Ứng viên bộ trưởng Thương mại Mỹ tiết lộ sẽ xem xét lại các lệnh trừng phạt đối với Huawei để đưa ra chính sách phù hợp.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Huawei bị liệt vào danh sách đen từ tháng 5/2019. Điều đó khiến tập đoàn viễn thông Trung Quốc không thể hợp tác bình thường với các công ty Mỹ, ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất và kế hoạch mở rộng hoạt động trên toàn cầu.
Khi ông Joe Biden đắc cử tổng thống, nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh việc liệu chính quyền mới sẽ tiếp tục cấm Huawei hoặc có những động thái nới lỏng. Hiện tại, một phần thắc mắc đã được giải đáp.
|
Số phận của lệnh cấm Huawei dưới chính quyền Biden vẫn là dấu chấm hỏi. Ảnh: Android Authority. |
Trả lời Reuters, bà Gina Raimondo, ứng viên Bộ trưởng Thương mại Mỹ tiết lộ sẽ “xem xét chính sách, tham khảo ý kiến từ báo chí, ngành công nghiệp và các đồng minh để đưa ra hành động tốt nhất cho an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ”.
Theo Android Authority, điều đó có nghĩa chính quyền Tổng thống Biden có thể nới lỏng lệnh cấm, thậm chí loại bỏ Huawei khỏi danh sách đen. Dù vậy, Raimondo chưa được bổ nhiệm chính thức, và khả năng lệnh cấm Huawei được duy trì vẫn có thể xảy ra sau khi xem xét.
Trong gần 2 năm hứng chịu lệnh cấm của Mỹ, Huawei liên tục gặp khó khăn. Từ việc bị Google rút giấy phép sử dụng dịch vụ Android đến lệnh cấm hợp tác với hãng chip TSMC - được xem là đòn kết liễu cho tham vọng trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới của tập đoàn này.
Tháng 11/2020, Huawei đã bán thương hiệu Honor cho một liên minh công nghệ của Trung Quốc. Đây được xem là cách để Honor tiếp tục tồn tại, không bị hạn chế do gắn với hình ảnh Huawei.
Đến 26/1, Reuters đưa tin Huawei đang đàm phán để bán lại 2 dòng smartphone cao cấp là P và Mate cho một liên minh Trung Quốc. Động thái này được các nhà phân tích đánh giá là biện pháp cuối cùng của Huawei để níu kéo mảng smartphone.
|
Gina Raimondo, ứng viên Bộ trưởng Thương mại Mỹ tiết lộ sẽ xem xét lại các lệnh trừng phạt Huawei được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Trump. Ảnh: New York Times. |
Trước đó vào ngày 22/1, thương hiệu độc lập Honor đã ra mắt smartphone đầu tiên là View40 ở Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng phiên bản quốc tế của mẫu máy này sẽ hỗ trợ dịch vụ Google.
Vào tháng 6/2020, Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng công ty cần hoạt động theo hình thức phi tập trung, lợi nhuận ổn định và đảm bảo mức lương trong 3-5 năm để vượt qua lệnh cấm của Mỹ.
Ngoài xem xét lệnh cấm Huawei, bà Raimondo cũng cam kết bảo vệ nhà mạng Mỹ khỏi các đối thủ Trung Quốc như Huawei, ZTE.
“Tôi sẽ sử dụng tối đa khả năng để bảo vệ người dân và nhà mạng Mỹ khỏi sự can thiệp của Trung Quốc”, ứng viên bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết.
Theo Zing/Android Authority
'Huawei đã đến đường cùng và không thể quay lại'
Việc bán những dòng smartphone cao cấp của mình là biện pháp cuối cùng của Huawei để tìm hi vọng cho mảng kinh doanh này.
No comments:
Post a Comment