Thursday, December 31, 2020

Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia đứng đầu 10 sự kiện ICT Việt Nam 2020

2020 là một năm đặc biệt của ngành TT&TT Việt Nam. Bất chấp những tác động do đại dịch Covid-19 gây ra, ngành TT&TT đã vượt khó vươn lên và khẳng định vị thế không thể thiếu trong việc biến Việt Nam trở nên cường thịnh. 

1, Việt Nam ra chiến lược chuyển đổi số quốc gia

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng.

Theo Chương trình này, Việt Nam tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. 

{keywords}
Năm 2020 đánh dấu cột mốc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. 

Thực tế cho thấy, không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa một cách sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2020. Trong đại dịch Covid-19, Internet và công nghệ số đã trở thành công cụ hiệu quả, đảm bảo cho sự kết nối của người dân, bất chấp việc giãn cách xã hội. 

2020 cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng của mạnh của các dịch vụ công trực tuyến. Tính đến ngày 30/12/2020, đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%).

{keywords}
Nhờ đại dịch Covid-19 - "cú huých trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia", số dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam trong năm nay đã tăng trưởng bằng nhiều năm trước cộng lại. Ảnh: Trọng Đạt

Cổng DVCQG đến nay có hơn 99 triệu lượt truy cập, hơn 412.000 tài khoản đăng ký, hơn 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử. Cổng DVCQG cũng đã tiếp nhận, hỗ trợ trên 43.800 cuộc gọi, hơn 9.600 phản ánh, kiến nghị. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.

Cũng trong năm qua, vào mỗi thứ 6 hàng tuần, Bộ TT&TT lại ra mắt 1 nền tảng Make in Vietnam. Tổng cộng đã có 38 nền tảng như vậy được ra mắt trong năm 2020. Các nền tảng này chính là những công cụ quan trọng giúp chính quyền, doanh nghiệp và người dân tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.

2, Cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng lớn

Cuối năm 2020, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã được cấp phép và triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM

Việc thử nghiệm 5G là cơ hội để các nhà mạng có thể xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, dự kiến mức giá cả, chi phí sử dụng tài nguyên trước khi mạng di động 5G chính thức được cấp phép.

{keywords}
Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về triển khai cung cấp dịch vụ mạng 5G. Ảnh: Trọng Đạt

Qua quá trình thử nghiệm kỹ thuật tại Hà Nội và TP.HCM, mạng 5G cho tốc độ tải về đường xuống (download) nhanh gấp 10 lần, còn độ trễ giảm đi 10 lần so với mạng 4G. 

Báo cáo của các nhà mạng sau quá trình thử nghiệm thương mại sẽ là tiền đề quan trọng để Bộ TT&TT hoàn thiện các cơ sở pháp lý về việc triển khai mạng di động 5G. Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phủ sóng mạng di động 5G trên phạm vi toàn quốc.

5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm Internet siêu tốc cho người dùng di động. Với tốc độ truy cập siêu nhanh, độ trễ siêu thấp, công nghệ này cũng chính là lời giải cho việc phát triển đô thị thông minh, nhà máy thông minh thông qua Internet vạn vật, bài toán xe tự hành và các ca mổ phức tạp được thực hiện từ xa. 

Việc triển khai 5G sớm sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong ứng dụng công nghệ 5G. Đây sẽ trở thành động lực quan trọng để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.

3, Phòng, chống Covid-19 bằng phần mềm, ứng dụng Make in Vietnam

Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19. Thành công này có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam. 

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã phát triển được rất nhiều website và ứng dụng phục vụ công tác phòng chống Covid-19. 

{keywords}
Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện NCOVI. Ảnh: Trọng Đạt

Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể tới như ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19 - Bluezone, ứng dụng khai báo sức khỏe NCOVI, ứng dụng khai báo y tế điện tử Vietnam Health Declaration, cùng với đó là các website cung cấp thông tin nhanh chóng về tình hình dịch bệnh.

Thực tế cho thấy, đã có gần 900.000 tờ khai y tế được thực hiện qua ứng dụng khai báo y tế điện tử, 8 triệu lượt tải ứng dụng NCOVI với gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế tự nguyện.

{keywords}
Ứng dụng Bluezone giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt

Tính đến giữa tháng 11/2020, đã có hơn 23 triệu người cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Nhờ vậy, hàng trăm F1, F2 đã được phát hiện và đưa đi cách ly bởi sự giúp sức của ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19. 

Đây là những minh chứng cụ thể và sinh động cho thấy Việt Nam đã ứng dụng CNTT rất tốt vào công tác phòng chống đại dịch. Các sản phẩm công nghệ này đều được thực hiện bởi các công ty công nghệ Việt Nam, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ TT&TT và Bộ Y tế. 

4, Nghị định 91 nhằm dứt điểm cuộc gọi, tin nhắn và email rác

Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...

Một trong những điểm mới của Nghị định 91/2020 còn là sự xuất hiện của quy định về “Danh sách không quảng cáo”. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.

{keywords}
Người dùng di động tại Việt Nam đã có thể đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”. Ảnh: Trọng Đạt

Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), tính đến hết tháng 10/2020, đã có hơn 100.000 thuê bao di động đã đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”.

Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cũng cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2020, đã có 72.539 thuê bao bị chặn vì phát cuộc gọi quấy nhiễu người dùng và hơn 17 triệu cuộc gọi giả mạo bị ngăn chặn. Tất cả các thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi rác sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng. 

{keywords}
Số thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị ngăn chặn từ tháng 7/2020. Số liệu: Cục Viễn thông

Nghị định 91 là hành động cụ thể của Chính phủ nhằm xử lý dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác đã tồn tại nhiều năm qua. Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc thu hồi số điện thoại. 

5, Thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị Make in Vietnam

Ngày 17/1/2020, tập đoàn Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do doanh nghiệp này phát triển. 

Mạng di động 5G đầu tiên được kết nối thử nghiệm tại Việt Nam vào sáng 10/5/2019. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên một cuộc gọi 5G được thực hiện bằng thiết bị mạng do Việt Nam tự sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. 

{keywords}
Cuộc gọi 5G đầu tiên được thực hiện bằng thiết bị Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt

Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty là Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G. 

Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G. Đáng chú ý khi trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất nhà mạng của Việt Nam vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng tự sản xuất các thiết bị mạng.

{keywords}
Bộ TT&TT đặt mục tiêu sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt

Tháng 10 cùng năm, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB với Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup). 

Mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp này là hoàn thành việc phát triển mạng lõi 5G để tạo ra một mạng 5G hoàn chỉnh do người Việt Nam sản xuất vào năm 2021. Thương mại hóa 5G bằng thiết bị Make in Vietnam cũng chính là một chủ trương lớn của Bộ TT&TT. 

6, Bùng nổ học online và các nền tảng học trực tuyến

Trong năm vừa qua, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lý do dẫn tới sự phổ biến của việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến. 

Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, gần 50% trường đại học tại Việt Nam đã tổ chức dạy học trực tuyến trong mùa dịch. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô đã quay video bài giảng gửi lên YouTube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh. 

{keywords}
Sau đại dịch Covid-19, các nền tảng học trực tuyến đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam.

Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom… cũng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều giáo viên và nhà trường sử dụng. Sự phát triển của các mô hình học tập trực tuyến tại Việt Nam thậm chí còn được ghi nhận bởi các tổ chức uy tín trên toàn cầu.

Theo báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), việc học trực tuyến tại Việt Nam có nhiều điểm khả quan hơn so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. 

Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, 79,7% học sinh Việt Nam đã được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước thành viên OECD (67,5%). 

Những giải pháp học trực tuyến và qua truyền hình đã giúp năm học 2019-2020 kết thúc đúng thời điểm, đảm bảo cho kỳ thi quốc gia cuối cấp vẫn được diễn ra đúng như kế hoạch. Quan trọng hơn, đây sẽ trở thành tiền đề để từng bước chuyển đổi số ngành giáo dục Việt Nam.

7, Giải thưởng Make in Vietnam, vinh danh doanh nghiệp công nghệ số 

Bên lề Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020

“Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020 là giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam.

{keywords}
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Đây là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 là một hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp.

8, Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 20-5-2020) đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện hình thức họp trực tuyến. Đây được xem là một kỳ họp đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua. 

Các phiên họp trực tuyến được thực hiện qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp, việc đăng ký phát biểu, tranh luận được các đại biểu thực hiện qua đường dây nóng và sử dụng phần mềm trên máy tính bảng để biểu quyết. 

{keywords}
Phiên họp toàn thể lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Theo đánh giá của nhiều đại biểu, hình thức họp trực tuyến không những mang lại hiệu quả cao, mà còn có nhiều lợi thế hơn so với hình thức họp tập trung. 

Việc họp trực tuyến giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian di chuyển cho các đại biểu ở địa phương. Ngoài các vị trí lãnh đạo, nhiều cán bộ, công chức cấp sở, ngành… tại địa phương cũng có thêm điều kiện được tham dự phiên họp ở các điểm cầu trực tuyến.

Nhìn chung, các phiên họp trực tuyến diễn ra trong không khí dân chủ, nghiêm túc không khác so với hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Đây được xem là hình thức phù hợp trong giai đoạn cả nước đang gồng mình để phòng, chống đại dịch Covid-19. 

