Tuesday, July 27, 2021

Tổng đài 1022 quá tải, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nghiên cứu mở thêm kênh tiếp nhận

Bên cạnh việc đề xuất hỗ trợ thêm lực lượng nhân viên trực tổng đài, Sở TT&TT cũng đang nghiên cứu mở rộng thêm kênh tiếp nhận để nâng cao năng lực đáp ứng.  

Một nhánh tổng đài 1022 hỗ trợ người dân TP.HCM gặp khó khăn do Covid-19 gặp tình trạng quá tải do số lượng cuộc gọi đến rất lớn. Theo đó, riêng cổng 1022, nhánh số 2 đã nhận trung bình khoảng 59 ngàn cuộc gọi mỗi ngày.

Tổng đài 1022 quá tải, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nghiên cứu mở thêm kênh tiếp nhận
Nhánh 2 của tổng đài 1022 nhận hàng chục ngàn cuộc gọi mỗi ngày. (Ảnh minh hoạ: Hải Đăng)

Trong những ngày qua, đường dây nóng VietNamNet nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc phản ánh tình trạng  khó gọi vào nhánh số 2 của tổng đài 1022.

Mang thắc mắc này tới cơ quan chức năng,  ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết: Chỉ trong 3 ngày, từ 18h ngày 22/7 đến 23 giờ 59 ngày 25/7, tổng đài tiếp nhận 190.666 cuộc gọi. Trong đó, 9.744 cuộc đã chuyển đơn vị xử lý, 180.022 cuộc gọi chờ hoặc chưa được tiếp nhận.

Do số lượng cuộc gọi vào nhánh 2 của tổng đài 1022 quá lớn, trung bình 59.000 cuộc/ngày, nên tỷ lệ tiếp nhận thành công các cuộc gọi này chỉ đạt 5,11% tổng cuộc gọi vào hệ thống. Sở TT&TT đã đề nghị VNPT tăng số lượng tổng đài viên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Bên cạnh việc đề xuất hỗ trợ thêm lực lượng nhân viên trực tổng đài, Sở TT&TT cũng đang nghiên cứu mở rộng thêm kênh tiếp nhận để nâng cao năng lực đáp ứng.

Ngoài ra, phía Sở TT&TT cũng đã triển khai kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở nhánh số 3 của tổng đài 1022. Thời gian bắt đầu vận hành từ 8 giờ ngày 23/7, gồm 3 ca: 8 giờ - 10 giờ, 14 giờ - 16 giờ; 19 giờ - 21 giờ. 

Từ lúc triển khai đến nay, kênh này nhận tổng cộng 1.856 cuộc gọi. Trong đó, 1.478 cuộc được tiếp chuyện tư vấn, 257 cuộc gọi nhỡ do người dân ngắt máy, 121 cuộc gọi nhỡ do bác sĩ không nghe máy. 

Trước đó, Thường trực HĐND Thành phố cũng đã dùng kênh 1022 này để tiếp nhận các phản ánh của cử tri về công tác phòng dịch trên địa bàn. Cử tri khi có ý kiến, phản ánh về công tác phòng dịch có thể gọi số 1022, bấm phím 1. Người phản ánh cũng có thể gửi các tài liệu, video clip để làm bằng chứng. Thông tin tiếp nhận sẽ được gửi đến cơ quan liên quan trả lời, dưới sự giám sát của HĐND TP.

Miễn phí cước tổng đài 1022

Theo đề nghị của Sở TT&TT TP.HCM, các doanh nghiệp viễn thông di động VNPT Vinaphone, Mobifone và Viettel không thực hiện tính cước gọi đến Tổng đài 1022 trên địa bàn TP.HCM từ 0 giờ ngày 28/7/2021.

Tổng đài 1022 quá tải, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nghiên cứu mở thêm kênh tiếp nhận
Ảnh: TTBC TP.HCM.

Cổng thông tin 1022 hiện nay tập trung xử lý các thông tin về dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, người dân thành phố khi gặp khó khăn có thể gọi 1022, bấm số 2 để được hỗ trợ. Đối với những cử tri muốn phản ánh, nêu ý kiến về công tác phòng dịch Covid-19 của thành phố có thể bấm phím 1 để gửi ý kiến cho HĐND TP.

Người dân cũng có thể bấm phím 3 để nhận được tư vấn sức khoẻ trong mùa dịch Covid-19.

Cổng thông tin 1022 TP.HCM do Sở TT&TT triển khai, với sự tham gia của 86 đơn vị và 625 đầu mối xử lý là chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng TP. 

Đây là kênh giao tiếp giữa chính quyền thành phố với người dân để tiếp nhận thông tin phản ánh trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như hạ tầng kỹ thuật đô thị (điện, cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, viễn thông,…), tài nguyên môi trường, trật tự đô thị, tiếng ồn đô thị,...

Hải Đăng

TP.HCM: Shipper phải đeo biển tên, có mã QR code để nhận diện

TP.HCM: Shipper phải đeo biển tên, có mã QR code để nhận diện

Lượng shipper tại TP.HCM của các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm 10%, phải có băng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20cm, in chữ “Shipper” màu trắng mới đủ điều kiện hoạt động và chỉ được vận chuyển hàng thiết yếu.

No comments:

Post a Comment