Friday, January 31, 2020

24 giờ sống với công nghệ năm 2010: Thiên đường hay địa ngục?

Rời xa những thiết bị hiện đại, cô gái đã tự thử thách mình với 24 giờ sống cùng với những sản phẩm công nghệ của 10 năm trước. Kết quả thu về vô cùng bất ngờ.

Kiều Oanh (Theo WSJ)

Hãng nội thất số 1 thế giới đang chơi "canh bạc lớn" với nhà thông minh

Hãng nội thất số 1 thế giới đang chơi "canh bạc lớn" với nhà thông minh

Với tham vọng biến ngôi nhà bình thường trở thành thông minh, hãng nội thất số 1 thế giới - Ikea đang chơi một canh bạc lớn vô cùng mạo hiểm.

Công nghệ thứ 7: Google đóng cửa các văn phòng tại Trung Quốc, EU công bố quy tắc về 5G

Google đóng cửa toàn bộ văn phòng tại Trung Quốc vì virus corona; EU công bố những quy tắc chung về mạng 5G; Cuộc gọi dữ liệu 5G độc lập đầu tiên thành công,... là những thông tin nổi bật trong bản tin công nghệ thứ 7 tuần này.

Hải Nguyên - Đinh Tuấn

Apple lại có doanh thu kỷ lục, iPhone 11 và thiết bị đeo "đẻ trứng vàng"

Apple lại có doanh thu kỷ lục, iPhone 11 và thiết bị đeo "đẻ trứng vàng"

Mảng dịch vụ của Apple đạt mức doanh thu cao 12,7 tỷ USD trong Q1/2020. iPhone 11 và iPhone 11 Pro tiếp tục đóng góp lớn vào doanh thu cao kỷ lục của hãng.

Bài học từ Hàn Quốc về triển khai mạng 5G

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên triển khai thương mại mạng 5G trên toàn quốc vào tháng 4/2019, một kỳ tích được tạo ra khi cả ba nhà khai thác mạng di động tại quốc gia này đồng thời triển khai mạng 5G.

Mạng 5G cam kết sẽ cung cấp cho người dùng nhiều ứng dụng mới như xe tự lái, thực tế tăng cường và thực tế ảo (AR/VR), phẫu thuật từ xa, các ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhiều ứng dụng khác. Trong khi đó,sau một thời gian ngắn sử dụng, đa số ý kiến cho rằng 5G sẽ quan trọng đối với các doanh nghiệp hơn là người dùng cá nhân.

Tuy nhiên, điều thú vị là hơn 4 triệu người dùng Hàn Quốc đã đăng ký dịch vụ 5G kể từ khi triển khai, chứng tỏ rằng mạng 5G cũng khá hấp dẫn đối với người dùng cá nhân. Các nhà khai thác đã nhận ra sự kết hợp của 3 yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công khi triển khai mạng 5G ở Hàn Quốc đó là: chính sách của chính phủ, một hệ sinh thái của các nhà cung cấp và đối tác và chiến lược kinh doanh của nhà khai thác.

Chính sách của chính phủ

Chính phủ Hàn Quốc rất sốt sắng để thiết lập vị trí dẫn đầu trong truyền thông và công nghệ bán dẫn, điều đó được thúc đẩy phần lớn bởi các yếu tố kinh tế. Vào tháng 1/2014, khi việc triển khai mạng 4G trên toàn cầu vẫn còn ở giai đoạn sơ khai thì chính phủ Hàn Quốc đã công bố chiến lược 5G và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó với khoản đầu tư ban đầu là 1,5 tỷ đô la.

{keywords}
Bài học từ Hàn Quốc về triển khai mạng 5G

Và cũng kể từ đó, nhiều chính sách của chính phủ được đưa ra để hỗ trợ cho 5G phát triển, chẳng hạn như chính phủ đã tiến hành đấu giá phổ tần 5G trước một năm so với kế hoạch. Cuộc đấu giá này đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz với tổng chi phí mà các nhà khai thác phải trả là 3,3 tỷ đô la. Ngược lại, cuộc đấu giá phổ tần 5G của Đức diễn ra vào tháng 7/2019 tức là 3 tháng sau khi Hàn Quốc triển khai mạng 5G toàn quốc nhưng các nhà khai thác đã phải trả số tiền lên đến 7,3 tỷ đô la cho một lượng phổ tần hẹp hơn nhiều (tổng cộng chỉ có 420 MHz được bán ra, trong đó có 120 MHz trong băng tần 2100 MHz và 300 MHz trong băng tần 3,6 GHz).

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một ủy ban chiến lược 5G cho phép các nhà mạng và nhà cung cấp thúc đẩy hợp tác công tư để tăng tốc độ xây dựng mạng 5G, tránh các hạn chế được tạo ra bởi sự độc quyền.

Hệ sinh thái cho các nhà cung cấp 5G và đối tác công nghệ

Tinh thần hợp tác này đã thu hút các nhà cung cấp mạng 5G và các đối tác công nghệ trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng 5G tại Hàn Quốc. Qua đó, chúng ta thấy được những lợi ích mà các nhà cung cấp nhận được, bao gồm: Một thị trường tuyệt vời để thử nghiệm các công nghệ trong tương lai; Khả năng định hướng nền công nghiệp và các tiêu chuẩn công nghệ so với việc chỉ tuân thủ những cái đã có sẵn; Giảm thiểu rủi ro trong nghiên cứu và phát triển thông qua tài trợ và đóng góp của các thành viên liên minh khác; Sự chấp nhận thị trường mạnh mẽ được thúc đẩy bởi bản chất chấp nhận sớm các công nghệ mới của người dùng Hàn Quốc.

Nhờ vậy, cả nhà cung cấp thiết bị và nhà khai thác mạng di động 5G đã có nhiều lợi ích trong việc triển khai sớm mạng 5G, điều đó được phản ánh qua sự hợp tác chặt chẽ và cam kết đầu tư vào quá trình triển khai mạng 5G tại Hàn Quốc trong thời gian qua.

Chiến lược để thành công

Tất nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng ba nhà khai thác của Hàn Quốc bao gồm: SK Telecom, Korea Telecom và LG U + đã phải chịu rủi ro đáng kể. Các nhà khai thác này đã đầu tư một số tiền lớn để triển khai 5G mặc dù thực tế là các nhà khai thác trên toàn thế giới đang rơi vào tình trạng nhiều dịch vụ được đưa ra làm cho giá thành giảm xuống (đây được gọi là “quy luật hàng hóa phổ biến”) và sự giảm sút lợi nhuận.

Tuy nhiên, các nhà khai thác Hàn Quốc đã có chiến lược để tạo nên thành công cho họ đó làtriển khai một mạng lưới rộng khắp bao gồm 85 khu vực đô thị đông đúc ngay từ đầu. Bằng cách tập trung vào các khu vực đông dân cư như trường đại học, tàu cao tốc và tàu điện ngầm đô thị, các nhà khai thác Hàn Quốc đã mang đến cho người dùng lợi ích ngay lập tức từ mạng 5G.

Một khía cạnh quan trọng khác là tinh thần hợp tác cho phép các nhà khai thác làm việc hướng tới một mô hình triển khai chung được hỗ trợ bởi chính phủ Hàn Quốc. Với cách làm như vậy cho phép 3 nhà khai thác triển khai nhanh hơn trên một khu vực rộng hơn và phân chia chi phí triển khai và thông qua cách làm này dẫn đến tiết kiệm 1 tỷ đô la trong 10 năm.

Nhưng việc triển khai chỉ là một bước đi trong việc phát triển mạng 5G, những gì bạn làm với mạng đó mới là điều quan trọng để tạo nên sự thành công. Và đây là một bước đi khác đó là việc cả 3 nhà khai thác đều tích cực giới thiệu các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu cho 5G trong khi cũng tạo ra sự khác biệt. Do đó, mỗi nhà khai thác đã làm việc với các đối tác khác nhau để phân biệt chính họ bằng cách cung cấp nội dung độc đáo và các trường hợp sử dụng trải nghiệm trong thị trường 5G, bao gồm:

Trải nghiệm sự hòa nhập vào thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR): Dựa trên sự phổ biến rộng rãi của các sự kiện thể thao ở Hàn Quốc, SK Telecom đã phát triển nền tảng độc quyền TReal và eSpace để có trải nghiệm sâu sắc hơn. Người hâm mộ bóng chày truy cập dữ liệu và số liệu thống kê thời gian thực bằng cách hướng máy ảnh điện thoại thông minh của họ vào một cầu thủ bóng chày. Bằng cách chỉ một tai nghe VR tại hiện trường, một người hâm mộ có thể xem khi trò chơi được truyền phát từ tám góc độ khác nhau. Trong ngày khai mạc của Tổ chức Bóng chày Hàn Quốc, người hâm mộ theo dõi trận đấu qua thiết bị đeo VR trong Công viên SK Happy Dream đã thấy một con rồng phun lửa lớn bay quanh sân vận động.