Sự kiện này cũng thể hiện tính linh hoạt và góp phần đặt nền móng cho việc đổi mới hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

9, Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam

Cuối năm 2020, hãng Foxconn - công ty chuyên sản xuất gia công cho Apple đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác. 

Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc iPad được lắp ráp bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ iPad, một số mẫu tai nghe AirPod cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả mẫu tai nghe sắp sửa được ra mắt.

{keywords}
Foxconn đã cho ra đời những chiếc iPad được gia công, lắp ráp tại Việt Nam. 

Điều này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra sau đại dịch Covid-19. Đó cũng là lúc mà nhiều ông lớn công nghệ bắt đầu có ý định dịch chuyển nguồn vốn đầu tư của mình sang thị trường Việt Nam. 

Có một thực tế là kể từ sau sự xuất hiện của Intel, Samsung, LG..., Việt Nam chứng kiến ngày một nhiều hơn sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn. 

Hiện cả Foxconn, Luxshare, Goertek…, những đối tác lớn của Apple đều đang không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong số này, Foxconn là nhà đầu tư lớn nhất với số vốn khoảng 2 tỷ USD. Pegatron mới đây cũng đã được cấp chứng nhận đầu tư vào một nhà máy sản xuất thiết  bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh và các loại máy tính tại Hải Phòng với số vốn gần 500 triệu USD. 

10, Việt Nam phổ cập smartphone bằng điện thoại 600.000 

Năm 2020 chứng kiến sự ra đời của Vsmart Bee Lite - mẫu smartphone 4G giá rẻ do Viettel, Vsmart và Google cùng nhau phát triển. Với mức giá chỉ 600.000 đồng, đây là mẫu smartphone 4G có giá bán rẻ nhất thị trường ở thời điểm hiện nay. 

Sự xuất hiện của Vsmart Bee Lite đánh dấu việc chương trình smartphone giá rẻ cho người Việt bắt đầu đi vào cuộc sống. Đây là một trong những chủ trương của Chính phủ nhằm thúc đẩy hạ tầng, sản xuất thiết bị viễn thông, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh (smartphone) và mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao. 

{keywords}
Với mức giá chỉ 600.000 đồng, Vsmart Bee Lite ra đời nhằm phổ cập điện thoại thông minh tới mọi người dân trên cả nước. 

Theo thông tin từ báo cáo về Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam năm 2020 hiện ở mức 44,9%. Điều này cũng có nghĩa, cứ 10 người Việt Nam sẽ có khoảng 4,5 người sử dụng điện thoại thông minh.

Việc phổ cập smartphone và mạng Internet cáp quang đến từng người dân, từng hộ gia đình sẽ là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và chính phủ điện tử tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tắt sóng mạng 2G, dành nguồn lực để triển khai các công nghệ mới.

Trọng Đạt

2020: Năm của chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia

2020: Năm của chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia

Không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam.

Chủ nhà lao ra như mãnh hổ khiến tên trộm chết khiếp ngã dúi dụi

Tên trộm đang trèo qua rào để vào nhà trộm đồ thì bị chủ nhà phát hiện. Hắn bỏ chạy ngã dúi dụi xuống đường song vẫn cố vùng dậy thoát thân.

D.T (tổng hợp)

Giả ma dọa các cô gái ngã sấp mặt và cái kết

Giả ma dọa các cô gái ngã sấp mặt và cái kết

Muốn nổi tiếng trên mạng xã hội, nam thanh niên giả ma hù dọa các cô gái. Nhưng ngay sau đó, người này nhận cái kết đắng.

Những điều khủng khiếp trong dự đoán của nhà tiên tri mù Vanga năm 2021

Nếu những lời dự đoán của bà Vanga thành sự thật thì năm 2021 con người sẽ phải đối mặt với nhiều điều khủng khiếp.

A.B (Theo The Sun, Video History)

Đại dịch Covid-19 khiến thành phố tương lai thay đổi như thế nào?

Đại dịch Covid-19 khiến thành phố tương lai thay đổi như thế nào?

Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của mọi người. Vậy, thành phố tương lai hậu Covid-19 sẽ thay đổi như thế nào?

Xe chở gas tông bay bán tải, lao đi như tên bắn

Ô tô tải chở đầy bình gas tông trúng đuôi xe bán tải và lao đi như tên bắn, khiến những người chứng kiến một phen bạt vía.

Đ.T (tổng hợp)

Giả ma dọa các cô gái ngã sấp mặt và cái kết

Giả ma dọa các cô gái ngã sấp mặt và cái kết

Muốn nổi tiếng trên mạng xã hội, nam thanh niên giả ma hù dọa các cô gái. Nhưng ngay sau đó, người này nhận cái kết đắng.

Toàn cảnh thị trường smartphone Việt Nam năm 2020

Những tăng trưởng ấn tượng của Vsmart - hàng điện thoại Việt Nam - trở thành “điểm nóng” quan trọng trên thị trường smartphone Việt Nam năm 2020.

Tầm trung và giá phổ thông vẫn là thị trường trọng tâm

Bất chấp việc giá flagship đã liên tục tăng cao và ngày càng có nhiều hãng tung ra những chiếc điện thoại đắt đỏ trên 1000 USD, thị trường trong nước vẫn là thị trường tầm trung và giá phổ thông.

Phân khúc giá phổ thông dưới 3 triệu đồng chiếm gần 30% thị phần, còn nếu tính từ 5 triệu đồng trở xuống lên tới 70% thị phần. Ở phân khúc dưới 3 triệu đồng, không hãng smartphone nào có thị phần tốt như Vsmart với hàng loạt các lựa chọn như Bee, Star, Joy… với cấu hình tốt mạnh nhất so với tầm giá.

Cũng chính nhờ vào việc xác định đúng nhu cầu thực của số đông người Việt về những chiếc smartphone chất lượng tốt, giá phải chăng nên Vsmart đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, trở thành lựa chọn hàng đầu ở phân khúc này.

Điện thoại có camera ẩn chính thức lên kệ

Cùng trong tháng 9/2020, làng công nghệ thế giới chứng kiến gần như đồng thời sự kiện “lên kệ” của hai smartphone đầu tiên có camera ẩn dưới màn hình (CUD) ra mắt: Vsmart Aris Pro và ZTE Axon 20 5G.

Trước đó, đã có một số hãng lớn thử nghiệm và ra bản concept điện thoại camera ẩn nhằm hoàn thiện màn hình vô khuyết, nhưng để thương mại hóa ở Việt Nam thì mới chỉ có VinSmart.

{keywords}
Vsmart Aris nổi bật với thiết kế khung kim loại sang trọng, lưng kính nhám và camera ẩn dưới màn hình đầu tiên trên thế giới

Vsmart Aris Pro được đánh giá cao hơn nhờ công nghệ Vcam Kristal sử dụng AI do Viện trí tuệ nhân tạo của Vingroup phát triển, đưa chất lượng hình ảnh qua camera ẩn gần như bình thường. Việc phát triển và ứng dụng thành công công nghệ CUD vào Vsmart Aris Pro giúp tên tuổi VinSmart “dậy sóng” trên thị trường quốc tế. Một số báo chí công nghệ hàng đầu thế giới đã giật tiêu đề “xuất sắc” để nói về hãng điện thoại Việt với sự kiện này.

Cạnh tranh sòng phẳng về thị phần

Covid -19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành công nghiệp smartphone toàn cầu. Nhưng đó cũng là bài test về năng lực nghiên cứu chế tạo, sản xuất và khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Samsung sau một giai đoạn khó khăn đã giành lại được vị trí số 1 và tiếp tục duy trì vị trí này trong năm 2020 trên toàn cầu.

{keywords}
 Sau 7 tuần liên tiếp tăng trưởng hai con số, điện thoại Vsmart của Công ty VinSmart đã chính thức đạt 16,7% thị phần

Ở thị trường Việt Nam, 2 vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Samsung và OPPO. Nhưng vị trí thứ 3 là cuộc cạnh tranh sòng phẳng giữa thương hiệu Việt với các ông lớn nước ngoài.

Giai đoạn đầu năm 2020, VinSmart đã giành vị trí thứ 3 cực kỳ thuyết phục với thị phần có thời điểm lên 16,7% (lần đầu tiên sau rất nhiều năm mới có hãng đứng ở vị trí này với thị phần hai con số). Gần như chắc chắn thương hiệu Việt sẽ kết thúc năm 2020 với vị trí thứ 3, một kỳ tích đối với bất kỳ hãng điện thoại nào mới chỉ 2 năm tuổi.

Nâng tầm bảo mật smartphone

Smartphone ngày càng được tối ưu để thực hiện các giao dịch tài chính và chứa rất nhiều thông tin, dữ liệu quan trọng từ người dùng. Do đó, các hãng đều tập trung nhiều công nghệ bảo mật cho smartphone. Công nghệ này bao gồm nhiều lớp khác nhau. Lớp ngoài là bảo mật vật lý với vân tay dưới màn hình, nhận diện khuôn mặt… Nhưng lớp ở bên trong quan trọng hơn nhiều vì dữ liệu bị lấy cắp chủ yếu tập trung bên trong.

