Sunday, March 29, 2020

Công ty khởi nghiệp về vệ tinh OneWeb nộp đơn xin phá sản

Ngày 27/3, OneWeb, công ty khởi nghiệp về lĩnh vực vệ tinh quỹ đạo tầm thấp được Softbank tài trợ nhằm theo đuổi giấc mơ trị giá hàng tỷ USD về mạng Internet tốc độ cao, giá rẻ phục vụ vùng sâu, vùng xa đã nộp xin phá sản.

Công ty cho biết họ có kế hoạch theo đuổi việc bán doanh nghiệp của mình nhằm tối đa hóa giá trị của công ty. Tài sản của OneWeb bao gồm 74 vệ tinh internet được phóng lên quỹ đạo trong vài tháng qua khi họ bắt đầu xây dựng một dự án triển khai chùm vệ tinh gồm hơn 600 vệ tinh để phủ sóng internet băng rộng trên phạm vi toàn cầu.

OneWeb đã được gã khổng lồ Softbank của Nhật Bản đầu tư 2 tỷ USD kể từ năm 2016 nhằm vào lĩnh vực vệ tinh quỹ đạo tầm thấp nhưng thời gian qua công ty đã gặp phải nhiều vấn đề về tài chính. Trong các cuộc đàm phán với Softbank, OneWeb đã báo cáo tình hình này để đảm bảo nguồn vốn mới nhưng các cuộc đàm phán đã sụp đổ chỉ vài giờ trước khi OneWeb đưa lô 34 vệ tinh lớn thứ hai vào quỹ đạo vào ngày 28/3, theo báo cáo của Financial Times được xác nhận bởi CNN Business.

{keywords}
Công ty khởi nghiệp về vệ tinh OneWeb nộp đơn xin phá sản

OneWeb không bình luận về những nỗ lực gây quỹ cụ thể, nhưng công ty cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao về đầu tư nhằm tài trợ đầy đủ cho công ty thông qua việc triển khai và ra mắt thương mại internet băng rộng dựa trên chùm vệ tinh của họ. Nhưng những kế hoạch đó không tiến triển vì tác động tài chính và nhiễu loạn thị trường liên quan đến sự lây lan của Covid-19. Softbank đã không trả lời các câu hỏi từ CNN Business.

OneWeb với khoảng 500 nhân viên và gần đây đã mở một nhà máy vệ tinh rộng lớn ở Florida cũng xác nhận rằng họ buộc phải sa thải khoảng 10% lực lượng lao động, điều này cũng được cho là do khủng hoảng từ kinh tế toàn cầu.

OneWeb đã huy động được hơn 3 tỷ đô la, chủ yếu từ các nhà đầu tư cao cấp bao gồm Softbank, Airbus, Tập đoàn Virgin của Richard Branson, Coca-Cola và Qualcomm. Và công ty đã từng được coi là đơn vị tiên phong trong cuộc đua bao phủ thế giới về khả năng kết nối Internet băng rộng sử dụng hàng trăm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp.

Nhưng nó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Năm ngoái, SpaceX đã mang lại doanh thu từ hoạt động kinh doanh phóng tên lửa và thu về hơn một tỷ USD. Chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp của SpaceX có tên là Starlink đã bao gồm hơn 300 vệ tinh và dự kiến có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngay khi hè này.

Bên cạnh đó, các liên doanh vệ tinh khác đang theo đuổi các chùm vệ tinh nhằm cung cấp internet tốc độ cao trên toàn cầu bao gồm Amazon, Telesat của Canada và Apple. Tuy nhiên, chưa biết công ty nào trong số đó sẽ thành công.

Một số liên doanh, trong đó có một liên doanh được hậu thuẫn bởi Microsoft của tỷ phú Bill Gates đã cố gắng để xây dựng chùm vệ tinh tương tự trong thập kỷ qua nhưng tất cả trong số họ đều hoặc dừng lại hoặc nộp đơn xin phá sản, hoặc phải cơ cấu mạnh mẽ kế hoạch kinh doanh của họ.

SpaceX, Amazon và những công ty khác đang cố gắng thành công nơi mà những công ty khác đã thất bại. Nhưng họ vẫn phải đối mặt với những rào cản tài chính và kỹ thuật. Họ phải chịu chi phí cao khi sản xuất hàng loạt vệ tinh và phóng chúng vào không gian và sau đó họ phải có thể cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý cho khách hàng của họ.

Câu chuyện của OneWeb cũng tương tự như những công ty tiền nhiệm trước đó, công ty bắt đầu bằng cách đưa ra các kế hoạch táo bạo để cung cấp dịch vụ giá rẻ cho hàng tỷ người trên toàn cầu mà vẫn không có quyền truy cập Internet đáng tin cậy. Nhưng khi phải đối mặt với chi phí lắp đặt và sự chậm trễ trong khi phát triển công nghệ của mình, OneWeb đã chuyển trọng tâm sang khách hàng doanh nghiệp, với kế hoạch cung cấp Internet cho tàu thủy và máy bay.

SpaceX vẫn cam kết sẽ mang dịch vụ Starlink trực tiếp đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa chứng minh rằng nó có thể tạo ra các thiết bị đầu cuối người dùng giá cả phải chăng mà sẽ sử dụng ăng-ten phức tạp để thiết lập các kết nối internet có thể sử dụng trên mặt đất.

Phan Văn Hòa (theo CNN)

No comments:

Post a Comment