Sunday, July 26, 2020

Mạng 5G có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới (Phần 2): Trung Quốc, Đức và Nhật Bản đang dẫn đầu xu hướng phát triển các nhà máy thông minh

Theo Capgemini, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản đang dẫn đầu xu hướng xây dựng và phát triển các nhà máy thông minh, tiếp theo là Hàn Quốc, Mỹ và Pháp.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu nhà máy ở Mỹ là nhà máy thông minh, song dựa trên kết quả nghiên cứu quốc tế đối với 912 nhà chế tạo, Capgemini ước tính 28% số nhà máy ở Mỹ trong giai đoạn 2017-2018 là nhà máy thông minh, thấp hơn mức trung bình 30% của thế giới.

Các thông tin về mạng 5G chủ yếu liên quan tới “cuộc chiến” về vấn đề đảm bảo an toàn thông tin giữa Chính phủ Mỹ và công ty viễn thông Huawei Technologies, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. 

Sức ép địa chính trị mà Huawei đang phải đối mặt nói trên đã mang lại một cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ hơn để có thể giành được thị phần lớn hơn ở thị trường 5G thế giới cũng như ảnh hưởng tới cách thức sử dụng mạng 5G.

{keywords}
Mạng 5G có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới (Phần 2)

Ví dụ, công ty viễn thông NEC (Nhật Bản) nắm giữ một tỷ lệ thị phần nhỏ trên thị trường thiết bị mạng hiện đang chịu sự “thống trị” của các nhà cung cấp đến từ Trung Quốc và châu Âu. Với một liên minh 5G mới trị giá 598 triệu USD với Nippon Telegraph & Telephone (NTT), NEC đang có một tầm nhìn lâu dài về các lợi ích mà mạng 5G có thể mang lại cho hoạt động chế tạo. 

Trong một đoạn video cho thấy sự phối hợp hoạt động giữa mạng 5G và trí tuệ nhân tạo (AI), NEC đã “vẽ” ra một nhà máy của năm 2030 với dây chuyền sản xuất linh hoạt sử dụng hai người máy công nghiệp và các xe kéo tự động để sản xuất sản phẩm. 
Nhà máy mô hình này sẽ có các hoạt động quốc tế với sự giám sát từ xa của con người thông qua các mạng 5G, tận dụng lợi thế về tốc độ truy cập cao và độ trễ thời gian thấp.

Theo một người phát ngôn của NEC, công ty này tin rằng các công nghệ 5G sẽ mang lại một loạt lợi ích cho ngành chế tạo như sản xuất tự động, cải thiện năng suất lao động cũng như các hoạt động sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

Về quản lý vật liệu và hoạt động hậu cầu, sự tự động hóa lớn hơn từ 5G sẽ giúp các linh kiện, phụ tùng được cung cấp đúng giờ hơn, từ đó cải thiện hiệu quả sản xuất cũng như các thành phẩm được thu gom và giao nhận hiệu quả hơn.

Nhật Bản đã đạt được các thành tựu về nhà máy tự động hóa với các nhà cung cấp như Yaskawa Electric và Fanuc nắm giữ các thị phần lớn tên thị trường người máy công nghiệp, trong khi các nhà sản xuất thiết bị viễn thông như Mitsubishi Electric đã triển khai các mạng 5G hỗ trợ những tương tác giữa con người và máy móc và những thiết bị kiểm soát được lập trình ở nhà máy.

Theo người phát ngôn của Mitsubishi, Sebastien Parpaleix, do đây là mạng không dây nên các dây chuyền sản xuất có thể được sắp xếp lại như mong muốn. 

Vì vậy, các khu vực có thể được tự động với AGV và người máy sẽ gia tăng, qua đó mang lại khả năng cải thiện hiệu quả lao động và giảm thiểu chi phí. Việc phân tích dữ liệu từ tất cả công đoạn có thể mang lại lợi ích cho người sử dụng dù họ thuộc khâu sản xuất, logistic, hay bán lẻ.
Theo các nhà phân tích của Gartner, cùng với Vạn vật kết nối Internet (IoT) và AI, 5G có thể cho phép các nhà máy thông minh sản xuất các sản phẩm được thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Năm 2019, các nhà phân tích của Gartner dự đoán doanh thu thiết bị hạ tầng cơ sở mạng 5G toàn cầu sẽ đạt 4,2 tỷ USD năm 2020.

Các giám đốc nghiên cứu Kosei Takahashi và Alexander Hoeppe của Gartner cho hay, trong tương lai, các nhà máy thông minh có thể sản xuất những gì mà chúng ta mong muốn và người mua có thể nhận được các sản phẩm này một cách nhanh chóng tại các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon. Các khách hàng sẽ được trải nghiệm những sản phẩm được thiết kế độc đáo, chuyên biệt và tích hợp nhiều dịch vụ đi kèm.

Trong khi đó, theo DHL International, lĩnh vực logistic cũng sẽ hưởng lợi từ các mạng 5G khi kỹ thuật số hóa được cải thiện, mức độ phủ sóng và giám sát sẽ thúc đẩy hoạt động phân phối. Cũng theo DHL International, 5G đang thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển các ứng dụng như chọn sản phẩm theo hướng dẫn của kính đeo thông minh. 

Với công năng lớn hơn của mạng 5G mang lại cho các thiết bị thông minh, những thiết bị định vị IoT trong chuỗi logistic sẽ cho phép người mua giám sát hàng hóa mà họ đặt mua theo thời gian thực trong khi các mạng 5G sẽ kết nối với các xe tải tự động để có thể phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi về tình hình giao thông.

Theo ông Koji Homma, Chủ tịch Yamato Transport U.S.A. – một công ty thuộc Yamato Holdings (Nhật Bản), với lợi thế của mạng 5G và kỹ thuật toàn ảnh, người tiêu dùng sẽ có thể sử dụng “các phòng mặc trang phục ảo” để thử và mua các sản phẩm may mặc vừa vặn và phù hợp như váy, quần áo bơi…

Mạng 5G được cung cấp ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ. Ủy ban Thông tin Liên bang Mỹ (FCC) cũng đã nới lỏng các quy định về triển khai mạng 5G và nhà mạng Verizon thậm chí còn đi trước một bước. Tuy vậy, công nghệ 5G đã gặp phải những khó khăn do dịch COVID-19, trong đó có việc chậm giới thiệu ở một số thị trường và một số quan ngại.  

Bên cạnh đó, hai ông Takahashi và Hoeppe cũng khuyến cáo rằng mạng 5G vẫn trong giai đoạn mới phát triển và thiếu những ứng dụng có ý nghĩa đột phá. Hai chuyên gia này cho rằng đầu tư vào 5G và nâng cấp các thiết bị và cơ sở hạ tầng đã lạc hậu mà không có bất kỳ giá trị kinh doanh ngắn hạn nào là một thách thức thực sự.

Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải làm việc chặt chẽ với các nhà tích hợp hệ thống và nhà cung cấp dịch vụ IT để xây dựng một tuyên bố giá trị mạnh mẽ về 5G.

Theo Bnews

Mạng 5G có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới

Mạng 5G có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới

Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) là một chất xúc tác đối với cuộc Cách mạng Công nghiệp sắp tới cũng như châm ngòi cho một sự "trỗi dậy" của các nhà máy thông minh trên toàn cầu.

No comments:

Post a Comment