Chính vì thế, cuộc đua công nghệ bảo mật bên trong rất nóng bỏng. Riêng Vsmart Aris, Aris Pro sử dụng công nghệ với chip bảo mật lượng tử Quantum QRNG, khoá xác thực mạnh FIDO2. Với chip bảo mật Quantis QRNG, các dãy số ngẫu nhiên thực sự bằng công nghệ điện toán lượng tử được tạo ra sẽ làm tăng tính bảo mật lên rất nhiều so với các dãy số “giả ngẫu nhiên” truyền thống. Đại diện Vinsmart khẳng định, nguy cơ bị “hack” tài khoản khi dùng trên smartphone sẽ được giảm tối đa.

Minh Tuấn

Những ứng dụng bạn nên xoá trước năm 2021

Ứng dụng gây nghiện, ứng dụng đăng thông tin tiêu cực, ứng dụng chia sẻ dữ liệu người dùng và ứng dụng trả phí nhưng ít dùng nên được xoá.

Năm 2020 đang dần khép lại và cũng là lúc thích hợp nhất để “thanh lọc” điện thoại của bạn, bao gồm việc xoá bớt những ứng dụng không thực sự cần thiết để tập trung hơn vào những vấn đề quan trọng khác.

Bài viết dưới đây gợi ý cho chúng ta những ứng dụng không cần thiết, có thể bỏ đi, để chào đón một năm 2021 nhiều ý nghĩa và lành mạnh hơn.

Ứng dụng gây nghiện

Công bằng mà nói, ngành công nghệ đã có một năm đầy khó khăn. Các công ty kỹ thuật số hưởng lợi nhiều hơn nhờ giãn cách xã hội nhưng cũng chịu nhiều sự soi xét của chính phủ các nước.

Một số người còn cho rằng các công ty này đang trở thành “một điếu thuốc lá khổng lồ”.

Việc gắn nhãn “điếu thuốc lá” không hoàn toàn phù hợp với tất cả ứng dụng nhưng với Facebook thì có. CEO của Salesforce, công ty phần mềm của Mỹ có trụ sở tại San Francisco, Marc Benioff, từng gọi Facebook là loại thuốc lá mới của xã hội.

Thậm chí, một cựu nhân viên của Facebook cũng cho rằng trang mạng xã hội này có hại cho cộng đồng và hiện tại, Uỷ ban Thương mại Liên bang của Mỹ (FTC) cũng đang điều tra nền tảng này.

Bài viết không nói rằng tất cả chúng ta nên xoá ứng dụng này vì trên thực tế, Facebook vẫn mang lại lợi ích cho một số người. Tuy nhiên, nếu bạn đăng nhập vào Facebook ngày này qua ngày khác chỉ để đăng hoặc đọc những nội dung khiến bản thân buồn bực, đố kỵ và chán nản, hãy dừng sử dụng Facebook và các ứng dụng tương tự khác.

Suy cho cùng, thời gian và tinh thần của chúng ta là hữu hạn và giá trị nhất.

Ung dung nen xoa truoc nam 2021 anh 1

Facebook là ứng dụng có thể gây nghiện nếu sử dụng quá nhiều. Ảnh: Money crashers.

Ứng dụng "đầu độc" bạn bằng nội dung tiêu cực

Hiện tượng “Doomscrolling” trở nên phổ biến trong năm 2020. Cụm từ này thể hiện việc chúng ta tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực từ các trang mạng xã hội, lâu dần ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần mà đôi khi bản thân không hề hay biết.

Những ứng dụng đang vô tình hoặc cố ý khuyến khích thông tin tiêu cực bao gồm Facebook, Twitter, Redit và vô số nền tảng khác. Bất kỳ ứng dụng cung cấp các bài đăng tiêu cực đến người dùng đều phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này.

Tất nhiên, không ứng dụng nào được tạo ra cho mục đích tiêu cực nhưng cách mà các nền tảng chọn “tấn công” dồn dập người dùng bằng những thông tin tiêu cực, thay vì thông báo trước đến họ, thực sự đáng lên án.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bản thân đang bị "đầu độc" quá nhiều bởi sự tiêu cực thông qua bất kỳ ứng dụng nào, hãy xoá chúng.

Ứng dụng chia sẻ dữ liệu người dùng

Quyền riêng tư là một chủ đề lớn ở mọi thời điểm, các công ty công nghệ tên tuổi vẫn đang từng ngày xây dựng hệ thống bảo mật cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, các ứng dụng nhỏ thì lại không.

Một số ứng dụng không phổ biến luôn muốn thu thập nhiều thông tin khách hàng nhất có thể. Những thông tin này sẽ được bán cho các nhà quảng cáo, nhà môi giới dữ liệu, chính phủ hoặc bất kỳ ai đồng ý mua chúng.

Ung dung nen xoa truoc nam 2021 anh 2

Rò rỉ thông tin là vấn đề bạn nên cân nhắc khi sử dụng ứng dụng. Ảnh: Paranet Solutions.

Hàng trăm ứng dụng từng bị báo cáo về việc chia sẻ trái phép thông tin người dùng bao gồm các ứng dụng hẹn hò như Grindr, OkCupid, Tinder, các ứng dụng về sức khoẻ phụ nữ như BabyCenter, Clue, Flo, My Calendar, Ovia, các ứng dụng trang điểm như Perfect365 và các ứng dụng email như Edison Mail, CleanFox và Slice.

Điểm chung của các ứng dụng này là cho phép sử dụng miễn phí và kiếm lợi từ việc chia sẻ dữ liệu người dùng. Nếu bạn phát hiện bất kỳ ứng dụng nào đang chia sẻ thông tin trái với mong muốn của bạn, hãy đừng ngần ngại mà xoá chúng.

Ứng dụng có tính phí mà bạn ít khi dùng

Cuối cùng, giãn cách xã hội đã khiến nhiều người đăng ký nhiều dịch vụ hơn mà đôi khi, họ không sử dụng đến. Một số người có thói quen sử dụng thử miễn phí một vài ứng dụng, sau đó, chuyển sang chế độ trả phí và quên hẳn chúng.

Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra lại tất cả ứng dụng trên điện thoại của mình để chắc chắn rằng bạn đang không trả phí cho các ứng dụng ít khi dùng đến.

Một số ứng dụng cần lưu ý là các ứng dụng phát trực tuyến như Disney Plus, Netflix, Hulu, Crunchyroll, ứng dụng tin tức như Apple News Plus, Evernote, Microsoft 365 (Microsoft Office),Todoist và các ứng dụng hẹn hò như Hinge, Match.

Nếu bạn vẫn đang đăng ký các ứng dụng này nhưng hầu như không bao giờ sử dụng đến, hãy hủy đăng ký và xóa chúng.

Theo Zing

Đừng quên tính năng khóa trẻ em trên các thiết bị công nghệ

Đừng quên tính năng khóa trẻ em trên các thiết bị công nghệ

Để tránh việc trẻ tò mò nghịch ngợm các thiết bị điện tử điện lạnh, các nhà sản xuất từ lâu đã đưa vào tính năng khóa trẻ em (child lock).

Wednesday, December 30, 2020

Chiến lược chuyển đổi số quốc gia đứng đầu 10 sự kiện ICT Việt Nam 2020

Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (ICT Press Club) vừa tổ chức công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2020. Trong số này, có nhiều sự kiện đặc biệt ý nghĩa như việc ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia và thử nghiệm 5G.

1, Việt Nam ra chiến lược về chuyển đổi số quốc gia

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng.

{keywords}
Cùng với chiến lược chuyển đổi số quốc gia, nhiều nền tảng Make in Vietnam đã ra đời và đóng góp cho việc thúc đẩy chuyển đổi số. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Chương trình này, Việt Nam tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. 

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. 

2, Cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng lớn

Cuối năm 2020, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã được cấp phép và triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM. 

{keywords}
Công nghệ 5G đã được các nhà mạng lớn thử nghiệm thương mại tại 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: Trọng Đạt 

Với tốc độ triển khai thực tế cao hơn khoảng 10 lần so với 4G hiện tại, 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ mượt mà hơn. 

Tại Việt Nam, 5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm vượt bậc cho người dùng di động. Việc triển khai 5G sớm sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong ứng dụng công nghệ 5G. Đây sẽ trở thành động lực quan trọng để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.

3, Ứng dụng Make in Vietnam giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị và truy vết Covid-19

Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19. Thành công này có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam. 

Trong đại dịch Covid-19, nhiều ứng dụng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch đã ra đời như ứng dụng khai báo y tế (NCOVI), ứng dụng Vietnam Health Declaration, ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone). Ngoài ra, còn phải kể tới hàng loạt giải pháp hữu ích như thiết bị đo thân nhiệt từ xa, robot lau sàn, khử khuẩn,...

{keywords}
Ứng dụng Bluezone giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt

4, Chính phủ ra Nghị định 91 chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác và email rác

Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...

Nghị định 91 là hành động cụ thể của Chính phủ nhằm xử lý dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác đã tồn tại nhiều năm qua. Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc thu hồi số điện thoại. 

{keywords}
Nghị định 91 được kỳ vọng sẽ giúp loại bỏ vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Ảnh: Trọng Đạt

5, Thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị Make in Vietnam

Ngày 17/1/2020, tập đoàn Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm. 

Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. 

Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị này. Trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất Viettel vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng sản xuất các thiết bị mạng. 

{keywords}
Thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G bằng thiết bị Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt

6, Bùng nổ học online trên truyền hình và các nền tảng học trực tuyến

Khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã phải đóng cửa để đề phòng sự lây lan của virus. Để không làm cho việc học tập của học sinh và sinh viên bị gián đoạn, nhiều hình thức học tập từ xa đã được áp dụng, bao gồm việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến. 

