Tính đến năm 2100, số người tương đương với dân số của Đức, 83 triệu người, có thể chết do nhiệt độ toàn cầu tăng, theo một nghiên cứu mới được công bố.
Nghiên cứu được Viện Trái Đất thuộc ĐH Columbia công bố đã cung cấp thêm một tài liệu để hỗ trợ các công ty và chính phủ đánh giá mức độ thiệt hại mà tình trạng biến đổi khí hậu có thể gây ra trong thế kỷ này. Tính đến “cái giá về sinh mạng” mà khí carbon gây ra có thể khiến cho các nước xả thải lớn phải có biện pháp sửa đổi gấp.
Cứ mỗi 4.434 tấn carbon thải ra bầu khí quyển Trái Đất vào năm 2020 sẽ giết chết 1 người trong thế kỷ này (Ảnh: AP) |
“Dưa trên những quyết định được đưa ra bởi các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ, điều này cho các bạn thấy được sẽ có bao nhiêu sinh mạng mất đi hoặc được cứu” – Daniel Bressler, thuộc nhóm tác giả của bản nghiên cứu, nói – “Bản nghiên cứu định lượng sự tổn thất sinh mạng có thể xảy ra bởi các quyết định đó”.
Dựa trên các mô hình được phát triển bởi chuyên gia kinh tế môi trường ĐH Yale từng giành giải Nobel William Nordhaus, ông Bressler đã tính toán con số người chết trực tiếp do nắng nóng có thể xảy ra theo như xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay. Tính toán của ông không bao gồm những người chết do mực nước biển tăng cao, các trận siêu bão, mùa màng thất thu hay do bệnh tật xuất phát từ sự nóng lên của tang fkhis quyển.
Điều này có nghĩa rằng, con số người chết được dự báo – tương đương số người chết trong Thế chiến II – vẫn được xem là “đánh giá thấp”, theo Bressler.
Cứ mỗi 4.434 tấn carbon thải ra bầu khí quyển Trái Đất vào năm 2020 sẽ giết chết 1 người trong thế kỷ này, theo ước tính được đưa ra, trong đó thêm rằng đến năm 2100 nền nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta sẽ tăng thêm 4,1 độ C. Hiện nay, giới khoa học đã cảnh báo về mức tăng 1,1 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Lượng phát thải của 3 người dân Mỹ trong cả cuộc đời họ được ước tính là sẽ gây ra cái chết cho 1 người. Bressler nói rằng tỷ lệ tử vong cao nhất được dự đoán sẽ xảy ra ở những khu vực nóng và nghèo nhất thế giới như ở châu Phi, Trung Đông và Nam Á.
Nghiên cứu mới có thể ảnh hưởng đáng kể tới cách mà các nền kinh tế lớn tính toán cái gọi là “chi phí xã hội của carbon”, là chi phí cận biên các tác động do phát thải thêm một tấn khí nhà kính. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện thiết lập mức phí này là 51 USD/tấn khí thải. Tuy nhiên, theo tính toán của Bressler, mức phí này cần phải tăng lên đáng kể, khoảng 258 USD/tấn nếu như các nền kinh tế muốn giảm số người tử vong do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Theo nghiên cứu, tăng phí carbon có thể lập tức cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, từ đó cứu thêm nhiều mạng người. Giảm nền nhiệt độ trung bình của toàn cầu xuống 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này – so với mức giảm thải tối thiểu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 3,4 độ C – có thể cứu được 74 triệu người khỏi chết vì nóng.
Theo Viettimes
Trái Đất sẽ hứng thảm họa do quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng
Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), quỹ đạo của Mặt Trăng dao động cùng mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ khiến lũ lụt trở thành thảm họa trên Trái Đất.
No comments:
Post a Comment