Phương tiện truyền thông nâng cao: LG U + Idol Live là một ứng dụng phổ biến cho người hâm mộ K-Pop, cho phép họ tập trung vào một thần tượng cá nhân và tận hưởng sân khấu như thể họ đang ngồi trong một nhà hát thực sự. Người dùng thậm chí có thể thực hành các bước nhảy của họ cùng với thần tượng của họ. Trong khi đó, SK Telecom đã tạo VR xã hội cho phép người dùng tạo một bản sao kỹ thuật số có thể di chuyển đến môi trường ảo và thực.

Các ứng dụng trong doanh nghiệp: Tất cả các nhà khai thác Hàn Quốc tiếp tục đầu tư phát triển các ứng dụng 5G phục vụ cho các thị trường công nghiệp, các ứng dụng trong môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và các thị trường khác. Chẳng hạn, giải pháp 5G-AI Machine Vision của SK Telecom là một giải pháp nhà máy thông minh, cho phép tải các hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau với độ phân giải cao lên máy chủ đám mây thông qua bộ định tuyến 5G nhằm xác định kịp thời các sản phẩm bị lỗi trên dây chuyền sản xuất. Trong khi đó, Korea Telecom tự hào có hơn 140 dịch vụ B2B 5G, bao gồm: nền tảng phục vụ cho mục đích an toàn tích hợp 5G, giúp giảm tổn thất do bão và động đất; nền tảng phòng chống dịch bệnh toàn cầu (GEPP) của Korea Telecom là một hệ thống kiểm dịch thông minh được sử dụng để phòng bệnh.

Cho đến nay, cả 3 nhà khai thác di động Hàn Quốc đều trải qua sự tăng vọt về mức tiêu thụ dữ liệu và doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) tăng ở mức tăng nhẹ, những con số như vậy sẽ tiếp tục được cải thiện khi các trường hợp sử dụng 5G tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đó là các nhà khai thác này đã thiết lập được một chiến lược thành công để kiếm tiền từ mạng 5G, chiến lược này cần được đánh giá và có khả năng nhân rộng trên toàn thế giới.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

Smartphone 5G sẽ bùng nổ trong năm 2020

Smartphone 5G sẽ bùng nổ trong năm 2020

Cuộc cách mạng 5G đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng mạng lưới ở Trung Quốc. Và smartphone 5G được dự báo sẽ bùng nổ trong năm 2020.

MobiFone miễn phí cước gọi Đường dây nóng về dịch bệnh virus Corona 19003228

Kể từ hôm nay (01/02/2020), MIỄN PHÍ cước gọi từ thuê bao di động MobiFone đến Đường dây nóng phòng, chống bệnh do virus Corona (nCov) 19003228 của Bộ Y tế.

{keywords}
Miễn phí cước gọi MobiFone đến Đường dây nóng 19003228

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và có xu hướng bùng phát nhanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không đến chỗ đông người nếu thấy không cần thiết, không tổ chức lễ hội, hạn chế đi du xuân, bớt tổ chức hội họp; có thể thay bằng họp trực tuyến…

Đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị, mỗi người dân nên chủ động phòng chống bệnh do virus Corona bằng cách giữ ấm cơ thể, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng; ăn chín uống sôi, ăn uống đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao hợp lý; sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi đến chỗ đông người hoặc tham khảo chi tiết thông tin về dịch bệnh và nội dung khuyến cáo của Bộ Y tế tại địa chỉ: https://www.moh.gov.vn   

Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần liên lạc ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị. Mọi thông tin liên hệ Đường dây nóng tư vấn, cung cấp thông tin về dịch bệnh do virus Corona 19003228.

Việc miễn phí cước gọi đến đường dây nóng 19003228 thể hiện sự chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch bệnh virus Corona và giúp cho chủ thuê bao MobiFone dễ dàng cập nhật thông tin, kịp thời bảo vệ bản thân và gia đình trước bệnh dịch nguy hiểm.

Ngọc Minh

Đề nghị miễn, giảm cước gọi đến đường dây nóng phòng chống virus Corona

 Trước thông tin đường dây nóng của Bộ Y tế có mức cước quá cao, Bộ Thông tin & Truyền thông đã ngay lập tức đưa ra phương án xử lý nhằm hỗ trợ việc phòng chống  virus Corona. 

Trên mạng xã hội và các thông tin đại chúng, xuất hiện nhiều thông tin phản ánh về việc đường dây nóng của Bộ Y tế có mức thu phí quá cao. 

Theo đó, khi gọi tới đường dây nóng phòng, chống bệnh do virus Corona (nCov), tổng đài tự động bên phía đầu dây xuất hiện đoạn thông báo: “Đây là tổng đài tư vấn, chăm sóc khách hàng 19003228 của Bệnh viện Nhiệt đới và có cước phí cuộc gọi là 5.000 đồng/phút”. 

{keywords}
Đường dây nóng 19003228 của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh do virus Corona.

Mức cước này được xem là khá cao và gây ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận của cộng đồng tới đường dây nóng Bộ Y tế. Trước thông tin này, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã ngay lập tức đưa ra phương án xử lý nhằm hỗ trợ người dân phòng dịch.

Cụ thể, Bộ TT&TT đã gửi văn bản tới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông về việc hỗ trợ người dân tiếp cận đường dây nóng phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov) gây ra. 

Trong văn bản này, Cục Viễn thông đề nghị quý doanh nghiệp viễn thông xem xét, hỗ trợ miễn, giảm giá cước gọi đến số dịch vụ 19003228 từ 00h00 phút ngày 1/2/2020 đến hết 23h59 phút ngày 30/4/2020. 

Đây là hành động thể hiện trách nhiệm và sự tham gia quyết liệt của Bộ TT&TT trong cuộc chiến phòng ngừa sự lây lan của virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Coronavirus hay virus Corona là tên gọi chung của loại virus gây nên dịch viêm phổi tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tính đến thời điểm ngày 31/1/2019, thế giới hiện ghi nhận 9.833 trường hợp lây nhiệm virus Corona. Trong đó, có tổng cộng 213 người đã tử vong. Tại Việt Nam, số người mắc virus Corina hiện có 5 trường hợp.  

Để cập nhật thêm thông tin về dịch bệnh này, đây là những trang web cung cấp các thông tin chính xác và tin cậy nhất về tình hình lây nhiễm của virus Corona tại Việt Nam và trên thế giới. 

Trọng Đạt

Website theo dõi tình hình lây nhiễm Virus Corona 24/7

 Dưới đây là những trang web cung cấp các thông tin chính xác và tin cậy nhất về tình hình lây nhiễm của virus Corona tại Việt Nam và trên thế giới. 

Coronavirus hay virus Corona là tên gọi chung của loại virus gây nên dịch viêm phổi tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. 

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 22 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.

{keywords}
Đường dây nóng của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh do virus Corona.

Tính đến thời điểm ngày 31/1/2019, thế giới hiện ghi nhận 9.833 trường hợp lây nhiệm virus Corona. Trong đó, có tổng cộng 213 người đã tử vong. Tại Việt Nam, số người mắc virus Corina hiện có 5 trường hợp. 

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Hiện trên các trang mạng xã hội đang lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về tình hình lây nhiễm của virus Corona. Điều này đã gây ra tâm lý hoang mang cho cộng đồng và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống sự lan truyền của virus.

{keywords}
Website theo dõi tình hình lây nhiễm virus Corona 24/7.

Để theo dõi thông tin về tình hình lây nhiễm của virus Corona trên thế giới, bạn đọc có thể truy cập vào website gisanddata.maps.arcgis.com của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật trực thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ). 

Để theo dõi một cách liên tục và chính xác hơn về tình hình lây nhiễm của virus Corona tại Việt Nam, độc giả có thể tìm đến website của Bộ Y tế (moh.gov.vn) và Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế (vncdc.gov.vn).

Đây là những nguồn thông tin khả tín, nơi cập nhật chi tiết các số liệu liên quan đến tình hình lây lan của virus Corona trên toàn cầu. Ngoài ra, bạn đọc có thể theo dõi các tin tức được chia sẻ từ Bộ Y tế và các cơ quan báo đài chính thống. 

Trọng Đạt

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Điểm khởi đầu của mọi thành tựu luôn là khát vọng”

 Với những định hướng lớn đã hình thành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn các cán bộ công nhân viên chức ngành TT&TT luôn giữ được khát vọng để thực hiện mục tiêu vì một Việt Nam hùng cường. 

