Tuesday, August 31, 2021

iPhone 13 có thể gặp vấn đề nghiêm trọng với chuỗi cung ứng

Tiến độ sản xuất iPhone 13 có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nguồn cung cấp linh kiện bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Trang AppleInsider cho biết, các nhà cung cấp tụ điện gốm đa lớp (multilayer ceramic capacitors - MLCC) của Apple đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của Covid-19 trong nhà máy, khiến nguồn cung cấp linh kiện quan trọng được sử dụng cho iPhone 13 bị khan hiếm.

{keywords}
Nhà cung cấp tụ điện gốm đa lớp của Apple đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của Covid-19

Theo đó, Murata Manufacturing, nhà sản xuất MLCC lớn nhất thế giới, đã đóng cửa một nhà máy vào tuần cuối cùng của tháng 8 vừa qua do Covid-19. Murata, chiếm 40% nguồn cung cấp linh kiện toàn cầu, đã báo cáo 98 trường hợp tại nhà máy lớn nhất của họ ở Fukui, Nhật Bản dương tính với Covid-19.

Theo Wall Street Journal, công ty Taiyo Yuden đã gặp phải các vấn đề liên quan vào tháng 8 do chính phủ Malaysia yêu cầu chỉ hoạt động với 60% lao động. Biện pháp phòng ngừa này được áp dụng đã khiến nhà sản xuất phải giảm quy mô sản xuất xuống chỉ còn hơn 80% công suất.

Cả Murata và Taiyo Yuden đều có tên trong danh sách chuỗi cung ứng của Apple. Mặc dù chưa biết sản phẩm nào được cung cấp bởi hai công ty này, nhưng nguồn MLCC thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tất cả các thiết bị của Apple, trong đó có iPhone 13.

MLCC là những tụ điện cực nhỏ với hiệu suất và kích thước khiến chúng trở nên lý tưởng cho các thiết bị điện tử bị giới hạn không gian như iPhone.

{keywords}
Mẫu iPhone 13 sắp ra mắt của Apple

Theo TrendForce, sản lượng giảm của Taiyo Yuden khiến công ty mất thêm 5 đến 10 ngày để giao các đơn đặt hàng. Điều này một phần là do công ty mất thêm thời gian tìm tài xế xe tải đã được tiêm phòng và các thủ tục cho máy bay vận chuyển.

Philippines đang chứng kiến một làn sóng gia tăng đột biết số ca Covid-19 càng khiến vấn đề của Murata có thể trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, người phát ngôn công ty này cho biết các nhà máy trong khu vực vẫn đang hoạt động bình thường.

Bất chấp việc sản xuất linh kiện đang chậm lại, khả năng chuỗi cung ứng của Apple vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi, cuộc khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu được coi là mối đe dọa lớn hơn ở thời điểm hiện tại.

Hải Phong (theo AppleInsider)

Tin 'nóng' về iPhone 13 khiến cổ phiếu Globalstar tăng chóng mặt

Tin 'nóng' về iPhone 13 khiến cổ phiếu Globalstar tăng chóng mặt

Cổ phiếu của Globalstar, một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (30/8) đã tăng 64% sau một báo cáo tiết lộ iPhone 13 có thể sử dụng liên lạc qua vệ tinh.

Người dân TP.HCM có thể đi chợ online trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò

Ngay sau khi TP.HCM cho phép các đơn vị giao hàng hoạt động trở lại, Viettel Post và sàn thương mại điện tử Vỏ Sò đã mở gian hàng “đi chợ online” để cung ứng  thực phẩm, hàng thiết yếu cho người dân toàn thành phố.

Kể từ ngày 31/8, các shipper công nghệ tại TP.HCM đã được phép hoạt động giao hàng trở lại, tuy nhiên vẫn chưa được triển khai cung cấp hàng hóa thiết yếu với dịch vụ “đi chợ hộ”.

Trong khi đó, đối với Viettel Post, đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, 2 khâu cung cấp và vận chuyển hàng hóa đã được kết nối thành 1 luồng vận hành thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân TP.HCM nhanh chóng và an toàn.

Nhờ đó, từ ngày 31/8, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò đã chính thức mở gian hàng “đi chợ online” phục vụ người dân TP.HCM tại địa chỉ hcm.voso.vn. Điều này góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa của thành phố đông dân nhất nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các siêu thị bị dồn ứ hàng hóa và đội ngũ shipper công nghệ mới được hoạt động trở lại.

Theo hướng dẫn của sàn Vỏ Sò, người dân TP.HCM có nhu cầu mua lương thực, thực phẩm, chỉ cần truy cập vào trang web hcm.voso.vn, lựa chọn mặt hàng theo nhu cầu, điền địa chỉ nhận hàng và thanh toán trực tuyến.

Người dân TP.HCM có thể đi chợ online trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò
Trong ngày 31/8, gian hàng "đi chợ online" dành cho người dân TP.HCM trên sàn Vỏ Sò đã có hơn 11.000 đơn hàng.

Gian hàng “đi chợ online” dành riêng cho người dân TP.HCM trên sàn Vỏ Sò có các loại combo rau xanh, hoa quả với nhiều mức giá chỉ từ 109.000 đồng, bao gồm mướp, bí xanh, cà tím, dưa leo, bí đỏ hồ lô, cam, khóm... Trong đó, combo “An lành”, “An tâm” và “An toàn” được đông đảo người dân chọn mua nhờ kết hợp nhiều loại rau củ giàu dinh dưỡng, dễ chế biến.

Khi đặt đơn trên gian hàng “đi chợ online”, người mua được nhận ngay ưu đãi miễn phí vận chuyển (tối đa 10kg) đến bất kỳ địa chỉ nào tại TP.HCM mà chỉ mất từ 1-2 ngày. Sàn Vỏ Sò cũng áp dụng chính sách 100% đồng kiểm và cam kết 1 đổi 1 nếu sản phẩm không đạt chất lượng.

Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc sàn thương mại điện tử Vỏ Sò chia sẻ: “Thực hiện chỉ đạo của Sở Công Thương TP.HCM, chúng tôi đặt mục tiêu tối ưu giá bán lẫn chi phí vận chuyển cho người tiêu dùng. Sàn Vỏ Sò cam kết giữ giá bán thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất để phục vụ tất cả người dân”.

Nhằm cung cấp thực phẩm với giá bình ổn, đại diện sàn Vỏ Sò cho biết đơn vị đã liên hệ và làm việc trực tiếp với các vườn trồng đạt tiêu chuẩn tại Lâm Đồng, Đồng Tháp, Hậu Giang… để có thể thu mua với mức giá hợp lý. Các sản phẩm tại vườn trồng có đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân có thể an tâm về nguồn gốc xuất xứ những loại thực phẩm trên sàn Vỏ Sò.

Cũng như các địa phương khác đang giãn cách xã hội, tại TP.HCM, công đoạn giao hàng được Viettel Post thực hiện với mạng lưới bưu cục và nhân sự phủ đến các cấp phường, xã; giúp đảm bảo an toàn theo đúng nguyên tắc phòng chống dịch của Chính phủ.

Người dân TP.HCM có thể đi chợ online trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò
Khâu giao hàng tới địa chỉ người dân TP.HCM tuân thủ quy trình giao hàng không tiếp xúc.

Hơn 400 nhân viên bưu tá của Viettel Post đã được cấp giấy đi đường, tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh, trang bị đồ bảo hộ trong khi làm việc và tuân thủ quy trình “giao hàng không tiếp xúc” trên toàn địa bàn.

Theo thống kê, ngay trong ngày đầu mở bán, gian hàng “đi chợ online” dành cho người dân TP.HCM trên sàn Vỏ Sò đã ghi nhận hơn 11.000 đơn hàng. Với nguồn cung và nhân lực luôn sẵn sàng, sàn Vỏ Sò và Viettel Post có thể cung ứng 150 - 200 tấn hàng/ngày tại thành phố.

Đại diện sàn Vỏ Sò cho biết, sắp tới đơn vị này sẽ xúc tiến cung cấp các combo rau củ quả tương tự tại Bình Dương, một địa phương cũng đang là điểm nóng về dịch Covid-19. 

Ngày 28/8, sàn Vỏ Sò đã cho ra mắt các trang web “đi chợ hộ” của địa phương nhằm giúp người dân cả nước có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn lương thực, thực phẩm tươi ngon mỗi ngày nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Tại thời điểm đó, Viettel Post cũng công bố triển khai dịch vụ đi chợ hộ đồng loạt tại 61 địa phương – ngoại trừ TP.HCM và Đà Nẵng, 2 thành phố đang siết chặt giãn cách xã hội.

Vân Anh

Sàn Vỏ Sò đã cung cấp dịch vụ đi chợ hộ tại 61 tỉnh, thành phố

Sàn Vỏ Sò đã cung cấp dịch vụ đi chợ hộ tại 61 tỉnh, thành phố

Sàn Vỏ Sò vừa đồng loạt mở dịch vụ đi chợ hộ tại 61 địa phương. Riêng tại TP.HCM và Đà Nẵng, đơn vị đã chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng kích hoạt dịch vụ này ngay khi được cơ quan chức năng cho phép triển khai.

Phone 13 sắp ra mắt khiến cổ phiếu Globalstar tăng chóng mặt

Cổ phiếu của Globalstar, một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (30/8) đã tăng 64% sau một báo cáo tiết lộ iPhone 13 có thể sử dụng liên lạc qua vệ tinh.

Chuyên gia phân tích nổi tiếng Ming-Chi Kuo của TFI International Securities cho biết trong báo cáo gửi các nhà đầu tư mới đây rằng, Apple nhiều khả năng sẽ đưa tính năng kết nối vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) vào iPhone 13 sắp ra mắt.

{keywords}
Thông tin iPhone 13 có thể sử dụng liên lạc qua vệ tinh khiến cổ phiếu Globalstar tăng chóng mặt

Công nghệ này cho phép người dùng iPhone 13 có thể gửi tin nhắn và gọi điện, ngay cả khi ở khu vực không có sóng di động.

Hồi năm 2019, Bloomberg từng tiết lộ, Apple đã thử nghiệm công nghệ vệ tinh để truyền dữ liệu tới iPhone. Nhưng đây là lần đầu tiên có thông tin iPhone 13 sẽ được trang bị tính năng này.

Ông Kuo cho biết, Globalstar, một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp các giải pháp vệ tinh cho doanh nghiệp và cá nhân, rất có thể sẽ hợp tác với Apple.

Theo Kuo, iPhone 13 sẽ sử dụng phiên bản tuỳ chỉnh của chip Snapdragon X60 do Qualcomm sản xuất. Công nghệ hỗ trợ liên lạc vệ tinh sẽ bị giới hạn bằng phần mềm và chỉ có thể sử dụng khi được Apple kích hoạt.

"Nếu Apple kích hoạt các chức năng của phần mềm liên quan, người dùng iPhone 13 có thể gọi và gửi tin nhắn qua vệ tinh khi ở trong vùng không phủ sóng 4G hay 5G", Kuo viết.

Globalstar đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về thông tin của Ming-Chi Kuo.

iPhone mới dự kiến sẽ ra mắt vào mùa thu này, nhưng đến giờ Apple vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin chi tiết nào về iPhone 13.

