Nhiều hệ thống bản đồ Covid-19 đã ra đời để góp phần kiểm soát dịch bệnh, mang đến cho người dân luồng thông tin chính thống, tập trung và trực quan trên nền bản đồ số.
Tháng 1/2020, sau khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện tại bang Washington (Mỹ), Ensheng Dong – một nghiên cứu sinh tiến sĩ chương trình Kỹ thuật hệ thống và xây dựng dân dụng Đại học Johns Hopkins đã tạo ra “Covid-19 Dashboard”. Đây là bảng điều khiển trực tuyến mô tả trực quan trên bản đồ phạm vi và tốc độ lây lan của virus Corona trên toàn thế giới.
Bản đồ dịch tễ về Covid-19 của Johns Hopkins - một trong những bản đồ Covid-19 online đầu tiên trên thế giới. |
Tại Việt Nam, những bản đồ Covid-19 như vậy cũng đã ra đời để góp phần kiểm soát dịch bệnh, mang đến cho người dân luồng thông tin chính thống, tập trung và trực quan trên nền bản đồ số.
Kể từ giữa năm nay, rất nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các hệ thống bản đồ thông tin dịch tễ nhằm cung cấp thông tin cho người dân và phục vụ công tác phòng chống dịch.
Có thể kể tới hệ thống bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của rất nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, TP.HCM, Đồng Nai, Hậu Giang, Tiền Giang, Bình Phước, Long An, Bến Tre.
Mới đây, eKMap - một nhà cung cấp dịch vụ bản đồ số cũng đã phát triển hệ thống bản đồ Covid-19 Make in Việt Nam và cung cấp cho nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bản đồ Covid-19 của eKMap là bản đồ hai chiều với khả năng giúp các cơ quan chức năng cập nhật và quản lý toàn bộ dữ liệu về dịch bệnh Covid-19 trên nền tảng bản đồ số.
Các thông tin liên quan đến F0, bao gồm vị trí và ngày công bố nhiễm bệnh đều được cập nhật trên bản đồ Covid-19 thử nghiệm tại tỉnh Quảng Bình. |
Người dân có thể theo dõi diễn biến của dịch bệnh trực quan, thống nhất trên một website chính thống. Điều này giải quyết vấn đề tiếp nhận thông tin rời rạc trên nhiều nguồn khác nhau cũng như việc phải đối mặt với tình trạng tin giả của người dân.
Cụ thể, hệ thống bản đồ Covid-19 này sẽ cung cấp thông tin về việc quản lý diễn biến dịch bệnh, quản lý tình hình tiêm chủng, quản lý tình hình xét nghiệm và quản lý nguồn lực trang thiết bị y tế, nhân lực y tế. Người dân có thể theo dõi diễn biến của dịch bệnh trực quan, thống nhất trên một website chính thống. Điều này giải quyết vấn đề tiếp nhận thông tin rời rạc trên nhiều nguồn khác nhau và phải đối mặt với tình trạng tin giả của người dân.
Khi đưa vào hoạt động, hệ thống này đã giúp tối giản hóa công việc nhập dữ liệu của nhân viên y tế, giảm thiểu áp lực cho ngành y tế và các cơ quan liên quan. Nguồn dữ liệu hệ thống được cập nhật từ báo cáo hàng ngày của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và Sở Y tế.
Hệ thống thông tin phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Hiện bản đồ Covid-19 của eKMap đã được triển khai tại một số địa phương như Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, thử nghiệm tại Quảng Bình và đang tiếp tục nghiên cứu triển khai tại một số địa phương khác. Giai đoạn đầu, đơn vị này sẽ hỗ trợ việc nhập dữ liệu, sau đó hoàn thiện công cụ nhập và chuyển giao cho đơn vị vận hành.
Theo đại diện nhóm phát triển, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi ngày có từ 3.000 đến 8.000 lượt theo dõi trên Bản đồ Covid-19 tại địa chỉ https://covid.baria-vungtau.gov.vn/.
Tại tỉnh Quảng Bình, mặc dù còn đang thử nghiệm trên hệ thống domain của tỉnh, nhưng bản đồ Covid-19 đã có hơn 30.000 người dùng mới trên https://ift.tt/3zpRksd.
So với các bản đồ Covid-19 đang được sử dụng, hệ thống này được đánh giá cao về hiệu quả của các thông tin liên quan đến F0, bao gồm vị trí và ngày công bố nhiễm bệnh. Thông tin này giúp người dân nắm bắt được tình hình ca nhiễm xung quanh mình và có những phương án phòng, chống dịch kịp thời. Bộ phân tích về nguy cơ lây nhiễm theo quy mô xã của hệ thống bản đồ này cũng thực tế và tương đối phù hợp với nhu cầu của cơ quan quản lý.
Trọng Đạt
Bản đồ định vị hỗ trợ người khó khăn trong mùa dịch Covid-19 tại TP.HCM
Những người ở khu phong tỏa, cách ly hoặc những hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM trong mùa dịch Covid-19, nếu cần giúp đỡ chỉ cần vào địa chỉ sosmap.net, sẽ có tình nguyện viên tới hỗ trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm.
No comments:
Post a Comment