Sáng 30/1, tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp mặt đầu xuân Canh Tý với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khối Cơ quan Bộ TT&TT.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, năm 2020 là khởi đầu của một thập niên mới, để Việt Nam tiến tới 2030, trở thành một nước công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao, khi Đảng CSVN tròn 100 tuổi.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Điểm khởi đầu của mọi thành tựu luôn là khát vọng”.

Trong năm qua, ngành TT&TT đã cho ra đời nhiều định hướng mới để từ đó khích lệ ước mơ vươn lên của toàn thể xã hội. Trong số đó, có thể kể tới Khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, Make in Vietnam, Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thương mại hóa 5G, Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về thể chế, Sandbox, Mobile Money, Chuyển đổi số, Kinh tế nền tảng, Kinh tế số, Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, Sứ mệnh của doanh nghiệp nền tảng… 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điểm khởi đầu của mọi thành tựu luôn là khát vọng. Do đó, bên cạnh việc gửi lời thăm hỏi, động viên và chúc tết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT phải cùng đồng tâm, đồng sức để làm, để phụng sự đất nước.

“Trách nhiệm của chúng ta, mà chính xác là trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, là hiện thực hoá những tư tưởng đó vào lĩnh vực của mình. Bởi tất cả điều đó đều sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta theo đuổi chúng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng căn dặn, cần giữ gìn sự đoàn kết trong bộ máy như giữ gìn con ngươi của mắt mình, tương thân tương ái như trong một gia đình, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, chăm lo sự trưởng thành về nghề nghiệp, về đạo đức, chăm lo sự thăng tiến của cán bộ công nhân viên. 

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cần phải đào tạo ra được lớp cán bộ kế cận để luôn là một dòng chảy liên tục, không chỉ đủ cán bộ cho ngành mà còn cung cấp cho đất nước.

Trọng Đạt

(Xem toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi gặp mặt đầu Xuân Canh Tý 2020 với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khối Cơ quan Bộ TT&TT tại đây.) 

Thursday, January 30, 2020

Tổng số iPhone, iPad, Apple Watch,... đang hoạt động trên toàn cầu gây choáng

Apple vừa công bố con số gây choáng về tổng số thiết bị của hãng đang hoạt động trên toàn thế giới.

Theo Táo khuyết, hiện tại có 1,5 tỷ thiết bị của hãng này đang hoạt động trên toàn thế giới.

{keywords}
Apple có 1,5 tỷ thiết bị đang hoạt động trên toàn cầu

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook nói rằng cột mốc này đã đạt được trong kỳ nghỉ vừa qua. Ông Cook nhấn mạnh rằng đây là minh chứng mạnh mẽ cho sự hài lòng, gắn kết và trung thành của khách hàng, đồng thời cũng là động lực lớn cho sự phát triển của Apple.

Những thiết bị phổ biến của Táo khuyết được biết đến bao gồm các mẫu iPhone‌, iPod touch, iPad, Mac, Apple TV và Apple Watch.

Kết quả này đã tăng lên từ con số 1,4 tỷ thiết bị được Apple công bố trong báo cáo tháng 1/2019.

Hải Phong (theo Macrumors)

Tiết lộ giá, ngày lên kệ Galaxy Z Flip và Galaxy S20

Tiết lộ giá, ngày lên kệ Galaxy Z Flip và Galaxy S20

Chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip sắp ra mắt của Samsung có thể sẽ được phát hành trước Galaxy S20.

SpaceX tiếp tục phóng thêm 60 vệ tinh vào không gian để phủ sóng internet toàn cầu

Hôm 29/1 vừa qua, Tập đoàn công nghệ vệ tinh SpaceX của Hoa Kỳ đã thực hiện phóng thêm 60 vệ tinh vào không gian nhằm thực hiện dự án phủ sóng internet băng thông rộng của mình.

Đây là đợt phóng thứ 4 của SpaceX, được thực hiện bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida, Hoa Kỳ. Đợt phóng vệ tinh tiếp theo này của SpaceX cho thấy sự nỗ lực chưa từng có của Tập đoàn trong việc xây dựng một doanh nghiệp internet băng thông rộng bằng cách triển khai hàng trăm vệ tinh trong một năm.

Lô vệ tinh tiếp theo này sẽ tham gia cùng hơn 170 vệ tinh khác mà SpaceX đã phóng trong 3 lần trước đó. Theo kế hoạch, trong năm 2020 sẽ có thêm 22 lần phóng vệ tinh vào không gian nhằm phát triển chòm vệ tinh phục vụ cho việc phủ sóng internet băng thông rộng của SpaceX, dự kiến chòm vệ tinh này sẽ lên tới hơn 1.500 vệ tinh trong tương lai.

{keywords}
SpaceX tiếp tục phóng thêm 60 vệ tinh vào không gian

Được biết, SpaceX đã được các cơ quan chức năng phê duyệt để phóng tổng cộng hơn 10.000 vệ tinh. Tuy nhiên, Tập đoàn này cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận để triển khai thêm 30.000 vào không gian.

Mục tiêu của SpaceX là cung cấp dịch vụ internet giá cả phải chăng cho các khu vực của Hoa Kỳ và Canada vào giữa năm 2020 và cuối cùng là phát sóng băng thông rộng tốc độ cao giá rẻ trên toàn cầu, bao gồm cả các khu vực nông thôn hiện không có truy cập internet.

Theo nhận định của Giám đốc điều hành đồng thời là kỹ sư trưởng Elon Musk của SpaceX thì đây là một kế hoạch kinh doanh có thể mang lại doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm cho SpaceX nhưng bên cạnh đó nó cũng đi kèm với những rủi ro lớn.

Theo một ước tính ban đầu của Tập đoàn SpaceX thì giá xây dựng và phóng các vệ tinh có thể sẽ lên tới 10 tỷ đô la. Ngoài ra còn có các rào cản kỹ thuật, chẳng hạn như làm thế nào để xây dựng các thiết bị đầu cuối người dùng giá cả phải chăng. Khách hàng của SpaceX sẽ cần các thiết bị đầu cuối người dùng này, sẽ sử dụng ăng-ten phức tạp, để thiết lập các kết nối băng thông rộng có thể sử dụng tại nhà hoặc văn phòng của họ.

Các nhà thiên văn học cũng đã đưa ra quan ngại về vô số các vệ tinh này sẽ phá vỡ tầm nhìn của họ về bầu trời đêm. SpaceX cho biết họ đang làm việc với cộng đồng khoa học về các cách giải quyết những vấn đề đó.

SpaceX cũng như các đối thủ cạnh tranh và các công ty khởi nghiệp khác có kế hoạch triển khai hàng chục ngàn vệ tinh trong thập kỷ tới. Điều đó cũng đưa ra những câu hỏi nan giải về rủi ro của các vệ tinh va chạm trong quỹ đạo và làm thế nào các cơ quan quản lý có thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại trên quỹ đạo Trái đất.

Phan Văn Hòa (theo CNN)

Apple sắp ra mắt MacBook màn hình cảm ứng?

Apple sắp ra mắt MacBook màn hình cảm ứng?

Bằng sáng chế mới của Apple hé lộ mẫu MacBook màn hình cảm ứng có thể được hãng ra mắt thời gian tới.

Apple lại có doanh thu kỷ lục, iPhone 11 và thiết bị đeo "đẻ trứng vàng"

Mảng dịch vụ của Apple đạt mức doanh thu cao 12,7 tỷ USD trong Q1/2020. iPhone 11 và iPhone 11 Pro tiếp tục đóng góp lớn vào doanh thu cao kỷ lục của hãng.

Trong Q1 năm tài chính 2020, Apple đạt doanh thu 91,8 tỷ USD và lợi nhuận 22,2 tỷ USD, vượt qua dự đoán trong khoảng 85,5 - 89,5 tỷ USD và cao hơn so với 84,3 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

CEO Tim Cook cho biết trong thông cáo báo chí, Apple có quý có doanh thu cao nhất từ trước đến nay nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các phiên bản iPhone 11 và iPhone 11 Pro cùng doanh thu kỷ lục từ mảng Dịch vụ và Thiết bị đeo.

{keywords}
Apple lại có doanh thu kỷ lục

Mảng dịch vụ của Apple bao gồm iTunes, App Store, Mac App Store, Apple Music, Apple Pay, AppleCare, Apple TV +, Apple Arcade,... trở thành công cụ kiếm tiền đáng kể cho Apple.

Mảng dịch vụ doanh thu 12,72 tỷ USD (tăng 17% so với mức 10,87 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái).