Hải Nguyên (theo CNBC)

iPhone 13 sắp ra mắt xuất hiện ảnh thực tế, hé lộ chi tiết bất ngờ

iPhone 13 sắp ra mắt xuất hiện ảnh thực tế, hé lộ chi tiết bất ngờ

Hình ảnh rò rỉ mới nhất về mẫu iPhone 13 sắp ra mắt của Apple tiết lộ chi tiết gây bất ngờ so với các tin đồn trước đó về siêu phẩm này.

iPhone 13 có giá chạm ngưỡng 50 triệu đồng

iPhone 13 có giá chạm ngưỡng 50 triệu đồng

Apple sẽ chính thức trình làng dòng iPhone 13 sau vài tuần nữa. Nhiều báo cáo gần đây liên quan đến dòng iPhone 2021 làm nóng thông tin iPhone mới sắp ra mắt trong đó có thông tin về giá các phiên bản iPhone 13.

Con người sẽ trở nên bất tử

Từng là khái niệm chỉ có trong trí tưởng tượng, con người đang ngày càng tiến gần hơn đến sự bất tử nhờ những thành tựu của công nghệ.

Từng là khái niệm chỉ có trong trí tưởng tượng, con người đang ngày càng tiến gần hơn đến sự bất tử nhờ những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại…

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm 219 TCN, Tần Thủy Hoàng do lo sợ cái chết nên đã giao trọng trách cho ngự y tìm kiếm bí mật của sự bất tử. Đáng tiếc, giấc mơ của vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa đã không trở thành hiện thực. 

Sau này, ông hoàng dầu mỏ John Davison Rockefeller – được coi là người Mỹ giàu nhất mọi thời đại – đã trở thành người đầu tiên kéo dài sự sống thành công bằng 6 lần thay tim trong vòng 38 năm.

Đây là 2 trong nhiều ví dụ điển hình về khát khao trở nên bất tử của con người. Khát khao ấy ngày càng trở nên cháy bóng hơn, và dựa trên cơ sở thực tế cùng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện tại, một ngày nào đó, giấc mơ bất tử của con người sẽ trở thành hiện thực…

Công nghệ kéo dài sự sống

Đối với các nhà khoa học, sự bất tử của con người cũng là một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều chú ý. Dù phủ định giả thuyết linh hồn bất tử theo một số quan điểm tôn giáo, những người thuộc chủ nghĩa vô thần duy trì lý luận về sự bất tử tương đối của Albert Einstein. Ngoài ra, các thành tựu khoa học hiện đại đang dần chứng minh khái niệm bất tử tương đối của cá nhân thông qua bất tử vật lý và bất tử sinh học, thay vì tiềm thức “có cái chết hóa thành bất tử”.

Kể từ đầu thế kỷ 21, sự phát triển của công nghệ can thiệp kéo dài sự sống đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Sinclair, giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard, cho rằng chúng ta đang chứng kiến những bước phát triển mới của công nghệ và một ngày nào đó tất cả con người có thể sống đến 150 tuổi..

Trong y học, những liệu pháp gen từ lâu đã được ứng dụng nhằm giúp con người có khả năng tự tái tạo và chống lại mọi bệnh tật. Những thành tựu hiện tại của phương pháp cấy ghép gen, đảo ngược quá trình lão hóa nhờ Enzym và NAD, tác động nhiễm sắc thể hay tế bào gốc…vẫn còn khá hạn chế. Dù có thể duy trì thêm tuổi thọ của con người lên tới 15%, hoặc thậm chí lâu hơn nhưng khoảng cách để đạt đến sự bất tử là cả một chặng đường rất dài.

Ngược lại, những nghiên cứu như tim nhân tạo của Syncardia và Carmat vừa được phê duyệt để sử dụng thương mại, sẽ giúp tiến trình bất tử của con người ngày càng trở nên thực tế hơn. Trái tim nhân tạo này sở hữu cấu trúc tương tự tim người và có thể tự động điều chỉnh tốc độ dòng chảy của máu khắp cơ thể. Chúng cũng có thể được thay thế khi đối mặt với tình trạng suy kiệt và tự thích ứng với cơ chế thay đổi của sự sống.

Con người sẽ trở nên bất tử-1

Một trái tim nhân tạo hoạt động tương tự tim người

Hiện có 81 bệnh nhân đã được ghép tim nhân tạo trên toàn thế giới.

Không chỉ có tim nhân tạo, tạp chí học thuật nổi tiếng Nature gần đây đã chọn “Bảy công nghệ can thiệp lão hóa lớn”, bao gồm một dẫn xuất β-nicotinamide từ phòng thí nghiệm Harvard được đưa vào thực nghiệm. Sinclair, người đã phát hiện ra cơ chế hoạt động của chất này, tiết lộ rằng có một coenzyme quan trọng gọi là NAD +, tương đương với nhà máy sản xuất năng lượng của cơ thể, nhưng hàm lượng của enzyme này không tĩnh và sẽ giảm dần theo độ tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề như lão hóa và suy nhược.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra chất dẫn xuất β-nicotinamide bổ sung mức độ enzyme để tăng tuổi thọ tuổi thọ. Tuy nhiên,  rào cản về giá của β-nicotinamide là một trở ngại lớn cần giải quyết. Ngân hàng đầu tư nổi tiếng Bank of America Merrill Lynch dự báo, ngành công nghiệp chống lão hóa toàn cầu có một thị trường khổng lồ đầy tiềm năng lên tới 600 tỷ USD.

Hiện thực hóa giấc mơ bất tử bằng công nghệ

Sự bất tử sinh học từ công nghệ kéo dài sự sống chỉ giúp con người có thêm vài chục năm tuổi thọ, đó chưa phải là đích đến cuối cùng của tương lai nhân loại. Giờ đây, những thành tựu mới của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ mở ra một hướng đi nhiều triển vọng. Bước tiến từ nghiên cứu giao diện máy tính - não của tỷ phú Elon Musk vừa qua đã vượt ra khỏi cơ sở thí nghiệm, cho thấy ranh giới giữa người và AI gần như đã được phá vỡ.

Từ ý tưởng từng bị cho là điên rồ, thành tựu nghiên cứu của Elon Musk và các nhà khoa học đã bước đầu có thể sửa đổi những hạn chế của con người. Những thử nghiệm đầu tiên đã mang lại hiệu quả với bệnh nhân bại liệt, thử thách tiếp theo mà dự án này hướng đến chính là phá vỡ giới hạn của con người…

Con người sẽ trở nên bất tử-2

Giao diện não-máy tính của Elon Musk mở ra cơ hội phá vỡ giới hạn của con người 

Sau giao diện não-máy tính, chỉnh sửa gen, robot nano hay sự ra đời của trái tim nhân tạo, những thành tựu mới đã bổ sung thêm nhiều vũ khí ma thuật mới vào lĩnh vực công nghệ kéo dài sự sống. Thành tựu gần đây nhất của công ty Promobot đã cho ra đời mẫu người máy mới do trí tuệ nhân tạo phát triển được bao phủ hoàn toàn bằng da nhân tạo. Người máy này có thể thể hiện hơn 600 biểu cảm bằng cách chuyển động mắt, lông mày, môi và các cử động cơ thể tương tự người thật.

Nếu có thể kết hợp với công nghệ nano y học hay nhân bản dựa trên kỹ thuật sinh sản vô tính, tạo ra cá thể sống với cấu tạo đa bào giống hệt bản gốc về mặt di truyền bằng siêu vật liệu Metamaterial, đồng thời tải về trí tuệ, ý thức, bộ nhớ của con người như Dự án Avatar (hay Dự án Trường sinh) của Nhà tài phiệt Dmitry Itskov, đó là lúc con người có thể trở nên bất tử theo đúng nghĩa đen và giấc mơ “trí tuệ nhân tạo bất tử"” sẽ trở thành hiện thực.

Có nhà tương lai học nhận định rằng trước khi cơ thể có thể đạt được sự bất tử, chúng ta hoàn toàn có thể kết nối suy nghĩ của mình với thế giới máy móc, và chúng ta sẽ sống tốt trên đám mây. Thậm chí, một công ty tang lễ của Thụy Điển đã tìm kiếm tình nguyện viên cho phép đưa người thân đã khuất vào thử nghiệm với hi vọng tạo ra các bản sao robot tái hiện người thân của họ. Trong tương lai gần, con người có thể lưu trữ ý thức của mình trên các phần cứng, đồng nghĩa với việc cánh cổng dẫn đến sự bất tử kỹ thuật số đã mở ra.

Điệp Lưu

EU dự định lập pháp để hạn chế lạm dụng trí tuệ nhân tạo

EU dự định lập pháp để hạn chế lạm dụng trí tuệ nhân tạo

Dự thảo luật mới của Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra những quy định cụ thể với mức phạt cao trong việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.    

Yuval Noah Harari: Những bài học từ một năm Covid

Năm 2020 cho thấy nhân loại không bất lực trước đại dịch.Các đại dịch không còn là những lực lượng tự nhiên không thể kiểm soát. Khoa học đã khiến chúng trở thành một thách thức có thể xử lý.

Lời toà soạn: Sau bài viết phân tích và dự báo “Thế giới sẽ ra sao sau đại dịch”, vào tháng 2/2021, nhà sử học nổi tiếng Yuval Noah Harari có tiếp bài viết quan sát những bài học sau một năm biến động. Dưới đây VietNamNet giới thiệu bài viết này.

*********

Chúng ta có thể tóm tắt năm Covid như thế nào từ một bối cảnh lịch sử rộng lớn? Nhiều người tin rằng, con số thương vong khủng khiếp mà virus corona chủng mới gây ra đã chứng tỏ sự bất lực của nhân loại khi đối mặt với sức mạnh của tự nhiên. Thực tế, năm 2020 đã cho thấy nhân loại không bất lực. Các đại dịch không còn là những lực lượng tự nhiên không thể kiểm soát được. Khoa học đã khiến chúng trở thành một thách thức có thể xử lý được.

Vậy tại sao lại có quá nhiều sự chết chóc và đau khổ? Đó là vì các quyết định chính trị tồi.

Trong các kỷ nguyên trước, khi con người đối mặt với một dịch bệnh như Cái chết Đen, họ không biết căn nguyên cũng như cách ngăn chặn. Khi dịch cúm năm 1918 bùng phát, các nhà khoa học giỏi nhất thế giới lúc bấy giờ đã không thể nhận diện được loại virus chết người, nhiều biện pháp đối phó được triển khai không có tác dụng và những nỗ lực nhằm phát triển một loại vắc xin hữu hiệu đã chứng minh vô ích.

Tình hình đã rất khác với Covid-19. Những hồi chuông cảnh báo đầu tiên về một đại dịch tiềm ẩn mới đã bắt đầu vang lên từ cuối tháng 12/2019. Đến ngày 10/1/2020, các nhà khoa học không chỉ phân lập được loại virus gây bệnh mà còn giải trình tự bộ gen và công bố thông tin trên mạng. Chỉ vài tháng sau đó, thế giới đã sáng tỏ việc những biện pháp nào có thể làm chậm lại và ngăn chặn các chuỗi lây nhiễm.

Trong không đầy một năm, một số loại vắc xin có hiệu quả đã được đưa vào sản xuất đại trà. Trong cuộc chiến giữa con người và các mầm bệnh, chưa bao giờ con người lại mạnh mẽ đến như vậy.

