Tuesday, January 19, 2021

Ví điện tử Make in Vietnam nhận đầu tư 18 triệu USD từ Hàn Quốc

Đầu năm đến nay, liên tục có những khoản đầu tư lớn từ nước ngoài đổ vào các công ty Fintech Việt Nam. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và triển vọng rất cao của thị trường Fintech trong nước. 

Ví điện tử Gpay (tập đoàn G- Group) vừa gọi vốn thành công vòng đầu tư thứ nhất (series A) từ tập đoàn tài chính KB (KB Financial Group - Hàn Quốc). Khoản đầu tư trị giá 425 tỷ đồng của KB vào Gpay được thực hiện thông qua Công ty Chứng khoán KB (KB Securities).

Đáng chú ý khi KB Financial Group là một trong những tổ chức tài chính hàng đầu Hàn Quốc với tổng tài sản lên tới 520 tỷ USD. Tập đoàn này hiện đang dẫn đầu Hàn Quốc về mảng thị trường các sản phẩm, dịch vụ tài chính với tập khách hàng chiếm 66% dân số. 

{keywords}
Ví điện tử Gpay vừa gọi vốn thành công hơn 18 triệu USD. Đây là một trong chuỗi các sản phẩm thuộc hệ sinh thái số của tập đoàn công nghệ G-Group, đơn vị phát triển mạng xã hội Gapo. Ảnh: Trọng Đạt

Với Gpay, đây là một trong những thành viên mới nhất của hệ sinh thái số Việt Nam. Công ty này được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ tháng 4/2020. Theo giấy phép này, các dịch vụ mà Gpay được cấp phép gồm cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ và ví điện tử.

Chia sẻ tại lễ công bố, ông Phùng Anh Tú - TGĐ tập đoàn G-Group cho biết, KB Financial Group và G-Group sẽ thành lập liên doanh KB Fina chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ. Đây là mô hình đang rất thành công tại các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. 

Khoản đầu tư của KB Financial Group sẽ được sử dụng vào việc tăng trưởng người dùng Gpay dựa trên hệ sinh thái sẵn có. Đồng thời, Gpay sẽ tập trung phát triển giải pháp công nghệ chiến lược là nền tảng dịch vụ tài chính trên thiết bị di động. 

{keywords}
Ông Nguyễn Thuần Chất - TGĐ Công ty CP Thanh toán G (ví điện tử Gpay). Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), các doanh nghiệp công nghệ số hiện nay đang đóng vai trò định nghĩa lại tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Với tài chính, ngân hàng, lĩnh vực này đang được định nghĩa lại bởi các doanh nghiệp Fintech (công ty công nghệ tài chính)

Nếu như trước đây, các doanh nghiệp Fintech được biết đến như những kẻ thách thức, đe dọa sự tồn tại của các ngân hàng truyền thống thì nay, sự kết hơp giữa hai đối tượng này theo một mô hình phù hợp có thể tạo nên đột phá. Kết quả của điều này mang lại tập khách hàng mới và tạo ra những giá trị mới cho tập khách hàng cũ. 

{keywords}
Theo ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, việc Gpay nhận vốn đầu tư từ tập đoàn tài chính lớn nhất Hàn Quốc cho thấy tiềm năng rất lớn của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, đã có nhiều minh chứng cho sự kết hợp thành công giữa các doanh nghiệp Fintech và ngân hàng. Lấy ví dụ về trường hợp của Kenya, ông Đường cho biết, vào khoảng năm 2005, hơn 70% người dân Kenya chưa có tài khoản ngân hàng và không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên đến nay, 100% dân số Kenya đã được tiếp cận với dịch vụ này. 

Ngân hàng thương mại Kenya đã tăng số khách hàng của mình từ 2 triệu lên thành 8 triệu người chỉ trong 2 năm. Ngân hàng 124 năm tuổi này mất 122 năm để có 2 triệu khách hàng nhưng chỉ mất 2 năm để có 6 triệu khách hàng tiếp theo nhờ việc ứng dụng Fintech, ông Đường nói. 

Theo vị đại diện Cục Tin học hóa, sự phát triển của các công ty Fintech, trong đó có Gpay sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình phổ cập tài chính tại Việt Nam. 

Việc Gpay ra mắt liên doanh KB Fina với tập đoàn tài chính KB cũng là minh chứng cho năng lực của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, khẳng định các Fintech trong nước hoàn toàn có thể sánh vai với những tập đoàn lớn trên toàn cầu. 

Trọng Đạt

No comments:

Post a Comment