Wednesday, September 30, 2020

Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã bắt đầu chính thức có hiệu lực. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng trong việc ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác.

Nghị định 91/2020 đã quy định chi tiết về việc thực hiện hành vi quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...

Đáng chú ý khi Điều 32 của Nghị định 91/2020 đã bổ sung cho Điều 94 của Nghị định 15/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. 

{keywords}
Từ hôm nay, gọi điện quảng cáo có thể bị phạt đến 100 triệu đồng. Ảnh: Trọng Đạt

Theo quy định mới, hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được đồng ý, gọi điện thoại quảng cáo đến người đã từ chối nhận cuộc gọi, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng. 

Hành vi thực hiện quá 1 cuộc gọi quảng cáo tới 1 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng sẽ bị xử phạt với số tiền từ 20-30 triệu đồng. Đây cũng là số tiền xử phạt cho hành vi gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng.

Trong trường hợp gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông hay gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý với số tiền từ 60-80 triệu đồng.

{keywords}
Nghị định 91/2020 quy định chi tiết về việc thực hiện hành vi quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Ảnh: Trọng Đạt

Nghị định 91/2020 cũng đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của một định nghĩa mới là Danh sách không quảng cáo. 

Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp các số điện thoại đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. 

Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào nằm trong Danh sách không quảng cáo.

Theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 91/2020, đối tượng có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo sẽ bị xử phạt với số tiền từ 80-100 triệu đồng.

Không chỉ đưa ra mức xử phạt đối với hành vi vi phạm, Nghị định 91/2020 cũng quy định rất rõ về trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo và các dịch vụ nội dung qua tin nhắn.

Những đơn vị này còn phải cung cấp công cụ cho phép người sử dụng phản ánh và tự chủ động trong việc ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác.

Nếu không thực hiện các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo và không ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ phải nộp phạt số tiền từ 140-170 triệu đồng. 

Nghị định 91/2020 đi vào hiệu lực được đánh giá sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, từ đó giúp làm trong sạch thị trường viễn thông Việt Nam. 

Trọng Đạt

Người dùng di động Việt cần cảnh giác trước 7 ứng dụng độc hại

Các chuyên gia hãng bảo mật Avast vừa thông tin về phần mềm độc hại được phát tán qua các kho ứng dụng App Store và Google Play.

Người dùng di động Việt cần cảnh giác trước 7 ứng dụng độc hại
Nhiều ứng dụng độc hại đội lốt phần mềm hợp pháp. (Ảnh: Internet)

2,4 triệu người dùng Android và iPhone đã tải 7 phần mềm quảng cáo (adware) từ Google Play và App Store. Nhiều ứng dụng được quảng bá qua các tài khoản TikTok và Instagram. Một trong số này có tới 300.000 người theo dõi. Theo thông tin của hãng bảo mật Avast, các ứng dụng đã được báo cáo cho Apple và Google.

Nội dung của các ứng dụng tương đối đơn giản. Đó là phần mềm “chơi khăm” bạn bè, tải nhạc, hình nền. Tuy nhiên, dưới lớp vỏ ngụy trang là khả năng hiển thị quảng cáo pop-up liên tục, choán hết màn hình và yêu cầu phải bấm vào chúng để loại bỏ hoặc tính phí người dùng để sử dụng những tính năng phụ trợ.

Chúng vượt qua được lớp bảo mật của hai chợ ứng dụng nhờ trojan HiddenAds. Tức là, hoạt động mờ ám của chúng chỉ xuất hiện sau khi ứng dụng được tải trên thiết bị và cấp quyền để nhận hướng dẫn từ bên ngoài ứng dụng. Jakub Vávra, chuyên gia của Avast, cho biết tất cả đều là ứng dụng lừa đảo và vi phạm chính sách của Apple, Google khi đưa ra mô tả không đúng sự thật về chức năng, phục vụ quảng cáo bên ngoài ứng dụng, ẩn biểu tượng ứng dụng gốc sau khi cài.

Tại Việt Nam, số lượng người dùng iPhone và Android vô cùng đông đảo. Theo Counterpoint, 5 hãng điện thoại dẫn đầu thị trường trong nước đều sử dụng hệ điều hành Android, trong khi iPhone cũng là một thương hiệu được ưa chuộng. Chính vì vậy, tất cả đều phải nâng cao cảnh giác và kiểm tra ngay khi có bất kỳ cảnh báo bảo mật nào về hai hệ điều hành này được đưa ra.

Các ứng dụng đã bị gỡ khỏi Google Play bao gồm ThemeZone - Shawky App Free - Shock My Friends, Ultimate Music Downloader - Free Download Music. Trên App Store, các ứng dụng bị hạ là Shock My Friends – Satuna, 666 Time, ThemeZone - Live Wallpapers và shock my friend tap roulette v.