Các mảng kinh doanh khác của Apple cũng tăng trưởng mạnh mẽ: iPhone đạt doanh thu 55,96 tỷ USD (tăng 7,6% so với mức 51,98 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái); iPad đạt 5,98 tỷ USD (giảm 11,2% so với mức 6,73 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái); Máy Mac có doanh thu 7,16 tỷ USD (giảm 3,4% so với mức 7,41 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái); Mảng thiết bị đeo, thiết bị nhà thông minh và phụ kiện mang về 10,01 tỷ USD (tăng 37% so với mức 7,3 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái).

Năm 2019, Apple tập trung rất nhiều vào các dịch vụ, giới thiệu Apple News +, ‌Apple TV‌ +, ‌Apple Arcade‌ và Apple Card, đều góp phần vào sự phát triển dịch vụ của công ty.

App Store lập kỷ lục doanh thu mới trong tháng 12 và đạt doanh thu 386 triệu USD, trong khi ‌Apple News có hơn 100 triệu người dùng thường xuyên ở Mỹ, Úc, Anh và Canada.

‌Apple Pay‌ đạt doanh thu và giao dịch tăng hơn gấp đôi, vượt quá 15 tỷ giao dịch.

Hải Nguyên (theo Techcrunch)

Apple có thể cán mốc công ty trị giá 2 nghìn tỷ USD năm 2021

Apple có thể cán mốc công ty trị giá 2 nghìn tỷ USD năm 2021

Thông tin từ nhà phân tích nổi tiếng của Wedbush, Apple có thể trở thành công ty được định giá 2 nghìn tỷ USD đầu tiên.

Lộ diện camera 5 ống kính trên Sony Xperia 1.1

Sony dự kiến sẽ công bố flagship năm 2020 của mình trong 1 sự kiện tại MWC vào tháng tới, chiếc Xperia 5 Plus hay còn được gọi là Xperia 1.1.

Mặc dù Sony chưa tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về điện thoại thông minh sắp ra mắt của mình, nhưng thông tin rò rỉ về chiếc Xperia 5 Plus đã xuất hiện vào đầu tháng này với loa kép phía trước và camera 5 ống kính ở mặt sau.

{keywords}
Mẫu điện thoại Sony Xperia 1.1

Nếu tin đồn mới nhất là đáng tin cậy, camera 5 ống kính trên Sony Xperia 1.1 sẽ bao gồm ống kính 64 MP, ống kính tiềm vọng và 2 ống kính 12 MP (1 cảm biến 1/1.5 và 1 góc siêu rộng). Ngoài ra, Sony Xperia 1.1 cũng có 1 cảm biến ToF.

{keywords}
Thiết kế camera 5 ống kính trên Sony Xperia 1.1

Theo GsmArena, ống kính 64MP sẽ được sử dụng cho khoảng cách tele ngắn hơn, trong khi ống kính tiềm vọng sẽ cho khả năng zoom quang 5x hoặc cao hơn.

Về cấu hình, Sony Xperia 1.1 được đồn đoán sẽ dùng chip Snapdragon 865, hỗ trợ kết nối 5G. Các thông tin chi tiết khác về Sony Xperia 1.1 hiện vẫn còn khá ít.

Hải Phong (theo GsmArena)

Đây là tin "nóng" cuối cùng về Galaxy S20 Ultra trước ngày ra mắt?

Đây là tin "nóng" cuối cùng về Galaxy S20 Ultra trước ngày ra mắt?

Galaxy S20 Ultra được cho là flagship của loạt Galaxy mới nhất sắp ra mắt của Samsung.

Lý do Apple muốn ra mắt iPhone 9 giá rẻ sớm

Thông tin đồn đoán về iPhone 9 giá rẻ sẽ được Apple ra mắt sớm trong năm nay để thay thế cho iPhone SE. Nhưng tại sao Táo khuyết phải tính ra mắt sớm bất thường như vậy?

Đầu tháng 12/2019, thông tin về iPhone 9 rộ lên, được coi là smartphone giá rẻ của Apple sẽ thay thế iPhone SE.

Nếu thông tin từ các báo cáo gần đây đáng tin cậy, Apple có thể sẽ ra mắt iPhone 9 ngay đầu năm nay, tức là càng sớm càng tốt. Hơn nữa Táo khuyết đang có kế hoạch đánh chiếm các thị trường mới nổi như Ấn Độ.

{keywords}
Lý do Apple muốn ra mắt iPhone 9 giá rẻ sớm

Đến thời điểm hiện tại, các nguồn tin cho biết việc chạy thử nghiệm thiết bị đã hoàn tất, điều này đồng nghĩa với việc Apple đang lên kế hoạch ra mắt iPhone 9.

Việc Táo khuyết gấp gáp trong việc ra mắt iPhone 9 là có lý do, đặc biệt là cho các thị trường như Ấn Độ, khi Apple đang mất dần thị phần tại thị trường chính Trung Quốc. iPhone 9 với giá cả phải chăng (còn được gọi là iPhone SE2) có thể sẽ bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt đó.

Các báo cáo trước đây xác nhận rằng, iPhone 9 chính là chiếc iPhone SE 2 được đồn đại trước đó, có thiết kế giống với iPhone 8. Máy có màn hình 4,7 inch, trang bị Touch ID và chip A13 Bionic.

Một số nguồn tin còn cho rằng, iPhone 9 sẽ có 2 biến thể với bộ nhớ trong 64 GB và 128 GB, đi kèm mức giá lần lượt là 399 USD và 499 USD.

iPhone 9 có thể được Apple bán ra ngay trong Q1/2020. Apple thường tổ chức các cuộc họp báo thường niên vào tháng 3 và rất có thể iPhone 9 sẽ xuất hiện trong sự kiện này.

Hải Nguyên (theo Gizchina)

Galaxy S20 sẽ chỉ trang bị zoom quang 5x thay vì 10x như đồn đoán?

Galaxy S20 sẽ chỉ trang bị zoom quang 5x thay vì 10x như đồn đoán?

Loạt flagship của Samsung sẽ ra mắt trong 1 sự kiện diễn ra ngày 11/2 tới. Và các thông tin rò rỉ về Galaxy S20 vẫn tiếp tục "nóng".

Apple ra mắt iPhone 9, MacBook 13 inch mới và Apple Watch màu đỏ?

Theo thông tin đồn đoán, Apple sắp có sự kiện được tổ chức vào mùa xuân này để ra mắt loạt sản phẩm mới, bao gồm iPhone giá rẻ, MacBook 13 inch mới và Apple Watch màu đỏ.

Thông thường Apple có 2 sự kiện được tổ chức hàng năm gồm Hội nghị nhà phát triển Apple vào tháng 6 và ra mắt iPhone mới vào tháng 9.

Sự kiện mùa xuân chỉ xảy ra khi có một sản phẩm mới cần giới thiệu. Năm ngoái, Apple đã dành 2 giờ để giới thiệu Apple News+, Apple Card, Apple TV+ và Apple Arcade.

{keywords}
Loạt sản phẩm màu đỏ của Apple Watch

Năm nay, sự kiện mùa xuân của Apple được đồn đoán sẽ ra mắt iPhone 9 (iPhone SE), MacBook 13 inch mới, Apple Watch màu đỏ.

iPhone 9 hoặc iPhone SE

Apple đã ngừng bán iPhone SE, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có "người kế nhiệm". Rất nhiều tin đồn về một chiếc iPhone giá phải chăng có thể là iPhone SE 2.

{keywords}
Apple sắp ra mắt iPhone 9

Theo các tin đồn, iPhone SE 2 hay iPhone 9 sẽ có thiết kế tương tự iPhone 8 với màn hình 4,7 inch, sử dụng nút Home vật lý với Touch ID. Nhưng iPhone 9 sẽ được trang bị chip A13 và RAM 3 GB. Giá iPhone 9 dự kiến từ 399 USD.

MacBook 13 inch mới

Mẫu MacBook 13 inch mới được cho là sẽ dùng bàn phím Magic như của MacBook Pro 16 inch.

{keywords}
MacBook 13 inch mới sẽ dùng bàn phím Magic

Ngoài bàn phím Magic, MacBook 13 inch mới được cho là có viền cực mỏng giúp màn hình có được kích thước 14 inch.

MacBook 13 inch mới cũng sẽ được trang bị chip mới nhất như trên bản 16 inch.

Apple Watch Series 5 bản màu đỏ

Apple Watch Series 5 bản màu đỏ (Product RED) có thể không có những thay đổi về phần cứng, nhưng đây sẽ là chiếc Apple Watch màu đỏ đầu tiên được bán ra.

{keywords}
Apple Watch màu đỏ

Cũng giống như việc Táo khuyết phát hành iPhone màu đỏ vài tháng sau khi phiên bản tiêu chuẩn ra mắt.

