Đây là câu hỏi được nhiều người dùng di động quan tâm trong bối cảnh mạng 5G đang trong giai đoạn thử nghiệm ở Việt Nam.
Tính đến nay, các nhà mạng Việt Nam đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 8 tỉnh, thành phố, địa phương là: Hà Nội, TP.HCM, Thủ Đức, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tốc độ 5G trung bình tại Việt Nam hiện đạt từ 500 - 600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập mạng 4G.
Tính đến thời điểm này, 8 tỉnh/thành phố đã có sóng 5G Viettel |
Tuy vậy, theo đại diện Viettel, phải mất một thời gian nữa thì việc thử nghiệm hoàn tất và mạng 5G được triển khai thương mại hóa ở Việt Nam. Trong lúc “chờ đợi”, mạng 4G hiện tại vẫn đóng vai trò quan trọng với người dùng di động. Chính vì vậy, nhà mạng có cơ sở hạ tầng mạng lưới 4G hàng đầu sẽ là lợi thế để “ghi điểm” với người dùng.
Báo cáo Trải nghiệm mạng di động Việt Nam (Mobile Network Experience Report) tháng 9/2021 của Opensignal được đăng tải công khai trên website của tổ chức này cho thấy Viettel là nhà mạng đi đầu về trải nghiệm vùng phủ sóng 4G ở Việt Nam. Viettel được đánh giá ở mức 8,8/10 điểm về trải nghiệm vùng phủ sóng 4G.
OpenSignal là một cơ quan độc lập chuyên phân tích trải nghiệm di động của người dùng. Báo cáo của đơn vị này dựa trên việc phân tích hàng tỷ các phép đo do người dùng chia sẻ.
Theo báo cáo trên, không chỉ mạnh về vùng phủ sóng, độ khả dụng của mạng 4G Viettel được đánh giá cao nhất khi đạt mức 90%; trải nghiệm tốc độ Internet di động đường xuống của Viettel xếp ở vị trí đầu với 28,3 Mbps. Opensignal cũng cho thấy, trải nghiệm video, chơi game, thoại của mạng Viettel được đánh giá cao nhất. Về tổng thể, Viettel gây ấn tượng khi dẫn đầu ở 6/7 hạng mục về trải nghiệm của người dùng di động.
Luôn nỗ lực nâng tầm trải nghiệm cho người dùng, để người dùng dễ dàng kiểm tra, giám sát, Viettel còn cung cấp một công cụ giúp theo dõi chất lượng phủ sóng 4G của nhà mạng này tại bất cứ địa điểm nào. Theo đó, người dùng chỉ cần vào website https://ift.tt/2GeM6ps là có thể tra cứu chi tiết vùng phủ 4G chính xác.
Trong trường hợp tín hiệu có vấn đề, người dùng có thể liên hệ với Viettel để được trợ giúp. Đây cũng là cách Viettel thu thập ý kiến khách hàng, nhằm chủ động triển khai thêm các giải pháp kỹ thuật để cải thiện chất lượng hạ tầng mạng lưới.
Xóa “vùng lõm” internet di động ngay trong tháng 9 phục vụ học online
Bên cạnh đó, đại diện Viettel cho biết, ngay trong tháng 9 năm 2021, nhằm đảm bảo nhu cầu học trực tuyến cho các em học sinh ở cả những vùng khó khăn, nhà mạng sẽ triển khai lắp đặt thêm loạt các trạm BTS phủ sóng 100% các “vùng lõm” internet di động tại tất cả các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Đại diện Viettel cho biết, để làm được điều này, sẽ có 1.500 trạm phát sóng được dựng thêm, 5.000 giải pháp nhằm nâng cấp dung lượng cho mạng lưới sẽ được các kỹ sư của Viettel thực hiện.
Cùng với việc đảm bảo vùng phủ sóng và tốc độ kết nối, Viettel sẽ miễn 100% phí truy cập và sử dụng nền tảng giáo dục trực tuyến Viettel Study cho toàn bộ học sinh, sinh viên cả nước.
Tập đoàn cũng miễn phí 100% data truy cập các ứng dụng về giáo dục K12 Online, phần mềm quản lý trường học SMAS và tặng thêm 50% lưu lượng data cho các gói cước dành cho học sinh, sinh viên (từ 14-22 tuổi).
Về máy tính đảm bảo cho việc học tập, 37.000 cán bộ, công nhân viên Viettel sẽ gửi tặng 37.000 máy tính bảng đến những học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc.
Theo đại diện Viettel, những đóng góp này là tấm lòng của người Viettel với thế hệ tương lai của đất nước. Cuộc vận động "Sóng và máy tính cho em" sẽ tiếp thêm sức mạnh trên hành trình xoá khoảng cách về giáo dục.
Thế Định
No comments:
Post a Comment