Dù adware, malware và các ứng dụng độc hại khác rất khó phát hiện, một cách người dùng có thể tự bảo vệ là không cài đặt chúng ngay lập tức mà đọc đánh giá trước tiên. Những người dùng trước sẽ đưa ra cảnh báo về chức năng hay số tiền họ phải trả khi tải ứng dụng.

Người dùng cũng nên cảnh giác trước các ứng dụng thu phí quá đắt cho những tính năng cơ bản, đồng thời kiểm tra các quyền mà ứng dụng xin cấp vì đây đều là dấu hiệu cho thấy có vấn đề. Chẳng hạn, một ứng dụng hình nền sẽ không cần phải truy cập bộ nhớ ngoài.

Du Lam

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Xem lại sức tăng trưởng như vũ bão của Apple trước khi vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD

Tháng 8 vừa qua, Apple đã vượt qua Aramco trở thành công ty giao dịch công khai có giá trị nhất thế giới với mức vốn hóa thị trường lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD.

M.B (Theo Wall Street Journal)

Nếu Mỹ diệt Huawei, Trung Quốc có trả đũa Apple?

Nếu Mỹ diệt Huawei, Trung Quốc có trả đũa Apple?

Tháng 8, Mỹ tuyên ‘án tử hình’ với Huawei khi chặn đứng nguồn cung chip bán dẫn. Nếu Huawei bị tiêu diệt, liệu Trung Quốc có trả đũa Apple, hãng công nghệ lớn nhất nước Mỹ?  

Chuyển đổi từ Analog sang Digital: Sức mạnh của tư duy đổi mới

Hơn 30 năm trước, đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng và chính tư duy đổi mới mạnh mẽ đã đưa ngành Bưu điện chuyển đổi sang kỹ thuật số thành công.


Lời tòa soạn: Hơn thập kỷ sau 1975, Bưu điện được xem là ngành nghèo và lạc hậu nhất. Thế nhưng, với tầm nhìn và tư duy đổi mới mạnh mẽ cùng hành động quyết liệt, Bưu điện đã "lột xác" trở thành ngành hiện đại ngang tầm thế giới, đóng vai trò là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Hơn 30 năm qua, những bài học và kinh nghiệm đổi mới, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh của ngành Bưu điện vẫn là câu chuyện mang đầy tính thời sự cho các ngành, các lĩnh vực của Việt Nam cũng như là hành trang của ngành thông tin - truyền thông tiếp tục bước vào kỷ nguyên 4.0 và chuyển đổi số. VietNamNet  đã tìm lại các nhân chứng, lắng nghe các câu chuyện và giới thiệu với bạn đọc những bài học lịch sử của ngành

 Cú hích từ tầm nhìn của nhà lãnh đạo tiên phong

Những năm đầu thập kỷ 1980, Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, một phần do hậu quả của chiến tranh tàn khốc, một phần là hệ quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Ngành Bưu điện Việt Nam cũng như các ngành kinh tế - xã hội khác, bước ra khỏi cuộc chiến tranh mang trên mình đầy thương tích. Công nghệ lạc hậu, đời sống khó khăn, nhiều người chuyển ngành.

Lúc đó, mạng lưới đang sử dụng công nghệ Analog. Sau khi cân nhắc kỹ, lãnh đạo đã quyết định đi thẳng vào công nghệ số (Digital).

Tuy nhiên, có rất nhiều khó khăn như không có vốn (toàn ngành không có được 1 triệu USD), mạng analog tại Việt Nam vẫn hiện đại so với các nước xã hội chủ nghĩa, đang trong lúc không có vốn đầu tư lại bỏ đi mua thiết bị mới nên nhiều người băn khoăn.

Chuyển đổi từ Analog sang Digital: Sức mạnh của tư duy đổi mới
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm cơ sở truyền báo theo phương thức mới. Ảnh: Tư liệu

Vượt qua nhiều quan điểm cho rằng, Việt Nam còn nghèo, không có tiền đầu tư, trong khi có thể tận dụng hệ thống tổng tổng đài analog của Đức chuyển giao, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân đã “bấm nút chọn digital, cương quyết đi thẳng vào hiện đại hóa. Sau này, lịch sử đã chứng minh quan điểm, tầm nhìn của ông là đúng, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành Bưu điện.

Ông cùng tập thể lãnh đạo bàn bạc thống nhất và đi đến quyết tâm cao về ý thức tự lực tự cường, cương quyết bứt khỏi chế độ cũ nhằm khắc phục tâm lý và thói quen ỷ lại trông chờ cấp trên, trông chờ ngân sách.

Ngành Bưu điện đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ với phương châm bỏ qua công nghệ trung gian đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng số hóa, tự động hóa, đa dịch vụ hóa, lấy viễn thông quốc tế làm khâu đột phá.

Cùng với đó là tiến hành một loạt biện pháp mạnh mẽ tạo nguồn vốn tiếp thêm động lực và cơ sở vật chất để tìm ra một công nghệ cao thúc đẩy tăng tốc.

