Friday, April 16, 2021

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Năm tài khóa 2011, Sony báo lỗ kỷ lục 5,7 tỷ USD. Năm 2014, một công ty nhận định Sony 78% khả năng phá sản trong vòng 2 năm. Song Sony chứng minh họ không ‘dễ chơi’ như vậy.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Ba tháng cuối năm 2020, Sony bán được 4,5 triệu máy chơi game PlayStation 5; lợi nhuận hoạt động đạt 359,2 tỷ yên (3,4 tỷ USD), tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt kỳ vọng của nhà đầu tư; doanh thu đạt 2,7 nghìn tỷ yên, tăng 9%.

Sony nâng mức dự báo lợi nhuận năm tài khóa 2020 (kết thúc tháng 3/2021) lên 940 tỷ yên, tăng 34% so với mức dự báo ban đầu (700 tỷ yên). Doanh số dự kiến đạt 8,8 nghìn tỷ yên.

Sony cho biết doanh số bộ phận game tăng 40% lên 883,2 tỷ yên nhờ màn ra mắt vào tháng 11/2020 của PlayStation 5 và doanh số phần mềm game. PlayStation 5 thu hút khách hàng nhờ hiệu suất và đồ họa cải tiến cùng các tựa game độc quyền.

Bên cạnh mảng game, bộ phận âm nhạc của Sony cũng làm ăn tốt. Dịch Covid-19 kéo doanh thu stream nhạc đi lên, trong khi bộ phim hoạt hình “Demon Slayer” mà Sony đồng phát hành thành công vang dội, thúc đẩy doanh số đáng kể. Công ty dự đoán lợi nhuận hoạt động thường niên của bộ phận này tăng 26%, đạt 180 tỷ yên. Ngoài ra, doanh thu và lợi nhuận từ bộ phận cảm biến ảnh ước đạt 1 nghìn tỷ yên và 136 tỷ yên.

Kết quả này cho thấy Sony đã thực hiện thành công cú chuyển mình từ tập đoàn điện tử sang “ông trùm” giải trí dưới bàn tay của CEO Kenichiro Yoshida và trước đó là CEO Kazuo Hirai.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Ông Yoshida, vị lãnh đạo được tờ Nikkei đánh giá là kiệm lời, sâu sắc, tiếp quản Sony từ người tiền nhiệm Kazuo Hirai năm 2018. Ông Hirai là người đưa Sony vượt qua khủng hoảng năm 2012. Bộ đôi dìu dắt Sony phục hồi sau nhiều năm thua lỗ.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Ông Hirai đưa Yoshida từ bộ phận dịch vụ Internet lên hàng ngũ cấp cao tháng 11/2013. Nửa năm sau, ông Yoshida tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Tài chính (CFO) và là cánh tay phải cho ông Hirai. Ông Yoshida chính là người ra lệnh cắt giảm nhân sự, bán thương hiệu máy tính Vaio, tách bộ phận tivi và kìm cương tham vọng tốn kém của Sony trên mặt trận smartphone.

Theo nhà phân tích Atul Goyal, dù bản thân là người nhẹ nhàng, khi tiếp xúc, ông Yoshida để lại ấn tượng ở trí thông minh “dữ dội” và đầu óc chính trị khôn ngoan cần thiết để lèo lái một tập đoàn lớn như Sony.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Với hơn 30 năm kinh nghiệm tại Sony, phần lớn sự nghiệp của ông Yoshida nằm ngoài bộ phận kinh doanh điện tử cốt lõi. Từ năm 2000 tới 2013, chủ yếu ông làm cho bộ phận Internet So-net. Một tháng sau khi làm CFO, ông chỉ trích những người đi trước vì không thay đổi được Sony theo ngành công nghiệp điện tử. Ông cũng đưa ra dự báo doanh thu, lợi nhuận cụ thể cho từng bộ phận, chú trọng mảng kinh doanh game, phim ảnh, âm nhạc. Ông ví việc tái cơ cấu các bộ phận đang “hấp hối” như cấp cứu và thề sẽ không có một “vùng cấm” nào. Vaio nhanh chóng “lên đường”.

