Tuesday, December 29, 2020

Công ty đứng sau các kỳ tích hạ tầng 4.0 của Viettel

Từ con số 0, sau gần 2 thập niên ra đời, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đã tạo nên kỳ tích về phát triển hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin của Tập đoàn Viettel.

Từ con số 0 tới hai cuộc cách mạng trong viễn thông

Nhớ về những ngày đầu tiên, các lãnh đạo của Viettel chia sẻ đó là quãng thời gian “đi làm thuê” đầy gian khó. Mọi việc chỉ thực sự thay đổi sau khi Viettel quyết tâm làm viễn thông với mạng lưới hoàn toàn do mình tự thiết kế và xây dựng. Thời điểm đó, Viettel chưa có cáp quang, chưa có cáp đồng, 0 trạm phát sóng, 0 node mạng. Thứ duy nhất mà những người Viettel có lúc bấy giờ là 2 sợi cáp quang “thừa” của đường trục 1A chạy dọc đường điện cao thế 500KV Bắc - Nam mạch 1 và sự quyết tâm của những người lính.

{keywords}

Thời bấy giờ, mỗi nhà mạng cần 4 sợi cáp để có thể xây dựng đường trục, trong đó 1 cáp thu, 1 cáp phát và 2 cáp dự phòng. 2 sợi cáp này “thừa” theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, việc phát triển thành công công nghệ thu phát trên 1 sợi quang, hoạt động tốt dù chiều dài lên tới 2.000km đã tạo nên kỳ tích đầu tiên cho nhà mạng quân đội.

Từ 2 sợi cáp đi xin đầu tiên, Viettel Networks hiện đã xây dựng được thêm 4 đường trục quốc gia và đường trục Đông Dương kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia, rồi đến hệ thống cáp quang liên tỉnh, liên huyện. Với 380.000 km nối đến tận các xã, Viettel Networks hiện đang sở hữu lượng cáp quang đủ để quấn 9 vòng quanh trái đất.

Bên cạnh cáp quang, bước ngoặt tiếp theo của Viettel là di động. Năm 2004, Viettel phủ sóng mạng 2G với đầu số 098 và nhanh chóng “bình dân hóa” việc sử dụng điện thoại di động trên toàn quốc thay vì là một dịch vụ xa xỉ như trước đây. Năm 2010, Viettel tiếp tục tiên phong về mạng 3G và trở thành nhà mạng duy nhất phủ sóng 3G cho 86% dân số.

Năm 2017, Viettel Networks đã tạo nên kỳ tích với mạng 4G khi xây dựng 36.000 trạm BTS với công nghệ 4 thu 4 phát tiên tiến nhất thế giới. Thành tích này đạt được chỉ trong 6 tháng, tạo ra một dấu mốc chưa từng có với viễn thông Việt Nam và thậm chí là cả trên thế giới.

Năm 2004, Viettel mới chỉ có 500 trạm phát sóng nhưng đã tăng lên 20.000 trạm vào năm 2009, phủ tới những nơi xa nhất của đất nước. Con số này đến nay đã là 120.000 trạm. Hạ tầng mạng lưới là một thế mạnh vượt trội của Viettel, giúp công ty này phục vụ tốt nhu cầu của gần 70 triệu khách hàng ở Việt Nam.

Viettel Networks đã tạo tiền đề để Viettel làm nên 2 cuộc cách mạng trong viễn thông. Đó là cuộc cách mạng phổ cập điện thoại di động để mỗi người dân Việt Nam có một chiếc điện thoại di động và cuộc cách mạng Internet di động băng rộng để mỗi người dân có một chiếc điện thoại smartphone.

5G, Cloud, IoT và bước ngoặt chuyển đổi số

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 bùng lên mạnh mẽ, Viettel Networks tiếp tục đóng góp cho Viettel với hạ tầng mạng 5G đang được triển khai kinh doanh thử nghiệm tại Hà Nội. Hiện tại, Viettel nằm trong số những DN công nghệ hiếm hoi trên thế giới làm chủ công nghệ 5G.

Tại quận Hoàn Kiếm, người dùng có thể dễ dàng trải nghiệm mạng 5G Viettel nếu sở hữu thiết bị 5G. Trong giai đoạn đầu, Viettel chọn cách hỗ trợ tối đa người dùng bằng cách không yêu cầu thay sim 5G cũng như miễn phí toàn bộ lưu lượng truy cập.

{keywords}

Bên cạnh 5G, Viettel Networks đang nghiên cứu, triển khai công nghệ NB-IoT (internet of thing - internet vạn vật) và nền tảng công nghệ Cloud (điện toán đám mây),… phục vụ cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam.

Với công nghệ NB-IoT, Viettel Networks đang phối hợp với khách hàng và các đối tác để phát triển các ứng dụng tại Hà Nội và TP.HCM. Trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị di động thế giới 2019 (MWC 2019), Hiệp hội các nhà mạng di động thế giới (GSMA) đã công nhận Viettel nằm trong nhóm 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ NB-IoT/LTE-M.

Đối với Cloud, hạ tầng điện toán đám mây của Viettel Networks có tổng tài nguyên tính toán lớn nhất Việt Nam, và ghi dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ điện toán đám mây mã nguồn mở thế giới (các công ty Việt Nam trước đây chỉ đi mua của đối tác). Từ một quốc gia không có tên tuổi, Việt Nam đã tiến lên hàng ngũ 19% các hạ tầng điện toán đám mây mã nguồn mở lớn nhất trên thế giới với đội ngũ kỹ sư phát triển hàng đầu Việt Nam và top 50 thế giới.

Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông Quân đội. Mới đây, Tổng Công ty này đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 - 2019.

Nguyễn Long

No comments:

Post a Comment