Vị “tư lệnh” ngành mang tinh thần quật khởi của quê hương Bến Tre nhớ lại những bước đi táo bạo mà đúng đắn thời kỳ mà ông dẫn dắt để ngành có những bước đi đột phá: “Chúng tôi đã tìm tòi và thực hiện nhiều biện pháp khéo léo sáng tạo “lấy ngoài nuôi trong” lách được sự cấm vận của Mỹ, thu hút ngoại tệ và công nghệ cao của nước ngoài để đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành; bứt phá khỏi tư tưởng ỷ lại, chờ đợi cấp trên, chờ đợi đầu tư của nhà nước, thông qua hợp tác quốc tế, thông qua cơ chế tự vay tự trả để tạo nguồn vốn phát triển ngành. Bên cạnh đó, ngành đã xác định lấy viễn thông quốc tế làm khâu đột phá phát triển, tranh thủ được viện trợ ODA và đề xuất với Nhà nước một số cơ chế giúp ngành tạo vốn nhanh chóng từ các khoản vay nước ngoài được nhà nước bảo lãnh và do ngành tự trả”.

Cách mạng chuyển từ Analog sang Digital: Tự tin nội lực, chủ động đổi mới

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cho biết, sau chiến tranh, hệ thống thông tin liên lạc của chúng ta rất yếu và thiếu. Lãnh đạo Tổng cục Bưu điện đã quyết định phải đi thẳng vào công nghệ hiện đại và chọn công nghệ Digital, sớm đầu tư hiện đại hóa cả về công nghệ và dung lượng của mạng. Đây là quyết định mang tính chiến lược bởi khi đó có tới 98% mạng điện thoại cố định của thế giới đang sử dụng công nghệ Analog, chỉ có một số ít quốc gia bắt đầu chuyển từ analog sang công nghệ Digital.

Một thực tế quan trọng là mạng viễn thông Việt Nam lúc đó rất nhỏ bé nên nếu sớm chuyển sang công nghệ số sẽ đỡ được một giai đoạn chuyển đổi, trong một đêm có thể thay được toàn bộ tổng đài từ công nghệ analog sang digital bởi lợi thế của người đi sau. Ngược lại, nhiều nước gặp khó khăn khi chuyển đổi vì hệ thống mạng viễn thông của họ có tới hàng chục triệu thuê bao.

Trước khi đột phá, lãnh đạo Tổng cục Bưu điện quyết định phải làm thí nghiệm để có cơ sở thực tiễn, rút kinh nghiệm và tạo nên những định hướng phát triển.

Thí nghiệm đầu tiên là viễn thông quốc tế - khởi đầu là dự án hợp tác kinh doanh với một trạm vệ tinh nhỏ (VISTA) của OTC (nay là Telstra –Australia), sử dụng công nghệ số (digital) từ tháng 7/1987 tại TP.HCM.

Chuyển đổi từ Analog sang Digital: Sức mạnh của tư duy đổi mới
Lễ ký kết giữa Tổng cục Bưu điện và hãng AWA (Australia) về lắp đặt viba số tại Việt Nam năm 1989 (Từ trái sang phải: ông Mai Liêm Trực, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, ông Đặng Văn Thân, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện) Ảnh: Tư liệu

2 năm sau đó, những chiến dịch lớn dần được mở với các công trình lớn: Xây dựng 3 trạm thông tin vệ tinh mặt đất ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với công nghệ hiện đại nhất, dung lượng lớn (năm 1989-1990). Các hệ thống thông tin viba, hệ thống cáp quang, tổng đài kỹ thuật số lớn được xây dựng và lắp đặt ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... dần hình thành bộ khung của một mạng viễn thông hiện đại với hệ thống viba số băng rộng và mạng cáp quang trải rộng trên khắp cả nước.

Đến năm 1995, mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn đến các tỉnh, thành với hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch, hệ thống tổng đài tự động (trong khi thế giới số hóa chưa được 50% mạng lưới). Về mặt công nghệ, mạng viễn thông của ta hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Năm 1994 -1995, Việt Nam quyết định đi thẳng vào công nghệ viễn thông di động công nghệ số (GSM). Năm 1995, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với hãng Comvik (Thụy Điển) để xây dựng mạng MobiFone sau này. Chính phủ bắt đầu có chủ trương mở cửa thị trường trong nước (đánh dấu bằng sự ra đời của các công ty Viettel, Saigon Postel).

Chuyển đổi từ Analog sang Digital: Sức mạnh của tư duy đổi mới
Đến năm 1995, mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn đến các tỉnh, thành với hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch, hệ thống tổng đài tự động. Ảnh: Tư liệu

Vào nửa cuối những năm 80, trong hoàn cảnh kinh tế đất nước khủng hoảng trầm trọng, bối cảnh chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp, việc lãnh đạo ngành ra được những quyết định chiến lược như trên hoàn toàn không phải là dễ dàng.

Thậm chí nhiều quan điểm cho rằng mấy “ông Bưu điện” không chịu làm ăn với XHCN (Liên Xô) mà làm ăn với tư bản (Australia, Pháp, Đức…) là chệch hướng.

