Sunday, July 4, 2021

Trung Quốc giáng đòn chí tử vào dịch vụ gọi xe lớn nhất nước

Ngày 4/7, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc đã cấm dịch vụ gọi xe lớn nhất Trung Quốc Didi khỏi các cửa hàng ứng dụng sau khi cho rằng nó gây ra rủi ro an ninh mạng cho khách hàng.

Theo cơ quan này cho biết, ứng dụng Didi bị phát hiện đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp bằng cách thu thập và sử dụng trái phép thông tin cá nhân. Họ kêu gọi Didi khắc phục sự cố với ứng dụng của mình để tuân thủ luật pháp và đảm bảo an toàn cho khách hàng.

{keywords}
Trung Quốc giáng đòn chí tử vào dịch vụ gọi xe lớn nhất nước

Didi hiện có khoảng 377 triệu người dùng tích cực chỉ tính riêng ở Trung Quốc, trong một tuyên bố cho biết họ đang tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc, rút ứng dụng khỏi các cửa hàng để thực hiện các thay đổi đối với ứng dụng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý. Didi cho biết, khách hàng và tài xế đã tải xuống ứng dụng sẽ có thể tiếp tục sử dụng.

Liên quan đến vấn đề này, Didi nói: “Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chức năng đã hướng dẫn khắc phục những rủi ro của Didi. Chúng tôi sẽ khắc phục và cải thiện ứng dụng để tránh rủi ro và cung cấp các dịch vụ an toàn và tiện lợi cho người dùng của chúng tôi”.

Lệnh cấm này được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Didi niêm yết trên sàn chứng khoán New York trong đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất tại Mỹ của một công ty Trung Quốc kể từ khi Alibaba ra mắt vào năm 2014.

Tuy nhiên đến đến ngày 2/7, Trung Quốc đã tạm ngừng đăng ký người dùng mới trên ứng dụng. Việc đình chỉ được đưa ra nhằm “ngăn chặn rủi ro lan rộng” trong quá trình “rà soát an ninh mạng” đối với công ty, theo một tuyên bố từ cơ quan quản lý không gian mạng của nước này. Sau động thái này của cơ quản quản lý Trung Quốc, giá cổ phiếu của công ty đã sụt giảm vào ngày 2/7.

Lệnh cấm đưa ra ngày 4/7 đã cho thấy sự leo thang hành động của Trung Quốc đối với Didi, nhưng đó chỉ là một phần của cuộc chấn chỉnh lớn hơn đối với các công ty Big Tech ở Trung Quốc.

Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh các công ty “nền tảng”, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng ở nước này. Một số công ty công nghệ trong vài tháng qua đã phải đối mặt với các cuộc điều tra vì bị cáo buộc có hành vi độc quyền hoặc vi phạm quyền của khách hàng dẫn đến phải chịu số tiền phạt kỷ lục và phải đưa ra các biện pháp cải tổ lớn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng các cuộc điều tra là một trong những ưu tiên hàng đầu của đất nước vào năm 2021 và ông tiếp tục kêu gọi các cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng các công ty công nghệ.

Vào tháng 4, Alibaba, gã khổng lồ mua sắm trực tuyến do Jack Ma đồng sáng lập đã bị phạt mức kỷ lục 2,8 tỷ USD sau khi các cơ quan quản lý chống độc quyền kết luận công ty đã hành xử như một công ty độc quyền. Vài ngày sau khi án phạt được ban hành, Ant Group, một bộ phận khác trong đế chế kinh doanh của Jack Ma, được lệnh cải tổ hoạt động và trở thành công ty cổ phần tài chính do ngân hàng trung ương giám sát.

Sau các đợt trấn áp này, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc đã tập hợp 34 công ty và đưa ra cảnh báo dừng mọi hành vi chống cạnh tranh và ra lệnh thanh tra nội bộ. Didi nằm trong số các công ty được triệu tập.

Phan Văn Hòa (theo CNN)

Con đường đầy chông gai của tỷ phú ồn ào nhất Trung Quốc Jack Ma

Con đường đầy chông gai của tỷ phú ồn ào nhất Trung Quốc Jack Ma

Được mệnh danh là tỷ phú ồn ào nhất Trung Quốc khi có những phát biểu đầy táo bạo, nhưng Jack Ma của hiện tại đã khác khi liên tục bị "sờ gáy".

No comments:

Post a Comment