{keywords}

Sự đổi mới của con người đã cơ giới hóa quá trình sản xuất thực phẩm. Biểu đồ trên thể hiện tỷ lệ lực lượng lao động/việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp (đơn vị %). Đồ họa: FT

Dịch chuyển cuộc sống sang trực tuyến

Cùng với những thành tựu chưa từng thấy về công nghệ sinh học, năm Covid cũng làm nổi bật sức mạnh của công nghệ thông tin. Trong các kỷ nguyên trước đây, nhân loại hiếm khi có khả năng chấm dứt các đại dịch bởi vì con người không thể giám sát các chuỗi lây nhiễm theo thời gian thực và bởi vì những tổn thất kinh tế của các cuộc phong toả trên diện rộng là điều cấm kỵ. Vào năm 1918, bạn có thể cách ly những người mắc căn bệnh cúm đáng sợ, nhưng bạn không thể truy vết các dịch chuyển của những người mang mầm bệnh chưa bộc lộ triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Và nếu bạn ra lệnh cho toàn bộ dân số của một đất nước phải ở nhà trong vài tuần, việc đó sẽ dẫn đến sự tàn phá về kinh tế, sự sụp đổ của xã hội và nạn đói hàng loạt.

Ngược lại, vào năm 2020, việc giám sát kỹ thuật số đã giúp theo dõi và xác định các vật chủ trung gian truyền bệnh dễ dàng hơn nhiều, đồng nghĩa việc cách ly có thể mang tính chọn lọc hơn vừa có hiệu quả hơn. Thậm chí quan trọng hơn, sự tự động hóa và internet đã làm cho các cuộc phong toả trên diện rộng trở nên khả thi, ít nhất ở những quốc gia phát triển. Trong khi ở một số nơi thuộc thế giới đang phát triển vẫn còn gợi nhớ về những bệnh dịch con người đã trải qua trong quá khứ, ở phần lớn thế giới phát triển, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã làm thay đổi mọi thứ.

Lấy ví dụ ngành nông nghiệp. Suốt hàng nghìn năm, sản xuất lương thực đã dựa vào sức lao động của con người và khoảng 90% người làm nghề nông. Ngày nay, ở các nước phát triển, điều này không còn tồn tại nữa. Ở Mỹ, chỉ khoảng 1,5% người dân làm việc trong các trang trại, nhưng việc đó không chỉ đủ để nuôi sống tất cả mọi người ở nhà mà còn khiến Mỹ trở thành một nhà xuất khẩu lương thực hàng đầu. Gần như tất cả công việc nông trang đều do các máy móc thực hiện và chúng đều miễn dịch với bệnh tật. Các cuộc phong toả do đó chỉ có tác động nhỏ đến nghề nông.

{keywords}

Cảnh sát cưỡi ngựa ở Hanover, Đức giải tán một nhóm đang tụ tập chơi trong công viên.  Ảnh: FT

Hãy tưởng tượng một cánh đồng lúa mì ở đỉnh điểm của Cái chết Đen. Nếu bạn yêu cầu các nông dân ở nhà vào thời gian thu hoạch, bạn sẽ đối mặt với nạn đói. Nếu bạn yêu cầu các nông dân ra đồng và thu hoạch, họ có thể lây truyền bệnh cho người khác. Có thể làm được gì?

Bây giờ hãy tưởng tượng cũng cánh đồng lúa mì như trên vào năm 2020. Một máy gặt đập liên hợp, được trang bị định vị GPS có thể thu hoạch toàn bộ cánh đồng với hiệu suất cao hơn nhiều và với cơ hội lây nhiễm bệnh bằng 0. Trong khi vào năm 1349, một nông dân bình thường thu hoạch được khoảng 5 giạ mỗi ngày, vào năm 2014, một máy gặt đập liên hợp đã thiết lập kỷ lục thu hoạch 30.000 giạ trong một ngày. Do vậy, Covid-19 không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất toàn cầu của các loại cây trồng chủ lực như lúa mì, ngô và lúa gạo.

Để nuôi sống con người, thu hoạch ngũ cốc là chưa đủ. Bạn cũng cần phải vận chuyển nó, đôi khi qua hàng nghìn kilômét. Trong phần lớn lịch sử, thương mại là một trong những nhân vật phản diện chính trong câu chuyện về các đại dịch. Các mầm bệnh chết người đã phát tán khắp thế giới trên các tàu buôn và các đoàn lữ hành đường dài. Ví dụ, Cái chết Đen đã quá giang từ Đông Á đến Trung Đông dọc theo Con đường Tơ lụa và chính các tàu buôn của Genova sau đó đã mang nó đến châu Âu. Thương mại đã gây ra một mối đe dọa chết người như vậy bởi vì mỗi toa chở hàng cần một người quản lý và ngay cả những tàu biển nhỏ cũng đòi hỏi hàng tá thủy thủ để vận hành. Các con tàu và những nhà trọ đông đúc là các ổ dịch.

Vào năm 2020, thương mại toàn cầu có thể tiếp tục vận hành ít nhiều trơn tru hơn vì nó huy động rất ít người. Một tàu công-ten-nơ hầu như tự động hóa ngày nay có thể chở nhiều hơn hàng tấn hàng so với các đội tàu buôn của cả một vương quốc thuở sơ khai hiện đại. Vào năm 1582, đội tàu buôn của Anh có tổng sức chuyên chở 68.000 tấn và cần khoảng 16.000 thủy thủ. Tàu công-ten-nơ OOCL Hong Kong, được đặt tên vào năm 2017, có thể chở khoảng 200.000 tấn trong khi đòi hỏi thủy thủ đoàn chỉ gồm 22 người.

{keywords}

Các nhà nghiên cứu tại Viện Vi sinh học Bundeswehr ở Munich, một cơ sở nghiên cứu của quân đội đã chẩn đoán cho các mắc Covid đầu tiên của Đức. Ảnh: FT

Quả thực, các du thuyền với hàng trăm du khách và những máy bay chở đầy khách đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát tán Covid-19. Song, ngành du lịch và lữ hành lại không thiết yếu đối với thương mại. Các du khách có thể ở nhà và các doanh nhân có thể dùng (ứng dụng liên lạc) Zoom, trong khi các con tàu ma tự động và những chuyến tàu hoả gần như không người vẫn giữ cho nền kinh tế toàn cầu hoạt động. Mặc dù ngành du lịch quốc tế đã lao dốc vào năm 2020 nhưng khối lượng thương mại đường biển toàn cầu chỉ suy giảm 4%.

Sự tự động hóa và số hóa thậm chí còn có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến các dịch vụ. Vào năm 1918, người ta không thể tưởng tượng được rằng các văn phòng, trường học, tòa án hay các nhà thờ có thể tiếp tục hoạt động trong quá trình phong toả. Nếu các học sinh và giáo viên ở lỳ trong nhà họ, làm thế nào bạn có thể duy trì các lớp học? Ngày nay, chúng ta đã biết câu trả lời. Chuyển đổi sang trực tuyến có nhiều nhược điểm, đặc biệt là tổn thất tinh thần to lớn. Nó cũng đã tạo ra các vấn đề không thể tưởng tượng được trước đây, ví dụ như các luật sư xuất hiện tại tòa như những con mèo. Tuy nhiên, thực tế rằng tất cả những điều đó rốt cuộc đều có thể được thực hiện thật đáng kinh ngạc.

Vào năm 1918, nhân loại chỉ sinh sống trong thế giới thực và khi virus cúm chết người càn quét khắp thế giới này, con người chẳng còn nơi nào để trốn chạy. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta đang sống trong hai thế giới – thực và ảo. Khi virus corona lan truyền khắp thế giới thực, nhiều người đã chuyển phần lớn cuộc sống của họ sang thế giới ảo, nơi virus không thể bám theo.

Tất nhiên, con người vẫn là những thực thể và không phải mọi thứ đều có thể số hóa được. Năm Covid đã nêu bật vai trò thiết yếu của nhiều ngành nghề được trả lương thấp trong việc duy trì nền văn minh nhân loại: các y tá, công nhân vệ sinh, các tài xế xe tải, những người thu ngân, các nhân viên giao hàng. Người ta thường nói, mỗi nền văn minh chỉ cách sự mọi rợ dăm ba bữa. Vào năm 2020, những người giao hàng là lằn ranh đỏ mỏng manh giữ nền văn minh kết nối. Họ đã trở thành những huyết mạch tối quan trọng của chúng ta đối với thế giới thực.

{keywords}

Các nhà nghiên cứu tại trạm xét nghiệm dã chiến ven đường ở trung tâm chiến lãm Saarbrücken . Ảnh: FP

Internet vẫn đứng vững

Khi nhân loại tự động hóa, số hóa và chuyển đổi các hoạt động sang trực tuyến, điều đó khiến chúng ta đối mặt với những hiểm họa mới. Một trong những điều đáng kể nhất của năm Covid là internet không bị đổ vỡ. Nếu chúng ta đột ngột tăng lưu lượng giao thông qua lại trên một cây cầu vật chất, chúng ta có thể gặp tắc đường và có lẽ thậm chí là sập cầu. Năm 2020, các trường học, các văn phòng và các nhà thờ đã chuyển đổi sang trực tuyến gần như chỉ trong một đêm, nhưng internet vẫn đứng vững.

Chúng ta khó mà dừng lại để suy nghĩ về điều này, nhưng chúng ta nên như vậy. Sau năm 2020, chúng ta biết rằng, cuộc sống có thể tiếp diễn ngay cả khi toàn bộ một quốc gia trong tình trạng phong toả. Hiện hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng ta gặp sự cố.

Công nghệ thông tin đã khiến chúng ta kiên cường hơn khi đối mặt với các loại virus hữu cơ, nhưng nó cũng khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước các phần mềm độc hại và chiến tranh mạng. Mọi người thường hỏi: “Covid tiếp theo là gì?”. Ứng viên hàng đầu là một vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng ta. Virus corona mất vài tháng để lây lan khắp thế giới và lây nhiễm cho hàng triệu người. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng ta có thể sụp đổ chỉ trong một ngày. Và trong khi các trường học và các văn phòng có thể nhanh chóng chuyển đổi sang trực tuyến, bạn nghĩ sẽ mất bao nhiều thời gian để chuyển từ thư điện tử sang thư gửi qua bưu điện?

{keywords}

Một trong khoảng 400 trung tiêm chủng được thiết lập trong Trung tâm Festhalle của  Frankfurt, nơi thường được chọn tổ chức các nhạc hội

Điều gì quan trọng?

Năm Covid đã làm bộc lộ một hạn chế thậm chí còn quan trọng hơn về năng lực khoa học và công nghệ. Khoa học không thể thay thế chính trị. Khi chúng ta đi đến quyết định về chính sách, chúng ta phải tính đến nhiều lợi ích và giá trị. Và vì không có phương thức khoa học nào để xác định những lợi ích và giá trị nào quan trọng hơn nên không có phương thức khoa học nào để quyết định những gì chúng ta nên làm.

Ví dụ, khi quyết định liệu có áp phong toả hay không, sẽ không đầy đủ nếu hỏi: “Có bao nhiêu người sẽ ngã bệnh vì Covid-19 nếu chúng ta không triển khai phong toả?”. Chúng ta cũng nên đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu người sẽ trải qua trầm cảm nếu chúng ta áp phong toả? Bao nhiêu người sẽ chịu đựng tình trạng dinh dưỡng tồi tệ? Bao nhiêu người sẽ thất học hoặc mất việc làm? Bao nhiêu người sẽ bị bạn đời của họ đánh đập hoặc sát hại?”.

Ngay cả khi tất cả dữ liệu là chính xác và đáng tin cậy, chúng ta luôn nên hỏi: “Chúng ta coi trọng điều gì? Ai quyết định việc này? Làm thế nào để chúng ta đánh giá những con số đối chọi nhau?”. Đây là một nhiệm vụ chính trị hơn là khoa học. Chính các chính trị gia phải cân bằng giữa các suy tính về y tế, kinh tế và xã hội với việc đưa ra một chính sách toàn diện.