Hải Phong (theo 9to5mac)

Đây là tin "nóng" cuối cùng về Galaxy S20 Ultra trước ngày ra mắt?

Đây là tin "nóng" cuối cùng về Galaxy S20 Ultra trước ngày ra mắt?

Galaxy S20 Ultra được cho là flagship của loạt Galaxy mới nhất sắp ra mắt của Samsung.

Wednesday, January 29, 2020

Facebook đang lỗi, người dùng không thể tải bản tin News Feed

 Sự cố của Facebook xảy ra với người dùng trình duyệt trên máy tính và ứng dụng iPad. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao mà màn hình News Feed của Facebook không thể truy nhập được.

Sáng 30/1, nhiều người dùng tại Việt Nam phản ánh gặp tình trạng khó khăn khi sử dụng mạng xã hội Facebook. Theo đó, màn hình chủ NewsFeed của Facebook hiện đang gặp vấn đề. 

Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, khi vào Facebook bằng trình duyệt trên máy tính, người dùng Việt Nam không còn nhận được các thông tin về những bài đăng mới trên Facebook. Thay vào đó, thông tin mà mạng xã hội này trả về là “Đã xảy ra lỗi. Hãy thử làm mới trang này”.

{keywords}
Facebook đang lỗi, người dùng không thể tải bản tin News Feed. Ảnh: Trọng Đạt

News feed là phần nội dung nằm ở chính giữa trang chủ Facebook. Các nội dung này được Facebook cập nhật liên tục theo thời gian thực. Các nội dung thường hiển thị trên newsfeed bao gồm các dòng chia sẻ trạng thái (status), hình ảnh, video của bạn bè hay các nhóm, fanpage mà người sử dụng tham gia. Đôi khi, trên newfeed sẽ xuất hiện những quảng cáo trả phí của facebook. 

Đáng chú ý khi sự cố nói trên không chỉ xuất hiện trên phiên bản web. Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh Trần Công Tiến (Kim Mã, HN) phản ánh, từ khoảng 9h sáng nay, ứng dụng Facebook trên iPad của anh cũng không thể hoạt động bình thường. 

{keywords}
Lỗi hiển thị bản tin News Feed xuất hiện trên Facebook phiên bản web. 
{keywords}
Người dùng Facebook trên iPad cũng đang gặp phải tình trạng này. 

Tham khảo trên website DownDetector - nơi chuyên thống kê các sự cố, tình trạng gặp vấn đề với News feed của Facebook không phải là một hiện tượng phổ biến trên toàn cầu. Có vẻ như Việt Nam là một trong những thị trường hiếm hoi gặp phải tình trạng này.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao mà màn hình News Feed của Facebook không thể truy nhập được. Mặc dù không thể sử dụng màn hình chính, người dùng Facebook vẫn có thể truy cập vào các fanpage và nhóm trên Facebook. 

Cập nhật: Tính đến 10h40 sáng 30/1, việc sử dụng Facebook phiên bản web đã tạm thời trở lại bình thường. 

Trọng Đạt

Tiết lộ giá và ngày lên kệ Galaxy Z Flip và Galaxy S20

Chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip sắp ra mắt của Samsung có thể sẽ được phát hành trước Galaxy S20.

Tin đồn mới nhất về chiếc smartphone màn hình gập sắp ra mắt của Samsung, Galaxy Z Flip vừa được hé lộ trên Twitter.

Theo Sammobile, Galaxy Z Flip sẽ được phát hành vào ngày 14/2 tới, chỉ 3 ngày sau sự kiện ra mắt thiết bị này ngày 11/2. Như vậy, người hâm mộ sẽ không còn phải chờ đợi lâu để rước chiếc smartphone màn hình gập thế hệ 2 của Samsung.

{keywords}
Mẫu smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip

Giá Galaxy Z Flip được dự đoán vào khoảng 1.400 USD. Nguồn tin này cũng cho rằng, Galaxy Z Flip sẽ được phát hành độc quyền bởi nhà mạng AT&T tại Mỹ.

Sau đó, Galaxy Z Flip sẽ được phát hành bởi các nhà mạng khác. Samsung cũng sẽ cung cấp một phiên bản mở khóa của Galaxy Z Flip.

Mức giá 1.400 USD của Galaxy Z Flip không đáng ngạc nhiên khi những thông tin rò rỉ gần đây về thiết bị này. Trước đó, nhiều nguồn tin cho rằng Galaxy Z Flip có mức giá dưới 1.000 USD, nhưng rút cuộc smartphone gập thế hệ 2 của Samsung không rẻ như vậy. Mức giá 1.400 USD có vẻ là một con số hợp lý hơn.

{keywords}
Galaxy S20

Còn về chiếc Galaxy S20, thông tin mới nhất cho rằng smartphone này được phát hành vào ngày 6/3 tới. Chiếc Galaxy S20 Ultra, model cao cấp hàng đầu của Samsung, dự kiến ​​sẽ có giá khởi điểm từ 1.300 USD.

Đến thời điểm này, Samsung vẫn chưa xác nhận bất cứ thông tin nào, ngoài thông tin ra mắt dòng điện thoại Galaxy Z Flip và Galaxy S20 trong sự kiện Unpacked của mình vào ngày 11/2 tới.

Hải Phong (theo Sammobile)

Galaxy S20 sẽ chỉ trang bị zoom quang 5x thay vì 10x như đồn đoán?

Galaxy S20 sẽ chỉ trang bị zoom quang 5x thay vì 10x như đồn đoán?

Loạt flagship của Samsung sẽ ra mắt trong 1 sự kiện diễn ra ngày 11/2 tới. Và các thông tin rò rỉ về Galaxy S20 vẫn tiếp tục "nóng".

Nhân viên sơ suất mật khẩu gây ra vụ rò rỉ dữ liệu lớn suốt 2 năm

Cuộc tấn công diễn ra từ năm 2017 đến 2019, gây ra vụ rò rỉ dữ liệu lớn. Tài khoản của một quản trị viên đã bị xâm phạm do sơ suất không thay đổi mật khẩu.

Sự cố vừa được xử lý bởi các chuyên gia Kaspersky một lần nữa chứng minh rằng sự thiếu trách nhiệm cơ bản từ nhân viên cũng có thể dẫn đến một cuộc tấn công mạng gây thiệt hại đáng kể cho tổ chức.

Một doanh nghiệp lớn đã tìm đến các nhà nghiên cứu của Kaspersky sau khi phát hiện những quy trình đáng ngờ trong hệ thống mạng công ty.

Nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng hệ thống đã bị xâm nhập thông qua tài khoản quản trị viên cục bộ (adm_Ivan), được sử dụng để tải thư viện mã độc và sau đó lấy cắp dữ liệu từ hệ thống.

Mặc dù vẫn chưa rõ tài khoản của quản trị viên bị xâm phạm lần đầu tiên bằng cách nào, nhưng hành vi của người dùng đã tạo điều kiện để cuộc tấn công diễn ra trong thời gian dài.

{keywords}
Nhân viên sơ suất mật khẩu gây ra vụ rò rỉ dữ liệu lớn suốt 2 năm

Quản trị viên đã không đổi mật khẩu trong suốt thời gian đó, thay vì phải đổi mật khẩu ba tháng một lần như khuyến cáo trong chính sách bảo mật của công ty. Điều này giúp kẻ tấn công có quyền truy cập liên tục vào hệ thống mục tiêu, khiến hàng ngàn tệp tin bảo mật bị rò rỉ.

Để tìm hiểu thêm về cuộc tấn công và giảm thiệt hại mà tin tặc gây ra, khách hàng và nhóm bảo mật của Kaspersky đã quyết định giám sát các hoạt động của tội phạm mạng thay vì chặn đứng chúng ngay lập tức. Phân tích đã xác định rằng hệ thống của tổ chức đã bị xâm phạm trong khoảng thời gian hai năm - từ 2017 đến 2019.

Tin tặc đã xâm nhập hệ thống bằng tài khoản quản trị viên và tải trực tiếp các tệp độc hại lên hệ thống mạng. Các tập tin bao gồm một thư viện mã độc cũng như các trình tải xuống và một cửa hậu. Các mã độc này bị ẩn trong hệ thống thông qua biến thể của các phím tắt trên màn hình nền, menu và thanh tác vụ.
Sau đó, thông qua việc nhấp vào phím tắt, một tệp độc hại sẽ khởi chạy trước tệp thực thi ban đầu của ứng dụng, cho phép tin tặc che giấu hoạt động đáng ngờ khỏi hệ thống bảo mật của tổ chức.

Cách thức sử dụng cửa hậu để cấp quyền truy cập đầy đủ vào hệ thống đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu.

