Cơn sốt Bitcoin đã trở lại với những biến động khó dự đoán và thu hút sự chú ý của dư luận, cũng như các nhà đầu tư.
Bitcoin đạt mức cao mới vào đầu tháng 1/2021, lên tới 42.000 USD. Theo CoinDesk, vào sáng thứ Sáu tuần trước, giá của loại tiền mã hóa dễ biến động này là khoảng 32.500 USD.
|
Bitcoin hiện vẫn chưa được công nhận tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. |
Bitcoin cũng đang nóng lên trong các tổ chức tài chính chính thống. JP Morgan Chase đã tuyên bố trong một báo cáo phát hành vào tháng 1, về lâu dài, nếu giá trị thị trường của Bitcoin đạt đến mức đủ để cạnh tranh với vàng, giá Bitcoin có thể lên tới 146.000 USD (vốn hóa thị trường hiện tại của Bitcoin là hơn 600 tỷ USD).
Nhưng Bitcoin không chỉ là một loại tiền điện tử, nó đã trở thành niềm đam mê đối với nhiều người.
Bitcoin trở thành một biểu tượng
Trong một cuộc phỏng vấn với Forbes vào tháng 12 năm ngoái, tỷ phú Mark Cuban tuyên bố rằng Bitcoin "là một niềm tin tôn giáo hơn là một giải pháp cho mọi vấn đề".
Trên thực tế, những người đam mê Bitcoin có biệt ngữ của riêng họ, đầy đủ các từ viết tắt và cụm từ (đơn cử như HODL và whale), hội nghị Bitcoin hàng năm cũng thu hút hàng nghìn người tham gia.
Finn Breton, giáo sư công nghệ tại Đại học California cho biết: "Văn hóa Bitcoin là một phần tạo nên sức hấp dẫn của nó". Breton nói: “Khi bạn mua Bitcoin, bạn đang thực sự mua toàn bộ bối cảnh, trong đó có thể thể hiện một phần nhân dạng của bạn”.
Truyền thông xã hội xúc tác
Từ những người nổi tiếng đầu tư vào Bitcoin đến cộng đồng Bitcoin tương tác cao trên Facebook, Twitter và Reddit, các phương tiện truyền thông xã hội đều đang tạo điều kiện cho sự phổ biến của Bitcoin.
Utpal Dholakia, giáo sư tiếp thị tại Đại học Rice, nhà nghiên cứu các quyết định tài chính của người tiêu dùng, cho biết những nền tảng xã hội cũng có thể thúc đẩy hành vi. Nghiên cứu cho thấy, khi người dùng nói về khoản đầu tư trên các môi trường xã hội trực tuyến, họ có xu hướng tìm kiếm rủi ro lớn hơn trong loại hình đầu tư mà họ thực hiện.
Sự biến động đầy kịch tính
Từ Kevin O'leary đến Jim Cramer, nhiều nhà đầu tư thông minh so sánh hành động mua Bitcoin với việc đến Las Vegas. Warren Buffett, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Berkshire Hathaway, từ lâu đã chỉ trích Bitcoin, nói rằng “tiền điện tử về cơ bản là vô giá trị” và là một “thiết bị đánh bạc”. Đối với cờ bạc, “tất nhiên một số người đam mê kiểu kích thích này”, Savji Dholakia, người sáng lập Hari Krishna Exports nhận định.
Tom Meyvis, giáo sư marketing tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, cho biết việc kiểm tra giá cổ phiếu thường xuyên có thể gây nghiện. Ông đánh giá: “Một cái gì đó giống như Bitcoin thật thú vị vì nó liên tục xảy ra” và “Bạn có thể kiểm tra nó 10 lần một ngày trong khi chỉ số giá có thể thay đổi rất nhiều”.
Sợ bỏ lỡ cơ hội
Mọi người rất hào hứng với viễn cảnh đưa một công nghệ thay đổi cuộc sống mới vào thế giới. Những người lạc quan về Bitcoin dự đoán rằng giá của loại tiền mã hóa này có thể lên tới 200.000 USD trong 10 năm tới. Từ Paypal đến Square, các công ty tài chính chính thống đã tham gia vào lĩnh vực Bitcoin, khó có thể không lo lắng về việc thiếu Bitcoin.
Cùng với những câu chuyện lan truyền về các Bitcoiners thành công, từ các triệu phú Bitcoin đến "gia đình Bitcoin", nhiều “bánh vẽ” về việc làm giàu chỉ sau một đêm rất dễ gây ám ảnh nhà đầu tư và dư luận.
Bitcoin nuôi dưỡng hi vọng đầy mong manh
Breton nói rằng mọi người rất nhiệt tình với Bitcoin, đặc biệt là những người trẻ tuổi, họ dễ ám ảnh bởi cảm giác bị "khóa chặt khỏi tài sản tạo ra của cải". Dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy trong nửa đầu năm 2020, thế hệ Millennials (còn được biết đến với tên gọi Thế hệ lo âu/ echo boomers) sinh từ 1981 đến 1996 chỉ chiếm 4,6% tài sản của Mỹ.
"Khi nhìn vào sự cuồng tín của Bitcoin xung quanh chúng ta, phải xem lý do của nó. Tất cả điều này là do không có cơ chế đáng tin cậy, không đầu cơ nào cho phép những người chưa có được một lượng lớn tài sản tạo ra sự giàu có theo thời gian", ông nói.
Phong Vũ
Theo ictnews.vietnamnet.vn
No comments:
Post a Comment