Tương tự, các kỹ sư đang tạo ra những nền tảng kỹ thuật số mới giúp chúng ta hoạt động trong tình trạng phong toả và các công cụ giám sát mới giúp chúng ta phá vỡ các chuỗi lây nhiễm. Song, sự số hóa và giám sát đe doạ quyền riêng tư của chúng ta và mở đường cho sự trỗi dậy của các chế độ toàn trị chưa từng thấy. Vào năm 2020, việc giám sát hàng loạt đã trở nên hợp pháp và phổ biến hơn. Chống lại đại dịch là quan trọng, nhưng liệu điều đó có đáng để hủy hoại sự tự do của chúng ta trong quá trình này hay không? Đó là công việc của các chính trị gia thay vì các kỹ sư, nhằm tìm ra sự cân bằng đúng đắn giữa việc giám sát hữu ích và những cơn ác mộng tồi tệ.

Ba quy tắc cơ bản có thể tiến một chặng đường dài trong việc bảo vệ chúng ta khỏi sự độc tài kỹ thuật số, ngay cả trong thời gian dịch bệnh. Thứ nhất, bất cứ khi nào bạn thu thập dữ liệu về mọi người - đặc biệt về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể họ - dữ liệu này nên được sử dụng để giúp đỡ những người này thay vì để thao túng, kiểm soát hoặc làm hại họ. Bác sĩ riêng của tôi biết nhiều điều cực kỳ riêng tư về tôi. Tôi cảm thấy ổn với điều đó, bởi vì tôi tin tưởng bác sĩ của mình sử dụng dữ liệu này vì lợi ích của tôi. Bác sĩ của tôi không được bán dữ liệu này cho bất kỳ tập đoàn hay đảng phái chính trị nào. Điều tương tự cũng nên áp dụng với bất kỳ loại “cơ quan giám sát đại dịch” nào mà chúng ta có thể thiết lập.

Thứ hai, việc giám sát phải luôn luôn diễn ra theo cả hai chiều. Nếu việc giám sát chỉ đi từ trên xuống dưới, đây là con đường dẫn đến chế độ độc tài. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn tăng cường giám sát các cá nhân, bạn nên đồng thời tăng cường việc giám sát chính phủ và các tập đoàn lớn. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các chính phủ đang phân phát lượng tiền khổng lồ. Quy trình phân bổ các quỹ nên được thực hiện minh bạch hơn. Là một công dân, tôi muốn dễ dàng xem ai nhận được cái gì và ai đã quyết định tiền sẽ đi đâu. Tôi muốn đảm bảo rằng, tiền được chuyển đến các doanh nghiệp thực sự cần nó hơn là vào một tập đoàn lớn mà các chủ sở hữu là những người bạn của một bộ trưởng. Nếu chính phủ nói quá phức tạp để thiết lập một hệ thống giám sát như vậy giữa đại dịch, đừng tin vào điều đó. Nếu không quá phức tạp để bắt đầu giám sát những gì bạn làm, thì cũng không quá phức tạp để bắt đầu giám sát những gì chính phủ làm.

{keywords}

Các phòng thí nghiệm của Rafael Heygster ở thamh phố Frankfurt , nơi đang chẩn đoán, đánh giá và lưu trữ thông tin về các ca nghi nhiễm. Ảnh: FP

Thứ ba, không bao giờ cho phép tập trung quá nhiều dữ liệu ở bất cứ nơi nào. Không chỉ trong đại dịch và ngay cả khi nó qua đi.Nếu chúng ta thu thập dữ liệu sinh trắc học của mọi người để ngăn chặn đại dịch, việc này nên do một cơ quan y tế độc lập thực hiện hơn là cảnh sát. Và dữ liệu thu được nên được lưu giữ tách biệt với các kho dữ liệu khác của các bộ trong chính phủ và các tập đoàn lớn. Chắc chắn, nó sẽ tạo ra những sự dư thừa và kém hiệu quả. Tuy nhiên, sự kém hiệu quả là một đặc điểm, chứ chẳng phải là một thiếu sót. Bạn muốn ngăn chặn sự gia tăng của chế độ độc tài kỹ thuật số? Hãy giữ mọi thứ ít nhất có một chút kém hiệu quả.

Trách nhiệm của các chính trị gia

Những thành công chưa từng có về khoa học và công nghệ của năm 2020 đã không giải quyết được cuộc khủng hoảng Covid-19. Chúng đã biến dịch bệnh từ một thiên tai thành một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính trị. Khi Cái chết Đen cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, chẳng ai kỳ vọng nhiều vào các vị vua và các hoàng đế. Khoảng 1/3 dân số Anh đã chết trong làn sóng đầu tiên của Cái chết Đen, nhưng điều này không khiến Vua Edward III của Anh mất đi ngôi báu. Rõ ràng là việc ngăn chặn dịch bệnh vượt quá sức mạnh của các nhà cầm quyền nên không ai đổ lỗi cho họ về sự thất bại.

Tuy nhiên, ngày nay loài người đang có các công cụ khoa học để ngăn chặn Covid-19. Một vài nước đã chứng minh rằng ngay cả khi không có vắc xin, các công cụ sẵn có vẫn có thể ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, những công cụ này có giá cao về mặt kinh tế và xã hội. Chúng ta có thể đánh bại virus, nhưng chúng ta không chắc mình có sẵn sàng trả giá cho chiến thắng. Đó là lý do mà các thành tựu khoa học đã đặt một trách nhiệm lớn lao lên vai các chính trị gia….

Ở Anh, ban đầu chính phủ dường như bận tâm đến Brexit nhiều hơn Covid-19. Đối với tất cả các chính sách biệt lập của mình, chính quyền Johnson đã thất bại trong việc tách biệt nước Anh khỏi một thứ thực sự quan trọng: virus. Đất nước Israel quê hương tôi cũng từng chịu sự quản lý yếu kém về chính trị. Giống như New Zealand và Síp, Israel trên thực tế là một “quốc đảo”, với những đường biên giới khép kín và chỉ có duy nhất một cửa khẩu chính - sân bay Ben Gurion. Song, ở giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, chính phủ Netanyahu đã cho phép các hành khách đi qua sân bay mà không cần cách ly hoặc thậm chí là soi kiểm phù hợp và đã bỏ qua việc thực thi các chính sách phong toả của chính mình.

Cả Israel và Anh sau đó đều đi đầu trong việc triển khai tiêm các vắc xin, nhưng những đánh giá sai lầm ban đầu đã khiến họ phải trả giá đắt. Ở Anh, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 120.000 người, đứng thứ sáu trên thế giới về tỷ lệ tử vong trung bình. Trong khi đó, Israel có tỷ lệ ca mắc trung bình được ghi nhận cao thứ bảy và để chống lại thảm họa nước này đã nhờ cậy một thỏa thuận “đổi vắc xin lấy dữ liệu” với tập đoàn dược phẩm Pfizer của Mỹ. Pfizer đồng ý cung cấp cho Israel đủ số vắc xin chủng ngừa cho toàn bộ dân số, để đổi lấy lượng dữ liệu có giá trị khổng lồ, điều đang làm dấy lên những lo ngại về sự riêng tư và việc độc quyền dữ liệu. Điều đó cũng chứng minh, dữ liệu của các công dân hiện là một trong những tài sản có giá trị nhất của nhà nước.

Trong khi một số nước đã thực hiện tốt hơn nhiều, nhân loại nhìn chung cho đến nay đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch hoặc đề ra một kế hoạch toàn cầu để đánh bại virus. Những tháng đầu năm 2020 giống như chứng kiến một vụ tai nạn ở chế độ "quay chậm". Truyền thông hiện đại khiến mọi người trên toàn thế giới có thể chứng kiến theo thời gian thực những hình ảnh đầu tiên từ Vũ Hán, sau đó là từ Italia rồi từ càng ngày càng nhiều nước khác nữa. Song, không có bất kỳ sự lãnh đạo toàn cầu nào xuất hiện để ngăn chặn thảm họa nhấn chìm thế giới.

Những người ngoại quốc giúp cứu nguy

Một lý do giải thích cho khoảng cách giữa thành công khoa học và thất bại chính trị là các nhà khoa học đã hợp tác trên toàn cầu, trong khi các chính trị gia lại có xu hướng ác cảm với nhau. Làm việc trong tình trạng căng thẳng và không chắc chắn cao, các nhà khoa học khắp thế giới đã thoải mái chia sẻ thông tin cũng như dựa vào những phát hiện và vốn hiểu biết của nhau. Nhiều dự án nghiên cứu quan trọng do các nhóm quốc tế tiến hành. Ví dụ, một nghiên cứu then chốt chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp phong toả đã được các nhà nghiên cứu từ 9 tổ chức, một ở Anh, ba ở Trung Quốc và năm ở Mỹ hợp tác thực hiện.

Ngược lại, các chính trị gia đã không thành lập một liên minh quốc tế chống lại virus và đồng thuận về một kế hoạch toàn cầu. Hai siêu cường hàng đầu thế giới, Mỹ và Trung Quốc, cáo buộc lẫn nhau che giấu thông tin trọng yếu, phổ biến thông tin sai lệch cũng như các thuyết âm mưu và thậm chí cố tình phát tán virus. Nhiều nước khác rõ ràng đã làm sai lệch hoặc giấu giếm dữ liệu về diễn biến của dịch bệnh.

Sự thiếu hợp tác toàn cầu tự bộc lộ không chỉ trong các cuộc chiến thông tin như trên mà thậm chí còn nhiều hơn thế trong các cuộc xung đột về thiết bị y tế khan hiếm. Dù đã có nhiều trường hợp về sự cộng tác và hào phóng, nhưng không có nỗ lực nghiêm túc nào được thực hiện nhằm chia sẻ tất cả các nguồn lực sẵn có, hợp lý hóa quá trình sản xuất toàn cầu và đảm bảo phân phối bình đẳng các nguồn cung. Đặc biệt, "chủ nghĩa dân tộc vắc xin" tạo ra một loại bất bình đẳng toàn cầu mới giữa các nước có thể tiêm chủng cho người dân của họ và các nước không thể.

Thật đáng buồn khi nhiều người không hiểu một sự thật đơn giản về đại dịch này: chừng nào virus vẫn tiếp tục lây lan ở bất kỳ đâu, không đất nước nào có thể cảm thấy thực sự an toàn. Giả sử Israel hoặc Vương quốc Anh thành công trong việc loại bỏ virus bên trong biên giới của họ, nhưng virus vẫn tiếp tục lây lan trong hàng trăm triệu người ở Ấn Độ, Brazil hoặc Nam Phi. Một biến thể mới ở một thị trấn xa xôi nào đó của Brazil có thể khiến vắc xin mất tác dụng và dẫn đến một làn sóng lây nhiễm mới.

Trong tình trạng khẩn cấp hiện nay, những lời kêu gọi chủ nghĩa vị tha thuần tuý có lẽ sẽ không lấn át được những lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp hiện nay, sự hợp tác toàn cầu không phải là chủ nghĩa vị tha. Nó là thiết yếu cho việc đảm bảo lợi ích quốc gia.

Chống virus vì thế giới

Các tranh luận về những gì đã xảy ra vào năm 2020 sẽ tái lặp trong nhiều năm. Song, mọi người thuộc tất cả các phe cánh chính trị cần nhất trí về ít nhất ba bài học chính.

Thứ nhất, chúng ta cần bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình. Nó là sự cứu rỗi của chúng ta trong đại dịch này, nhưng nó có thể sớm trở thành nguồn gốc của một thảm họa thậm chí còn tồi tệ hơn.

