữ liệu sử dụng điện theo quãng giờ hay phút.
Dữ liệu này điều kiện tiên quyết để áp dụng cách tính giá điện theo thời điểm sử dụng trong ngày. Đây cũng là “mỏ vàng” tiềm năng để tổ chức phân tích mẫu sử dụng năng lượng của khách hàng và quản lý lượng khách hàng trong bối cảnh họ trang bị nhiều công nghệ hơn như tấm năng lượng mặt trời, xe điện…
Theo nghiên cứu, châu Á thống trị thị trường công tơ thông minh với gần 40% công tơ mới được triển khai trong năm 2025, tương đương hơn 136 triệu chiếc, phần lớn nhờ các đợt triển khai trên cả nước tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như tăng trưởng tại Ấn Độ. Năm 2025, dự kiến 850 triệu công tơ thông minh được lắp đặt tại châu Á, trong đó có 640 triệu tại Trung Quốc, 82 triệu tại Nhật Bản và 22,5 triệu tại Hàn Quốc. Trung Quốc gần như hoàn thành đợt triển khai công tơ AMI thế hệ đầu tiên vào năm 2019.
Du Lam (Theo greentechmedia)
No comments:
Post a Comment