Ông Mai Liêm Trực nhớ lại: “Có người đặt câu hỏi: Ngành Bưu điện toàn sử dụng công nghệ analog, bây giờ chuyển sang công nghệ digital thì ai quản lý, rồi tiền thuê chuyên gia nước ngoài nhiều như thế lấy đâu ra… Nhiều tờ báo nghi vấn khi thấy ngành nhập đủ thứ thiết bị viễn thông đắt tiền từ nhiều hãng khác nhau. Có vị Bộ trưởng Bưu điện của một nước XHCN anh em thân thiết cũng đặt vấn đề: “Các đồng chí thật mạo hiểm, đang bị cấm vận, giá thành thiết bị thì đắt, làm sao mà có được công nghệ cao?”. Sau này, khi ngành Bưu điện tự vay tiền nước ngoài để đầu tư, có lúc vay đến 400 triệu USD, nhiều người ta cũng thắc mắc là liệu có khả năng trả nợ được không hay sẽ vỡ nợ...”.

Hoài nghi liên tiếp đặt ra. Trong điều kiện hoàn toàn không có vốn đầu tư của Nhà nước, ngành Bưu điện phải tự vay - tự trả, tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ hội hợp tác với nước ngoài để đầu tư xây dựng ngành viễn thông Việt Nam.  

“Nhưng ngành tự tin trong hợp tác, thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới, tin vào nội lực của chính mình. Lúc đó, ngành Bưu điện chủ động đổi mới và đề xuất lên Chính phủ. Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó rất ủng hộ để ngành đổi mới”.

Thái Khang

Ngành Bưu điện trước ngày đổi mới: “Đi lên hay chấp nhận đói nghèo?”

Ngành Bưu điện trước ngày đổi mới: “Đi lên hay chấp nhận đói nghèo?”

Cũ kỹ, lạc hậu, rơi vào khủng hoảng là tình cảnh của ngành Bưu điện sau khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến. Thực tế này đặt các lãnh đạo trước lựa chọn sống còn.

Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020

Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (IDW 2020) - Sự kiện thường niên của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU sẽ chính thức diễn ra từ ngày 20-22/10 tới, lần đầu tiên được thực hiện theo hình thức trực tuyến, do Việt Nam tổ chức.

Bộ trưởng ICT của nhiều quốc gia đăng ký tham dự

Sự kiện bao gồm Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên ITU (Ministerial Roundtables), các hội thảo chuyên đề (Forum Sessions) gắn với việc phát triển thế giới số, triển lãm trực tuyến (Virtual Exhibition) với các gian hàng quốc gia của các nước và gian trưng bày của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Dự kiến sự kiện sẽ có sự tham gia của nhiều Bộ trưởng các nước thành viên ITU, Lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý, các tổ chức và chuyên gia hàng đầu thế giới về ICT và kinh tế số.

Hội nghị Bộ trưởng là hoạt động quan trọng của sự kiện ITU Digital World 2020 do Tổng Thư ký ITU và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cùng chủ trì và điều hành. Hội nghị bao gồm 3 phiên thảo luận với sự tham gia của Bộ trưởng ICT các nước.

Bộ trưởng nhiều nước đã đăng ký tham gia Hội nghị, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế và chuyển đổi số của Tây Ban Nha, Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông Phần Lan, Bộ trưởng phát triển kinh tế Italy và các Bộ trưởng về ICT và kinh tế số các nước châu Phi, Mỹ la tinh...

Biến đại dịch thành cơ hội thay đổi xã hội tốt đẹp hơn

Các phiên Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận quanh chủ đề về vai trò của ICT trong phòng chống dịch Covid-19 và định hướng cho quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên trong triển khai các chương trình chuyển đổi số. Đây cũng là cơ hội để các Bộ trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp đối thoại về chính sách, chiến lược nhằm phát huy hơn nữa vai trò thiết yếu của ICT trong phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

{keywords}
Phiên hội nghị bàn tròn tại Triển lãm ITU Telecom World 2019, Hungary

Giới thiệu về sự kiện ITU Digital World 2020, website của ITU nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong thời đại chưa từng có. Toàn cầu hóa, thay đổi công nghệ theo cấp số nhân, khủng hoảng khí hậu - và bây giờ là COVID-19. Tuy nhiên, trích lời của Albert Einstein: "Giữa khó khăn là cơ hội". Thách thức của chúng ta là sử dụng đại dịch như một cơ hội để thay đổi xã hội, môi trường và cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng sẽ có sự tham gia của các Bộ trưởng, cơ quan quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận về phát triển băng rộng và vai trò của kết nối trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, vai trò của công nghệ trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Đây cũng là cơ hội để khu vực công và khu vực tư nhân trao đổi quan điểm, điều chỉnh cung và cầu trong kết nối, đồng thời xác định các phương thức phục hồi kinh tế nhanh hơn thông qua hợp tác.”