Thứ hai, mỗi nước nên đầu tư nhiều hơn vào hệ thống y tế công. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng các chính trị gia và các cử tri đôi khi đã thành công trong việc bỏ qua bài học rõ ràng nhất.

Thứ ba, chúng ta nên thiết lập một hệ thống toàn cầu mạnh mẽ để giám sát và ngăn chặn các đại dịch. Trong cuộc chiến dai dẳng giữa con người và các mầm bệnh, tuyến đầu nằm ngay trong cơ thể của mỗi con người. Nếu tuyến này bị phá vỡ ở bất kỳ đâu trên hành tinh, nó sẽ đẩy tất cả chúng ta vào nguy hiểm. Ngay cả những người giàu nhất ở các nước phát triển nhất cũng có lợi ích cá nhân để bảo vệ những người nghèo nhất ở các nước kém phát triển nhất. Nếu một loại virus mới nhảy từ dơi sang người ở một làng nghèo trong một cánh rừng xa xôi nào đó, thì trong vài ngày virus đó có thể dạo chơi khắp Phố Wall.

Bộ khung của một hệ thống chống bệnh dịch toàn cầu như vậy đã tồn tại dưới hình dạng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tổ chức khác. Tuy nhiên, các nguồn ngân sách hỗ trợ hệ thống này rất ít ỏi và nó hầu như không mang lại lợi ích chính trị. Chúng ta cần cung cấp cho hệ thống này một ít ảnh hưởng chính trị và nhiều tiền hơn nữa, để nó không hoàn toàn phụ thuộc vào những ý thích bất chợt của các chính trị gia vị kỉ...

Nhiều người lo sợ Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu của một làn sóng các đại dịch mới. Song nếu các bài học trên được áp dụng, cú sốc Covid-19 thực tế có thể dẫn đến việc các đại dịch trở nên ít phổ biến hơn. Nhân loại không thể ngăn chặn sự xuất hiện của các mầm bệnh mới. Đây là một quá trình tiến hóa tự nhiên đã diễn ra hàng tỷ năm nay và sẽ tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên, ngày nay loài người có kiến ​​thức và các công cụ cần thiết để ngăn chặn một mầm bệnh mới phát tán và trở thành một đại dịch.

Nếu Covid-19 tiếp tục lây lan vào năm 2021 và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người hoặc nếu một đại dịch thậm chí còn chết chóc hơn nữa tấn công nhân loại vào năm 2030, thì đây sẽ không phải là một thảm họa tự nhiên không thể kiểm soát hay sự trừng phạt từ Chúa trời. Đó sẽ là một thất bại của con người và chính xác hơn là một thất bại về chính trị.

 Quỳnh Anh (Theo FT)

Yuval Noah Harari: "Thế giới sẽ ra sao sau đại dịch Covid-19?"

Yuval Noah Harari: "Thế giới sẽ ra sao sau đại dịch Covid-19?"

Cơn bão đại dịch rồi sẽ qua đi, nhưng những lựa chọn hiện tại sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai!  

Nhận thức lại thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghệ

Nhận thức lại thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghệ

Thế giới hiện tại với nhiều bất ổn từ biến đổi khí hậu đến khủng bố, đặc biệt khi công nghệ bùng nổ, có thể “đọc” được suy nghĩ của con người.

Từng có giá chỉ 1 USD, sau 1 năm đồng “tiền ảo” này tăng giá gấp trăm lần

Tăng giá phi mã trong 7 ngày qua, tổng giá trị vốn hóa của Solana hiện là hơn 36 tỷ USD, lọt top 7 đồng “tiền ảo” giá trị nhất thế giới.

Vài ngày trở lại đây, Solana (SOL) là dự án có sức tăng trưởng mạnh nhất thị trường tiền mã hóa. Đồng “tiền ảo” này vừa thiết lập đỉnh giá mới tại mức giá 130 USD. 

Ra đời từ năm 2017 bởi nhà sáng lập Anatoly Yakovenko, Solana là một mạng Blockchain tương tự như Bitcoin, Ethereum và một số mạng chuỗi khối khác. Do là một mạng Blockchain ra đời sau, Solana đã có khá nhiều cải tiến và giải quyết được vấn đề về tốc độ và phí giao dịch mà các mạng Blockchain trước đó đang gặp phải. 

Điểm mạnh nhất của Solana là mạng lưới này hỗ trợ tới 50.000 giao dịch/giây. Tốc độ này nhanh hơn hẳn so với Bitcoin (7 giao dịch/giây) và Ethereum (15 giao dịch/giây). Tổng lượng giao dịch trên mỗi giây của Solana tương đương với VISA - một trong những hệ thống  thanh toán phổ biến nhất trên thế giới. 

{keywords}
Bảng so sánh về các chỉ số cơ bản giữa Solana và một số mạng Blockchain phổ biến hiện nay. 

Về mức phí giao dịch, mỗi giao dịch trên mạng lưới Blockchain của Solana hiện chỉ mất khoảng 0,00001 USD, rẻ hơn nhiều so với Binance Smart Chain (0,01 USD) hay Ethereum. Hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Solana cũng ngày càng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của nhiều dự án mới. 

Theo thống kê của Coinmarketcap, ở thời điểm hiện tại, mỗi đồng SOL hiện có giá 123 USD. Với mức tăng trưởng lên tới 65% về giá trị trong 7 ngày qua, Solana đang nằm trong top 5 đồng tiền mã hóa có mức tăng trưởng cao nhất. 

{keywords}
Giá Solana đã tăng tới 130 lần chỉ trong 9 tháng vừa qua. Ảnh: Trọng Đạt

Có một điều đáng chú ý khi cách đây chưa đầy 1 năm, hồi tháng 12/2020, giá Solana lúc đó chỉ khoảng 1 USD. Như vậy, chỉ sau 9 tháng qua, giá đồng “tiền ảo” này đã tăng gấp 130 lần. Đây là mức tăng trưởng cực kỳ hiếm gặp, kể cả ở thị trường tiền mã hóa

Hiện tổng giá trị vốn hóa của Solana là khoảng 36,2 tỷ USD, xếp thứ 7 trong tổng số 100 dự án lớn nhất trên thị trường tiền mã hóa. 

Với những ưu điểm của mình, Solana đang nổi lên như một nền tảng Blockchain mới cạnh tranh trực tiếp với những Ethereum, Polygon hay Polkadot. Đó cũng là lý do mà trong thời gian gần đây, dòng vốn trên thị trường tiền mã hóa đang hướng vào các dự án thuộc hệ sinh thái Solana. Cùng với điều này, nhiều nhà đầu tư đã giàu lên nhanh chóng nhờ cơn sốt tiền mã hóa.

Trọng Đạt

Sau Axie Infinity, giới “tiền ảo” lại phát sốt vì game kiếm tiền Simba Empire

Sau Axie Infinity, giới “tiền ảo” lại phát sốt vì game kiếm tiền Simba Empire

Dù chỉ mới ra mắt một thời gian rất ngắn, tựa game Simba Empire đã gây được sự chú ý lớn khi sở hữu mức định giá pha loãng tới hơn 36 triệu USD. 

Thanh Hóa lập kế hoạch đưa các hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử

Cùng với việc lên kịch bản bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch Covid-19, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp của địa phương lên sàn thương mại điện tử.

Thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn

Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh này ký ban hành ngày 27/8.

Mục đích nhằm triển khai hiệu quả 2 kế hoạch “Hỗ trợ đưa sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”, “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của các doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội” đã được Bộ TT&TT phê duyệt ngày 21/7.

Thanh Hóa lập kế hoạch đưa các hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử
Hai sàn Vỏ Sò, Postmart tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu tại TP.HCM

Kế hoạch hướng tới hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa; cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm của các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi chung là hộ sản xuất nông nghiệp) lên Postmart, Vỏ Sò và các sàn giao dịch TMĐT khác để có thêm kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Đây cũng là kịch bản để các sở, ngành, địa phương triển khai trong trường hợp tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính lớn thiết lập các điểm tập kết, bố trí các điểm trung chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu (cố định, lưu động) có kiểm soát an toàn dịch bệnh nhằm đảm bảo kịp thời nguồn cung và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân

Theo kế hoạch mới được UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành, để hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, các cơ quan và doanh nghiệp liên quan sẽ hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số cho các hộ.

Bên cạnh đó, hỗ trợ các hộ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh thông qua hàng loạt hoạt động cụ thể như: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn; Hỗ trợ gắn sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng hộ sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng qua sàn TMĐT; Cung cấp thông tin hữu ích như thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân…

Thanh Hóa lập kế hoạch đưa các hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử
Trường hợp giãn cách xã hội, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Bưu điện tỉnh và Chi nhánh Viettel Post đảm trách vận chuyển, cung cấp hàng thiết yếu. (Ảnh minh họa)

Với nội dung cung cấp hàng hóa thiết yếu của các doanh nghiệp bưu chính lớn trên địa bàn trong trường hợp giãn cách xã hội, kế hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, giao các doanh nghiệp bưu chính lớn là Bưu điện tỉnh và Chi nhánh Bưu chính Viettel cung cấp hàng hóa thiết yếu đến người dân.

Hai doanh nghiệp này được yêu cầu phải chủ động bố trí phương tiện, kho bãi, vận chuyển theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương để cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính hoặc qua hình thức lưu động đến người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Song song đó, phối hợp với Sở Công Thương, đề xuất các phương án hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, điểm bán hàng góp phần lưu thông hàng hóa, giảm ùn tắc; chủ động tổ chức các phương thức bán hàng như cố định, lưu động, bán hàng theo địa chỉ, bán hàng qua đường dây nóng, trên sàn TMĐT… để cung cấp hàng hóa thiết yếu đến địa chỉ nhà dân.

Trước đó, kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 11/8 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đã giao các Sở TT&TT phối hợp với các Sở NN-PTNT, Công Thương cùng Vietnam Post, Viettel Post tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch chi tiết hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên TMĐT, thời hạn hoàn thành là trước ngày 31/8.

Vân Anh

Địa phương xây dựng kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn điện tử

Địa phương xây dựng kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn điện tử

Các Sở TT&TT được giao cùng các Sở NN-PTNT, Công Thương và Viettel Post và Vietnam Post tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch chi tiết việc hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Công ty Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao năng suất lao động

Thiết bị vBand của VinHR có thể gửi đến 300 tín hiệu mỗi giây từ mỗi người lao động theo thời gian thực. Qua đó, nhà quản lý có thể phân chia khối lượng công việc đồng đều hơn, giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm.

Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Công nghệ Vantix (Vingroup Advanced Analytics) là công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu trực thuộc Tập đoàn Vingroup. Tầm nhìn của Vantix hướng đến ứng dụng AI và dữ liệu để số hóa và lượng hóa thông tin nhằm đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Để thực hiện điều đó, Vantix đã phát triển giải pháp VinHR để nâng cao năng suất vận hành thông qua thiết bị đeo thông minh vBand giúp thu thập dữ liệu trong công việc lao động chân tay.

{keywords}
Công ty Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao năng suất lao động

Nhờ tích hợp công nghệ đám mây Microsoft Azure, vBand của VinHR có thể gửi đến 300 tín hiệu mỗi giây từ mỗi người lao động theo thời gian thực. Qua đó, nhà quản lý có thể sử dụng thông tin mà vBand thu thập để phân chia khối lượng công việc đồng đều hơn, giúp nâng cao hiệu quả làm việc của toàn nhóm.

