Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên triển khai thương mại mạng 5G trên toàn quốc vào tháng 4/2019, một kỳ tích được tạo ra khi cả ba nhà khai thác mạng di động tại quốc gia này đồng thời triển khai mạng 5G.
Mạng 5G cam kết sẽ cung cấp cho người dùng nhiều ứng dụng mới như xe tự lái, thực tế tăng cường và thực tế ảo (AR/VR), phẫu thuật từ xa, các ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhiều ứng dụng khác. Trong khi đó,sau một thời gian ngắn sử dụng, đa số ý kiến cho rằng 5G sẽ quan trọng đối với các doanh nghiệp hơn là người dùng cá nhân.
Tuy nhiên, điều thú vị là hơn 4 triệu người dùng Hàn Quốc đã đăng ký dịch vụ 5G kể từ khi triển khai, chứng tỏ rằng mạng 5G cũng khá hấp dẫn đối với người dùng cá nhân. Các nhà khai thác đã nhận ra sự kết hợp của 3 yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công khi triển khai mạng 5G ở Hàn Quốc đó là: chính sách của chính phủ, một hệ sinh thái của các nhà cung cấp và đối tác và chiến lược kinh doanh của nhà khai thác.
Chính sách của chính phủ
Chính phủ Hàn Quốc rất sốt sắng để thiết lập vị trí dẫn đầu trong truyền thông và công nghệ bán dẫn, điều đó được thúc đẩy phần lớn bởi các yếu tố kinh tế. Vào tháng 1/2014, khi việc triển khai mạng 4G trên toàn cầu vẫn còn ở giai đoạn sơ khai thì chính phủ Hàn Quốc đã công bố chiến lược 5G và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó với khoản đầu tư ban đầu là 1,5 tỷ đô la.
Bài học từ Hàn Quốc về triển khai mạng 5G |
Và cũng kể từ đó, nhiều chính sách của chính phủ được đưa ra để hỗ trợ cho 5G phát triển, chẳng hạn như chính phủ đã tiến hành đấu giá phổ tần 5G trước một năm so với kế hoạch. Cuộc đấu giá này đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz với tổng chi phí mà các nhà khai thác phải trả là 3,3 tỷ đô la. Ngược lại, cuộc đấu giá phổ tần 5G của Đức diễn ra vào tháng 7/2019 tức là 3 tháng sau khi Hàn Quốc triển khai mạng 5G toàn quốc nhưng các nhà khai thác đã phải trả số tiền lên đến 7,3 tỷ đô la cho một lượng phổ tần hẹp hơn nhiều (tổng cộng chỉ có 420 MHz được bán ra, trong đó có 120 MHz trong băng tần 2100 MHz và 300 MHz trong băng tần 3,6 GHz).
Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một ủy ban chiến lược 5G cho phép các nhà mạng và nhà cung cấp thúc đẩy hợp tác công tư để tăng tốc độ xây dựng mạng 5G, tránh các hạn chế được tạo ra bởi sự độc quyền.
Hệ sinh thái cho các nhà cung cấp 5G và đối tác công nghệ
Tinh thần hợp tác này đã thu hút các nhà cung cấp mạng 5G và các đối tác công nghệ trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng 5G tại Hàn Quốc. Qua đó, chúng ta thấy được những lợi ích mà các nhà cung cấp nhận được, bao gồm: Một thị trường tuyệt vời để thử nghiệm các công nghệ trong tương lai; Khả năng định hướng nền công nghiệp và các tiêu chuẩn công nghệ so với việc chỉ tuân thủ những cái đã có sẵn; Giảm thiểu rủi ro trong nghiên cứu và phát triển thông qua tài trợ và đóng góp của các thành viên liên minh khác; Sự chấp nhận thị trường mạnh mẽ được thúc đẩy bởi bản chất chấp nhận sớm các công nghệ mới của người dùng Hàn Quốc.
Nhờ vậy, cả nhà cung cấp thiết bị và nhà khai thác mạng di động 5G đã có nhiều lợi ích trong việc triển khai sớm mạng 5G, điều đó được phản ánh qua sự hợp tác chặt chẽ và cam kết đầu tư vào quá trình triển khai mạng 5G tại Hàn Quốc trong thời gian qua.
Chiến lược để thành công
Tất nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng ba nhà khai thác của Hàn Quốc bao gồm: SK Telecom, Korea Telecom và LG U + đã phải chịu rủi ro đáng kể. Các nhà khai thác này đã đầu tư một số tiền lớn để triển khai 5G mặc dù thực tế là các nhà khai thác trên toàn thế giới đang rơi vào tình trạng nhiều dịch vụ được đưa ra làm cho giá thành giảm xuống (đây được gọi là “quy luật hàng hóa phổ biến”) và sự giảm sút lợi nhuận.