H.P

ITU tạo ra nền tảng mới giúp duy trì mạng lưới viễn thông trong đại dịch Covid-19

ITU tạo ra nền tảng mới giúp duy trì mạng lưới viễn thông trong đại dịch Covid-19

Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã tạo ra một cơ chế mới để hướng dẫn các cơ quan chức năng làm thế nào để cải thiện khả năng phục hồi mạng và duy trì hiệu suất trong giai đoạn khó khăn này.

MobiFone tặng data, phút gọi cho thuê bao bị ảnh hưởng vì sự cố

Theo đại diện MobiFone, việc tặng data, phút gọi cho các thuê bao gặp sự cố nhằm thể hiện lời xin lỗi của nhà mạng tới người dùng. 

Vào chiều tối qua (29/9), nhiều thuê bao của nhà mạng MobiFone gặp phải tình trạng mất kết nối các dịch vụ thoại và data. Tình trạng trên xảy ra là do lỗi đường truyền. 

Sự cố này khiến một số thuê bao MobiFone gặp phải tình trạng chập chờn về thoại và data khi sử dụng dịch vụ tại một số khu vực. 

Đến 20h30 cùng ngày, sự cố đã được khắc phục, liên lạc hai chiều đã thông suốt, dịch vụ tin nhắn, dữ liệu đã trở lại bình thường.

{keywords}
Nhiều thuê bao MobiFone tìm đến điểm giao dịch Xã Đàn trong buổi tối ngày 29/9.

Sau sự cố trên, MobiFone đang tiến hành chiến dịch nhắn tin gửi lời xin lỗi tới người dùng.

Trong thư xin lỗi, nhà mạng này cho biết rất lấy làm tiếc vì sự cố ngoài mong muốn và chân thành gửi lời xin lỗi quý khách hàng. Bên cạnh đó, MobiFone thông báo sẽ tặng data, phút gọi cho các thuê bao bị ảnh hưởng vì sự cố. 

Theo đó, các thuê bao MobiFone sử dụng smartphone sẽ được tặng 7.5GB data. Người dùng sẽ được nhận 1.5GB data miễn phí trong 5 ngày liên tiếp. 

Với những thuê bao đang sử dụng điện thoại thường (feature phone), MobiFone sẽ miễn phí các cuộc gọi nội mạng dưới 10 phút. Chương trình trên được áp dụng trong 30 ngày với tổng thời gian tối đa là 1.000 phút gọi.  

{keywords}
MobiFone tặng data, phút gọi cho thuê bao bị ảnh hưởng vì sự cố. Ảnh: Trọng Đạt

MobiFone sẽ nhắn tin thông báo tới các khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự cố. Quà tặng sau đó sẽ được cộng trực tiếp vào tài khoản của người dùng trong vòng 5 ngày.

Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, hiện một số thuê bao MobiFone tại Hà Nội đã nhận được tin nhắn chứa nội dung xin lỗi của nhà mạng này. 

Trọng Đạt

Bộ TT&TT triển khai các quyết định mới về công tác cán bộ

Chiều 30/9, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ liên quan tới Vụ CNTT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã ban hành quyết định về việc thuyên chuyển cán bộ đối với ông Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT). Căn cứ đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng cá nhân, kể từ ngày 1/10/2020, ông Khả sẽ về công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 

{keywords}
Bộ TT&TT triển khai các quyết định mới về công tác cán bộ.

Bộ TT&TT cũng đã công bố quyết định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về việc giao nhiệm vụ cho bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT. Theo đó, kể từ ngày 1/10/2020, bà Hương sẽ nhận nhiệm vụ phụ trách điều hành Vụ CNTT cho tới khi có quyết định khác. 

{keywords}
Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT sẽ phụ trách điều hành Vụ CNTT cho tới khi có quyết định khác. Ảnh: Trọng Đạt

Cũng trong ngày hôm nay, Bộ TT&TT đã công bố quyết định về việc bổ nhiệm lại cán bộ đối với ông Lê Doãn Danh. Ông Danh sẽ tiếp tục giữ chức Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. 

{keywords}
Ông Lê Doãn Danh - Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Ảnh: Trọng Đạt

Bên cạnh đó, ông Vũ Văn San - Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. 

{keywords}
Ông Vũ Văn San - Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT chúc mừng các cán bộ vừa được trao quyết định. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, lãnh đạo Bộ mong muốn các cán bộ vừa được bổ nhiệm sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho Bộ và ngành TT&TT trong giai đoạn mới. 

Thứ trưởng Phan Tâm gửi lời cảm ơn chân thành tới những cống hiến của ông Đào Đình Khả đối với việc xây dựng Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) và Vụ CNTT. Thứ trưởng đề nghị các thế hệ cán bộ lãnh đạo và công chức Vụ CNTT phải kế thừa, phát huy những đóng góp và kết quả đã đạt được trong thời gian công tác của ông Đào Đình Khả. 

