Thursday, August 26, 2021

Robot đang xâm nhập nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Hàn Quốc

Những gã khổng lồ công nghệ, các công ty khởi nghiệp ở Hàn Quốc đang coi robot là động lực tăng trưởng của họ trong tương lai.

Sự ra đời của các robot hình người thông minh được mô tả trong các bộ phim khoa học viễn tưởng vẫn được cho là chuyện của tương lai xa, nhưng ngày càng nhiều công ty Hàn Quốc trong nhiều ngành công nghiệp đã bắt đầu áp dụng các robot đơn giản hơn để duy trì tính cạnh tranh trong dài hạn.

{keywords}
Robot đang xâm nhập nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Hàn Quốc

Không chỉ các nhà khai thác viễn thông và công cụ tìm kiếm, mà cả các công ty khởi nghiệp công nghệ dựa trên nền tảng trực tuyến cũng đang gấp rút triển khai robot nhằm nuôi dưỡng tiềm năng lâu dài của robot trong mối liên hệ với trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và công nghệ di động thế hệ tiếp theo.

Trong khi các robot sản xuất tự động đã được triển khai ở đây từ lâu, các công ty nền tảng trực tuyến đang tìm kiếm các loại tiên tiến hơn có thể tạo ra giá trị mới khi kết hợp với công nghệ tiên tiến khác.

Theo Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp Robot Hàn Quốc, thị trường robot trong nước đã tạo ra doanh thu 5,33 nghìn tỷ won (4,57 tỷ USD) trong năm 2019 và dự báo sẽ tăng lên 20 nghìn tỷ won (17,15 tỷ USD) vào năm 2025.

Việc thúc đẩy chế tạo robot của các công ty công nghệ đã đạt được động lực mạnh mẽ hơn kể từ khi bắt đầu đại dịch vào đầu năm ngoái, với việc mọi người ưa chuộng các giao dịch không tiếp xúc để tránh bị lây nhiễm Covid-19.

Các nhà khai thác viễn thông của Hàn Quốc đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh dựa trên robot trong nỗ lực tận dụng cơ sở hạ tầng và cơ sở thuê bao khổng lồ của họ.

Nhà khai thác viễn thông KT Telecom gần đây đã bắt đầu bán các robot phục vụ trên trang web của mình, sau khi tung ra robot công nghiệp sử dụng trong các nhà máy thông minh dựa trên 5G được hợp tác phát triển với công ty Hyundai Robotics vào năm ngoái.

{keywords}
KT Telecom giới thiệu robot giao hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo

KT Telecom cho biết, họ sẽ kết hợp các giải pháp 5G và công nghệ robot để mở rộng thị phần của mình trong thị trường robot nhắm đến cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Đặc biệt, KT Telecom cũng đang hợp tác với các khách sạn địa phương sau khi giới thiệu thành công một quản gia robot tự động trang bị trợ lý giọng nói AI được nâng cấp và các giải pháp công nghệ bao gồm lập bản đồ trực quan. Nhà khai thác viễn thông này hiện đang có kế hoạch áp dụng công nghệ trợ giúp đặc biệt bằng robot cho một loại robot mới để triển khai trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như chuyển phát thư.

Một nhà khai thác viễn thông khác của Hàn Quốc là SK Telecom cũng đang củng cố quan hệ đối tác với các công ty khởi nghiệp và công ty công nghệ để kết hợp các giải pháp mạng 5G của mình vào robot. Vào tháng 4 vừa qua, SK Telecom đã triển khai robot khử trùng dựa trên 5G tại một bệnh viện địa phương, có hệ thống định vị thời gian thực và giải pháp nhận dạng khuôn mặt dựa trên AI.

Trong khi đó, nhà khai thác viễn thông LG Uplus đang phát triển một robot tự động hỗ trợ 5G cùng với Unmanned Solution, một công ty di động. Nguyên mẫu của robot cho thấy khả năng đi lang thang trong khu vực được chỉ định trong khi thực hiện các quy trình an toàn để kiểm tra thiết bị. LG Uplus cho biết họ sẽ tung ra các robot mới cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như quản lý môi trường và bảo vệ chống lại virus.

{keywords}
Công ty khởi nghiệp giao hàng Baedal Minjok giới thiệu robot dịch vụ của mình

Baedal Minjok, một công ty khởi nghiệp giao đồ ăn, đã gia nhập ngành công nghiệp robot nhanh hơn các đối thủ của mình bằng cách trình làng một robot đóng vai trò phục vụ khách hàng vào năm 2019. Công ty đang thử nghiệm robot giao hàng trong một số lĩnh vực với hy vọng phát triển các mô hình tiên tiến hơn nhằm triển khai trong mạng lưới giao hàng của công ty. Baedal Minjok cho biết, phiên bản thương mại của robot giao hàng có thể được tung ra vào đầu năm sau.

Naver, công cụ tìm kiếm lớn nhất của đất nước, đang ở một vị trí tốt hơn để sử dụng công nghệ robot. Gã khổng lồ công nghệ không chỉ có sức mạnh thị trường vô song mà còn có một loạt các giải pháp nền tảng trực tuyến tiên tiến dựa trên AI.

Phòng thí nghiệm Naver Labs của Naver đang dẫn đầu việc nghiên cứu và phát triển cho nền tảng trực tuyến. Hiện phòng thí nghiệm này đang nghiên cứu về các robot tự động 5G có thể được điều khiển bằng mạng di động. Trong quá trình này, Naver Labs đã phát triển một robot AI ứng dụng điện toán đám mây và đã đăng ký hơn 230 bằng sáng chế, bao gồm cả những bằng sáng chế liên quan đến hệ thống robot ứng dụng điện toán đám mây trong một tòa nhà.

Ngoài ra, các công ty công nghệ khác cũng quan tâm đến việc tham gia vào thị trường robot đang phát triển nhanh chóng tại Hàn Quốc. Mặc dù phần lớn các công ty đã đầu tư vào lĩnh vực này vẫn chưa thu được lợi nhuận, vì cần có thời gian để phát triển robot và phải khấu hao các khoản đầu tư.

Trong khi đó, các công ty sản xuất của Hàn Quốc đang thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia vào thị trường robot mới chớm nở có thể tạo ra nhiều giá trị hơn với các giải pháp công nghệ liên quan. Chẳng hạn như Tập đoàn ô tô Hyundai đã làm việc với công ty thiết kế và chế tạo người máy Boston Dynamics (Mỹ) để phát triển các robot tinh vi hơn trong các lĩnh vực hậu cần, xây dựng và an ninh.

Phan Văn Hòa (theo Koreaherald)

Hàn Quốc phát triển thiết bị truyền dẫn viễn thông công nghệ 6G

Hàn Quốc phát triển thiết bị truyền dẫn viễn thông công nghệ 6G

Trung tâm 6G LG-KAIST đã phát triển thành công giải pháp Beamforming, công nghệ tập trung sóng wifi theo một hướng cụ thể, hoàn thành thử nghiệm phần cứng.

No comments:

Post a Comment