Tuesday, September 28, 2021

Giải pháp thông minh giúp tiểu thương bắt nhịp kinh doanh ngay sau dịch

Khởi động lại công việc kinh doanh sau giai đoạn giãn cách xã hội, tiểu thương không chỉ cần chú trọng quản lý hàng hoá mà còn cần sự tiện lợi của khách hàng cũng như đảm bảo an toàn trong giai đoạn dịch bệnh.

{keywords}

Quản lý hàng hóa sát sao

Sau thời gian dài nghỉ dịch, kiểm soát lại hàng hóa là việc vô cùng quan trọng. Nhà bán hàng nên tích cực tạo các chương trình ưu đãi để xả hàng tồn, chỉ duy trì nhập đều những mặt hàng chủ lực. Hạn chế tình trạng tồn kho nhiều khiến chất lượng hàng hóa giảm và bản thân tiểu thương cũng bị giam vốn. Song song, chọn nguyên liệu đầu vào thay thế có giá nhập ổn định hơn những mặt hàng đang bị “thổi giá” chóng mặt. Tiểu thương cũng có thể bán theo “combo" sản phẩm để người mua không cảm thấy phí ship quá cao so với giá trị đơn hàng.

Nhà bán hàng có thể kết nối nhiều đầu mối nhập hàng để có giá bán cạnh tranh và không bị gãy hàng. Nếu không làm tốt khâu này, nhà bán hàng sẽ rất dễ vuột mất những khách hàng thân thiết vào tay đối thủ cạnh tranh.

Ưu tiên sự tiện lợi và an toàn của khách hàng

Tuân thủ quy tắc 5K và thanh toán không tiền mặt chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của bản thân và khách hàng trong giai đoạn này. Bên cạnh thanh toán thẻ, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử đang vươn lên như một giải pháp vượt trội dành cho nhà bán hàng.

{keywords}

Ví điện tử SmartPay do Công ty TNHH TMDV Mạng lưới Thông Minh (SmartNet) phát triển mới đây đã ra mắt công nghệ Chạm - Thanh toán - chấp nhận thanh toán không tiếp xúc thông qua điện thoại di động. Với tính năng này, nhà bán hàng vừa và nhỏ trong mạng lưới SmartPay có thể sử dụng điện thoại thông minh như một thiết bị POS để nhận thanh toán không tiếp xúc từ điện thoại di động của khách hàng ở bất cứ đâu.

Khác với thanh toán tiền mặt, sử dụng tính năng Chạm - Thanh toán giúp giảm tiếp xúc trực tiếp, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus. Các bước đổi tiền, trả lại tiền thừa được lược bỏ, không cần lắp đặt các thiết bị phần cứng, đường truyền phức tạp, lại chẳng phải lưu trữ tiền mặt số lượng lớn. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để công nghệ này của SmartPay “ghi điểm” với nhà bán hàng bởi khả năng tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí cùng tính an toàn cao.

Đại diện SmartNet cho rằng, sử dụng ví điện tử nói chung và tính năng Chạm - Thanh toán của SmartPay còn là cầu nối tiểu thương với đối tượng khách hàng trẻ, ưa thích công nghệ, giúp nhà bán hàng bứt phá doanh thu trong bối cảnh Việt Nam đang dần tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.

{keywords}

Chia sẻ về lý do ra mắt tiện ích này, ông Marek Eugene Forysiak - Chủ tịch SmartNet cho biết, nhiệm vụ của SmartPay là giúp các nhà bán hàng vừa, nhỏ và tiểu thương nhanh chóng trở lại sản xuất kinh doanh dễ dàng ngay sau khi kết thúc giãn cách. Thanh toán 1 chạm - là giải pháp công nghệ thanh toán được SmartPay phát triển và phục vụ cho phân khúc nhà bán hàng vừa nhỏ đầu tiên tại thị trường Việt Nam, không chỉ giúp phát triển nền kinh tế “không tiền mặt” mà còn góp phần hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Việt Nam.

Hiện tại, tính năng Chạm - Thanh toán trên ứng dụng SmartPay đã áp dụng đối với các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android có hỗ trợ công nghệ kết nối không dây tầm ngắn NFC và trong tương lai sẽ được mở rộng thêm đối với hệ điều hành IOS. 

Tinh giảm chi phí hợp lý

{keywords}

Việc cắt giảm những khoản chi phí không hiệu quả và không trực tiếp mang lại doanh thu là cần thiết , tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng lầm tưởng chỉ cần cắt giảm nhân sự là được. Việc cho nhân viên nghỉ việc sẽ khiến tiểu thương mất đi những nhân viên trung thành, thạo việc và quá tải khi quay trở lại guồng kinh doanh bình thường mới.

Thay vì cắt giảm nhân sự, nhà bán hàng có thể giảm lương và chuyển đổi phần thu nhập bị giảm của nhân viên thành khoản thưởng hoa hồng/doanh thu, chỉ phát sinh khi hàng hóa bán chạy. Bên cạnh đó, việc đánh giá lại hiệu quả giao hàng của các đối tác, chỉ tiếp tục làm việc với những đơn vị vận chuyển uy tín với mức giá hợp lý cũng là giải pháp cần thiết sau dịch.

Tố Uyên

No comments:

Post a Comment