Phân tích sâu hơn cho thấy tin tặc đã xây dựng nhiều lệnh khác nhau và tìm kiếm các tệp bằng cách sử dụng từ khóa và tiện ích mở rộng. Chúng cũng theo dõi dữ liệu từ các tệp đã tải xuống trước đó.

Điều đáng chú ý là cửa hậu được tạo riêng cho cuộc tấn công này, và không có trường hợp nào khác sử dụng đến nó trong hơn một năm qua. Phân tích bổ sung cũng cho phép tổ chức tìm hiểu cách các hệ thống bị xâm phạm và các phím tắt được biến đổi thành tệp độc hại trong cuộc tấn công này.

Trong thời gian dài, tin tặc đã xâm phạm có chọn lọc những hệ thống liên quan, thu thập dữ liệu và sau đó “rời khỏi” hệ thống bị nhiễm mã độc, một quá trình mà tổ chức - cùng với các nhà nghiên cứu – đang theo dõi và kiểm soát.

Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã quyết định lây nhiễm tất cả các hệ thống trên hệ thống mạng nhằm thu được một điểm truy cập thay thế. Hành động này đã khiến tổ chức phải chặn ngay cuộc tấn công đang diễn ra.

Hải Phong

17 ứng dụng độc hại trên Google Play người dùng Android cần gỡ bỏ ngay lập tức

17 ứng dụng độc hại trên Google Play người dùng Android cần gỡ bỏ ngay lập tức

Khi được khởi chạy trên máy của người dùng, những ứng dụng kiểu này sẽ chạy các quảng cáo liên tục, từ đó gây nóng máy và ngốn pin của thiết bị.

Cuộc gọi dữ liệu 5G độc lập đầu tiên trên thế giới đã thành công

Nhà khai thác SK Telecom cho biết, họ đã thực hiện thành công cuộc gọi dữ liệu trên mạng thương mại 5G độc lập (standalone) đầu tiên trên thế giới.

Cuộc gọi dữ liệu trên mạng 5G độc lập diễn ra vào ngày 16/1 vừa qua tại Busan, thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, sử dụng mạng 5G thương mại của SK Telecom được triển khai tại khu vực đó.

Theo một tuyên bố mới đây từ nhà mạng SK Telecom thì nhà mạng này dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G cho người dùng trên mạng 5G độc lập tại Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2020.

{keywords}
Cuộc gọi dữ liệu 5G độc lập đầu tiên trên thế giới của nhà mạng Hàn Quốc 

Hiện tại các nhà khai thác di động trên thế giới đang triển khai mạng 5G không độc lập (non-standalone) có nghĩa là trên cơ sở tận dụng mạng lõi của mạng 4G và sử dụng công nghệ Chia sẻ phổ tần động (DSS) để triển khai và cung cấp dịch vụ 5G.

Đây là một giải pháp hiệu quả trong giai đoạn đầu triển khai mạng 5G nhằm giúp các nhà mạng triển khai nhanh chóng mạng 5G bằng cách sử dụng cùng phổ tần số cho cả 4G và 5G. Tuy nhiên, với mạng 5G không độc lập thì tốc độ, dung lượng và độ trễ của mạng sẽ không đạt như kỳ vọng. Vì vậy, xu thế chuyển sang mạng 5G độc lập là điều tất yếu để các nhà mạng triển khai dịch vụ 5G đầy đủ đến người dùng.

Để đạt được cột mốc quan trọng trên mạng 5G độc lập này, công ty đã áp dụng phần mềm giao diện vô tuyến mới độc lập cho các trạm gốc 5G không độc lập hiện có của mình và hoàn thành khả năng tương tác đa nhà cung cấp giữa thiết bị mạng của Ericsson và Samsung.

SK Telecom cũng đã áp dụng các công nghệ 5G quan trọng như tạo nhiều mạng ảo bằng một mạng 5G vật lý duy nhất (còn gọi là công nghệ network slicing) và điện toán biên di động (MEC) cho mạng 5G độc lập của mình. Công nghệ network slicing đang được làm nổi bật như một công nghệ thiết yếu để cung cấp hỗ trợ tối ưu cho các loại dịch vụ 5G khác nhau bằng cách phân vùng một mạng vật lý thành nhiều mạng di động ảo. Trong khi đó công nghệ MEC giúp giảm thiểu độ trễ bằng cách cung cấp lối tắt để truyền dữ liệu thông qua việc thiết lập trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ tại trạm gốc hoặc bộ định tuyến 5G. MEC có thể cải thiện hiệu suất của các dịch vụ 5G có độ trễ cực thấp như chơi game trên đám mây, nhà máy thông minh và xe tự lái.

Park Jong-kwan, Phó Chủ tịch đồng thời là người đứng đầu phòng thí nghiệm 5GX của SK Telecom cho biết: “Với việc thực hiện thành công cuộc gọi dữ liệu trên mạng 5G thương mại sử dụng công nghệ mạng 5G độc lập với đa nhà cung cấp của chúng tôi, chúng tôi hiện đang đứng trước ngưỡng cửa ra mắt dịch vụ 5G độc lập. SK Telecom sẽ cung cấp các dịch vụ và mạng 5G tốt nhất để hiện thực hóa một cấp độ hoàn toàn mới về trải nghiệm của khách hàng trong kỷ nguyên 5G”.

Trong một hội nghị với các nhà đầu tư, Giám đốc Tài chính Poong-Young Yoon của SK Telecom cho biết, đến hết tháng 11/2019 nhà mạng đã có 1,5 triệu thuê bao trong phân khúc 5G, chiếm tỷ lệ 44% trên thị trường 5G của Hàn Quốc và dự kiến kết thúc năm 2019 với hơn 2 triệu thuê bao 5G. Đến cuối năm 2020, SK Telecom dự kiến sẽ có tổng cộng 7 triệu thuê bao trong phân khúc 5G.

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ dịch vụ thương mại 5G vào ngày 3/4/2019. Các nhà mạng SK Telecom, KT Corp và LG Uplus ban đầu đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G giới hạn vào tháng 12/2018 như một phần của thỏa thuận với Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc là các nhà mạng phải triển khai đồng thời để tránh cạnh tranh quá mức. SK Telecom, KT Corp và LG Uplus ban đầu cung cấp dịch vụ 5G tại các khu vực hạn chế ở Seoul.

Vào tháng 6/2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu thầu thông qua đó họ đã trao phổ tần ở cả hai băng tần 3,5 GHz và 28 GHz cho các nhà khai thác. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

Mạng 5G sẽ khác biệt như thế nào so với 4G?

Mạng 5G sẽ khác biệt như thế nào so với 4G?

Công nghệ mạng di động 4G đang được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có ứng dụng gọi xe phổ biến hiện nay như Uber. Với việc phát triển lên mạng 5G, hành khách sẽ được trải nghiệm trong các chiếc xe tự lái.

Việt Nam và Mỹ mong muốn hợp tác phát triển 5G

 Trong chuyến thăm và làm viêc tại Việt Nam, đoàn Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ đã chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng về nhiều vấn đề liên quan đến ngành viễn thông của nước Mỹ.

Mỹ quan ngại về thị trường thiết bị 5G

Tại buổi làm việc, Hạ Nghị sĩ Seth Moulton - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách, ủy viên Ủy ban Quân Vụ Hạ Viện Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ rất quan ngại về các sản phẩm 5G: vấn đề an toàn, an ninh mạng, vấn đề có ít nhà cung cấp. 

Theo Hạ Nghị sĩ Seth Moulton, Hạ viện Mỹ rất muốn biết Việt Nam đã có những quyết định, chính sách ra sao về việc phát triển công nghệ 5G. Bên cạnh đó, ông Seth Moulton còn đặt vấn đề về việc làm thế nào để Hoa Kỳ có thể hợp tác tốt hơn với Việt Nam trong lĩnh vực này.

{keywords}
Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ. Ảnh: Trọng Đạt

Trước những vấn đề được phái đoàn nghị sĩ Mỹ nêu, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng vui mừng thông báo việc Việt Nam đã thử nghiệm thành công thiết bị mạng 5G (Base Station).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây đều là các sản phẩm Made in Vietnam, do người Việt Nam nghiên cứu chế tạo và có sự hợp tác với các công ty công nghệ Mỹ và thế giới.

Trước đây, khi mua các thiết bị 2G, 3G hay 4G, các quốc gia có khá nhiều sự lựa chọn bởi có nhiều nước sản xuất, nhiều công ty sản xuất khác nhau. Tuy nhiên với 5G, thế giới có ít sự lựa chọn hơn.

