Sunday, October 3, 2021

Long An nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số

Những ngày thực hiện giãn cách xã hội ở Long An, trang Zalo Chính quyền điện tử tỉnh liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh, Cổng Dịch vụ công trực tuyến bảo đảm thông suốt phục vụ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân, DN.

“Trái ngọt” cho những nỗ lực bền bỉ

Tại Long An, trong nhiều năm qua, từ chính quyền tỉnh đến các cơ quan sở, ngành, địa phương không ngừng tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.

Đặc biệt, trong năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và có nhiều diễn biến phức tạp, tỉnh liên tục đạt được những bước tiến ấn tượng trong công cuộc “số hoá”. Như Long An hoàn thành xây dựng Bộ phần mềm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) phục vụ chia sẻ, kết nối các hệ thống ứng dụng CNTT, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong tỉnh và giữa tỉnh với các bộ ngành.

{keywords}

Đến nay, Long An đã đưa vào vận hành nhiều dịch vụ: dịch vụ liên thông một cửa - dịch vụ công; các dịch vụ khai thác CSDL/Hệ thống thông tin quốc gia (Kết nối hộ tịch điện tử, Khai thác CSDL doanh nghiệp quốc gia, Cấp mã số đơn vị có quan hệ với Ngân sách, Dịch vụ công quốc gia, Danh mục dùng chung quốc gia, Khai thác CSDL BHXH quốc gia; Dịch vụ Hành chính công). Long An đồng thời kết nối và đưa vào vận hành nhiều dịch vụ, nền tảng thanh toán trực tuyến quốc gia (Paygov) tích hợp vào Cổng Dịch vụ công tỉnh; kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

{keywords}

Hiện Long An cũng đạt nhiều kết quả ấn tượng trong ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước. Hạ tầng CNTT phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển dịch vụ đô thị thông minh tại Long An cũng đang từng bước được đầu tư bài bản. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đồng bộ cho 100% sở, ngành, huyện, xã và kết nối Internet tốc độ cao. Đồng thời, phần mềm quản lý văn bản và điều hành được nâng cấp và triển khai đồng bộ cho 100% cơ quan nhà nước từ tỉnh đến xã, bảo đảm gửi, nhận liên thông 4 cấp từ Trung ương đến địa phương qua Trục liên thông văn bản quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ,...

{keywords}

Đến năm 2021, khi Covid-19 bùng phát mạnh, những nỗ lực của Long An trong chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số đã thật sự phát huy hiệu quả, phục vụ người dân, DN với 161 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (đạt 8,7%) và 1.421 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (đạt 76%, tăng 59% so năm 2020), hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 (vượt mục tiêu tỉnh đề ra trong năm 2021 đạt 35%).

{keywords}
 Tình hình tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Long An qua các năm

Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, huyện không nhận hồ sơ trực tiếp, thì Cổng Dịch vụ công trực tuyến (https://ift.tt/3a4pruU) và dịch vụ bưu chính công ích là cầu nối, hỗ trợ hiệu qủa người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công, kết hợp với tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, đảm bảo thông suốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân. Kết quả tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết đúng hạn công bố trên Cổng dịch vụ công của tỉnh được duy trì tốt với 99%.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2021, có 77.769 hồ sơ nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (tăng hơn 2 lần so với năm 2020). Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2020 đạt 86,25%, xếp thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngoài ra, hàng ngày, người dân Long An đều có thể cập nhật những thông tin chính thống, kịp thời về tình hình dịch bệnh trên địa bàn qua kênh Zalo “Chính quyền điện tử tỉnh Long An” và bản đồ Covid của tỉnh. Thông qua kênh Zalo Chính quyền điện tử tỉnh Long An, người dân cũng thuận tiện tìm hiểu thông tin, đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4, tra cứu hồ sơ theo mã số hoặc QR code để biết tình trạng hồ sơ,…

Tận dụng cơ hội chuyển đổi số, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số

Dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. Tuy nhiên, đại dịch cũng là “đòn bẩy” cho những thói quen tiêu dùng, sử dụng dịch vụ trực tuyến trên mọi mặt cuộc sống. Vì vậy, đây chính là cơ hội để nhiều địa phương tạo bước đột phá trong chuyển đổi số, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Để bắt kịp những cơ hội, thể hiện quyết tâm cao của lãnh đạo đảng và nhà nước, cuối tháng 8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thông qua, ký ban hành Nghị quyết Chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ trên 3 trụ cột: Xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên phạm vi toàn tỉnh, phấn đấu trụ vững trong nhóm tỉnh, thành phố có thứ hạng cao về chuyển đổi số.

Nghị quyết đồng thời nhấn mạnh 8 chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 Long An phải hoàn thành gồm: đạt trên mức trung bình cả nước đối với các chỉ tiêu chuyển đổi số đề ra trong chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được cung cấp mức độ 4; hoàn thành xây dựng Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số chiếm 10% GRDP; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

Với quyết tâm đó, tỉnh Long An đang tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ, mục tiêu đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tiến tới chính quyền số. Trong đó có thể kể đến việc tập trung xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung và Cổng dữ liệu mở của tỉnh; Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tập trung, đa nhiệm của tỉnh và phát triển một số dịch vụ ĐTTM đô thị thông minh thiết yếu.

Long An cũng phấn đấu phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh đạt 100%. Cơ bản các hộ gia đình trên toàn tỉnh được phổ cập inetmet; 100% người dân trưởng thành đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh…

Song song đó, Long An cũng xác định triển khai thí điểm chuyển đổi số ở 3 đơn vị gồm: 2 xã (thuộc huyện Cần Giuộc, Châu Thành) và 1 phường (thuộc TP. Tân An) và Sở Thông tin và Truyền thông. Thực hiện mô hình điểm hoàn thành triển khai các dịch vụ đô thị thông minh cơ bản tại TP. Tân An nhằm đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn để làm cơ sở triển khai đồng bộ Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

D. An

No comments:

Post a Comment