Những cuộc điều tra chống độc quyền được đặt trên hy vọng nối lại sự đổi mới ở Thung lũng Silicon.
Năm 1997, Bộ Tư pháp Mỹ bắt đầu đệ đơn kiện Microsoft với cáo buộc lợi dụng độc quyền của hệ điều hành, cưỡng ép cài đặt trình duyệt và tước quyền lựa chọn của người dùng. Hành động này khiến Microsoft phải hứng chịu một cuộc điều tra chống độc quyền khốc liệt nhất trong lịch sử.
Bất chấp sự may mắn cuối cùng, Microsoft, công ty trong quá khứ, đã buộc phải cúi đầu. Sau đó, một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp như Facebook, Twitter, Linkedin đã ồ ạt xuất hiện và trở thành một thế lực không thể bỏ qua tại Thung lũng Silicon.
|
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự thiếu đổi mới ở Thung lũng Silicon ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn, mọi người nhìn chung đều nhận thức được rằng Facebook, công ty khởi nghiệp công nghệ có lịch sử hơn 10 năm đã rất thành công, nhiều người đổ lỗi cho điều này là do sự độc quyền của những gã khổng lồ.
Vì vậy, cuộc điều tra chống độc quyền được đặt trên hy vọng nối lại sự đổi mới ở Thung lũng Silicon. Nhưng chống độc quyền có thể không đóng một vai trò to lớn như vậy.
Trước khi chỉ trích Thung lũng Silicon vì sự mất sáng tạo của nó, chúng ta phải nhận ra rằng sau khi Internet di động bước vào giai đoạn chín muồi, sẽ có ít cơ hội hơn cho khởi nghiệp. Những người tiên phong trong lĩnh vực Internet ban đầu như Google, Facebook và Twitter đã thành công trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh béo bở như tìm kiếm, mạng xã hội và thương mại điện tử vì họ có thể nắm bắt được thị hiếu của người dùng.
Nhưng ngày nay, xu hướng kinh doanh đang giảm dần và các công ty khởi nghiệp như Snap và Square khó có thể trở thành cuộc cách mạng như Apple, Amazon và Google trong những ngày đầu.
Do đó, dựa trên thực tế này, ngay cả khi vị thế độc quyền của gã khổng lồ bị suy yếu, điều đó không nhất thiết có nghĩa là sự đổi mới có thể bùng nổ. Ở góc độ khác, chỉ trích của Mỹ về sự độc quyền của các đại gia tập trung vào những thương vụ mua bán và sáp nhập các công ty công nghệ này.
Theo quan điểm của chính phủ Mỹ, việc mua bán và sáp nhập không chỉ củng cố vị thế độc quyền của các đại gia mà còn làm xấu đi môi trường sống của những công ty khởi nghiệp khác. Tuy nhiên, có một điều khó có thể bỏ qua là công nghệ sáng tạo đang được coi là xu hướng phát triển chủ đạo trong tương lai dường như không thể tách rời sự hỗ trợ của những người khổng lồ.
Ví dụ dễ thấy nhất là dịch vụ giao hàng UAV (giao hàng bằng máy bay không người lái), việc giao hàng, khả năng chuyên chở và độ tin cậy của UAV hiện nay bị hạn chế rất nhiều, vấn đề an toàn không được đảm bảo. Nếu những gã khổng lồ thương mại điện tử không thử nghiệm trước để đánh giá mức độ khả thi, rất ít công ty khởi nghiệp dám bước vào đường đua này.
Một ví dụ khác là lái xe tự hành. Việc nghiên cứu và phát triển lái xe tự động chủ yếu dựa vào quá trình “đốt tiền”. Theo báo cáo tài chính của GM và Uber, đội Cruise và Uber ATG với quy mô hơn 1000 người, chi tiêu hàng năm về cơ bản gần 1 tỷ USD. Zoox là một công ty khởi nghiệp không có sự hỗ trợ của công ty mẹ cũng như ánh hào quang của người sáng lập, với số tiền chi tiêu này, Zoox có thể chỉ mất một năm để tiêu tốn hết các khoản vốn đầu tư tài trợ.
Đôi khi không phải những người khổng lồ loại bỏ các mối đe dọa bằng cách mua lại đối thủ tiềm năng mà các công ty khởi nghiệp cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khổng lồ.
Sự leo thang của chống độc quyền ở Mỹ, trên thực tế, về mặt chính trị lớn hơn giá trị thương mại, và nó có thể là tự lừa dối để ghim hy vọng vào sự đổi mới trong các cuộc điều tra chống độc quyền.
Cựu Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer cho biết: "Ngay cả khi báo cáo của ủy ban phát hiện ra rằng các công ty như Amazon, Apple, Facebook và Google có quyền lực độc quyền, Quốc hội chắc chắn sẽ không chia rẽ các công ty công nghệ lớn này”. Chỉ là có thể tránh được sự chia rẽ, và vẫn chưa biết những gã khổng lồ này sẽ đi đến đâu dưới xu hướng hạn chế và giám sát từ nhà cầm quyền.
Điệp Lưu
Facebook dùng sức mạnh độc quyền để tìm, diệt đối thủ cạnh tranh
Đây là khẳng định trong bản điều tra về độc quyền của Quốc hội Mỹ đối với các gã khổng lồ công nghệ.
No comments:
Post a Comment