Các lựa chọn này bao gồm Ericsson của Thụy Điển, Nokia của Phần Lan, Samsung của Hàn Quốc, 2 công ty Huawei, ZTE của Trung Quốc và lựa chọn thứ 5 là Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc có ít sự lựa chọn như vậy có thể là một hạn chế đối với vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G bằng thiết bị do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ với những quan ngại của Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nếu thế giới có nhiều hơn nữa các công ty có thể sản xuất được thiết bị 5G, đó sẽ là một điều kiện tốt để nâng cao việc đảm bảo an ninh cho 5G. Do vậy, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng đề nghị phía Hạ viện Mỹ thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty công nghệ Mỹ để sản xuất thiết bị 5G.

Tại khu vực ASEAN, Việt Nam hiện là nước có vai trò dẫn dắt về 5G. Với các workshop được tổ chức liên tục từ năm ngoái đến năm nay, các nước ASEAN đều tụ họp tại Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm về việc phát triển 5G.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu sản xuất cũng có thể bán được tại cả các nước ASEAN. Đây là một thị trường lớn với khoảng 650 triệu dân. 

Trước những chia sẻ từ Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Hạ Nghị sĩ Seth Moulton cho rằng đây là những thông tin rất tích cực đối với Mỹ. Các Nghị sĩ trong đoàn công tác của Hạ viện Mỹ đánh giá rất cao về sự tiên phong của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong việc phát triển và sản xuất các thiết bị 5G.

Bảo mật là yêu cầu quan trọng khi phát triển thiết bị 5G

Bên cạnh vấn đề có ít công ty sản xuất thiết bị 5G, một trong những vấn đề quan ngại của Mỹ là việc các quốc gia khác đang trở nên phụ thuộc về công nghệ vào các nhà sản xuất thiết bị 5G.

Có một thực tế là nhiều quốc gia trên thế giới hiện chưa có tiêu chuẩn về bảo mật với các thiết bị hạ tầng viễn thông. Do vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điều mà cả Việt Nam và phía Chính phủ Mỹ cần làm là thúc đẩy việc cho ra đời bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đó.

“Chúng ta sẽ mua sản phẩm của công ty nào đạt được tiêu chuẩn.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

{keywords}
Sự xuất hiện của các thiết bị 5G Việt Nam góp phần vào việc đa dạng nguồn cung trên thị trường các thiết bị 5G. Ảnh: Trọng Đạt

Công nghệ 2G, 3G và 4G trước đây chủ yếu chỉ có các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến hiệu năng mà chưa có các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan tới an toàn, an ninh mạng. Do vậy, với sự xuất hiện của 5G, Mỹ và nhiều nước đặt ra các tiêu chuẩn về an ninh bảo mật, bên cạnh các tiêu chuẩn về hiệu năng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là điều rất cần thiết.

Cục ATTT (Bộ TT&TT) đang làm việc để cho ra một bộ tiêu chuẩn về bảo mật cho thiết bị 5G. Năm 2020, Việt Nam sẽ công bố các tiêu chuẩn về bảo mật cho thiết bị 5G. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn có sự hợp tác cùng với phía Mỹ để trao đổi thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn về bảo mật cho các thiết bị 5G.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam mong muốn phía Mỹ đánh giá xem thiết bị 5G của Việt Nam có đáp ứng với các tiêu chuẩn của Mỹ hay không. Nếu đạt tiêu chuẩn, các thiết bị này sẽ được cung cấp tại Mỹ.

Tương lai của loài người phụ thuộc vào an toàn, an ninh trên không gian mạng. Tuy nhiên, chia sẻ với đoàn Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng rằng, tất cả mọi việc đều có thể giải quyết nếu có sự hợp tác chung ở mức độ toàn cầu, nhất là vấn đề an toàn, an ninh mạng.

Trọng Đạt

Điện thoại của CEO Amazon Jeff Bezos bị hack

Ông chủ giàu nhất thế giới công nghệ Jeff Bezos với khối tài sản 117 tỷ USD được cho là nạn nhân vụ hack điện thoại năm 2018 qua ứng dụng tin nhắn WhatsApp.

Trong vụ việc này, hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman được xác định có liên quan, theo thông tin mới công bố của tờ The Guardian (Anh).

{keywords}
CEO Amazon Jeff Bezos

Phân tích kỹ thuật sau vụ hack cho thấy một lượng lớn dữ liệu từ điện thoại Jeff Bezos đã bị lấy đi. Chưa thể xác định dữ liệu này gồm những gì.

Một năm sau vụ hack, kẻ tấn công mới đe dọa Jeff Bezos. CEO Amazon cho biết nhận được thư đe dọa trong tháng 2/2019, trong đó kẻ tấn công dọa công khai ảnh và tin nhắn liên quan tới nghi vấn ngoại tình của ông.

Một tháng sau đó, nhà điều tra được Jeff Bezos thuê cho biết có trong tay bằng chứng hoàng tử Ả Rập Xê Út liên quan tới vụ việc.

Tờ Washington Post do Jeff Bezos làm chủ thường đăng tải các chủ đề Ả Rập Xê Út. Phóng viên Jamal Khashoggi từng viết nhiều bài chỉ trích hoàng tử Mohammed bin Salman. Khashoggi bị sát hại tháng 10/2018 sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul.

Ả Rập Xê Út đã bác bỏ cáo buộc hack điện thoại Jeff Bezos và lớn tiếng yêu cầu điều tra tìm ra chân tướng sự việc.

Trong khi đó, Jeff Bezos tỏ ra kín tiếng. Một trong những luật sư của tỉ phú này cho biết ông đang làm việc với cơ quan luật pháp nhưng không tiết lộ thông tin.

“Tôi không bình luận về vụ việc này ngoại trừ thông tin ông Bezos đang hợp tác với cơ quan điều tra”, vị luật sư nói với tờ The Guardian.

Trong khi đó, Gavin de Becker, người được thuê điều tra vụ hack điện thoại Bezos trước đó cũng không bình luận về báo cáo mới nhất của The Guardian.

Nguyễn Minh (theo The Guardian)

Cảnh sát Scotland dễ dàng bẻ khóa iPhone

Cảnh sát Scotland dễ dàng bẻ khóa iPhone

Trong khi FBI phải tranh đấu với Apple để mở khóa iPhone, cảnh sát Scotland lại có cách làm hiệu quả hơn nhiều.

TP Trung Quốc dùng nhận dạng khuôn mặt theo dõi người mặc Pyjama

Thành phố Tô Châu muốn ngăn không cho người dân mặc Pyjama ra đường. Chính quyền thành phố đã dùng hệ thống nhận diện khuôn mặt cho việc này.

Lãnh đạo thành phố Tô Châu cho rằng mặc Pyjama ở nơi công cộng là hành vi “thiếu văn minh”.

{keywords}
TP Trung Quốc dùng nhận dạng khuôn mặt theo dõi người mặc Pyjama

Tuần trước, 7 người mặc Pyjama ra đường bị chính quyền bêu tên trên mạng xã hội. Ảnh chụp những người này, thậm chí cả số CMND, thông tin vị trí cũng được công khai.

Tuy nhiên, trước sức ép dư luận, những thông tin này được gỡ sau đó. Người dân cho rằng mặc Pyjama là quyền của họ vì loại quần áo này mang lại sự thoải mái.

Dù đây là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc, ít người biết rằng chính quyền nhiều năm liền tìm cách ngăn chặn, thậm chí còn triển khai cả lực lượng “cảnh sát Pyjama” tuần tra ngoài đường từ năm 2009.

Nguyễn Minh (theo NYT)

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa cảnh báo nguy cơ từ trình duyệt Windows

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa cảnh báo nguy cơ từ trình duyệt Windows

Lỗ hổng zero-day của trình duyệt IE trong Microsoft tiềm ẩn nguy cơ khôn lường khiến Bộ An ninh Nội địa Mỹ phải đưa ra cảnh báo mất an toàn.

Tuesday, January 28, 2020

Thời cơ và vận hội dân tộc nhìn từ công cuộc chuyển đổi số

Những ngày cuối năm, lòng người thường tĩnh lại. Những lo âu, suy nghĩ thường nhật bỗng nhường chỗ cho những suy nghĩ lớn lao hơn.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên số, khi không gian mạng trở thành không gian chiến lược thứ 5 của loài người. Nếu như không gian truyền thống con người đã làm quen từ hàng nghìn năm nay, thì không gian mạng lại hết sức mới mẻ, chỉ chưa đầy 3 thập niên trở lại đây. 

Công cuộc chuyển đổi từ không gian truyền thống lên không gian mạng, hay công cuộc chuyển đổi số, vì thế, là thời cơ mà nếu không nắm bắt thì quốc gia, dân tộc sẽ bị bỏ lại phía sau.

