Cơ quan hải quan sẽ xây dựng và vận hành hệ thống tự động dành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
|
Xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT. Ảnh: VECOM |
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT).
Theo Bộ Tài chính, TMĐT là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng cao của TMĐT đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp, đặc biệt là TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các quy định hiện hành, hoạt động TMĐT đang chịu sự quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam chưa có các quy định riêng đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu theo các giao dịch TMĐT mà thực hiện quản lý như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường. Do đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các giao dịch TMĐT phải thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hải quan, áp dụng chính sách thuế được thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông thường. Điều này, dẫn đến nhiều vướng mắc và gây khó khăn cho hoạt động TMĐT xuyên biên giới.
Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch thông quan sàn TMĐT hoặc website TMĐT bán hàng có thông tin về đơn hàng được gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia kết nối có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa qua giao dịch TMĐT thông qua hệ thống do cơ quan hải quan xây dựng và vận hành.
Hệ thống này có chức năng tiếp nhận, phản hồi, lưu trữ thông tin đơn hàng và các thông tin liên quan, xác thực chữ ký số của người gửi thông tin. Đồng thời kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống của người và đơn vị cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, chủ website, doanh nghiệp vận chuyển, tổ chức tín dụng đã ký thỏa thuận thu, nộp thuế, lệ phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với Tổng cục Hải quan để thực hiện việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp cho người khai hải quan.
Trong dự thảo, Bộ Tài chính cho biết hệ thống dữ liệu điện tử này sẽ được kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống liên quan để trao đổi, xử lý thông tin phục vụ quản lý hàng hòa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua TMĐT.
Lưu trữ trạng thái giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử được gửi đến hệ thống. Các thông tin của hệ thống được vận hành đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật thương mại… đồng thời đảm bảo minh bạch và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện thủ tục hành chính.
Về quy định cung cấp thông tin, dự thảo Nghị định nêu: Các thương nhân, tổ chức cung cấp sàn giao dịch TMĐT hoặc chủ sở hữu website; doanh nghiệp vận chuyển; chủ hàng hóa hoặc doanh nghiệp được ủy quyền phải thực hiện cung cấp thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu. Các thông tin về hàng hóa phải được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gửi trước khi chuyển hàng; Ngay khi nhận được thông tin về đơn hàng trên các sàn giao dịch TMĐT hoặc ngay sau khi nhận được xác nhận đơn hàng…
Cơ quan hải quan sau khi tiếp nhận được thông tin qua hệ thống sẽ thực hiện phản hồi và cảnh báo các nội dung về chính sách thuế, chính sách quản lý chuyên ngành, các lô hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ,…Các thông tin gửi đến hệ thống được sử dụng để đánh giá rủi ro, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định.
Trong trường hợp phù hợp, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan và thông báo số tiền thuế phải nộp (nếu có).
Duy Vũ
Cổng dịch vụ công Quốc gia là kênh hữu hiệu nhất để "điện tử hóa" các dịch vụ hành chính
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, với những kết quả đạt được sau 5 tháng đi vào hoạt động, Cổng dịch vụ công Quốc gia là kênh hữu hiệu nhất để điện tử hóa các dịch vụ hành chính.
No comments:
Post a Comment