Sự sụt giảm vốn hóa thị trường của Didi Chuxing đã có tác động lớn đến Uber, tập đoàn sở hữu khoảng 12% cổ phần trong công ty gọi xe Trung Quốc này.
Theo CNBC, Uber từng sở hữu lượng cổ phần có giá trị lên tới 9,4 tỷ USD tại Didi Chuxing. Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng trở lại đây, khi chính phủ Trung Quốc có động thái đe doạ Didi phải huỷ niêm yết tại Mỹ, giá trị cổ phần của Uber đã giảm hơn một nửa. Riêng trong 1 tuần vừa qua, Uber đã mất trắng 1 tỷ USD.
Tính đến ngày 23/7, giá cổ phiếu của Didi đã giảm 21% xuống còn 8,06 USD/cổ phiếu so với mức giá 14 USD/cổ phiếu trong ngày đầu giao dịch trên sàn New York. Cổ phiếu này từng đạt mức cao nhất tới 16,4 USD vào ngày 1/7.
Vào năm 2016 sau khi Uber bán lại hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc cho Didi theo phương thức trao đổi cổ phần, công ty này sở hữu 12% cổ phần Didi, trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 chỉ sau Softbank.
Cổ phần của Softbank tại Didi cũng đã giảm từ gần 14 tỷ USD sau IPO xuống chỉ còn 8 tỷ USD. Trong khi đó, lượng cổ phần từng trị giá 4,3 tỷ USD của Tencent tại Didi hiện giảm xuống chỉ còn 2 tỷ USD.
Cổ phiếu của Didi liên tục giảm mạnh |
Didi Chuxing hiện đang phải trải qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng có khi phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra của chính quyền Trung Quốc. Mới đây, công ty này đã phải gỡ bỏ toàn bộ ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng trực tuyến.
Sau ngày đầu IPO, Didi đã đóng cửa phiên giao dịch ở mức vốn hoá 70 tỷ USD. Tuy nhiên, "ánh hào quang" của hãng dịch vụ gọi xe này nhanh chóng lụi tàn khi chính phủ Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra về bảo mật đối với Didi.
Không dừng lại ở đó, Bloomberg mới đây đã đưa tin Trung Quốc đang lên kế hoạch trấn áp Didi, bao gồm cả khoản tiền phạt có thể vượt mức kỷ lục 2,8 tỷ USD mà Alibaba đã trả hồi đầu năm sau một cuộc điều tra chống độc quyền. Ngoài ra, các hình phạt có thể bao gồm việc hủy niêm yết hoặc thu hồi cổ phiếu của công ty tại Mỹ.
Với thực tế là Didi gần như độc quyền tại thị trường gọi xe ở Trung Quốc và thu thập hàng loạt dữ liệu từ người dùng, Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đề cập tới "những vấn đề nghiêm trọng" liên quan tới việc thu thập dữ liệu cá nhân trái phép của Didi Chuxing. Ngoài ra họ cũng chỉ đạo cho Didi Chuxing phải ngay lập tức giải quyết các vấn đề này để "đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho người dùng".
Theo VNF
Thách thức nhà quản lý, ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc gánh hậu quả chưa từng có
Theo Bloomberg, nhà chức trách Trung Quốc đang cân nhắc hình phạt nghiêm trọng, có thể vô tiền khoáng hậu, đối với Didi Global sau vụ IPO gây tranh cãi tháng trước.
No comments:
Post a Comment