Sứ mệnh của ông Yoshida đối với Sony luôn phức tạp nhưng còn thách thức hơn nhiều do Covid-19. Dù vậy, ông tin rằng ngay cả khi phương pháp làm việc, giải trí thay đổi, động cơ và cảm hứng, khao khát của con người thì không.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Yoshida không muốn Sony tồn tại một cách nhỏ bé. Ông từ chối tách bộ phận cảm biến hình ảnh theo yêu cầu của quỹ đầu tư Third Point. Ông xem trọng giá trị tương lai của các bộ phận ít liên quan đến giải trí như bảo hiểm nhân thọ, thiết bị y tế. “Trong quá khứ, chúng tôi đa dạng hóa để sống sót. Tôi muốn đa dạng là một thế mạnh”, ông nói.

Đổi mới và kỷ luật làm nên nửa thế kỷ sáng tạo tại Sony, từ đài bán dẫn đầu tiên của Nhật Bản năm 1995 đến tivi màu Trinitron năm 1968, Walkman năm 1979 và PlayStation 1994. Năm 2018, ông Yoshida nhắc lại bài học của đồng sáng lập Sony: ý thức về quản trị, nhu cầu khiêm nhường và sự quan trọng của tầm nhìn dài hạn.

Nhờ kinh qua nhiều đời CEO Sony, ông Yoshida hiểu rõ triết lý lãnh đạo, bao gồm cân nhắc mọi góc độ trước khi ra quyết định. Theo ông, một lãnh đạo phải “ra quyết định cần thiết vào thời điểm cần thiết và chịu trách nhiệm trước kết quả”. Ngoài ra, còn hai trọng trách khác của CEO, đó là vạch ra hướng đi cho công ty và giao phó cho ai làm gì, trong bao lâu.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Nếu video game vẫn được tính là điện tử tiêu dùng, vị trí của Sony vô cùng vững chắc. PlayStation 4 ghi nhận thành công vang dội kể từ khi ra mắt năm 2013 với doanh số vượt 100 triệu máy, cao gấp đôi Microsoft Xbox. Riêng tựa game Spider Man đã bán được 13 triệu bản.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sony giảm lệ thuộc tài chính vào game nhờ bán và ra mắt phiên bản PlayStation mới mỗi 6 hoặc 7 năm. Năm 2015, công ty giới thiệu PlayStation Now, dịch vụ stream trực tuyến cho phép người dùng lựa chọn từ bộ sưu tập hơn 400 tựa game với giá 10 USD/tháng. PlayStation Plus là dịch vụ khác để người dùng truy cập game nhiều người chơi trực tuyến, có hơn 47 triệu thuê bao tính đến tháng 12/2020.

Các nhà đầu tư hài lòng với doanh thu định kỳ mà Sony mang về. Theo nhà phân tích Masahiro Ono, Sony là hãng điện tử Nhật Bản duy nhất vượt qua mốc lợi nhuận trước khủng hoảng Lehman. Ông Yoshida biết rằng công ty phải trở nên bền vững và tăng trưởng liên tục. Đó là lý do vì sao ông xem “định kỳ” là từ khóa. “Tôi tin rằng điều này biến ông ấy thành một CEO thành công”, Ono nhận xét.

Về lâu dài, Sony sẽ phải đối mặt với game đám mây cùng sự phổ biến của mạng 5G và các nền tảng chơi game trên smartphone như Apple Arcade và Google Stadia. Dù vậy, tại thời điểm này, những nhược điểm của chơi game trực tuyến như độ trễ trong game nhiều người chơi chính là lợi thế của game console.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sony cũng tỏ ra thức thời khi tháng 5/2019 bất ngờ tuyên bố hợp tác với đối thủ Microsoft để phát triển các giải pháp đám mây tương lai. Nó cho thấy Sony hiểu rằng thời hoàng kim của console không kéo dài mãi mãi.