{keywords}
Thứ trưởng Phan Tâm thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ cho các cán bộ vừa nhận quyết định. Ảnh: Trọng Đạt

Thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm giao nhiệm vụ cho ông Vũ Văn San - Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phải thực hiện tốt việc đào tạo đội ngũ kế cận để Học viện có thể đoàn kết, phát triển bền vững. 

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phải hoàn thành việc chuyển đổi số trong Quý 1/2021.

Đối với bà Tô Thị Thu Hương, Thứ trưởng cho biết nhiệm vụ sắp tới của Vụ CNTT là thực hiện chiến lược Make in Vietnam, phát triển khu CNTT tập trung trở thành các khu công nghiệp công nghệ số và đưa ra chương trình hành động cụ thể để phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. 

Trao đổi với ông Lê Doãn Danh, Thứ trưởng Phan Tâm mong muốn ông Danh phải xây dựng được chương trình viễn thông công ích trong giai đoạn tới với những nội hàm và cách thức triển khai mới. Mục đích cuối cùng là đưa chương trình viễn thông công ích đi vào cuộc sống, đem lại giá trị thực tế cho việc triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia. 

Tại hội nghị, các cán bộ được giao nhiệm vụ đều hứa sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các công việc mà lãnh đạo Bộ TT&TT đã tin tưởng giao phó.

Trọng Đạt

Ngân hàng Nhà nước và Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Phúc dẫn đầu về đảm bảo ATTT

Theo kết quả xếp hạng an toàn thông tin mạng năm 2019 của các cơ quan nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Phúc là 4 đơn vị được đánh giá quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt.

Ngân hàng Nhà nước và Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Phúc dẫn đầu về đảm bảo ATTT
Vĩnh Phúc là một trong bốn bộ, ngành, địa phương được đánh giá đã quan tâm đảm bảo an toàn thông tin ở mức tốt trong năm 2019. (Ảnh minh họa)

Kết quả đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin mạng của các cơ quan nhà nước năm 2019 vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT công bố.

Trong lần thứ hai xếp hạng an toàn thông tin mạng đối với các cơ quan nhà nước, Cục An toàn thông tin đã tiến hành đánh giá với 89 cơ quan gồm 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các Bộ: Công an, Quốc phòng, TT&TT) và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo kết quả mới được công bố, trong năm 2019, có 4 bộ, ngành, địa phương được xếp loại A (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt), đạt gần 4%; 46 bộ ngành, địa phương xếp loại B (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức khá), chiếm gần 52%; 32 bộ, ngành, địa phương xếp loại C (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình), chiếm gần 36%; 7 bộ, ngành, địa phương xếp loại D (mới bắt đầu quan tâm triển khai an toàn thông tin), chiếm gần 8%; và không có bộ, ngành, địa phương nào bị xếp loại E (chưa quan tâm triển khai an toàn thông tin).

Cụ thể, ở khối các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được xếp loại A. Mười bốn cơ quan được xếp loại B gồm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và công nghệ, Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Y tế.

Tám cơ quan xếp loại C là các bộ: Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và Đài truyền hình Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ba cơ quan xếp loại D gồm Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Đối với khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ba đơn vị được đánh giá ở xếp loại A là Đà Nẵng, Cần Thơ và Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, 32 cơ quan xếp loại B gồm có: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Hải Dương, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Tuyên Quang.

Hai mươi tư cơ quan xếp loại C là: An Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Dương, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Yên Bái. Bốn cơ quan xếp loại D là Cà Mau, Hậu Giang, Lai Châu, Tiền Giang.

Như vậy, so với lần đánh giá, xếp hạng đầu tiên được công bố năm ngoái, năm nay số bộ, ngành, địa phương được đánh giá từ mức khá trở lên đã nhiều hơn.

Trên cơ sở kết quả đánh giá xếp hạng an toàn thông tin mạng năm 2019, Cục An toàn thông tin nhận định, năm 2019, hầu hết các cơ quan đánh giá đều đã có sự quan tâm đến việc bảo đảm an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị và có xếp hạng cao hơn so với năm 2018, trong đó đã có những đơn vị quan tâm triển khai mức tốt.

“Kết quả đạt được kể trên là do các cơ quan bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, thực hiện căn cứ theo các chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 07/6/2019, đồng thời có hướng dẫn, định hướng của Bộ TT&TT, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ”, Cục An toàn thông tin cho hay. 

Thông tin về phương pháp đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin mạng với các cơ quan nhà nước, Cục An toàn thông tin cho biết, chỉ số về mức độ bảo đảm an toàn thông tin của mỗi cơ quan được tổng hợp từ 5 chỉ số thành phần gồm: Chỉ số an toàn thông tin cơ bản dựa trên kết quả đánh giá từ Phiếu báo cáo cung cấp thông tin, số liệu của các cơ quan (50 điểm); Chỉ số an toàn thông tin của Trang/Cổng thông tin điện tử (20 điểm); Chỉ số lây nhiễm mã độc (10 điểm); Chỉ số lộ lọt thông tin (10 điểm); Chỉ số kết nối chia sẻ thông tin giám sát (10 điểm).