Phân chia công việc nhờ thiết bị đeo tay

Lấy cảm hứng từ các thiết bị Internet vạn vật (IoT), Vantix đã chế tạo thiết bị đeo tay vBand, tương tự như đồng hồ thông minh, dễ sử dụng, giúp công nhân cảm thấy thoải mái nhất có thể, đồng thời vẫn phát huy chức năng thu thập dữ liệu cho VinHR.

Thông qua việc sử dụng công nghệ nhận dạng hành động (HAR), VinHR thu thập thông tin về chuyển động của người sử dụng trong một ngày như thời gian dành cho mỗi hoạt động và địa điểm làm việc.

Dữ liệu được gửi lên cơ sở dữ liệu đám mây Microsoft Azure trong thời gian sạc pin ban đêm. Khi các giám đốc và quản lý vào xưởng sáng hôm sau, bảng thông tin của VinHR sẽ cung cấp cho họ thông tin về ngày làm việc hôm trước.

vBand đã được khách sạn Vinpearl Condotel Đà Nẵng đưa vào sử dụng trong đội ngũ nhân viên thu dọn phòng và kết quả là họ đã tăng được 25% năng suất lao động và giảm được 15% thời gian dọn dẹp.

Ứng dụng sức mạnh điện toán đám mây

VinHR cần một giải pháp có thể quản lý khối lượng dữ liệu khổng lồ sinh ra khi mỗi thiết bị thu thập và gửi đi lên đến 300 tín hiệu mỗi giây.

“Hiếm tập đoàn nào có khả năng cung cấp giải pháp điện toán đám mây ở quy mô và trình độ mà chúng tôi đòi hỏi. Sau khi gặp gỡ và tìm hiểu nhiều đối tác, chúng tôi quyết định đi cùng Microsoft vì khả năng nổi bật hơn cả.”, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Vantix, cho biết.

{keywords}
Ông Nguyễn Quang Huy, CEO Vantix

Ông Huy chia sẻ, Microsoft Azure đã cung cấp giải pháp đám mây và IoT mà VinHR cần, từ phần cứng biên thu thập dữ liệu, hồ sơ dữ liệu cho đến hoạt động phát triển và giải pháp phân tích. Mỗi tính năng đều được tích hợp trong hệ thống của Azure, giúp công việc của các kỹ sư tại Vantix nhẹ nhàng hơn.

“Với Microsoft Azure, chúng tôi có thể mở rộng quy mô ngay tức thì. Hệ thống đáng tin cậy là yếu tố cốt lõi. Chúng tôi có thể tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau trong môi trường Azure. Đó là lợi ích quan trọng cho hoạt động doanh nghiệp của Vingroup ở quy mô lớn hơn”, William Quy Lee, Giám đốc Dự án tại Vantix cho biết.

VinHR vẫn đang tiếp tục được điều chỉnh với tính năng GPS được cập nhật và tích hợp bản đồ, giúp phân phối công việc theo từng khu vực.

Hiện nay, Vantix đang triển khai một dự án mới cùng nhà sản xuất xe hơi Vinfast thuộc tập đoàn Vingroup. Lần này, Vantix có kế hoạch vượt xa khỏi tính năng lên kế hoạch cho bộ phận sản xuất. “Chúng tôi đang phát triển công nghệ xe hơi tự lái cho VinFast”, ông Huy chia sẻ. “Đó là công nghệ đòi hỏi rất nhiều dữ liệu. Với VinHR, chúng ta đang nói đến 300 tín hiệu mỗi giây. Với xe hơi tự lái, lượng dữ liệu sẽ cần nhiều hơn.”

Bà Phan Tú Quyên, Giám đốc Marketing và Vận hành của Microsoft Việt Nam, cho biết: “Vantix là một doanh nghiệp trẻ nhưng năng lực và tầm nhìn của họ thực sự làm chúng tôi ấn tượng. Với những dự án có quy mô phân tích và xử lý những khối lượng dữ liệu lớn như vậy, việc song hành cùng một đối tác công nghệ uy tín sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công của Vantix. Và Microsoft cam kết sẽ luôn sát cánh và đồng hành để hiện thực hóa những giấc mơ của Vantix.”

H.N.

Tập hợp trí tuệ Việt Nam, ghi danh Mạng lưới Hợp tác về Trí tuệ nhân tạo

Tập hợp trí tuệ Việt Nam, ghi danh Mạng lưới Hợp tác về Trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) đang kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức đang hoạt động về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, ghi danh tham gia Mạng lưới Hợp tác về Trí tuệ nhân tạo Việt Úc.  

Galaxy Watch 4 series giá từ 4,6 triệu đồng nếu đặt trước ở CellphoneS

Đồng hồ Samsung Galaxy Watch 4 được nâng cấp với chip xử lý và cảm biến đo sức khoẻ mới, chạy hệ điều hành WearOS. Sản phẩm có mức giá ưu đãi chỉ từ 4,6 triệu đồng khi đặt trước tại CellphoneS từ ngày 31/8 - 16/9.

Đồng hồ Galaxy Watch4 tiêu chuẩn có kiểu dáng tinh tế, phù hợp với nhiều đối tượng, dây cao su và vòng xoay bezel cảm ứng. Sản phẩm có nhiều lựa chọn màu sắc như: vàng hồng, đen, xanh dương, bạc. Trong khi đó, Galaxy Watch4 bản Classic có khung bezel xoay vật lý và thân máy hoàn thiện bằng thép không gỉ.

Tại CellphoneS, Galaxy Watch 4 có giá từ 6.490.000 đồng -  6.990.000 đồng cho bản 40mm và 44mm. Phiên bản Classic chất liệu thép không gỉ có giá từ 8.490.000 đồng - 8.990.000 đồng cho bản 42mm và 46mm.

{keywords}

Ngoài các thông số về nồng độ oxy trong máu, nhịp tim, mức độ stress và giấc ngủ, Watch4 series còn có thêm tính năng đo lượng mỡ trong cơ thể và điện tâm đồ ECG. Bên cạnh đó, máy có thời lượng pin cải thiện lên đến 40 giờ nhờ trang bị chip Exynos 920W tiến trình chỉ 5nm tối ưu và tiết kiệm pin hơn.

{keywords}

Đồng hồ Galaxy Watch4 dùng hệ điều hành WearOS do Samsung và Google cùng phát triển. Nhờ vậy, người dùng có thêm nhiều ứng dụng hỗ trợ từ Play Store, hoạt động mượt mà hơn. Đồng thời Galaxy Watch 4 series cũng được nâng cấp cảm biến Samsung BioActive, giúp đo số liệu nhanh hơn thế hệ trước.

{keywords}

Đại diện CellphoneS cho biết, khi đặt trước Galaxy Watch 4 series tại CellphoneS từ ngày 31/8 - 16/9, khách hàng sẽ nhận quà tặng gồm: phiếu mua hàng giảm 1 triệu đồng, đế sạc không dây đôi trị giá 1,29 triệu đồng, giảm 5% khi thanh toán qua VNPAY, hỗ trợ trả góp 0%. Đặc biệt, sản phẩm sẽ được ưu đãi giảm 15% khi mua kèm Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 tại hệ thống.

Bên cạnh Galaxy Watch4 series, Samsung vừa ra mắt tai nghe Galaxy Buds 2 mới, đồng bộ hệ sinh thái nghe nhạc cho người dùng khi: tập thể dục, vận động… Sản phẩm có giá niêm yết 2,99 triệu đồng, được ưu đãu giảm thêm 10% khi mua kèm sản phẩm Samsung tại CellphoneS.

{keywords}

“Tín đồ” công nghệ yêu thích Galaxy Watch 4 series và Galaxy Buds 2 không thể bỏ lỡ cơ hội mua sắm nhiều ưu đãi tại CellphoneS. Hệ thống CellphoneS nhận đặt trước, thanh toán online, giao hàng miễn phí ở khu vực nội thành trong vòng 72 giờ trong thời điểm giãn cách xã hội mùa dịch. Để được CellphoneS tư vấn chi tiết, người mua hàng có thể gọi điện đến hotline 18002097.

Tố Uyên

Đề nghị cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình di chuyển trong địa bàn phải giãn cách

Bộ TT&TT đề nghị địa phương cho phép lực lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình được phép di chuyển trong địa bàn tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dịch vụ ổn định, liên tục.

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh Covid-19.

Đề nghị cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình di chuyển trong địa bàn phải giãn cách
Dịch vụ phát thanh, truyền hình cần thiết được ưu tiên duy trì để phục vụ người dân trong giai đoạn giãn cách. (Ảnh minh họa: Internet)

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến hết sức phức tạp, người dân các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách để phòng chống dịch. Tuy nhiên, dịch vụ phát thanh, truyền hình cần thiết được ưu tiên duy trì, không gián đoạn, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu giải trí và thưởng thức các nội dung trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp có hoạt động cung cấp dịch vụ tại địa phương. Cụ thể là cho phép các lực lượng kỹ thuật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình được tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Được phép di chuyển trong địa bàn tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ cần thiết, cấp bách đảm bảo dịch vụ phát thanh, truyền hình duy trì ổn định, liên tục.

Đồng thời, cho phép doanh nghiệp được phép chủ động bố trí nhân lực một cách hợp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch theo quy định.

Duy Vũ

Tăng thời lượng, tần suất phát sóng các nội dung về bảo vệ sức khỏe phòng chống Covid-19

Tăng thời lượng, tần suất phát sóng các nội dung về bảo vệ sức khỏe phòng chống Covid-19

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đề nghị các đài phát thanh, truyền hình xây dựng chuyên mục; tăng cường thời lượng, tần suất phát sóng các nội dung hướng dẫn, phổ biến kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phòng, chống dịch Covid-19.

Hàn Quốc sẽ cấm độc quyền thanh toán trong ứng dụng di động

Nếu được thông qua, Hàn Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới thông qua một đạo luật về vấn đề này, động thái có thể tạo tiền lệ cho các thể chể pháp lý

Han Quoc se cam doc quyen thanh toan trong ung dung di dong hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: Globes)

Các nghị sỹ Hàn Quốc dự kiến ngày 31/8 sẽ thông qua dự luật cấm Apple và Google ép buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng các hệ thống thanh toán riêng của những tập đoàn công nghệ này, qua đó khẳng định việc độc quyền thanh toán của những kho ứng dụng Apple Store và Play Store là bất hợp pháp.

Nếu được thông qua, Hàn Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới thông qua một đạo luật về vấn đề này, động thái có thể tạo tiền lệ cho các thể chế pháp lý khác trên toàn thế giới.

Tại Mỹ, 3 thượng nghị sỹ trong tháng 8 này đã đệ trình một dự luật yêu cầu Apple và Google nới lỏng kiểm soát trên các kho ứng dụng, trong khi các nghị sĩ châu Âu đang tranh luận về một dự luật có thể buộc Apple phải đưa ra những lựa chọn thanh toán thay thế khác cho kho ứng dụng App Store.

Apple và Google đang đối mặt với những chỉ trích trên toàn thế giới do tính phí tới 30% hoa hồng đối với các dịch vụ mua bán trong ứng dụng và yêu cầu phải sử dụng hệ thống thanh toán riêng của các tập đoàn công nghệ này nhằm thu thêm phí giao dịch.

Dự luật của Hàn Quốc, được truyền thông sở tại gọi là “Luật chống Google,” sẽ yêu cầu cho phép người dùng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trong ứng dụng, cho phép bỏ qua mức phí mà các chủ kho ứng dụng áp đặt hiện nay.

Theo các chuyên gia, đạo luật của Hàn Quốc chắc chắn sẽ tạo ra tiền lệ cho các nước khác, cũng như các nhà phát triển ứng dụng và sáng tạo nội dung trên toàn thế giới.