Mảng kinh doanh tương tác của Sony còn được hưởng lợi từ Covid-19 khi mọi người phải làm việc, học tập và giải trí tại nhà. Giãn cách xã hội khuyến khích game thủ tương tác từ xa với nhau. Sony đã đưa ra sáng kiến “Play at Home” để game thủ tải về một số tựa game miễn phí. Theo ông Yoshida, phải để nhân viên cảm thấy họ đang làm điều có ích cho xã hội, mang nội dung đến tận nhà cho mọi người là vô cùng quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh.

Điều mỉa mai với Sony là họ ngày càng thành công trong lĩnh vực smartphone, nhưng không phải như một thương hiệu điện thoại mà là nhà sản xuất linh kiện. Khi thiết bị sở hữu 3 hay 4 camera, nhu cầu cảm biến CMOS tăng lên đáng kể, khiến Sony đầu tư hơn 900 triệu USD tăng công suất bằng cách xây nhà máy mới tại Nagasaki. Theo hãng nghiên cứu Techno System Research, năm 2019, Sony nắm gần một nửa thị trường cảm biến ảnh toàn cầu với 49,1% thị phần, bỏ xa Samsung Electronics (17,9%).

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony
Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sony không chỉ sản xuất cảm biến smartphone mà còn cả máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp và kính hiển vi dùng trong phẫu thuật. Công ty con Sony Financial Holdings kinh doanh bảo hiểm nhân thọ từ năm 1981 và điều hành viện dưỡng lão. Năm 2013, vào thời kỳ tăm tối hậu khủng hoảng Lehman, Sony Financial đóng góp 2/3 lợi nhuận cho Sony.

Khẩu hiệu của Sony là “kando”, tức là sản xuất sản phẩm, dịch vụ mang lại cảm giác phấn khích và kỳ diệu. Hầu hết thiết bị tiêu dùng của hãng nhằm mục đích giải trí. Song rõ ràng họ đang hướng tới cách tiếp cận rộng hơn cho tương lai. Tại triển lãm CES 2020, công ty giới thiệu concept xe tự lái dùng cảm biến của mình để điều hướng. Ông Yoshida tin rằng xu hướng lớn tiếp theo smartphone sẽ là dịch chuyển (mobility) và họ muốn đóng góp từ góc độ an toàn, bảo mật và giải trí.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sự đa dạng đó mang nhiều đặc trưng của một tập đoàn Nhật Bản hơn là phương Tây. Ông Yoshida nhấn mạnh giá trị tài chính khi sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với vòng đời sản phẩm khác nhau. Ngoài giải trí, Sony có mảng kinh doanh khác hỗ trợ con người, từ y tế đến bảo hiểm nhân thọ. Thiết bị y tế mang tính dài hạn, tương đối khác với smartphone. Chính sự đa dạng ấy giúp công ty ổn định.

Sau khi lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, ông Yoshida cởi mở với mọi phương án trong thế giới luôn thay đổi. Ông muốn Sony giành miếng bánh lớn hơn trên thị trường xe tự lái khi bán một gói cảm biến cho các hãng sản xuất. Ông có thể thấy trước công nghệ và cảm biến Sony sẽ được tích hợp trong nhiều thiết bị. Đôi lúc, ông cho rằng “vạn vật kết nối” sẽ chuyển sang “vạn vật thông minh”.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Sau cùng, các sản phẩm y tế của Sony, thậm chí cả bảo hiểm nhân thọ, hoàn toàn có khả năng là sức mạnh tiềm ẩn trong thế giới hậu Covid-19. Giải trí mang lại giá trị cộng đồng nhưng giữ cho mọi người an toàn, khỏe mạnh cũng vậy. Với CEO Sony, “ngay bây giờ, điều tôi có thể làm là giữ cho nhân viên an toàn. Đó là điều quan trọng nhất”.

Cú chuyển mình ngoạn mục của Sony

Theo ictnews.vietnamnet.vn

No comments:

Post a Comment