{keywords}
Nhiều nền tảng học trực tuyến Make in Vietnam đã ra đời và đóng góp vào việc duy trì học tập từ xa trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt

Nhiều chương trình dạy và học trên truyền hình đã được thực hiện để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, đặc biệt với các học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp. Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom… cũng được nhiều nhà trường sử dụng để giáo viên có thể truyền đạt kiến thức và tương tác trực tiếp với các học sinh. 

Những giải pháp học trực tuyến và qua truyền hình đã giúp cho năm học 2019-2020 kết thúc đúng thời điểm, đảm bảo cho kỳ thi quốc gia cuối cấp vẫn được diễn ra đúng như kế hoạch.

7, Lần đầu tiên tổ chức giải thưởng Make in Vietnam, vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số 

Tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức ngày 23/12/2020, lần đầu tiên Bộ TT&TT tiến hành trao giải thưởng Sản phẩm số Make in Vietnam

{keywords}
Lễ công bố giải thưởng Sản phẩm số Make in Vietnam vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Đây là giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam. Đó là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển. 

Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam và giúp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tới đông đảo người dân, doanh nghiệp.

8, Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 20-5-2020) đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện hình thức họp trực tuyến. Đây được xem là một kỳ họp đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua. 

Các phiên họp trực tuyến được thực hiện qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp, các đại biểu sẽ thực hiện đăng ký phát biểu, tranh luận qua đường dây nóng và sử dụng phần mềm trên máy tính bảng để biểu quyết. 

9, Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam

Cuối năm 2020, hãng chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple - Foxconn đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác. 

Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc iPad được lắp ráp bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ iPad, một số mẫu tai nghe AirPod cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả mẫu tai nghe sắp tới. 

{keywords}
Điện thoại thông minh giá rẻ Vsmart Bee Lite 4G. 

10, Việt Nam đưa ra chương trình smartphone giá rẻ

Năm 2020, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ TT&TT chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy hạ tầng, sản xuất thiết bị viễn thông, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh (smartphone), mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao. 

Việc phổ cập smartphone và mạng Internet đến từng người dân, từng hộ gia đình là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và Chính phủ điện tử. Đây cũng là dịp đẩy nhanh việc chuyển đổi sử dụng thiết bị đầu cuối từ 2G sang điện thoại thông minh 4G. Điều này nhằm mục đích sớm dừng tắt sóng 2G để triển khai các công nghệ băng rộng di động thế hệ mới. 

Các tập đoàn lớn của Việt Nam như Viettel hay Vingroup đã tuyên bố tham gia chương trình phổ cập smartphone giá rẻ cho người dân. Các doanh nghiệp này đang lên kế hoạch phân phối loạt smartphone 4G với giá dưới 1,5 triệu đồng/máy và điện thoại phổ thông 4G có giá khoảng 400.000 đồng/máy.

Trọng Đạt

2020: Năm của chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia

2020: Năm của chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia

Không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam.

2020 là năm ác mộng của các hãng game Trung Quốc

Vụ việc CEO 39 tuổi của hãng game chết do bị đầu độc là một trong nhiều sự kiện cho thấy sự xáo trộn của ngành game Trung Quốc.

Ngày 25/12, Wang Yue, nhà sáng lập 37 tuổi của hãng game Kingnet bị tòa án Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên 5 năm 6 tháng tù vì thao túng giá cổ phiếu. Trong cùng ngày, nhà sáng lập hãng game Yoozoo, Lin Qi, qua đời ở tuổi 39 nghi bị đồng nghiệp đầu độc.

Chỉ trước đó một tuần, Wang Jian, Chủ tịch Zhejiang Jinke Culture, công ty sở hữu nhóm phát triển dòng game Talking Tom Cat, bị cảnh sát điều tra vì những giao dịch nội gián không công khai.

Dù không liên quan đến nhau, nhân vật chính trong 3 vụ việc trên đều là những lãnh đạo trẻ tuổi thuộc thế hệ 8x. Họ mang trong mình khát vọng cạnh tranh với những ông lớn như Tencent hay NetEase.

CEO hang game Trung Quoc bi dau doc anh 1

Lin Qi, CEO Yoozoo qua đời vào ngày 25/12, nghi do bị đầu độc. Ảnh: Yoozoo.

Ngành game ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ

Tại Trung Quốc, các hãng game từng là "con cưng" của nhà đầu tư với sự bùng nổ của dòng game di động và game chơi trên trình duyệt. Giữa thập niên 2010, nhà đầu tư thường kiếm lời từ game bằng cách sáp nhập ngược (reverse takeover) - hành động mua lại công ty đại chúng (đã lên sàn chứng khoán) của một công ty tư nhân.

Trong bối cảnh ngành game phát triển, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm mua lại các công ty đại chúng từ năm 2016, đóng sầm cánh cửa kiếm lời nhanh chóng của các nhà đầu tư.

Các nhà phát triển game cũng không còn mặn mà với IPO truyền thống. Hãng game mới nhất lên sàn chứng khoán tại Trung Quốc là G-bits Network Technology vào năm 2017. Tháng 9/2020, miHoYo, nhà phát triển trò chơi đình đám Genshin Impact, đã rút đơn đăng ký IPO sau hơn 3 năm chờ phê duyệt.

Một số công ty không tham gia lĩnh vực game cũng tận dụng cơ hội từ thị trường. Ban đầu là công ty điều chế peroxide, song Jinke Culture đã huy động 1 tỷ USD để mua phần lớn cổ phần Outfit7 Investment - chủ sở hữu loạt game nổi tiếng Talking Tom Cat.

Kể từ đó, sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với ngành game ngày càng chặt chẽ, khiến các công ty gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng doanh thu, chấm dứt "cơn sốt" trong ngành.

CEO hang game Trung Quoc bi dau doc anh 2

Các hãng game tại Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian dài. Ảnh: Reuters.

Lãnh đạo trẻ là nạn nhân của thị trường

Liao Xuhua, nhà phân tích của Analysys International cho rằng những "ông trùm" trẻ tuổi trong ngành game là nạn nhân của thị trường vốn Trung Quốc.

Theo Xuhua, các hãng game này đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại từ lâu. Trong khi một số lãnh đạo tập trung quá mức vào các giao dịch tài chính thay vì phát triển game, những người khác lại liều lĩnh tham gia các thương vụ sáp nhập có thể làm tổn hại danh tiếng của họ.

Ngoài ra, những vụ việc gần đây tại các hãng game cũng chỉ ra năng lực quản trị còn yếu. Trước khi nhà sáng lập công ty bị tuyên án, Giám đốc tài chính Kingnet, Chen Yongcong và Lin Bin, cựu giám sát viên hội đồng quản trị, đã bị bắt do "vi phạm nguyên tắc, làm tổn hại đến lợi ích của công ty niêm yết", dù cả 2 sau đó đã được trả tự do.

Còn với Lin Qi, CEO Yoozoo được cho là đã bị đầu độc. Theo truyền thông Trung Quốc, nghi phạm là Xu Yao, một lãnh đạo cấp cao của Yoozoo, được giao phụ trách bộ phận điện ảnh và truyền hình.

Vào tháng 9, Yoozoo đã đạt thỏa thuận với Netflix để chuyển thể cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng The Three-Body Problem thành phim dài tập. Xu Yao được chọn phụ trách các vấn đề liên quan đến dự án, tuy nhiên quá trình làm việc đã xảy ra tranh cãi với Chủ tịch Lin Qi.

Cảnh sát Thượng Hải đã điều tra vụ việc sau khi bệnh viện thông báo về bệnh tình của Lin Qi và nghi ngờ ông này bị đầu độc.

CEO hang game Trung Quoc bi dau doc anh 3

Nhà phát triển trò chơi Genshin Impact đã rút đơn đăng ký IPO vào tháng 9/2020 sau hơn 3 năm chờ phê duyệt. Ảnh: miHoYo.

Những năm gần đây, lãnh đạo các hãng game còn đau đầu khi khả năng cạnh tranh suy giảm. Kingnet đã chứng kiến doanh thu giảm xuống còn 124,2 triệu USD trong nửa đầu năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017 là gần 200 triệu USD.

Đối với Yoozoo, hãng game này vẫn tăng trưởng, nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp bị thu hẹp từ 70% trong năm 2014 xuống 31% vào năm 2019 trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, theo báo cáo tài chính của công ty.

Zheng Jintiao, đồng sáng lập hãng truyền thông Gamer Boom, nói rằng các hãng game này đang gặp khó trong việc tạo ra những tựa game đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của game thủ. "Việc đổ hết tài nguyên vào game không còn hiệu quả như trước", Jintiao nói.

Theo Zing

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?

Nhiều ngành nghề được thúc đẩy phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số giữa mùa Covid-19, nhưng ngành game của Việt Nam vẫn đang đứng ngoài cuộc chơi này.

Bộ TT&TT công bố quyết định mới về công tác cán bộ

Bộ trưởng Bộ TT&TT mới ký quyết định về công tác cán bộ đối với các chức danh quản lý tại Vụ CNTT, Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm thông tin và Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích.

Sáng 31/12, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Tại đây, Bộ TT&TT đã công bố các quyết định bổ nhiệm lại cán bộ của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. 

