So với các đối thủ cạnh tranh như Virgin Galactic và SpaceX, Blue Origin và CEO Jeff Bezos, dường như phải nhận nhiều lời chỉ trích hơn.
Theo Tencent Technology, thời gian gần đây, các công ty vũ trụ do tỉ phú hậu thuẫn hoạt động cực mạnh, liên tục phóng tên lửa hoặc tàu vũ trụ vào không gian. Ví dụ, Blue Origin và Virgin Galactic đã thực hiện thành công chuyến bay dưới quỹ đạo có người lái đầu tiên, SpaceX giành được hợp đồng Hệ thống đưa người đổ bộ Mặt trăng (Human Landing System-HLS) của NASA.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực không gian đang bùng nổ này, một công ty và người sáng lập bị ghét đặc biệt, đó là Blue Origin và người sáng lập - Jeff Bezos.
Từ khi ra đời, Blue Origin luôn tập trung phát triển công nghệ vũ trụ, sau khi hoàn thành chuyến bay không gian có người lái đầu tiên vào tháng 7, công ty bắt đầu được chú ý nhiều hơn.
Tuy nhiên, với một loạt hành động như tung ra infographic mỉa mai đối thủ, không muốn thừa nhận thất bại trong cuộc đấu thầu từ NASA và phát ngôn không phù hợp của Bezos đã khiến Blue Origin trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận.
|
Sau khi tham gia chuyến bay có người lái đầu tiên của Blue Origin, Bezos đã khoe chiếc kính hàng không mang theo bên mình. Cặp kính này từng thuộc về nữ phi công đầu tiên Amelia Earhart bay một mình qua Đại Tây Dương. |
Thú vui đốt tiền tỉ vào chuyến bay vũ trụ
Kể từ khi Bezos thành lập công ty vào năm 2000, Blue Origin cùng các kỹ sư và nhân viên đã và đang đạt được tiến bộ trong nhiều công nghệ vũ trụ mà công ty tập trung vào, bao gồm tên lửa đẩy New Shepard đã đưa bốn hành khách vào không gian bao gồm cả Jeff Bezos vào tháng 7 năm nay.
Đây cũng là chuyến du hành vũ trụ có người lái đầu tiên của Blue Origin và đánh dấu một cột mốc quan trọng với công ty.
Nhưng cột mốc này cũng khiến Blue Origin trở thành tâm điểm chú ý và cũng là một bước ngoặt trong cách nhìn nhận của công chúng về Bezos và công ty của ông.
Tác giả và nhà báo công nghệ Christian Davenport của "The Space Barons" cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Những chuyến bay này và toàn bộ ngành hàng không vũ trụ nhận về không ít sự phản đối, điều này đặt ra câu hỏi cuối cùng ai sẽ là người được lợi".
Trước và sau các chuyến bay dưới quỹ đạo, bình luận của công chúng trên mạng xã hội, thậm chí trên các phương tiện truyền thông truyền thống và các mạng tin tức truyền hình thường thảo luận về việc các tỉ phú đưa tên lửa của công ty họ vào không gian có phải là sự phát triển tích cực hay không.
Biên tập viên cao cấp tại Ars Technica, Eric Berger, cho biết: "Tháng trước, ông Bezos đã hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích dữ dội, không chỉ vì ông ấy là người giàu nhất thế giới, mà còn vì ông ấy thực hiện chuyến bay không gian tư nhân siêu đắt đỏ chỉ để thỏa mãn sự phù phiếm của bản thân. Điều này khiến không gian thương mại bị đánh đồng với 'đồ chơi của hội nhà giàu'".
"Chính những người dân bình thường đã kết hợp với nhau để làm những điều phi thường cho Jeff Bezos", phóng viên Timothy Murphy của Mother Jones nhận xét.
|
Bezos mở rượu sâm panh để ăn mừng thành công của chuyến bay vũ trụ đầu tiên |
Mặc dù Richard Branson, cũng là một tỉ phú và thực hiện thành công chuyến bay tới rìa không gian với sự giúp đỡ của công ty riêng của mình trong những tháng gần đây, nhưng ông không bị bao quanh bởi những bình luận tiêu cực như Bezos.
Chiêu trò marketing thô thiển
Trước chuyến bay dưới quỹ đạo có người lái của Blue Origin, công ty đã phát hành nhiều infographic đầu tiên, theo thuật ngữ lịch sự nhất, có thể được gắn nhãn là "cạnh tranh".
