Án phạt sắp được đưa ra sau vụ kiện chống độc quyền liên quan đến Spotify vào năm 2019.
Các cơ quan chống độc quyền tại Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra án phạt với Apple sau khiếu nại của Spotify. Đơn kiện được nộp lên EU cáo buộc Táo khuyết cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép đối thủ nhằm ưu tiên dịch vụ nghe nhạc Apple Music.
Theo Reuters, đây là hình phạt đầu tiên của EU cho Apple với cáo buộc lạm dụng thế độc quyền. Nếu có hiệu lực, khoản phạt có thể tương đương 10% doanh thu của Apple trên toàn cầu, bên cạnh điều khoản thay đổi mô hình kinh doanh dịch vụ đang sinh lời.
|
EU sắp phạt Apple vì cạnh tranh không lành mạnh với Spotify. Ảnh: Pocket-lint. |
Năm 2019, nền tảng nghe nhạc của Thụy Điển đã nộp đơn kiện lên Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng Apple đối xử không công bằng, lạm dụng thế thống trị thị trường để gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, ưu tiên dịch vụ Apple Music.
Nội dung đơn kiện nhấn mạnh mức phí 30% mà Apple thu mỗi khi người dùng Spotify thanh toán trên App Store là quá cao. Theo Spotify, khoản phí (còn gọi là “thuế Apple”) được tạo ra để gây hại cho các dịch vụ cạnh tranh. Hãng cũng bị cáo buộc gây khó dễ nhằm ngăn việc tích hợp Spotify vào Siri, HomePod hay Apple Watch.
Trong bài viết phản hồi đơn kiện năm 2019, Apple cho biết Spotify đã hưởng lợi từ hàng trăm triệu lượt tải xuống trên App Store, trở thành dịch vụ nghe nhạc trực tuyến lớn nhất châu Âu.
Đây không phải lần đầu châu Âu xem xét trừng phạt Apple. Năm 2016, EC đã tuyên phạt Apple hơn 13 tỷ USD về tội trốn thuế tại Ireland. Tuy nhiên vào tháng 7/2020, Tòa án EU tuyên bố hủy bỏ án phạt. Đến nay, EC đang kháng cáo phán quyết trên.
Tháng 12/2020, EU đã công bố dự luật mới nhằm kiềm chế và kiểm soát các hãng công nghệ lớn. Nếu dự luật được thông qua, Apple có thể bị phạt đến 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu, tương đương hơn 20 tỷ USD.
Theo Zing/Reuters
Facebook và Apple “đại chiến” vì iOS 14.5
Với việc tung ra hệ điều hành iOS 14.5, Apple đang khiến mạng xã hội lớn nhất hành tinh "nhấp nhổm" vì có thể tác động trực tiếp tới mảng kinh doanh của Facebook.
No comments:
Post a Comment