Google hiện có kế hoạch vào cuối năm nay sẽ đưa ra yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng hệ thống thanh toán riêng của hãng, với mức phí hoa hồng 30% nếu vượt ngưỡng nhất định, cho các khoản mua sắm trong ứng dụng.

Tại Hàn Quốc, Google cũng có kế hoạch tính phí đối với mọi thanh toán nội dung từ tháng 10 tới, dù trước đó chỉ tính phí đối với các khoản thanh toán trong các trò chơi trực tuyến. Thông báo trên đã gây phản ứng dữ dội từ giới nghệ sỹ và sáng tạo nội dung ở Hàn Quốc, cáo buộc Google “lạm quyền” và vận động mạnh mẽ cho đạo luật mới.

Trong một phản ứng, Apple cho biết đạo luật của Hàn Quốc sẽ đặt người dùng trước nguy cơ bị gian lận, làm yếu khả năng bảo vệ quyền riêng tư và khiến việc kiểm soát của phụ huynh trở nên kém hiệu quả hơn.

Trước đó, Apple hôm 26/8 đã phải nhượng bộ trước 1 đơn kiện tập thể tại Mỹ, đồng ý cho phép các nhà phát triển ứng dụng được thông báo với khách hàng về những giải pháp thanh toán thay thế ngoài cổng chính thức là App Store. Tuy nhiên, phương án giải quyết mà Apple và các nhà phát triển Mỹ đã nhất trí còn cần phải được sự chấp thuận của tòa án.

Theo Bộ Khoa học Hàn Quốc, kho ứng dụng Play Store của Google đã thu về lợi nhuận gần 6.000 tỷ won (5,2 tỷ USD) trong năm 2019, chiếm 63% thị phần dịch vụ mua bán trong ứng dụng di động ở nước này. Trong khi đó, App Store của Apple chiếm 24,4% thị phần ở Hàn Quốc.

Theo Vietnam+

Apple nhượng bộ việc thanh toán trên kho ứng dụng App Store

Apple nhượng bộ việc thanh toán trên kho ứng dụng App Store

Để giải quyết cáo buộc độc quyền phân phối, Apple sẽ cho phép các nhà phát triển ứng dụng thông báo với khách hàng của họ về những giải pháp thanh toán thay thế, ngoài cổng chính thức là App Store.

'Cá voi' đang tích trữ Dogecoin

Theo Chainalysis, 0,01% nhà đầu tư nắm trong tay phần lớn Dogecoin.

Trong báo cáo ngày 13/8 của Chainalysis, 535 chủ thể tài chính sở hữu tổng cộng 106 tỷ đồng Dogecoin, chiếm 82% tổng số Dogecoin lưu hành trên thị trường.

37 tỷ đồng Dogecoin trong số trên thuộc về 31 nhà đầu tư, tức mỗi người có hơn 1 tỷ đồng. Báo cáo cho biết thêm số Dogecoin này đã nằm yên trong các ví ít nhất 6 tháng đến 2 năm. Trái ngược với 0,01% cá voi, hơn 50% nhà đầu tư Dogecoin sở hữu ít hơn 100 đồng trong ví.

Ca voi nam hau het Dogecoin anh 1

Coin biểu tượng chú chó bắt đầu như một trò đùa. Ảnh: Getty.

Thông số này phù hợp với những gì Jackson Palmer, người tạo ra Dogecoin chia sẻ vào tháng 7. Ông Palmer cho biết bản thân mình không còn giữ Dogecoin, và hầu hết người nắm giữ và kiểm soát tiền mã hóa này là những tỷ phú.

"Ngành công nghiệp tiền mã hóa được mô tả là phi tập trung, nhưng trên thực tế bị một mạng lưới những nhân vật siêu giàu kiểm soát. Theo thời gian, ngành công nghiệp tiền mã hóa liên kết với rất nhiều tổ chức đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tập trung hóa", Palmer mô tả.

Giữa nhà đầu tư mới và cũ cũng tồn tại cách biệt rất lớn. Cụ thể, những người mới tham gia chỉ nắm 25% nguồn tiền, tăng từ 9% cùng kỳ năm 2020. Phần đông biết đến Dogecoin thông qua một trào lưu trên TikTok. Dữ liệu đồng thời chỉ ra người mới có xu hướng tích luỹ thêm trong khi những nhà đầu tư lâu năm đang ở vị thế bán.

Nhà đầu tư lâu năm được nhắc đến ở trên là những tài khoản đã tham gia từ hơn 2 năm trước. Nhóm này chiếm 30% nguồn cung vào tháng 7/2020, hiện tại chỉ còn 20%. Vì thị trường Dogecoin trải qua thời gian ảm đạm kéo dài, nhiều người sẽ chọn bán ngay khi giá có biểu hiện đi lên.

Thêm vào đó, số lượng người dùng hoạt động mỗi ngày của Dogecoin cũng tăng lên đáng kể trong năm 2021, đạt đỉnh điểm vào lần tăng giá mạnh trong tháng 7. Ngày nay, coin meme này có trung bình 32.000 người dùng hoạt động mỗi ngày.

Theo Zing/Bitcoinist

Nhà đầu tư bán tháo Dogecoin

Nhà đầu tư bán tháo Dogecoin

Dấu hiệu đi xuống gần đây của giá Dogecoin khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm lối thoát.

Công nghệ hỗ trợ truy vết, phân tích tình hình, đẩy lùi dịch bệnh

Thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương tích cực nhất cả nước trong việc ứng dụng công nghệ nhằm đối phó với diễn biến mới của đại dịch Covid-19. 

Mô hình điểm về ứng dụng các nền tảng công nghệ

Theo Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị này đã chủ trì, phối hợp cùng Sở Y tế để tổ chức 2 buổi tập huấn cho đối tượng là nhân viên y tế và lực lượng đoàn viên, thanh niên nhằm triển khai Nền tảng quản lý tiêm chủng trên địa bàn. 

Đơn vị cũng đã tuyên truyền mạnh việc cài đặt ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử bằng nhiều hình thức khác nhau, từ báo chí, phát thanh, truyền hình cho tới hình thức nhắn tin tự động đến tất cả thuê bao di động trên địa bàn tỉnh với 4 lượt nhắn tin trong tháng 8 và 1 tin nhắn/mỗi tháng từ tháng 9-12/2021.

Nhằm giải quyết khó khăn về nhân lực của ngành y tế trong khâu nhập dữ liệu tiêm chủng, Sở TT&TT Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã phối hợp cùng Tỉnh đoàn để triển khai nhập liệu với trên 90% dữ liệu đã được nhập lên hệ thống từ 1/9.

{keywords}
Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp cùng Tỉnh đoàn để triển khai nhập liệu dữ liệu tiêm chủng lên nền tảng. 

Thống kê của Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, đến ngày 29/8/2021, tỉnh này đã có 82.502 thuê bao điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, đạt tỷ lệ 10,02% tổng dân số trên 18 tuổi (độ tuổi tiêm chủng) toàn tỉnh, đứng thứ 6 trên toàn quốc. Tổng số mũi tiêm đã cập nhập lên Nền tảng tiêm chủng quốc gia là 220.066, đạt tỷ lệ 93,79% trên tổng số mũi tiêm thực tế, đứng thứ 12 toàn quốc.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố, tỷ lệ tổng số mũi tiêm được cập nhập lên hệ thống so với số mũi tiêm thực tế của huyện Đất Đỏ ở mức cao nhất, lên đến 99,02%, thành phố Vũng Tàu và thị xã Phú Mỹ đạt mức 88%.

Có một điều đáng chú ý khi Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai ứng dụng Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm. 

Việc triển khai nền tảng này được thực hiện tại 2 mô hình mẫu là thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa. Đây là cơ sở để Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) hoàn thiện quy trình để triển khai áp dụng trong toàn quốc.

{keywords}
Vũng Tàu là một trong những địa phương thí điểm triển khai Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm. 

Không chỉ vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng rất tích cực trong việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. 

Cụ thể, tổng đài đường dây nóng của tỉnh đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân, giảm tải cho lực lượng y tế và tham gia hỗ trợ thông tin về cứu trợ cho Mặt trận Tổ quốc.

Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã tạo kênh Zalo dành riêng cho cơ quan chính quyền đăng tải bản tin, bản tin nhanh của Ban Chỉ đạo... nhằm cung cấp cho người dân nguồn thông tin thường xuyên, kịp thời, chính thống. 

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là một trong 3 tỉnh, thành phố đầu tiên trên cả nước triển khai Zalo Connect - Nền tảng kêu gọi cứu trợ và tìm người cần cứu trợ để người dân có thể giúp đỡ nhau trong đại dịch. 

Trong thời gian qua, Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã liên tục có ý kiến với các doanh nghiệp viễn thông để tiến hành cài đặt âm báo chờ, tin nhắn truyền đạt thông điệp của Ban chỉ đạo và lãnh đạo tỉnh đến người dân. Sở cũng tích cực ứng dụng công nghệ phát hiện thông tin xấu độc liên quan đến Covid-19 và phối hợp với Công an tỉnh để xử lý.

Dùng công nghệ để phân tích, dự báo nhằm khống chế dịch Covid-19

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là địa phương rất tích cực trong việc triển khai nền tảng truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Điều này được thực hiện qua việc sử dụng dữ liệu của ứng dụng Bluezone và tính năng quét mã check in QR Code. 

Theo đó, từ ngày 13/8/2021 đến nay, Sở TT&TT Bà Rịa Vũng Tàu đã phối hợp, trực tiếp hỗ trợ cho thành phố Vũng Tàu truy vết F0 qua nền tảng. Sở cũng đã bắt đầu hỗ trợ công tác truy vết của thành phố Bà Rịa từ ngày 20/8/2021 và thị xã Phú Mỹ từ ngày 27/8/2021. 

{keywords}
Việc check in bằng mã QR và sử dụng app Bluezone đang hỗ trợ đắc lực cho công tác truy vết người nghi nhiễm Covid-19 tại Bà Rịa Vũng Tàu. 

Sau khi truy vết 157 F0, nền tảng đã xác định được 216 trường hợp tiếp xúc gần (F1), 45 trường hợp phải sử dụng bản đồ di chuyển để xác định lịch sử di chuyển, vị trí của F0.

Đối với hệ thống khai báo y tế điện tử, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn luôn duy trì việc vận động người dân khai báo y tế liên tục hàng ngày. Trong quá trình xử lý, hệ thống đã ghi nhận các trường hợp có biểu hiện ho, sốt,... Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại các chốt, các trường hợp này là ho sốt thông thường, không có dấu hiệu nhiễm bệnh Covid-19.

So với nhiều địa phương khác trên cả nước, Bà Rịa - Vũng Tàu rất tích cực sử dụng hệ thống phần mềm tổng hợp, phân tích thông tin để báo cáo về tình hình dịch bệnh. 

Từ ngày 11/8/2021, hệ thống phần mềm này đã được Văn phòng UBND tỉnh phối hợp cùng Sở Y tế triển khai đến các đơn vị y tế trên địa bàn. Đây là nguồn cung cấp thông tin rất quan trọng, nhằm phục vụ việc tổng hợp, phân tích và báo cáo số liệu cho Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh, cũng như báo cáo về Bộ Y tế.

{keywords}
Người dân Vũng Tàu thường xuyên được tuyên truyền về lợi ích khu sử dụng ứng dụng Bluezone và khai báo y tế hàng ngày. 