Dựa trên kết quả đánh giá, chỉ số mức độ bảo đảm an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương được phân loại thành 5 mức độ: Xếp loại A (chỉ số an toàn thông tin ≥ 80 điểm), đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt; Xếp loại B (65 điểm ≤ chỉ số an toàn thông tin < 80 điểm), đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức khá; Xếp loại C (50 điểm ≤ chỉ số an toàn thông tin < 65 điểm), đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình); Xếp loại D (30 điểm ≤ chỉ số an toàn thông tin < 50 điểm), mới bắt đầu quan tâm triển khai an toàn thông tin; Xếp loại E (chỉ số an toàn thông tin < 30 điểm), chưa quan tâm triển khai an toàn thông tin.

 M.T

Việt Nam sẽ chuyển mạnh sang làm sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam”

Nhấn mạnh định hướng phát triển để Việt Nam trở thành nơi tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghệ, đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT cũng cho biết, Việt Nam sẽ chuyển mạnh từ gia công, lắp rắp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Vietnam”.

Ngày 30/9, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Văn Miên đã chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư CNTT-TT (ICT) Nhật Bản vào Đà Nẵng.

Hội nghị còn có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, ông Dabake Daisuke - Công sứ đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Nakajima Takeo - Trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam cùng hơn 200 nhà đầu tư, doanh nghiệp ICT Nhật Bản.

Việt Nam sẽ chuyển mạnh sang làm sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam”
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, Việt Nam sẽ đẩy mạnh liên doanh, liên kết và thu hút các tập đoàn công nghệ nước ngoài vào đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số (Ảnh: Giang Phạm)

Là sự kiện do UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bộ TT&TT, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức, hội nghị xúc tiến đầu tư ICT Nhật Bản vào Đà Nẵng diễn ra theo hình thức trực tuyến với 2 điểm cầu Hà Nội và Đà Nẵng.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để đưa Việt Nam trở thành nơi tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp và phát triển.

“Việt Nam sẽ chuyển mạnh từ gia công, lắp rắp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Vietnam” - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo Thứ trưởng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh liên doanh, liên kết và thu hút các tập đoàn công nghệ nước ngoài vào đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số, thuộc lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao như: sản xuất thiết bị thông minh, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, an ninh mạng, thương mại điện tử, Fintech…

Thứ trưởng cũng cho hay, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam là tận dụng các lợi thế cạnh tranh mới.

Cụ thể là, ban hành khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo quy định quản lý trong các lĩnh vực sẽ khuyến khích các mô hình công nghệ mới trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích công cộng. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể đến Việt Nam thử nghiệm các công nghệ mới”, Thứ trưởng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng mạng di động viễn thông, nâng cấp mạng di động 4G, sớm thương mại hóa mạng di động 5G; rà soát, phát triển hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu bùng nổ kết nối và xử lý dữ liệu, nhu cầu đầu tư quy mô lớn của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, tạo tiền đề cho sản xuất thông minh…

Đề cập đến đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn thông tin, Nhật Bản đang là quốc gia đứng thứ 2 về đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60 tỷ USD, đầu tư vào 4.200 dự án, trong đó có hơn 700 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ICT.

“Trước cơ hội tiếp tục đón nhận các làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, Việt Nam đã sẵn sàng cho việc đón nhận làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản. Chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá cho các khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao tại các trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng”, đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT khẳng định.

Chia sẻ góc nhìn của Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Miên cho biết, Đà Nẵng chú trọng đầu tư 5 lĩnh vực mũi nhọn như: du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Đại diện lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng cùng bày tỏ mong muốn được đón tiếp nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Nhật Bản đến thành phố thời gian tới.

Nhận định Đà Nẵng có nhiều điểm để lôi cuốn các nhà đầu tư, song ông Onose Takahisa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng cũng nêu đề xuất cần tăng cường xúc tiến hoạt động truyền thông về Đà Nẵng cả trong và ngoài nước để từ thu hút thêm các nhà đầu tư, nguồn lực cho thành phố trong thời gian tới.

M.T

Galaxy Fold rao bán đầy trên mạng, mất nửa giá chỉ sau một năm

Từng là một món hàng hot trên thị trường di động, những chiếc điện thoại Samsung Galaxy Fold giờ đây được rao bán với mức giá giảm tới 50%, thậm chí là 70% so với giá lúc đầu của máy.

Dạo một vòng quanh các “chợ” đồ công nghệ online, không khó để bắt gặp các bài đăng rao bán những chiếc Galaxy Fold đời thứ nhất. Đây là mẫu điện thoại gây ấn tượng nhất của Samsung bởi thiết kế màn hình có thể gập lại được. 

Hồi cuối năm 2019, khi mới về Việt Nam, giá của một chiếc Galaxy Fold có thời điểm lên tới 70 triệu đồng, cao hơn giá của một chiếc SH Mode. Tuy vậy, chỉ một năm sau ngày mở bán, mẫu điện thoại này đã tụt giá thê thảm. 