Suy ngẫm từ Chiếu dời đô

Cách đây hơn 1000 năm, dân tộc Việt Nam đã thực hiện một cuộc chuyển đổi vĩ đại. Công cuộc chuyển đổi này được dẫn dắt bởi người đứng đầu quốc gia khi đó là Vua Lý Thái Tổ. Chương trình chuyển đổi quốc gia, Chiếu dời đô, chỉ có vẻn vẹn 214 chữ, nhưng để lại bài học vô giá.

Đầu tiên là việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Nhà vua đã chỉ ra: “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô”.

Đi liền với đó, là việc đánh giá, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của đất nước, đánh giá thời nhà Đinh, Tiền Lê là cạn nghĩ, không thức thời, không chịu học hỏi.

{keywords}
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chúc mừng Lễ ra mắt của Liên minh Chuyển đổi số

Điều cốt yếu rút ra là tinh thần đổi mới. Ngay lúc ấy, kinh nghiệm quốc tế lớn nhất đã là không được đi theo những lối mòn, mà phải luôn luôn đổi mới.

Thế đâu là chỗ dựa để đánh giá một sự thay đổi là đúng hay là sai? Câu trả lời của Chiếu dời đô: phải mang lại cho xứ sở sự thịnh vượng. Thuật lại việc Lý Thái Tổ đưa Chiếu dời đô ra để hỏi ý kiến các quan, Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: "Bầy tôi đều tâu: Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, để trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế ai dám không theo".

Nhưng điều quan trọng nhất trong chương trình chuyển đổi quốc gia cách đây hơn 1000 năm là sự chuyển đổi về mặt nhận thức. Việc dời đô từ Hoa Lư hiểm yếu nhưng chật hẹp sang Thăng Long trống trải giữa vùng đồng bằng là một sự chuyển đổi về tư duy quản lý đất nước, tư duy cầm quyền; từ quan điểm phòng thủ đất nước dựa vào sự hiểm yếu sang dựa trên sự phát triển, coi phát triển là cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia.

Chương trình chuyển đổi quốc gia khi ấy do Vua Lý Thái Tổ dẫn dắt thành công, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử dân tộc, tạo ra tiềm lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho cả giai đoạn 1000 năm về sau.

Đến công cuộc chuyển đổi số lên không gian mạng

Không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược thứ 5 của loài người. Việc chuyển đổi mọi mặt đời sống từ không gian truyền thống lên không gian mạng được gọi là chuyển đổi số.

Nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Những quốc gia tiên phong trong chuyển đổi số đã cùng nhau thành lập mạng lưới hợp tác quốc gia số, gọi tắt là D10 (Digital 10).

Một số quốc gia châu Á khác như Ấn Độ và các nước Ả Rập, cũng sớm xác định được xu hướng tất yếu và coi đây là nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Đặc biệt, Chính phủ các nước Ả Rập chỉ riêng năm 2018 đã chi tiêu 15 tỷ đô la cho các công nghệ nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số.

Trong khu vực Đông Nam Á, tháng 11/2014, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố chương trình chuyển đổi số, đưa Singapore trở thành một quốc gia thông minh. Indonesia đặt mục tiêu chuyển đổi số giúp tạo ra giá trị mới ước tính vào khoảng 150 tỷ đô la, tương đương với 10% GDP vào năm 2025. Mới đây nhất, tháng 10/2019, trở lại lãnh đạo đất nước Malaysia sau 16 năm, Thủ tướng Mahathir Mohamad tuyên bố chương trình chuyển đổi số, với trọng tâm là đưa Malaysia trở thành trung tâm về công nghệ tài chính (fintech), chuỗi khối (blockchain) và thiết bị bay thông minh (dronetech).

Những cách chuyển đổi số thất bại

Chuyển đổi số của một quốc gia thường thất bại theo nhiều cách khác nhau, nhưng điểm lại, có 5 vấn đề chính phổ biến dẫn đến việc chuyển đổi số thất bại.

Quá tập trung hoặc quá phân tán sẽ thất bại. Kinh nghiệm thành công cho thấy để chuyển đổi số thành công, cần có sự truyền cảm hứng từ lãnh đạo cấp cao nhất, có một nhạc trưởng điều phối, có một cơ quan điều phối và có sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội.

Thay đổi, phá vỡ quá nhiều thứ một lúc sẽ thất bại. Thay vào đó, cần đi nhanh, đi trước ở một số lĩnh vực ưu tiên. Phát triển các nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số một dễ dàng.

Chuyển đổi số nửa vời sẽ thất bại. Người dân sẽ trung thành sử dụng những dịch vụ số hoàn chỉnh, từ đầu đến cuối, không giấy tờ, thay vì những dịch vụ điện tử một phần trực tuyến, một phần lại phải “offline” để làm theo cách truyền thống. Song song với việc cung cấp dịch vụ số hoàn chỉnh, Chính phủ cũng cần ban hành chính sách khuyến khích người dân sử dụng. Chẳng hạn, dịch vụ công trực tuyến có thời gian xử lý nhanh hơn, phí, lệ phí thấp hơn dịch vụ công làm theo cách truyền thống.

{keywords}
Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh được Viettel giới thiệu tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2019. Ảnh: IEC GROUP

Không hình thành được văn hoá số sẽ thất bại. Cần hình thành văn hoá chấp nhận và thử nghiệm cái mới, tiến tới khuyến khích cái mới, cho phép làm nhanh, thử nghiệm trong phạm vi hẹp, thất bại nhanh để rút kinh nghiệm, thành công thì xem xét nhân rộng.

Một chiến lược hay chương trình quốc gia cứng nhắc sẽ thất bại. Thay vào đó, chương trình quốc gia cần có tính khung, động, mở, tạo nền móng. Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào đó để tuyên bố chương trình chuyển đổi số của mình.

Thời cơ và vận hội dân tộc

Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức như khi thay đổi, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, mô hình kinh doanh cũ bị thay thế, những mối quan hệ mới chưa có tiền lệ phát sinh, nguy cơ thiếu hụt nhân lực trình độ cao, mất an toàn, an ninh mạng và thông tin riêng tư, thông tin cá nhân.

Nhưng chuyển đổi số mang lại cơ hội mới cho nền kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, thoát bẫy thu nhập trung bình, thông minh hoá các ngành truyền thống như giao thông, y tế, nông nghiệp, điện lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Chuyển đổi số còn là cơ hội để Chính phủ hoạt động minh bạch hơn, giảm tham nhũng, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng về thu nhập, đào tạo và tiếp cận dịch vụ.

{keywords}

Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển. Truyền thuyết khai sinh dân tộc có cha Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển, nhưng Việt Nam đã chậm bước trong việc trở thành một quốc gia biển.

Việt Nam hiện nay hội tụ nhiều yếu tố để chuyển đổi số thành công, với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước mang tính kiến tạo của Chính phủ, dân số trẻ, kinh tế phát triển năng động.

Cơ hội cho Việt Nam chuyển đối số thành công sẽ nằm ở những hành động cụ thể như hiện thực hoá ước mơ mỗi người dân một chiếc smartphone, mỗi hộ, gia đình một đường cáp quang; hình thành lực lượng doanh nghiệp công nghệ số đông đảo, trong đó có các doanh nghiệp lớn làm chủ công nghệ, đi ra toàn cầu; phát triển Chính phủ số.

Thế hệ chúng ta không thể bỏ lỡ thời cơ và vận hội ấy của dân tộc để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số thịnh vượng, ổn định, nhân văn và rộng khắp.

Xu thế không thể đảo ngược

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, là phương thức quan trọng giúp các t ổ chức, doanh nghiệp đạt được những thành công mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Còn theo công ty nghiên cứu McKensey, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%. Theo khảo sát của IDG, 90% doanh nghiệp toàn cầu đã có kế hoạch chuyển đổi số và đa số khẳng định chuyển đổi số nằm trong Top 3 mục tiêu quan trọng nhất cần thực hiện.

Tại Việt Nam, Khảo sát của Hiệp hội Dịch vụ Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA) tháng 8/2019 cho thấy, trên 70% doanh nghiệp, tổ chức đã sẵn sàng chuyển đổi số. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những băn khoăn được các tổ chức, doanh nghiệp đặt ra. Trong đó, ba vấn đề được họ quan tâm hàng đầu là: nguồn lực để triển khai (55,7%); tin học hoá khác với chuyển đổi số như thế nào (39,2%); và chuyển đổi số nên bắt đầu như thế nào (38,4%).

Còn theo khảo sát của Bộ Công Thương, 61% doanh nghiệp đứng ngoài cuộc chơi, chỉ 21% doanh nghiệp đã có các hoạt động chuẩn bị ban đầu cho ứng dụng công nghệ 4.0. Tính chung, 16/17 ngành chưa sẵn sàng với chuyển đổi số.

NGỌC MAI

Nhật Hồng