Hiện Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai tập huấn việc sử dụng nền tảng, chuẩn hóa các mẫu báo cáo F0, F1, F2, báo cáo xét nghiệm, báo cáo khu cách ly. 

Văn phòng UBND tỉnh đang đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn việc cập nhật dữ liệu lên phần mềm, thống nhất quy trình, phân công cụ thể nhiệm vụ cập nhật thông tin vào phần mềm đối với CDC, Sở Y tế, các huyện, thị xã, thành phố...

Theo thông tin từ Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến nay, dữ liệu đã được cập nhật lên hệ thống khá thường xuyên. Dữ liệu của các khu cách ly được cập nhật đầy đủ theo mẫu. Thông tin các ca bệnh F0, F1, F2 được cập nhật tương đối đầy đủ, dù vẫn còn thiếu một số trường thông tin.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang rất tích cực sử dụng các số liệu thống kê từ mạng lưới viễn thông địa phương như hệ số thuê bao đứng yên, thuê bao ra khỏi nhà để phục vụ lãnh đạo tỉnh trong việc nhìn nhận tình hình, chỉ đạo và ra quyết định ứng phó. 

Theo đại diện Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu, không chỉ dừng lại ở đây, địa phương này sẽ tích cực ứng dụng các nền tảng công nghệ nhiều hơn nữa để biến đây thành công cụ đắc lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh. 

Trọng Đạt

Người dân Hà Nội, TP.HCM đã có thể nhờ đi chợ hộ qua app

Người dân Hà Nội, TP.HCM đã có thể nhờ đi chợ hộ qua app

Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng Zalo, người dân gặp khó khăn về vấn đề di chuyển đã có thể nhờ người khác mua hộ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế.   

Ra mắt Cẩm nang điện tử phòng chống dịch Covid-19

Truy cập vào website covid19.mic.gov.vn, mọi người được cung cấp các tài liệu, dữ liệu cần thiết giúp phòng, chống dịch hiệu quả.

Thông tin từ Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, sau một thời gian gấp rút xây dựng, đến nay phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ TT&TT và Bộ Y tế hoàn thiện và cho ra mắt cộng đồng tại địa chỉ covid19.mic.gov.vn.

Ra mắt Cẩm nang điện tử phòng chống dịch Covid-19
Cẩm nang điện tử phòng chống dịch Covid-19 sẽ là website "liền thân" của mọi người trong mùa dịch.

Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 được bố cục với 4 mục lớn, bao gồm: Mục Dữ liệu - Hiển thị trực quan các số liệu, thống kê về tình hình dịch Covid-19 trên cả nước; Mục Văn bản - Cung cấp thông tin và tính năng tìm kiếm văn bản, quy định, cơ chế chính sách và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch Covid-19; Mục Tuyên truyền - Cung cấp tư liệu dạng hình ảnh, video, Infographics về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; Mục Công nghệ - Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.

Là nơi tổng hợp toàn bộ các dữ liệu, hình ảnh, văn bản và công nghệ về phòng, chống Covid-19, Cẩm nang điện tử này được Bộ TT&TT và Bộ Y tế xây dựng với mong muốn giúp cho mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thể dễ dàng tra cứu trực tuyến về các biện pháp phòng chống dịch.

Đơn cử như, tại mục Tuyên truyền, cẩm nang cung cấp cho người dân những thông tin hướng dẫn trực quan dễ hiểu dưới hình thức các infographics, video về: khuyến cáo nguyên tắc 5K, hướng dẫn rửa tay đúng cách, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách, 10 điều lưu ý dành cho F1 khi cách ly y tế tại nhà, 9 biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng, tiêu chí quản lý tại nhà đối với người nhiễm Covid-19, hướng dẫn người nhiễm Covid-19 theo dõi sức khỏe tại nhà…

Ra mắt Cẩm nang điện tử phòng chống dịch Covid-19
Ra mắt Cẩm nang điện tử phòng chống dịch Covid-19
Một số infographic trong Cẩm nang điện tử hướng dẫn người dân về biện pháp phòng chống dịch.

Hay với mục Công nghệ, cẩm nang giới thiệu và hướng dẫn dùng các nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 chính như: nền tảng khai báo y tế, nền tảng kiểm soát ra vào bằng quét QR Code, nền tảng hỗ trợ truy vết, nền tảng quản lý cách ly, nền tảng quản lý xét nghiệm và nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.

Ra mắt Cẩm nang điện tử phòng chống dịch Covid-19
Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 là 1 trong những nền tảng công nghệ phòng chống dịch được giới thiệu và hướng dẫn sử dụng trong Cẩm nang điện tử mới ra mắt.

Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia là đơn vị được giao trách nhiệm vận hành Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19. Mọi người có thể đóng góp nội dung cho Cẩm nang điện tử bằng cách gửi trực tuyến góp ý, nội dung đóng góp ngay trên trang web covid19.mic.gov.vn.

Thời gian tới, Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT và Bộ Y tế bổ sung, hoàn thiện để trở thành website không thể thiếu với người dân, giúp họ có thể tra cứu trực tuyến khi nào cần làm gì, biết cách ứng xử đúng để phòng chống dịch hiệu quả.

Vân Anh

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Monday, August 30, 2021

Nhận tiền Google, Apple có mất điểm với người dùng?

Apple và Google tạo ra 2 hình ảnh khác biệt về cách đối xử với dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, con số 15 tỷ USD trong thỏa thuận mà Google dành cho Apple rất khó từ chối.

iOS và Android là 2 hệ điều hành đã cùng nhau thống trị mảng thiết bị di động trong suốt hơn một thập kỷ. Trong khi những tính năng của iOS luôn hướng tới bảo vệ dữ liệu người dùng thì Android lại không sở hữu điều này do tính chất mở của hệ điều hành.

Hai ông lớn công nghệ Apple và Google cũng có những triết lý rất khác nhau khi nói đến dữ liệu người dùng. Apple từng tuyên bố rằng họ tin tưởng “sự riêng tư là một quyền cơ bản của con người” và luôn đặt yếu tố này lên hàng đầu.

Ngược lại, Google Search là nền tảng cho phép chạy quảng cáo lớn nhất thế giới, và việc công ty trở thành một trong những nhà thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất toàn cầu cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Apple có "bán" thông tin người dùng cho Google?

Trên thực tế, Apple kiếm được rất nhiều tiền hàng năm từ Google. Theo dữ liệu phân tích từ Bernstein Research, Google có thể phải trả 15 tỷ USD cho Apple trong năm tài chính 2021 để Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, iPad và máy tính Mac.

Apple giao dich du lieu nguoi dung, Apple, Google anh 1

Google muốn đưa công cụ tìm kiếm của mình trở thành mặc định trên iPhone. Ảnh: Apple Insider.

Con số này thậm chí đang ngày càng tăng. Các nhà phân tích dự đoán chi phí mà Google phải trả có thể tăng lên mốc 18-20 tỷ USD trong năm 2022. Mặc dù Apple không chia nhỏ các nguồn doanh thu dịch vụ khác nhau, nhưng phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng thỏa thuận với Google là phần có lợi nhất trong miếng bánh dịch vụ của công ty.

Xét trên góc độ kinh doanh, Apple không thể để Google Chrome trở thành trình duyệt mặc định trên iOS vì họ đã sở hữu Safari - ứng dụng mà hầu hết người dùng iPhone và iPad đều sử dụng để lướt web. Dù vậy, họ hoàn toàn có thể để Google Search thành công cụ tìm kiếm trên trình duyệt hoặc trong hệ điều hành. Việc này không ảnh hưởng tới Safari, mà vẫn đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho Apple.

Trong 10 năm Tim Cook giữ chức vụ CEO, ông đã biến Apple trở thành công ty có giá trị và tạo lợi nhuận cao nhất từ ​​trước đến nay. Việc Apple tập trung kinh doanh dịch vụ nhiều hơn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng đó, đặc biệt trong giai đoạn thị trường iPhone đang dần bão hòa.

Tuy nhiên, điều này lại vô tình đi ngược lại những triết lý mà Apple đã cố gắng xây dựng trong nhiều năm nay - luôn coi trọng dữ liệu của người dùng. Một khi để Google có nhiều cơ hội hơn trên hệ điều hành iOS, vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng sẽ không còn được chú trọng.

Xóa bỏ hình tượng tôn trọng người dùng

Trong một lần trò chuyện với tác giả Walter Isaacson, Steve Jobs từng chia sẻ rằng ông muốn “phá hủy Android vì đó là một sản phẩm ăn cắp”. Có lẽ suy nghĩ này của cố nhà sáng lập Apple đến từ triết lý hoàn toàn đối lập của ông so với các đối thủ.

Tất nhiên, doanh thu hàng năm của Apple sẽ được gia tăng đáng kể nhờ khoản tiền thu được từ Google. Tuy vậy, điều này dường như đã đi ngược lại những tuyên bố trước đó của công ty dưới thời Tim Cook.

Apple giao dich du lieu nguoi dung, Apple, Google anh 2

Bảo mật của iOS không còn được chú trọng nhiều như trước. Ảnh: Time.

Trong nhiều năm, Apple của Tim Cook đã cố gắng tách mình ra khỏi những đối thủ cạnh tranh trong câu chuyện thu thập dữ liệu. Công ty không sử dụng dữ liệu của người dùng để tối ưu các quảng cáo trên trình duyệt. Ngoài ra, Apple cũng không theo dõi những gì người dùng hoạt động trên ứng dụng và website của bên thứ 3.

Thậm chí, vào năm 2015, khi FBI yêu cầu Apple bẻ khóa mật khẩu chiếc iPhone 5C của thủ phạm gây ra vụ xả súng tại San Bernardino (Mỹ) nhằm phục vụ điều tra, công ty này nhất quyết từ chối với lý do tôn trọng quyền riêng tư người dùng. Tại thời điểm đó, Apple nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ kiên định với triết lý bảo vệ quyền riêng tư, mặc cho bị FBI tố cáo là tiếp tay cho thủ phạm.

Tuy nhiên, hình ảnh bảo vệ quyền riêng tư của Apple đang dần xấu đi. Việc Apple tuyên bố sẽ cập nhật tính năng quét ảnh của người dùng để tìm CSAM - Child Sexual Abuse Material (tài liệu xâm hại tình dục trẻ em) đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội. Trong trường hợp này, công ty cho biết họ đang thực hiện một mục tiêu cao cả khi cố gắng ngăn chặn các nội dung xấu độc trên iOS.

Trong khi đó, Apple không thể chối cãi bất cứ điều gì khi nhận tiền của Google. Theo nhận định của cây viết Jason Aten trên Inc, chỉ có một thực tế là công ty đang nhận lại một khoản lợi nhuận đáng kể hàng năm bằng cách để Google thu thập dữ liệu người dùng iPhone. Đây rõ ràng là một vấn đề mà Apple không thể biện minh.

Aten cho rằng 15 tỷ USD đối với Apple là một khoản lợi nhuận không nhỏ để bỏ qua, nhưng không lớn đến mức hãng có thể đánh đổi tên tuổi. Do đó, với một công ty xây dựng thương hiệu từ sự tin tưởng của người dùng, Apple không nên đánh đổi các giá trị của mình với bất cứ giá nào.

Theo Zing/Inc

Tin 'nóng' về iPhone 13 khiến cổ phiếu Globalstar tăng chóng mặt

Tin 'nóng' về iPhone 13 khiến cổ phiếu Globalstar tăng chóng mặt

Cổ phiếu của Globalstar, một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (30/8) đã tăng 64% sau một báo cáo tiết lộ iPhone 13 có thể sử dụng liên lạc qua vệ tinh.