Video deepfake (hiệu ứng làm giả video ghép hình nhân vật) của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nói về nước Mỹ được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
|
Ảnh cắt từ clip |
“Nước Mỹ, các bạn đổ lỗi cho tôi vì can thiệp nền dân chủ của các bạn. Tôi không phải làm như vậy, chính các bạn đang tự làm điều đó”, hình ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói bằng tiếng Anh trong video tung lên YouTube hồi tuần trước.
Trong một video khác, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nói về người Mỹ khi đứng phía sau một chiếc bàn gỗ: “Người dân bị chia rẽ. Khu vực bỏ phiếu bị thao túng. Địa điểm bỏ phiếu bị đóng cửa nên hàng triệu người không thể bỏ phiếu”, ông phát biểu.
Không video nào trong số hai video trên là thật. Cả hai đều được một hãng quảng cáo dùng công nghệ deepfake làm cho RepresentUS, tổ chức phi lợi nhuận chống tham nhũng. Video là một phần trong chiến dịch mang tên “Dictators” (Những kẻ độc tài) kèm khẩu hiệu “Đoạn video này không có thật, nhưng đe dọa với nền dân chủ thì có”.
Deepfake là những video mang lại cảm giác vô cùng thực, được tạo ra bằng một loại trí tuệ nhân tạo. Phần lớn sử dụng thủ thuật ghép mặt một người vào cơ thể người khác, song cũng có trường hợp họ dùng công nghệ để tạo ra một gương mặt hoàn toàn mới. Kể từ khi xuất hiện năm 2017, hầu hết deepfake đều liên quan tới ghép đầu của người nổi tiếng vào cơ thể các diễn viên khiêu dâm. Dù vậy, nhiều chuyên gia lo ngại công nghệ có thể bị lợi dụng trong chiến dịch xuyên tạc chính trị.
Trong trường hợp này, RepresentUS muốn nâng cao nhận thức của mọi người về cái mà họ xem là mối đe dọa cấp bách hơn với nền dân chủ Mỹ từ các chính sách khiến việc đăng ký và bỏ phiếu khó khăn hơn. Vì thế, tổ chức đã nhờ tới công ty quảng cáo Mischief @ No Fixed Address để lập chiến dịch. Kevin Mulroy, Giám đốc sáng tạo của hãng, cho biết thách thức nằm ở chỗ phải tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người, khiến họ quan tâm hơn tới nền dân chủ mà không bị kéo vào tranh luận đảng phái. Họ cho rằng sử dụng hình ảnh của các lãnh đạo nước ngoài sẽ hiệu quả hơn. Đó là khi họ nghĩ về deepfake.
Lynn thích ý tưởng này vì nó cho phép họ chỉ ra nguy cơ từ cả các hoạt động chính trị trong nước lẫn công nghệ mới nổi. Song, tạo ra video deepfake như thật không phải chuyện dễ dàng. Họ phải tuyển diễn viên có thân hình giống với hai lãnh đạo Nga và Triều Tiên rồi sản xuất đoạn phim dùng để huấn luyện thuật toán deepfake. Họ cũng phải tìm đủ số lượng video về Putin và Kim Jong Un cho thuật toán. Tìm video của Chủ tịch Kim Jong Un khó hơn vì có tương đối ít video về ông trên mạng. Mischief cũng phải tuyển hai người Nga và Hàn Quốc để lồng giọng, tăng tính chân thực.
Dù phần mềm deepfake đã làm hầu hết các công việc khớp gương mặt với chuyển động của miệng và cơ thể, họ vẫn dùng kỹ thuật biên tập video truyền thống để hoàn thiện đoạn phim. Kết quả là hai đoạn video deepfake trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, nhiều người nổi tiếng đã chia sẻ chúng để quảng bá chiến dịch #savethevote (bảo vệ lá phiếu) của RepresentUS. Website tổ chức cũng ghi nhận lượng truy cập hai ngày cao nhất từ trước tới nay sau khi video công chiếu.
Du Lam (Theo Fortune)
Công nghệ tạo tin giả deepfake nguy hiểm như thế nào?
Khi Mỹ bước vào kỳ bầu cử tổng thống, các chuyên gia đã gọi Deepfake là một trong những rủi ro an ninh mạng lớn nhất năm 2020.
Clip gã say truy sát 2 cô gái đối đầu người hùng nóng nhất mạng xã hội
Gã say cầm dao truy sát 2 cô gái đối đầu người hùng; Chó pitbull cắn gãy chân bé gái đang đi dạo cùng mẹ trên phố; Người đàn ông 'múa võ' đuổi chó dữ đầy kịch tính;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
No comments:
Post a Comment