Theo đó, bà Trần Thị Thu Hiền được bổ nhiệm lại có thời hạn và giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam kể từ ngày 09/10/2020.

Ông Chu Minh Hoan được bổ nhiệm lại có thời hạn và giữ chức Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp và phần mềm nội dung số Việt Nam kể từ ngày 04/10/2020.

{keywords}
Bộ TT&TT công bố quyết định mới về công tác cán bộ. Ảnh: Thu Hương

Bà Tô Thị Thu Hương được bổ nhiệm lại có thời hạn và giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ CNTT kể từ ngày 04/10/2020.

Ông Nguyễn Đức Thông được bổ nhiệm lại có thời hạn và giữ chức Phó Giám đốc Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam kể từ ngày 25/11/2020.

Ông Hồ Sỹ Lợi được bổ nhiệm lại có thời hạn và giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm thông tin kể từ ngày 17/9/2020.

Trọng Đạt

Màn nhảy múa dẻo đẹp hơn cả con người của những chú robot

Màn trình diễn của những robot này khiến Elon Musk phải chú ý và chia sẻ trên Twitter kèm bình luận: “Đây không phải kỹ xảo”.

Trong video kỷ niệm các thành tựu kỹ thuật của mình, Boston Dynamics quay cảnh 4 robot trình diễn các động tác vũ đạo theo ca khúc “Do you love me”. Boston Dynamics là công ty thiết kế robot thành lập năm 1992, tách ra từ Đại học Công nghệ Massachusetts và hiện thuộc sở hữu của Hyundai.

Boston Dynamics chuyên cung cấp robot cho nhà kho, cảnh sát, phòng thí nghiệm, nhà máy, làm các công việc nặng nhọc thay cho con người. Để phô diễn các kỹ năng của robot, công ty để robot thực hiện nhiều động tác khó như xoay người, gập, đá chân, uốn dẻo một cách tự nhiên. Video gây án tượng tới mức CEO Tesla Elon Musk phải chia sẻ trên Twitter và cảm thán: “Đây không phải CGI” (kỹ xảo).

Boston Dynamics chưa đạt được thành công như kỳ vọng và đã “qua tay” khá nhiều ông chủ: Google mua lại năm 2013, sau đó bán cho SoftBank năm 2017 trước khi được Hyundai thu nạp đầu năm nay.

Công ty bắt đầu bán robot chó Spot cho các doanh nghiệp Mỹ từ tháng 6 với giá 74.500 USD/con. Spot là sản phẩm nổi tiếng nhất của Boston Dynamics, trang bị 4 chân, biết chạy, trèo cầu thang, nhắc nhở mọi người giãn cách xã hội trong dịch Covid-19. Nó cũng được dùng để thanh tra công trường hay các hoàn cảnh tương tự.

Du Lam (Theo CNN)

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Mobifone chào Xuân với gói cước nhân đôi data, giá không đổi

Tiếp tục các chương trình hành động cùng cộng đồng chống dịch, Mobifone nâng cấp gói cước C120N với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp khách hàng đón Xuân thêm trọn vẹn.

Theo đó, chỉ với cú pháp DV8 C120N gửi 9084, sau khi đăng ký thành công mỗi ngày khách hàng sẽ nhận được 4GB data tốc độ cao, góp phần đáp ứng các nhu cầu về giải trí, công việc, học tập trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, với việc nâng cấp gói cước C120N, nhà mạng Mobifone mang đến cho khách hàng ưu đãi miễn phí gọi nội mạng lên tới 1000 phút/ngày (mỗi cuộc gọi giới hạn dưới 20 phút, nếu quá 20 phút thì cước sẽ tính từ phút thứ 21 trở về sau); Đồng thời, thêm 50 phút liên mạng trong 30 ngày.

Để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng trong việc giải trí, giao lưu với bạn bè trong mùa dịch, Mobifone miễn phí 1GB data sử dụng cho các ứng dụng viber, ifix, nct, tiktok (1GB/ứng dụng).

Sở hữu hàng loạt các dịch vụ ưu đãi kể trên, khách hàng chỉ cần 90.000 đồng cho hai chu kỳ đầu, đến chu kỳ thứ 3 là 120.000 đồng. Theo nhà mạng MobiFone, gói cước này áp dụng cho các thuê bao thuộc điều kiện hỗ trợ từ MobiFone, có cước hàng tháng dưới 90.000 đồng trong 3 tháng gần nhất.

Gói cước C120N có tính năng tự động gia hạn sau mỗi chu kỳ. Trong quá trình sử dụng, khách hàng có thể sử dụng các cú pháp sau để nhận được hỗ trợ: KT DATA gửi 999 để kiểm tra ưu đãi dung lượng còn lại; KGH C120N gửi 999 để hủy tính năng tự động gia hạn; HUY C120N gửi 999 để hủy gói cước C120N.

{keywords}

Đại diện MobiFone cho biết, với việc nâng ưu đãi dung lượng truy cập gói C120N từ 2GB lên 4GB/ngày lần này, nhà mạng MobiFone chấp nhận cắt bớt doanh thu để hỗ trợ sản phẩm cho khách hàng, đồng hành cùng cộng đồng vượt qua khó khăn giữa đại dịch và hỗ trợ người dân đón Tết an vui bên gia đình. Khi hết ưu đãi 4GB data, nhà mạng sẽ tự động ngắt kết nối, khách hàng có thể mua thêm dụng lượng 4G MobiFone để tiếp tục truy cập internet ở tốc độ cao.

Một năm qua, nhà mạng MobiFone đã cắt giảm doanh thu để đồng hành cùng xã hội trong việc chống dịch và hỗ trợ tối đa đến khách hàng. Các hoạt động đồng hành góp phần mang lại hiệu quả thiết thực khi nhiều khách hàng phản hồi hài lòng khi nhận được ưu đãi đến từ Mobifone.

Những chương trình thiết thực được MobiFone tổ chức có thể kể đến như chương trình ATM gạo chia sẻ, hỗ trợ bằng tiền mặt cho MTTQ Việt Nam, gửi tặng miễn phí gói cưới C120 cho cho lực lượng tuyến đầu chống dịch (bác sỹ, y tá, cán bộ y tế, lực lượng vũ trang, dân phòng…). Ngoài ra MobiFone tặng gói cước D5 cho khách hàng ở khu vực có dịch và khách hàng cài bluezone.

{keywords}

Bên cạnh đó, nắm bắt được tầm quan trọng của sức khỏe khi tham gia các cuộc thi vận động và đảm bảo giãn cách trong thời gian chống dịch, Tổng công ty Mobifone xây dựng dự án và tổ chức giải chạy bộ online "Head to 2021"  với mục đích đem lại sân chơi gắn kết cộng đồng, nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe của người dân Việt Nam vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Người tham gia có thể chạy ở bất cứ đâu, vào thời gian nào chỉ cần ghi nhận lại kết của của mình trên máy điện thoại cá nhân qua phần mềm thể thao Strava. Tổng phần quà hấp dẫn mà người chơi có thể nhận được lên đến 600 triệu đồng, trong đó các phần quà là những sản phẩm công nghệ hiện đại đang được săn đón trên thị trường.

Khi có nhu cầu nâng cấp lên sim 4G, khách hàng không cần phải di chuyển hay đến các cửa hàng mà có thể yêu cầu phục vụ tại nhà. Người sử dụng chỉ cần đăng kí thay sim tại yeucau.mobifone.vn hoặc quay số 9090 (tổng đài hỗ trợ khách hàng của MobiFone) rồi gửi yêu cầu đổi sim 4G, nhân viên của nhà mạng sẽ có mặt tại nhà khách hàng để hỗ trợ việc chuyển đổi.

Hotline: 9090

Inbox: Hội Tám (m.me/mobifone.tam/)

Website: https://ift.tt/340nhdL

Zalo page: Hội Tám - MobiFone (zalo.me/2786447844194142513)

Youtube:Hội Tám MobiFone

Instagram: @mobifone.tam

Lệ Thanh

‘Đám mây Việt’ chiếm ưu thế khi triển khai phần mềm cho DN trong nước

Dù thị phần của các nhà cung cấp điện toán đám mây trong nước mới chiếm 20% thị trường, song ở mảng cung cấp hạ tầng đám mây để vận hành phần mềm cho DN, “đám mây Việt” đang bộc lộ nhiều thế mạnh do lợi thế “sân nhà”.

‘Đám mây quốc tế’ - lựa chọn tốt nhưng chưa tối ưu

Với mạng lưới phân phối rộng, kinh nghiệm triển khai và tối ưu cho việc phát triển phần mềm, đám mây của các nhà cung cấp Cloud quốc tế được cho là đáp ứng các yêu cầu của DN (doanh nghiệp) một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi đưa vào cung cấp dịch vụ ở quy mô lớn hơn, các nhà cung cấp phần mềm sẽ phải cân nhắc đến yếu tố chi phí vận hành như phí kênh truyền, phụ phí phát sinh hay khả năng hỗ trợ triển khai.

Tiêu biểu như Cadena - DN đến từ Hà Lan, trụ sở chính ở Singapore và là đơn vị hiếm hoi ở Đông Nam Á (ĐNÁ) có các phần mềm HRM đáp ứng các bài toán nhân sự - tính lương đặc thù của từng quốc gia. Phần mềm Tembo Pay của hãng được thiết kế riêng cho các DN nhỏ và được bản địa hóa cho nhu cầu tính lương, quản lý nhân sự ở Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia. 