Blue Origin đã xuất bản một infographic trên Twitter vào ngày 9/7 để so sánh sự khác biệt giữa tàu vũ trụ dưới quỹ đạo của Virgin Galactic và Blue Origin. Infographic này được phát hành hai ngày trước chuyến bay dưới quỹ đạo có người lái của Virgin Galactic vào ngày 11/7.
|
Blue Origin cà khịa Virgin Galactic về chất lượng dịch vụ chuyến bay vào vũ trụ |
Trong số rất nhiều lợi thế của Blue Origin được liệt kê trong infographic, công ty đặc biệt nhấn mạnh chuyến bay của họ sẽ đạt phía trên đường Karman Line, trong khi chuyến bay của Virgin Galactic chỉ có thể đạt được 50 dặm (80 km) trở lên.
Ngoài ra, Blue Origin chê bai rằng đối thủ được phóng bằng máy bay chứ không phải tên lửa không người lái, có cửa sổ quá bé như của máy bay, không có khoang thoát hiểm và thải quá nhiều khí nhà kính ra môi trường.
|
Infographic của Blue Origin cũng chỉ ra những sai sót trong tàu vũ trụ Starship của SpaceX |
Sau đó, Blue Origin còn phát hành thêm infographic để công kích SpaceX và chỉ trích tàu vũ trụ Starship của SpaceX là "quá phức tạp" và "rủi ro cao" khi thực hiện các nhiệm vụ trên Mặt trăng.
Eric Berger nói: "Chiến lược quan hệ công chúng của Bezos trong việc sử dụng đồ họa thông tin chỉ trích SpaceX có vẻ vụng về!"
Thái độ ngoan cố sau khi để thua hợp đồng HLS
Vào tháng 4 năm nay, NASA đã công bố lựa chọn SpaceX làm nhà thầu duy nhất cho hợp đồng HLS. Hợp đồng này là một phần quan trọng trong chương trình Artemis, theo đó, NASA dự định đưa người trở lại Mặt trăng trong vài năm tới và xây trạm quỹ đạo Mặt trăng vào khoảng năm 2024.
SpaceX sẽ sử dụng tàu vũ trụ Starship để hoàn thành công việc này, đánh bại "đội quốc dân" do nhà thầu quốc phòng Dynetics và Blue Origin dẫn đầu. Đối với các dự án quan trọng, NASA thường trao hợp đồng cho nhiều nhà thầu để gia tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo sứ mệnh được thực hiện kịp thời gian.
Tuy nhiên, trong chương trình đưa người lên Mặt Trăng lần này, NASA lại không làm như vậy. NASA đã chọn SpaceX làm nhà thầu duy nhất. Theo lời giải thích của NASA, giới hạn về ngân sách mà Quốc hội cấp cho chương trình là lý do họ chỉ chọn một nhà thầu.
Blue Origin and Dynetics đã không chấp nhận quyết định của NASA. Vào tháng 7 năm nay, Bezos đã gửi một lá thư ngỏ cho thành viên quản trị NASA Bill Nelson giải thích lý do tại sao Blue Origin nên giành được hợp đồng HLS, và ám chỉ rằng có một số "vấn đề" trong quá trình đấu thầu.
|
Tên lửa Shepard mới của Bezos và Blue Origin |
Berger tin rằng Bezos "đã bị ngành công nghiệp hàng không vũ trụ chỉ trích vì những thái độ phản đối ngoan cố khi NASA trao hợp đồng tàu đổ bộ Mặt trăng cho SpaceX".
Laura Forczyk, chủ sở hữu công ty tư vấn hàng không vũ trụ Astralytical cho biết: "Tôi không biết liệu công chúng có chú ý đến hành động của Bezos và Blue Origin hay không, nhưng cộng đồng hẳn đã nhận thấy rằng họ thường đưa ra những phản ứng tiêu cực. Điều này được coi là quá keo kiệt, như thể đang chơi trò lừa đảo".
Theo báo cáo, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng HLS vẫn đang tiếp tục, và Blue Origin gần đây đã quyết định nộp đơn kiện lên Tòa án Khiếu nại Liên bang. Quan chức NASA khẳng định rằng vụ kiện này đã cản trở tiến độ của chương trình Artemis, vì trong vụ kiện này, NASA đã tự nguyện đình chỉ hợp tác với SpaceX.
Berger nói: "Bezos dường như đã thực sự đi chệch khỏi các nguyên tắc sáng lập của Blue Origin. Công chúng và nhiều người trong Quốc hội đang chú ý đến Bezos và Blue Origin và muốn biết tại sao vị tỉ phú sở hữu gần 200 tỉ USD lại phản đối và kiện NASA vì tiền, yêu cầu NASA cung cấp chi phí để xây dựng tàu đổ bộ Mặt trăng.
Nếu Jeff Bezos nghĩ rằng việc xây dựng đường cao tốc lên vũ trụ quan trọng như vậy, hãy bắt đầu xây dựng nó! Nếu những gì ông ấy làm thực sự hữu ích, thì các hợp đồng của Chính phủ cuối cùng sẽ đến tay ông ấy!"
