Friday, July 30, 2021

Xuất hiện tài khoản Zalo mạo danh Bộ Y tế gửi file chứa mã độc

Người dùng Zalo cần hết sức cảnh giác bởi nếu vô tình ấn vào file tài liệu, mã độc sẽ được tự động tải xuống điện thoại, máy tính của người dùng. 

Mới đây trên mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về sự xuất hiện của một tài khoản Zalo mạo danh Bộ Y tế. Theo đó, đây chắc chắn là tài khoản giả mạo, bởi nó được thiết lập dưới dạng tài khoản cá nhân. Trong khi, logo và tên tài khoản này đều sử dụng thông tin và hình ảnh của Bộ Y tế. 

Theo phản ánh của cộng đồng mạng, tài khoản này đã chủ động gửi tin nhắn với nội dung thông tin về tình hình dịch bệnh. Cùng với đó, chủ tài khoản còn đính kèm một file tài liệu dạng doc có tên “TỜ ĐƠN KHAI BÁO Y TẾ”, kèm lời khuyến nghị tới người nhận tin nhắn về việc phải khai báo y tế đầy đủ theo mẫu đơn này. 

{keywords}
Tài khoản Zalo lạ mạo danh Bộ Y tế. 

Tuy vậy, đang có những dấu hiệu cho thấy đây là thủ đoạn nhằm cài cắm mã độc của kẻ lừa đảo. Theo một chuyên gia an ninh mạng, khi tiến hành phân tích file tài liệu đính kèm, dù được chia sẻ dưới dạng file .doc, nhưng ruột của file tài liệu này có dạng .MHT. 

Trong trường hợp người dùng tải về mở tập tin này, những dòng lệnh chứa trong file sẽ kích hoạt việc download file mã độc tại trang web netw-man****.com. Đây rõ ràng là một thủ đoạn nhằm cài cắm mã độc lên thiết bị của người dùng Zalo cả phiên bản web và trên ứng dụng. 

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những vụ tấn công mạng, lừa đảo dưới danh nghĩa Bộ Y tế. Trước đó, theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), một số trang web đã lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân để giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và lừa tiền cứu trợ. Trong đó, có 2 tên miền chính đang được các đối tượng sử dụng là honap***.vn và minib***.vn. 

Trước tần suất xảy ra ngày một dày đặc của những vụ việc như trên, người dân cần hết sức cảnh giác, luôn có tâm lý đề phòng để tự bảo vệ mình trước thủ đoạn của những kẻ lừa đảo. Để phân biệt, thông thường các kênh truyền thông trên mạng xã hội của những cơ quan, tổ chức, đơn vị hay người nổi tiếng thường có "tích xanh". Ngoài ra, người dùng tuyệt đối không nên tải về những tập tin, file tài liệu hoặc click vào đường link lạ được gửi từ một tài khoản không quen biết. 

Trọng Đạt

"Ma trận" tin nhắn rác quảng cáo cờ bạc, chỉ cách kiếm tiền online

"Ma trận" tin nhắn rác quảng cáo cờ bạc, chỉ cách kiếm tiền online

Người dân nên cảnh giác trước những tin nhắn rác không rõ nguồn gốc, đặc biệt là những tin có nội dung quảng cáo cờ bạc và các hình thức kiếm tiền online.   

No comments:

Post a Comment