Tuesday, October 13, 2020

Bên trong lỗ đen có thể là một vũ trụ khác

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thử tìm lời giải cho câu hỏi hố đen là gì. Liệu trong đó chứa lỗ giun hay một vũ trụ thu nhỏ?

Trên lý thuyết, có rất nhiều loại hố đen: loại có điện tích hoặc không, một số đứng yên hoặc quay, vài hố đen được bao quanh bởi vật chất, một số lại lơ lửng trong không gian trống rỗng.

Vài loại hố đen đã được chứng minh có thật. Hố đen quay và bao quanh bởi vật chất rất phổ biến, thậm chí đã được chụp lại.

Tuy nhiên, một số loại hố đen chỉ mới tồn tại trên lý thuyết. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn rất chú ý tìm hiểu các vật thể bí ẩn này. Bằng cách tìm hiểu các cơ sở toán học của hố đen, ta có thể nhận ra những mối quan hệ, tương quan với các lý thuyết vật lý nhằm áp dụng cho thực tế.

Ben trong lo den co the la mot vu tru khac anh 1

Trong hố đen siêu dẫn, chân trời bên trong và cả các hố sâu đều bị phá vỡ. Ảnh: Livescience.

Chất siêu dẫn 3 chiều

Hố đen tích điện nằm trong không gian anti-de Sitter là loại hố đen rất thú vị, dù chỉ tồn tại trên lý thuyết. Không gian anti-de Sitter là không gian hyperbolic có độ cong âm, như một cái yên ngựa.

Dù hố đen tích điện chưa được chứng minh là có thật, từ nghiên cứu các hố đen này, giới khoa học sẽ hiểu hơn về hố đen quay đã được chứng minh có trong thực tế. Cả hai loại có nhiều điểm tương đồng, bổ trợ nhau trong các tính toán.

Các nhà vật lý phát hiện rằng khi các hố đen này nguội, chúng hình thành "đám mây" trường lượng tử xung quanh bề mặt. Đám mây này dính vào bề mặt, bị lực hấp dẫn của hố đen kéo vào trong rồi lại bị đẩy ra ngoài bởi lực đẩy electron của chính hố đen đó. Đám mây trường lượng tử hoạt động ổn định trên một bề mặt còn được gọi là chất siêu dẫn.

Các chất siêu dẫn có ứng dụng trong đời thực. Vì vậy, việc nghiên cứu chất siêu dẫn hoạt động như thế nào trong những tình huống đặc biệt như thế giúp chúng ta hiểu được cấu trúc toán học của chúng, từ đó áp dụng vào thực tế.

Các hố đen tích điện nằm trong không gian bình thường của vũ trụ thường có vài vùng kỳ dị bên trong. Nằm phía trong chân trời sự kiện (ranh giới xung quanh hố đen, hút mọi vật chất vào trong) là vùng chứa năng lượng lượng tử đậm đặc được gọi là chân trời bên trong. Phía trong nữa là hố sâu nối với hố trắng, theo lý thuyết.

Ben trong lo den co the la mot vu tru khac anh 2

Mặt cầu của không gian anti-de Sitter có độ cong dương, mặt có hình yên ngựa là ví dụ của không gian có độ cong âm. Ảnh: Phys.

Trong thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định hố sâu có tồn tại, bởi các định luật toán học không giải đáp được sự tồn tại của các vật sau chân trời sự kiện. Tuy nhiên, các hố đen tích điện bao quanh bởi không gian anti-de Sitter, hay còn gọi là hố đen siêu dẫn, không gặp phải vấn đề này.

Trong hố đen siêu dẫn, chân trời bên trong và cả các hố sâu đều bị phá vỡ. Thay vào đó, không gian bên trong các hố đen này dao động theo hiệu ứng Josephson như các hạt trong chất siêu dẫn bình thường.

Hiệu ứng Josephson là hiện tượng của dòng siêu dòng, tức dòng điện chạy vô thời hạn mà không có bất kỳ điện áp nào được áp dụng trên thiết bị có tên ngã ba Josephson, gồm hai chất siêu dẫn được ghép bởi một liên kết yếu.

Vũ trụ fractal

Sau khoảng không - thời gian rung động là vùng sâu nhất của hố đen siêu dẫn. Các nhà nghiên cứu phát hiện những vùng trong cùng này có thể tạo ra vũ trụ đang giãn nở một cách kỳ lạ, với không gian kéo dài, biến đổi theo tỷ lệ và hướng khác nhau.

Hơn nữa, tùy thuộc vào nhiệt độ của hố đen, một số vùng không gian này có thể kích hoạt vòng rung động mới. Sau đó, nó lại tạo ra vùng không gian mở rộng hơn, kích hoạt vòng rung động khác, cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi tạo ra vòng rung động quy mô nhỏ hơn.

Ben trong lo den co the la mot vu tru khac anh 3

Cần có thêm những lý thuyết mới về lực hấp dẫn để giải thích những gì xảy ra bên trong điểm kỳ dị. Ảnh: Livescience.

Điều này tạo ra vũ trụ có hình fractal phân dạng và lặp lại không ngừng, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ. Tại trung tâm của hố đen hỗn độn và lạ thường này là điểm kỳ dị, điểm có mật độ vô hạn, ngôi nhà của mọi vật chất từng rơi vào hố đen.

Fractal là dạng hình học thường gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, có thể tách ra thành từng phần với mỗi phần giống như hình tổng thể song ở tỷ lệ thu nhỏ hơn. Đây là dạng do nhà toán học Mandebrot sáng tạo.

Tuy nhiên, với các công thức toán học và định luật vật lý hạn chế, giới khoa học vẫn chưa giải thích được điều gì đang diễn ra tại điểm kỳ dị. Do đó, cần có thêm thời gian để những lý thuyết mới bổ túc cho lực hấp dẫn được trọn vẹn, điều có thể không bao giờ là đủ.

Theo Zing

Sẽ ra sao nếu siêu Hố đen J2157 'nuốt' Mặt Trời?

Sẽ ra sao nếu siêu Hố đen J2157 'nuốt' Mặt Trời?

J2157 là Hố đen phát triển nhanh nhất trong Vũ trụ. Vật thể này có tuổi đời tương đương với Vũ trụ và lớn hơn Mặt Trời 34 tỷ lần. Sẽ ra sao nếu Hố đen này có thể lại gần và 'nuốt' Mặt Trời?

No comments:

Post a Comment