Thái độ vô tình của Bezos với nhân viên
|
Jeff Bezos trong cuộc họp báo sau chuyến bay. |
Mặc dù Blue Origin đối mặt với nhiều lời chỉ trích vì xuất bản infographic gây hiểu lầm và thái độ ngoan cố đối với HLS của NASA, bản thân người sáng lập của công ty mới luôn là mục tiêu bị chỉ trích.
Sau khi hoàn thành chuyến bay lịch sử và quay trở lại Trái đất, Bezos và các thành viên phi hành đoàn khác của New Shepard đã tham gia một cuộc họp báo trực tiếp. Trong cuộc họp, Bezos vẫn đội chiếc mũ cao bồi mà ông đội trong không gian, và khiến nhiều người chú ý với câu cảm ơn.
"Tôi muốn cảm ơn đến mọi nhân viên công ty Amazon cũng như các khách hàng bởi họ mới chính là những người chi trả cho chuyến bay này", tỉ phú Bezos nói sau khi hạ cánh thành công.
Có lẽ câu nói này của Bezos thực sự đúng, nhưng nhiều người sẽ nghĩ theo hướng sâu xa hơn.
"Đúng vậy, những người lao động Amazon đã chi trả tiền chuyến bay đó với đồng lương thấp, thời gian làm việc khắt khe và một môi trường làm việc không có tình người, thậm chí nhân viên viên giao hàng còn chẳng có bảo hiểm y tế dù làm việc trong mùa dịch. Còn những khách hàng của Amazon thì phải chi trả cho chuyến bay bởi công ty đang độc quyền thị trường và chèn ép các doanh nghiệp nhỏ", Nghị sĩ Alexandria Ocasio Cortez đã mỉa mai lời cảm ơn của tỉ phú Bezos.
Những hình ảnh chai đựng nước tiểu của nhân viên và cựu nhân viên Amazon lan truyền trên mạng là minh chứng cho môi trường làm việc quá khắc nghiệt tại công ty hàng đầu nước Mỹ.
Berger cũng cho biết, mặc dù những lời chỉ trích tỉ phú, người sáng lập công ty vũ trụ không chỉ giới hạn ở Bezos, nhưng điểm khác biệt chính giữa Bezos và những người khác, chẳng hạn như Musk và Branson, là ông rất phớt lờ thái độ của công chúng và giới truyền thông.
Berger nói thêm: "Branson thường xuất hiện trong các cuộc họp báo hoặc các cuộc gọi hội nghị, và luôn tương tác với mọi người trên Twitter. Ngược lại, Bezos tỏ ra thờ ơ hơn. Ông ấy hiếm khi tweet trả lời và tài khoản Instagram của ông dường như được lên kế hoạch cẩn thận để thể hiện một hình ảnh nhất định. Jeff Bezos dường như không muốn tương tác với cộng đồng không gian".
Hình ảnh trong lòng công chúng có quan trọng không?
Nhưng liệu "sự gắn bó với cộng đồng không gian" có thực sự là điều kiện cần thiết cho sự thành công của một công ty vũ trụ? Tất nhiên, người sáng lập một công ty không nhất thiết phải là người nổi tiếng nhất mới có thể thành công. Tuy nhiên, những hành động nói trên của Bezos và Blue Origin có thể gây nguy hiểm cho sự thành công trong tương lai của công ty.
Michael López-Alegría, cựu phi hành gia NASA và là Phó chủ tịch phát triển kinh doanh hiện tại của Axiom, cho biết, mặc dù nhiều công ty đã đưa vệ tinh lên quỹ đạo từ lâu nhưng không có nhiều công ty tham gia vào dự án đưa người vào vũ trụ. Mọi công ty đều phải tìm cách làm cho mình nổi bật. Ngoài sự khác biệt về công nghệ và kinh nghiệm, cách họ định hình thương hiệu và giao tiếp với giới truyền thông và công chúng cũng rất quan trọng.
Nhà báo Christian Davenport nói thêm rằng bây giờ Blue Origin "bắt đầu tích cực đấu thầu hơn cho các hợp đồng của Chính phủ và vì công ty bắt đầu triển khai đưa các công dân bình thường bay vào không gian, họ sẽ cần phải thu hút công chúng một cách hiệu quả hơn.
Những người sáng lập của các công ty có thể nói họ không muốn chú ý đến dư luận, nhưng các thành viên của Quốc hội lại không như vậy. Bởi vì Quốc hội chịu trách nhiệm giám sát chi tiêu liên bang, họ có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của các công ty này".
Theo Viettimes/Tencent Technology
Tỷ phú Jeff Bezos quyết giành hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ cho NASA
Ngày 26/7, tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập công ty vũ trụ Blue Origin, đã viết thư ngỏ gửi tới Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), trong đó đồng ý giảm đến 2 tỷ USD chi phí chế tạo tàu đổ bộ Mặt Trăng.
No comments:
Post a Comment