Để cung cấp dịch vụ phần mềm HRM tại nhiều quốc gia một lúc ở ĐNÁ, Tembo Pay phải cân nhắc kỹ lựa chọn nền tảng đám mây nào là tối ưu về mặt chất lượng, bảo mật, đường truyền, lẫn chi phí vận hành và quản trị.

Tại Việt Nam - nơi Cadena đặt bộ phận phát triển và nghiên cứu, ban đầu đã lựa chọn nhà cung cấp đám mây quốc tế, vốn đã quen thuộc tại thị trường nước ngoài trước đó. Và nhanh chóng nhận ra những bất cập về đường truyền internet quốc tế, rủi ro trong việc bị gián đoạn sử dụng do sự cố như đứt cáp quang biển quốc tế.

Chưa kể đến phụ phí dịch vụ Cloud phát sinh như truyền dữ liệu, lưu trữ mở rộng tự động, chi phí lên đến hàng Gigabyte phát sinh trong một Bucket (đơn vị lưu trữ dữ liệu) hay Container… mang đến áp lực hàng tháng để có thể kiểm soát tốt chi phí trong mức cho phép.

{keywords}
Tembo Pay - Phần mềm nhân sự SaaS mới của Cadena hướng đến DN nhỏ. Do đó, việc vận hành trên đám mây quốc tế mang đến áp lực về chi phí TCO (Total cost of Ownership - Tổng chi phí sở hữu) hàng tháng

Dịch vụ đám mây trong nước “trưởng thành” đúng thời điểm

Nền tảng điện toán đám mây trong nước có nhiều lợi thế phù hợp cho nhu cầu phát triển của DN Việt sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đặc biệt là cho DN SME. Một là chi phí đường truyền rẻ hơn khi kết nối với đám mây trong nước thay vì quốc tế; Hai là khả năng tư vấn hỗ trợ dịch vụ trong nước nhanh hơn; 3 là giảm nỗi lo về vấn đề lưu trữ dữ liệu ngay tại hệ thống server trong nước hay thuận lợi hơn về thủ tục thanh toán. 

Đặc biệt, trong năm 2020, dịch vụ đám mây trong nước đã thể hiện được sự trưởng thành nhất định, bắt đầu chứng minh được sự tối ưu của mình khi có thể đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tháng 12/2020, Bộ TT&TT đã công bố 5 NCC Điện toán đám mây “Make in Vietnam” đạt tiêu chí phục vụ Chính phủ điện tử. Điều này đã tạo nên cơ sở giúp DN đánh giá được năng lực của nhà cung cấp trong nước, từ đó xây dựng được giải pháp chuyển đổi phù hợp để khắc phục những thách thức mà đám mây quốc tế mang lại.

{keywords}
CMC Cloud - 1 trong 5 đám mây đạt tiêu chuẩn phục vụ Chính phủ số tại Việt Nam, đặt tại 3 Data Center của CMC Telecom và hiện có 6.000 DN lựa chọn

Theo chia sẻ từ CMC Cloud, không dễ để có thể trở thành đối tác của các nhà cung cấp phần mềm trên thế giới. Như câu chuyện của Cadena, để có thể trở thành đối tác hạ tầng đám mây cho đơn vị này, DN cần một hệ thống máy chủ đạt chuẩn quốc tế về hạ tầng, bảo mật cùng đội ngũ quản lý trình độ cao, hỗ trợ kịp thời. Quan trọng hơn hết là đối với phần mềm HRM chứa các dữ liệu nhân sự mang tính bảo mật cần một đám mây vận hành liên tục với mức độ bảo mật tốt.

CMC Cloud có lợi thế tốt nhờ tận dụng được hạ tầng mạng, Data Center lớn mạnh của CMC Telecom và là đơn vị hiếm hoi sở hữu chứng chỉ bảo mật PCI DSS, chứng chỉ bảo mật an toàn thông tin, bảo mật thông tin xác thực người dùng. Bên cạnh đó, khách hàng của Cadena bao gồm cả những DN đa quốc gia với văn phòng hiện diện ở nhiều nước trên thế giới.

Điều này tạo ra thế mạnh lớn khi CMC Cloud là đám mây duy nhất kết nối trực tiếp đến các đám mây của Google, Microsoft, AWS… cùng nhiều giải pháp về bảo mật và đường truyền như: giải pháp quy hoạch mạng SD-WAN thế hệ mới, CMC Private Cloud, Backup as a Service, CMC Cloud WAF, DDoS Protection, CMC CDN, CMC Akamai CDN…

Thúy Ngà

Giả ma dọa các cô gái ngã sấp mặt và cái kết

Muốn nổi tiếng trên mạng xã hội, nam thanh niên giả ma hù dọa các cô gái. Nhưng ngay sau đó, người này nhận cái kết đắng.

D.T (theo SCMP)

Xem cảnh khuyển phi thân như tia chớp bắt cướp trên xa lộ

Xem cảnh khuyển phi thân như tia chớp bắt cướp trên xa lộ

Sau khoảng 10 phút thuyết phục không thành, cảnh sát đã ra lệnh cho chó nghiệp vụ lao tới tấn công tên trộm xe hơi ngoan cố.

Ban hành danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực TT&TT

Thiết kế kỹ thuật các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là một trong những bí mật nhà nước độ Mật của lĩnh vực TT&TT.

Ban hành danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực TT&TT
Theo danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực TT&TT, thiết kế kỹ thuật các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là bí mật nhà nước độ Mật (Ảnh minh họa: Minh Tú/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 2238 ban hành danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực TT&TT.

Theo Quyết định này, bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực TT&TT gồm có: Văn bản về quy hoạch tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; văn bản trao đổi giữa Bộ TT&TT với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về xử lý can nhiễu tần số phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đề án, văn bản trao đổi về xác định khu vực tần số trên biển phục vụ triển khai nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn vùng biển của Việt Nam;

Thiết kế kỹ thuật, hô hiệu, mật mã, quy ước liên lạc của hệ thống mạng thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tần số, hô hiệu, mật mã, quy ước liên lạc của mạng điện báo hệ đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; Thiết kế kỹ thuật các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, quy ước, mật khẩu, khóa mã về bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống máy tính và đảm bảo an toàn hoạt động ứng cứu khẩn cấp hệ thống máy tính trên không gian mạng của các cơ quan Đảng, Nhà nước cũng thuộc bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực TT&TT.

Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực TT&TT ở cấp độ Mật còn có: Văn bản điều phối, kế hoạch chi tiết, phương án xử lý sự cố về an toàn thông tin mạng thuộc cấp độ 3, cấp độ 4 về quy mô, mức độ ảnh hưởng rộng hoặc cấp độ 5; văn bản báo cáo về lỗ hổng bảo mật, nguy cơ mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia;

Báo cáo đề xuất triển khai biện pháp bảo đảm an toàn thông tin phục vụ các sự kiện quốc gia, quốc tế và khu vực tổ chức tại Việt Nam có sự tham gia của nguyên thủ các nước; Kế hoạch phát thanh, phát sóng trong tình huống Nhà nước ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;

Văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, an toàn thông tin mạng, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng chưa công khai…

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định 2238. 

Theo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 độ mật, gồm bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, bí mật nhà nước độ Tối mật và bí mật nhà nước độ Mật.

Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

M.T

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Robot AI mai mối thành công cho nhiều cặp đôi tại Nhật Bản

Những “bà mối AI” này đang được ứng dụng tại hơn 10 tỉnh ở Nhật Bản và đem lại kết quả rất khả quan, với hơn một nửa cặp đôi mới kết hôn được trí tuệ nhân tạo ghép đôi thành công.

Kể từ khi đánh bại các cao thủ cờ vây của con người cách đây 4 năm, AI bắt đầu thể hiện tài năng trong nhiều lĩnh vực. Dù chỉ là trợ lý ở một số vị trí, nhưng trí tuệ nhân tạo đã làm được rất nhiều việc cho nhân loại, với tương lai đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, nó có phần bất lực dưới sự thiết kế và chỉ huy của con người.

Robot AI mai mối thành công cho nhiều cặp đôi tại Nhật Bản
Những Robot AI mai mối đang được "tuyển dụng" tại hơn 10 tỉnh ở Nhật Bản. (Ảnh minh họa)

"Người mai mối AI" đã được làm việc tại Nhật Bản và ước tính vẫn có những công chức được "biên chế". Nhằm đối phó với tình trạng giảm tỷ lệ sinh, chính phủ đã chi trả để thúc đẩy AI hỗ trợ hôn nhân và kết nối các doanh nghiệp ở những khu vực khác nhau.

Theo báo cáo, loại robot mai mối này đã thực sự được "tuyển dụng" tại hơn 10 tỉnh ở Nhật Bản và kết quả rất tốt: tỉnh Saitama đã giới thiệu robot mai mối vào năm 2018 - trong số 38 nhóm cặp đôi mới kết hôn vào năm 2019, hơn một nửa được giới thiệu bởi AI; Tỷ lệ kết hôn ở tỉnh Ehime cũng tăng từ 13% lên 29% sau khi triển khai dịch vụ mai mối bằng trí tuệ nhân tạo.