Tuy nhiên, các nhà khai thác Hàn Quốc đã có chiến lược để tạo nên thành công cho họ đó làtriển khai một mạng lưới rộng khắp bao gồm 85 khu vực đô thị đông đúc ngay từ đầu. Bằng cách tập trung vào các khu vực đông dân cư như trường đại học, tàu cao tốc và tàu điện ngầm đô thị, các nhà khai thác Hàn Quốc đã mang đến cho người dùng lợi ích ngay lập tức từ mạng 5G.
Một khía cạnh quan trọng khác là tinh thần hợp tác cho phép các nhà khai thác làm việc hướng tới một mô hình triển khai chung được hỗ trợ bởi chính phủ Hàn Quốc. Với cách làm như vậy cho phép 3 nhà khai thác triển khai nhanh hơn trên một khu vực rộng hơn và phân chia chi phí triển khai và thông qua cách làm này dẫn đến tiết kiệm 1 tỷ đô la trong 10 năm.
Nhưng việc triển khai chỉ là một bước đi trong việc phát triển mạng 5G, những gì bạn làm với mạng đó mới là điều quan trọng để tạo nên sự thành công. Và đây là một bước đi khác đó là việc cả 3 nhà khai thác đều tích cực giới thiệu các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu cho 5G trong khi cũng tạo ra sự khác biệt. Do đó, mỗi nhà khai thác đã làm việc với các đối tác khác nhau để phân biệt chính họ bằng cách cung cấp nội dung độc đáo và các trường hợp sử dụng trải nghiệm trong thị trường 5G, bao gồm:
Trải nghiệm sự hòa nhập vào thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR): Dựa trên sự phổ biến rộng rãi của các sự kiện thể thao ở Hàn Quốc, SK Telecom đã phát triển nền tảng độc quyền TReal và eSpace để có trải nghiệm sâu sắc hơn. Người hâm mộ bóng chày truy cập dữ liệu và số liệu thống kê thời gian thực bằng cách hướng máy ảnh điện thoại thông minh của họ vào một cầu thủ bóng chày. Bằng cách chỉ một tai nghe VR tại hiện trường, một người hâm mộ có thể xem khi trò chơi được truyền phát từ tám góc độ khác nhau. Trong ngày khai mạc của Tổ chức Bóng chày Hàn Quốc, người hâm mộ theo dõi trận đấu qua thiết bị đeo VR trong Công viên SK Happy Dream đã thấy một con rồng phun lửa lớn bay quanh sân vận động.
Phương tiện truyền thông nâng cao: LG U + Idol Live là một ứng dụng phổ biến cho người hâm mộ K-Pop, cho phép họ tập trung vào một thần tượng cá nhân và tận hưởng sân khấu như thể họ đang ngồi trong một nhà hát thực sự. Người dùng thậm chí có thể thực hành các bước nhảy của họ cùng với thần tượng của họ. Trong khi đó, SK Telecom đã tạo VR xã hội cho phép người dùng tạo một bản sao kỹ thuật số có thể di chuyển đến môi trường ảo và thực.
Các ứng dụng trong doanh nghiệp: Tất cả các nhà khai thác Hàn Quốc tiếp tục đầu tư phát triển các ứng dụng 5G phục vụ cho các thị trường công nghiệp, các ứng dụng trong môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và các thị trường khác. Chẳng hạn, giải pháp 5G-AI Machine Vision của SK Telecom là một giải pháp nhà máy thông minh, cho phép tải các hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau với độ phân giải cao lên máy chủ đám mây thông qua bộ định tuyến 5G nhằm xác định kịp thời các sản phẩm bị lỗi trên dây chuyền sản xuất. Trong khi đó, Korea Telecom tự hào có hơn 140 dịch vụ B2B 5G, bao gồm: nền tảng phục vụ cho mục đích an toàn tích hợp 5G, giúp giảm tổn thất do bão và động đất; nền tảng phòng chống dịch bệnh toàn cầu (GEPP) của Korea Telecom là một hệ thống kiểm dịch thông minh được sử dụng để phòng bệnh.
Cho đến nay, cả 3 nhà khai thác di động Hàn Quốc đều trải qua sự tăng vọt về mức tiêu thụ dữ liệu và doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) tăng ở mức tăng nhẹ, những con số như vậy sẽ tiếp tục được cải thiện khi các trường hợp sử dụng 5G tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đó là các nhà khai thác này đã thiết lập được một chiến lược thành công để kiếm tiền từ mạng 5G, chiến lược này cần được đánh giá và có khả năng nhân rộng trên toàn thế giới.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Smartphone 5G sẽ bùng nổ trong năm 2020
Cuộc cách mạng 5G đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng mạng lưới ở Trung Quốc. Và smartphone 5G được dự báo sẽ bùng nổ trong năm 2020.
No comments:
Post a Comment