Những tiếng nói từ chính nội bộ phản đối các lựa chọn và định hướng của lãnh đạo Facebook ngày càng nhiều và gây chú ý.
"Facebook đã chọn đứng sai phía trong lịch sử. Tôi không thể chịu đựng việc cống hiến cho một tổ chức kiếm lợi nhuận từ sự thù hận ở Mỹ và trên khắp thế giới", Ashok Chandwaney viết trong bức thư gửi vào nhóm chung của nhân viên Facebook.
Đầu tháng 9, Ashok Chandwaney, kỹ sư phần mềm tại Facebook đã gây chú ý khi từ chức và lên tiếng chỉ trích công ty cũ của mình. Chandwaney chỉ là một trong nhiều nhân viên Facebook lên tiếng, cả ẩn danh lẫn công khai, bất đồng với chính sách của công ty.
|
Kỹ sư phần mềm của Facebook gây chú ý khi gửi bức thư từ chức, thẳng thắn chỉ trích công ty này. Ảnh: Washington Post. |
"Việc này sẽ cần nỗ lực của mọi người", Chandwaney chia sẻ trong bài phỏng vấn với Guardian.
Facebook quá chậm chạp
Những tiếng nói đối lập trong nội bộ Facebook ngày càng nhiều, sau những lựa chọn chính sách của ban lãnh đạo công ty. Từ bên ngoài, rất nhiều người đang nỗ lực thay đổi Facebook.
Vào cuối tháng 9, RFOB, tổ chức bao gồm những nhà hoạt động xã hội, luật sư và nhà nghiên cứu đã được thành lập để theo dõi và chỉ ra những quyết định sai lầm của Facebook.
Mặc dù tự gọi RFOB là "tổ chức toàn những người chuyên chỉ trích lâu năm", Guardian tiết lộ Facebook đã phải gây áp lực để trì hoãn dự án này. Sau khi RFOB ra đời, chính mạng xã hội này cũng công bố nhóm kiểm soát độc lập do mình tự tổ chức, dù kế hoạch về nhóm kiểm soát này đã có từ năm 2018.
"Bỗng nhiên, sau khi RFOB được thành lập thì nhóm kiểm soát của Facebook cũng sẵn sàng. Tôi không nghĩ đó là một sự tình cờ. Tôi nghĩ điều đó cho thấy uy tín thật sự của RFOB, dù họ chẳng có quyền hạn gì với Facebook. Tôi rất mừng là họ có thể làm động lực để Facebook thay đổi", Chandwaney chia sẻ.
|
Nhiều nhân viên Facebook cho rằng những hành động của công ty này là chưa đủ để ngăn chặn sự thù hận lan truyền trên nền tảng. |
Phản hồi về bức thư từ chức của Chandwaney, đại diện Facebook cho biết công ty này không kiếm lợi từ sự thù hận.
"Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cho cộng đồng an toàn và có hợp tác sâu rộng với nhiều chuyên gia để thường xuyên đánh giá, cập nhật chính sách của mình", đại diện Facebook nói với Washington Post.
Chandwaney không phải người duy nhất. Trước sự việc của Chandwaney, nhiều nhân viên Facebook đã lên tiếng phản đối công ty bằng những cách khác nhau. Đầu tháng 6, họ tổ chức một buổi đồng hành trực tuyến. Một loạt nhân viên Facebook tiết lộ những email, tài liệu và cuộc họp nội bộ ra bên ngoài.
"Khi nhìn vào sự việc, tôi nghĩ rằng mình không muốn làm việc tại đây thêm nữa. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ là còn nhiều người làm việc tại Facebook vẫn muốn công ty thay đổi để tốt hơn. Chúng ta đã thấy họ người xuất hiện trong các buổi họp nội bộ, hay những người tiết lộ thông tin cho phóng viên", Chandwaney nhận xét.
Nỗ lực của Facebook liệu đã đủ?
Là một người trong cuộc, kỹ sư này cho rằng Facebook đã không trung thực khi nói họ đã làm hết sức để loại bỏ sự hận thù và những vấn đề khác trên nền tảng của mình.
"Có tới một phần ba dân số thế giới dùng Facebook. Tôi không biết phải nói sao để mô tả rằng đó là một thành tựu kỹ thuật rất lớn, cho phép ngần ấy người sử dụng một cách ổn định.
Tôi không chắc chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn hận thù khỏi Internet. Dù vậy, tôi nghĩ rằng Facebook có khả năng làm tốt hơn thế. Dường như họ không mấy quan tâm đến việc làm tốt hơn, không cố gắng cải thiện" anh chia sẻ.
|
Hàng loạt nhân viên Facebook nghỉ làm vào ngày 1/6 trong buổi "tuần hành ảo" để phản đối các quyết định của công ty. Ảnh: New York Times. |
Những bất đồng trong nội bộ Facebook có thể sẽ để lại hậu quả lớn hơn cho mạng xã hội này, so với sự chỉ trích từ bên ngoài. Đó là nhận xét của Varoon Bashyakarla tại Tactical Tech, công ty phân tích dữ liệu dùng cho các mục đích chính trị. Bashyakarla so sánh làm việc tại Facebook giống như làm ở một công ty thuốc lá, bởi sẽ tới một lúc các giá trị đạo đức khiến cho bạn muốn dừng lại.
"Những nhân viên có thể nhảy việc sẽ là một mối đau đầu với Facebook. Họ dần nhận ra rằng làm việc tại Facebook sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của họ, nhất là khi ảnh hưởng xấu của Facebook ngày càng rõ ở Mỹ", Bashyakarla nhận xét.
Theo Zing
Ông Trump muốn phá hủy 'kim bài miễn tử' của Facebook, Google
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bàn bạc về số phận của Điều luật 230, tấm “kim bài miễn tử” của các hãng Internet như Facebook, Google.
No comments:
Post a Comment