Cơ sở của trí thông minh nhân tạo là dữ liệu. Người mai mối AI này không khác gì người mai mối truyền thống, điểm khác biệt chính là thông tin về những người đàn ông và phụ nữ mà những người mai mối truyền thống nắm giữ được lưu trữ trong tâm trí hoặc trong cuốn sổ nhỏ. Tuy nhiên, với AI, ngoài các kỳ vọng phần cứng về độ tuổi, nghề nghiệp, ngoại hình, học vấn, thu nhập còn thêm một bài kiểm tra giá trị và người dùng sẽ được AI “hiểu thấu”.

Sau khi thu thập thông tin dữ liệu liên quan, AI sẽ đưa ra một loạt suy luận và phán đoán, đồng thời phân tích một cách logic thông tin toàn diện khác nhau trong hệ thống. 

Ngay từ năm 1997, Phòng thí nghiệm Truyền thông của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ đã đưa ra khái niệm về tính toán cảm xúc, cố gắng cho phép máy tính nhận biết, hiểu và thể hiện cảm xúc của con người. Robot AI có thể trò chuyện, hát, làm thơ, vẽ tranh và bán hàng là ứng dụng của công nghệ này. Tất nhiên, các kỹ sư AI có thể sử dụng dữ liệu tích lũy về việc lựa chọn bạn đời và hôn nhân để tính toán rồi lọc ra những cặp đôi phù hợp.

Tuy nhiên, liệu “bà mối AI” có thể đối phó với tỷ lệ sinh ngày càng giảm hay không vẫn còn phải đặt ra câu hỏi.

Theo dữ liệu dân số do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố, số ca sinh ở Nhật Bản năm 2019 là 865.200, mức thấp nhất trong lịch sử trong 4 năm liên tiếp. Theo báo cáo truyền thông mới nhất vào ngày 28/12, 848.000 người được sinh ra ở Nhật Bản vào năm 2020, ít hơn khoảng 17.000 so với năm 2019. Dân số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm trong 40 năm liên tiếp.

Tỷ suất sinh thấp là một hiện tượng xã hội có thể được giải thích bằng nhân khẩu học, kinh tế học và xã hội học. Nó là sản phẩm phụ của tiến bộ công nghệ. Người ta thường thừa nhận rằng con người là động vật hợp lý về kinh tế. Mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực càng cao và trình độ học vấn của người dân, đặc biệt là phụ nữ, mức độ sẵn sàng sinh con của mọi người sẽ giảm xuống. Nhịp sống nhanh và giá nhà đất tăng cao cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sinh.

Với tỷ lệ sinh thấp, Nhật Bản không nằm ở vị trí cuối cùng. Năm 2018, tổng tỷ lệ sinh của Hàn Quốc là 0,98, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tỷ lệ sinh trên 1. Theo tiêu chuẩn nhân khẩu học, một quốc gia hoặc khu vực duy trì "luân chuyển dân số" bình thường và duy trì dân số cơ bản ổn định giữa thế hệ trên và thế hệ dưới. Tổng tỷ suất sinh phải đạt từ 2,1 trở lên, tức là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có ít nhất hai con.

Đánh giá từ lịch sử và kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, tổng tỷ suất sinh khoảng 1,5 là “ngưỡng cảnh báo nhạy cảm cao”, một khi giảm xuống dưới 1,5 có thể rơi vào “bẫy sinh thấp”. Tỷ lệ sinh của Nhật Bản, Singapore, Hong Kong và Đài Loan của Trung Quốc đều nằm trong nhóm dưới cùng của thế giới và đều nằm dưới mức cảnh báo.

Các học giả tham gia nghiên cứu giáo dục đã phát hiện ra rằng những khu vực này cũng là nơi có tỷ lệ dạy thêm ngoại khóa cho học sinh tiểu học và trung học cao nhất thế giới. Trước sức ép của giáo dục, những người trong độ tuổi đi học ở những nơi này rất ngại sinh con, không muốn sinh con, không dám sinh con.

Vì vậy, để thoát ra khỏi “cái bẫy mức sinh thấp” hay “vực thẳm của mức sinh thấp”, con người phải tự mình bò lên. Giảm chi phí sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục là chìa khóa quan trọng. Nó có thể khiến những người trẻ tuổi hạnh phúc, sẵn sàng nuôi dạy con cái và có thể tự hỗ trợ bản thân khi họ lớn lên. AI trong lĩnh vực này sẽ có thể giúp đỡ, thúc đẩy việc chia sẻ các nguồn lực chất lượng cao, cải thiện công bằng giáo dục và đạt được giáo dục cá thể hóa, không tiếp sức cho cuộc “chạy đua vũ trang” giáo dục.

Khi những người trẻ dựa vào hôn nhân AI trong phiên này đã già, có lẽ họ vẫn phải dựa vào AI để đồng hành cùng trò chuyện, giặt giũ nấu ăn, đi chợ và theo dõi sức khỏe...

Phong Vũ

Robot tự động xâm nhập ngành công nghiệp xây dựng

Robot tự động xâm nhập ngành công nghiệp xây dựng

Xây dựng là một trong những lĩnh vực lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu với khoản chi khoảng 10 nghìn tỷ USD mỗi năm. Hiện nay, viêc ứng dụng Robot tự động trong lĩnh vực này đang trở nên phổ biến.

Tráo đổi, trộm cắp bưu gửi có thể bị xử lý hình sự

Theo ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT, hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ trên 2 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự. Giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất chính là sự cảnh giác của người nhận hàng.

Những ngày gần đây, dư luận lại xôn xao câu chuyện gửi hàng hóa là hàng giá trị cao nhưng khi nhận lại là gạch đá, ốc vít… Đây không phải lần đầu xảy ra hiện tượng này.

Đối với mỗi vụ việc tráo đổi nội dung bưu gửi hàng hóa, thủ phạm có thể là chính người gửi hàng, hoặc người giao hàng, hoặc cũng có thể là chính người nhận hàng. Nếu không có quy trình chặt chẽ cũng như sự cảnh giác, tinh thần trách nhiệm cao của các bên liên quan thì sẽ rất khó có thể xác định chính xác thủ phạm tráo đổi hàng.

{keywords}
Tráo đổi, trộm cắp bưu gửi có thể bị xử lý hình sự

Trao đổi với phóng viên Báo VietNamNet về chế tài xử lý đối với hành vi tráo đổi hàng gửi qua dịch vụ bưu chính - chuyển phát, ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: “Khoản 5 Điều 7 của Luật Bưu chính đã quy định rõ về các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi, tráo đổi nội dung bưu gửi. Và theo điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2 triệu đồng hoặc hủy bưu gửi trái pháp luật; nếu hàng hóa có giá trị trên 2 triệu đồng thì sẽ có thể bị xử lý hình sự”.

Có thể thấy, hành vi chiếm đoạt, tráo đổi nội dung bưu gửi bị áp dụng các mức xử lý theo quy định pháp luật hiện hành giống như đối với hành vi trộm cắp tài sản.

Bàn về các giải pháp để hạn chế tình trạng “gửi điện thoại iPhone nhưng nhận gạch đá, ốc vít”, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Khi mua hàng qua mạng, người mua phải trực tiếp nhận và bóc mở hàng kiểm tra trước sự chứng kiến của người giao hàng, bất kể giá trị lớn hay nhỏ nhằm kiểm tra các thông tin về hàng hóa như nhãn mác, khối lượng, chất lượng có đúng chủng loại sản phẩm như người bán đã quảng cáo hoặc có bị tráo đổi. Vừa rồi có trường hợp nhận iPhone trị giá hàng chục triệu đồng mà lại nhờ người khác nhận hộ, điều này tuyệt đối không nên”. Khi nhờ người khác nhận hàng, có thể xảy ra trường hợp người nhận hộ hàng cố tình đánh tráo, cũng có thể do người giao hàng đánh tráo hoặc người gửi cố tình gian lận và lúc đó sẽ khó khăn trong việc xác định được thủ phạm.

Về phía các doanh nghiệp bưu chính – chuyển phát, cũng phải kiểm soát chặt chẽ nhân viên của mình, cần có hợp đồng lao động quy định cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên chuyển phát.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, phần lớn những vụ việc tráo đổi hàng gửi qua dịch vụ bưu chính – chuyển phát đều xảy ra ở những doanh nghiệp nhỏ, chuyên về chuyển phát thương mại điện tử, với đặc thù là khách hàng luôn yêu cầu gửi nhanh, gửi hỏa tốc, số lượng đơn hàng rất lớn.

Vào những mùa sale, nhất là dịp cuối năm, khi số lượng đơn hàng tăng vọt, những doanh nghiệp này thường tăng cường thuê lao động thời vụ, không có cam kết ràng buộc chặt chẽ về điều kiện nhân sự, chỉ cần giao hàng đạt chỉ tiêu, định mức về sản lượng, khối lượng, vì vậy, rất dễ xảy ra rủi ro tráo đổi hàng hóa, bưu gửi, gây ảnh hưởng tới uy tín của chính doanh nghiệp.

Thống kê mới nhất vừa được Bộ TT&TT công bố hồi cuối tháng 10/2020 cho thấy, cả nước đã có 521 doanh nghiệp được cấp phép, xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, tăng 51 doanh nghiệp (tăng 11%) so với cuối năm 2019.

Dịch vụ bưu chính – chuyển phát trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ đang phát triển mạnh mẽ, kèm theo với sự gia tăng những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động vận chuyển, chuyển phát.

Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng cường hiệu quả phòng ngừa rủi ro tráo đổi hàng nói riêng và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực bưu chính – chuyển phát, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần tăng cường sự phối hợp, hợp tác hơn nữa. Chẳng hạn, có thể lập tổ công tác liên ngành Công Thương – Tài chính – Thông tin và Truyền thông để thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động chuyển phát thương mại điện tử.

Bình Minh

'Tuyệt chiêu' chống tráo đổi hàng của các doanh nghiệp bưu chính lớn

'Tuyệt chiêu' chống tráo đổi hàng của các doanh nghiệp bưu chính lớn

Các doanh nghiệp bưu chính lớn đều đã triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là các giải pháp công nghệ, để đảm bảo an toàn cho các bưu gửi, hàng hóa, giảm thiểu tối đa nguy cơ tráo đổi hàng gây bức xúc cho người gửi.

"Mỏ tiền" trên TikTok hút giới trẻ

Tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ đang được chuyển thành hành động trên TikTok. Nhưng việc kiếm tiền trên nền tảng ứng dụng này liệu có dễ dàng?

A.B (Theo WSJ)

Vụ TikTok khiến các công ty Trung Quốc lo sợ điều gì?

Vụ TikTok khiến các công ty Trung Quốc lo sợ điều gì?

TikTok đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Mỹ trong thời gian gần đây nhưng bị chính quyền Tổng thống Trump dán nhãn là mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này có thể khiến các công ty Trung Quốc chùn bước trước thị trường Mỹ.

Nâng cấp trải nghiệm nghe nhìn với bộ giải mã Truyền hình FPT thế hệ 4

Truyền hình FPT đã giới thiệu Bộ giải mã truyền hình thế hệ thứ 4 FPT TV 4K FX6 với thiết bị cùng phần cứng được nâng cấp, giúp khách hàng tận hưởng kho giải trí đa dạng, trải nghiệm nghe nhìn được trọn vẹn.

Vẻ ngoài tinh tế, tính năng tích hợp

Nói về thiết kế của bộ giải mã, FPT TV 4K FX6 lấy cảm hứng từ hình ảnh viên đá cuội nơi lòng suối, với nét cong mềm mại. Bộ giải mã mới có dạng hình hộp vuông, vát cong các cạnh, giảm tối đa kích thước chiều cao, bề rộng, giúp thiết bị phù hợp với nhiều không gian.

{keywords}

Thiết kế đèn thông báo kích thước lớn nhưng đem lại sự tiện lợi với độ sáng vừa phải, giúp người dùng dễ dàng nhận biết được trạng thái hoạt động của thiết bị. So với nhiều thiết kế box trên thị trường, thiết bị mới của Truyền hình FPT khác biệt ở tông màu trắng phối xám tinh tế. Khi đặt ở vị trí thích hợp, bộ giải mã còn là một vật trang trí đẹp mắt cho gia chủ. Không những vậy, bộ giải mã còn có thể treo trên các bề mặt khác nhau với móc treo ở mặt đáy.

Điều khiển từ xa (remote control) là sự kết hợp giữa cách thức sử dụng hiện đại và truyền thống. Người dùng vẫn có được dãy phím số chuyển kênh nhanh, trong khi vẫn thao tác với thiết bị một cách nhanh chóng nhờ những phím điều hướng, phím “Home” hay phím “Back” giống như điều khiển trên Smart TV đời mới.

Bộ giải mã FPT TV 4K FX6 tuy được làm nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo các cổng kết nối cơ bản, bao gồm: cổng LAN kết nối internet; cổng HDMI 2.0 truy xuất hình ảnh đạt chất lượng 4K và âm thanh chuẩn quốc tế; cổng USB giúp truy cập nội dung từ các thiết bị lưu trữ khác.

Đồng thời, phần cứng của thiết bị đã được nâng cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dùng. FPT TV 4K FX6 sử dụng nền tảng chipset Realtek 4K 1395 với CPU 4 nhân 1.5 Ghz, bộ nhớ RAM 1 GB. Thiết bị chạy hệ điều hành Linux, với ứng dụng YouTube tích hợp được Google chứng nhận về khả năng tương thích và đầy đủ tính năng.

Bên cạnh đó, người dùng vẫn có thể phát những nội dung cá nhân từ cổng USB thông qua các thiết bị lưu trữ bên ngoài, đáp ứng mọi nguồn phát nội dung không phải là Smart TV.

FPT TV 4K FX6 còn có khả năng liên kết với những mẫu TV thông minh từ Samsung, LG và Sony… giúp người dùng chỉ cần bật điều khiển từ TV là có thể sử dụng được ngay bộ giải mã mà. Từ đó, người dùng có thể dùng điều khiển để chuyển kênh nhanh, thao tác một số tính năng truy cập nhanh như chọn danh sách kênh yêu thích, xem chi tiết các nội dung đang và sắp được công chiếu…

Ngoài ra, giao diện chính trên Truyền hình FPT được nâng cấp giúp người dùng dễ dàng truy cập vào nội dung yêu thích. Công nghệ AI giúp cá nhân hóa và đề xuất nội dung theo thời gian thực. Từ đó, người dùng có thể xem ngay nội dung phim ảnh, bóng đá, âm nhạc…

{keywords}

Nội dung đa dạng, hấp dẫn

Đáng chú ý, trong lần giới thiệu bộ giải mã mới này, Truyền hình FPT tập trung phát triển 5 chuyên mục được yêu thích, bao gồm: Phim truyện, Giải trí, Trực tiếp, Thể thao, Thiếu nhi và Chơi hay Chia.

{keywords}

Phim truyện là ứng dụng có nhiều cải tiến. Theo đó, Truyền hình FPT đã thay đổi giao diện truy cập thêm phần hiện đại, trẻ trung. Song song với đó, Truyền hình FPT liên tục cập nhật những phim điện ảnh, phim bộ mới trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đơn vị này hướng đến chinh phục khách hàng với loạt phim bộ Hàn Quốc - Trung Quốc được mua bản quyền, chiếu song song với thị trường quốc tế và sớm tại Việt Nam.

Trực tiếp là ứng dụng thú vị và là điểm mạnh của Truyền hình FPT. Truy cập ứng dụng, người dùng dễ dàng theo dõi được lịch phát sóng trực tiếp của nhiều chương trình trong nước và quốc tế, đáng chú ý là các giải đấu bóng đá tầm cỡ khu vực và thế giới như Serie A, FA Cup… Các nội dung trực tiếp khác nhau được phân bố theo từng chủ đề riêng biệt, dễ dàng tìm kiếm, chọn lọc. Đáng chú ý, Truyền hình FPT cũng ứng dụng tính năng multicam độc đáo, giúp người xem lựa chọn góc nhìn mà bản thân mong muốn khi các chương trình đang diễn ra trực tiếp.

Thể thao là một ứng dụng tiếp tục có nhiều cải tiến trong lần này. Với màu sắc tương phản, khi truy cập vào ứng dụng, người xem sẽ có ngay cảm giác hào hứng trước những giải đấu thể thao khác nhau. Sau khi phát trực tiếp, nội dung các trận đấu sẽ được đưa về ứng dụng này để tiện theo dõi.

Ngoài ra, Truyền hình FPT còn sản xuất nhiều nội dung bên lề các giải đấu, giúp cập nhật thông tin mới mà người xem quan tâm. Từ năm 2021, Truyền hình FPT sẽ cung cấp đến người xem các giải đấu bóng đá thuộc khuôn khổ Liên đoàn bóng đá châu Á - AFC, bao gồm cả vòng loại cuối cùng World Cup 2022 với sự tham gia của tuyển Việt Nam.

Không kém phần quan trọng, Thiếu nhi là ứng dụng được đầu tư bài bản và không thể bỏ qua của Truyền hình FPT. Đây là ứng dụng được thiết kế dành riêng cho các em nhỏ trong mỗi gia đình. Với ứng dụng này, Truyền hình FPT đầu tư các chương trình chọn lọc, nội dung đặc sắc, cung cấp cho khán giả nhỏ tuổi thông tin bổ ích như học tiếng Anh, học điều hay, ca nhạc thiếu nhi hay những bộ phim hoạt hình mới …

Truyền hình FPT cũng giới thiệu đến khách hàng một ứng dụng mới mang tên Chơi hay Chia. Truy cập vào ứng dụng, người dùng có thể tham gia gameshow kiến thức tương tác trực tiếp qua điều khiển, giành cơ hội sở hữu tiền mặt lên đến 6 triệu đồng. Chương trình sẽ được diễn ra vào 20h mỗi tối thứ 3, thứ 5 hàng tuần.

{keywords}

Hướng đến nội dung cho mọi người, Truyền hình FPT cung cấp công cụ giúp giám sát trẻ em bằng cách giới hạn nội dung xem phù hợp, hay như đặt thời gian cho phép dùng TV. Ngoài ra, người dùng cũng có thể xem lại các kênh truyền hình lên đến 48 giờ, để không phải bỏ lỡ nội dung, hoặc xem được lịch phát của kênh hiện tại theo giờ trong ngày.

Hiện tại, bộ giải mã FPT TV 4K FX6 được cung cấp cho khách hàng mới từ tháng 12/2020. Những khách hàng hiện hữu có thể yêu cầu đổi thiết bị mới với mức giá ưu đãi tại các chi nhánh FPT Telecom trên toàn quốc.

Lê Hương