{keywords}
Galaxy Fold rao bán đầy trên mạng, mất nửa giá chỉ sau một năm. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, giá Galaxy Fold trên thị trường hiện dao động trong khoảng từ 17-25 triệu đồng. Đây chủ yếu là các sản phẩm đã qua sử dụng.

Sở dĩ mức giá dao động lớn như vậy bởi Galaxy Fold được chia thành 2 dòng khác nhau, tùy theo nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, những máy chính hãng còn thời hạn bảo hành của Samsung sẽ được bán với giá cao hơn, khoảng 23-26 triệu. Với máy xách tay có nguồn gốc Hàn Quốc, giá sẽ dao động trong khoảng từ 17-20 triệu đồng.

{keywords}
Samsung Galaxy Fold. Ảnh: Trọng Đạt

Như vậy, có thể thấy chỉ sau một năm mở bán, những chiếc Galaxy Fold đã mất đi tới 50%, thậm chí 70% giá trị. Đây cũng là mẫu điện thoại có mức biến động về giá cao nhất trong một năm trở lại đây. 

Có 2 nguyên nhân để giải thích cho tình trạng này. Đầu tiên, Galaxy Fold là sản phẩm nhắm tới đối tượng mục tiêu là các khách hàng ở phân khúc cao cấp. Những người này thường chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu các sản phẩm công nghệ đời mới. Tuy nhiên, với sự ra mắt của Galaxy Fold Z Flip và Galaxy Fold 2, Galaxy Fold đã mất đi vị thế vốn có của mình. 

Do là sản phẩm đầu tiên của xu hướng màn hình gập, nhiều người cũng cảm thấy lo ngại về độ bền của Galaxy Fold. Bản lề và màn hình gập chính là những điểm mà người dùng cảm thấy lo lắng nhất khi sử dụng máy. Do vậy, một số người sẽ phát sinh tâm lý đổi máy, nâng cấp trước để phòng trường hợp thiết bị này gặp phải vấn đề. 

{keywords}
Galaxy Fold là mẫu smartphone màn hình gập đầu tiên. Do vậy, có không ít lo ngại về độ bền của máy.

Việc sửa chữa khó khăn, tốn kém cùng độ bền được đặt dấu hỏi là những nguyên nhân chủ yếu khiến giá Galaxy Fold tụt dốc không phanh. Những lo lắng trên là có cơ sở bởi trước đó Galaxy Fold từng phải trì hoãn ngày ra mắt do vấn đề liên quan đến màn hình. Một số trường hợp bị lỗi bản lề với một điểm bị phình ra, khiến màn hình có chút biến dạng. 

Ở chiều ngược lại, việc Galaxy Fold tụt giá lại đang là cơ hội cho những người từng thèm muốn nhưng chưa đủ điều kiện sở hữu mẫu điện thoại này. Với mức giá khoảng 20 triệu đồng cùng cấu hình cao và thiết kế độc lạ, sở hữu Galaxy Fold lúc này sẽ là một món hời. Đánh đổi cho cơ hội này, người dùng sẽ phải chấp nhận rủi ro cao hơn về độ bền và các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sử dụng. 

Trọng Đạt

Singapore xác thực gương mặt khi dùng dịch vụ công

Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng xác thực gương mặt để truy cập cả dịch vụ công và tư.  

Singapore xác thực gương mặt khi dùng dịch vụ công

Người dân Singapore được xác thực gương mặt khi sử dụng dịch vụ công và tư một cách bảo mật. Theo nhà chức trách, nó sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế số Singapore. Trước đó, chương trình được thử nghiệm với một ngân hàng và đang được triển khai trên toàn quốc. Không chỉ nhận diện một người, nó còn bảo đảm họ thực sự có mặt, không phải là trò lừa đảo bằng ảnh, video hay deepfake.

Công nghệ sẽ được tích hợp vào hệ thống xác thực quốc gia SingPass và cho phép người dân sử dụng các dịch vụ của chính phủ. Theo Andrew Bud, nhà sáng lập kiêm CEO iProov, công ty cung ứng công nghệ, đây là lần đầu xác thực gương mặt nền tảng đám mây được dùng để bảo đảm danh tính của người dùng dịch vụ công.

Nhận diện hay xác thực gương mặt liên quan đến quét gương mặt chủ thể rồi khớp với hình ảnh trong cơ sở dữ liệu có sẵn để thiết lập danh tính của họ. Khác biệt quan trọng là xác thực yêu cầu sự đồng ý từ người dùng và người dùng sẽ được nhận lại một thứ tương xứng, chẳng hạn truy cập điện thoại hay ứng dụng ngân hàng. Ngược lại, nhận diện gương mặt có thể quét gương mặt của tất cả mọi người tại một nhà ga và cảnh báo cho nhà chức trách nếu có tên tội phạm đi ngang qua camera. Ông Bud nhận định nhận diện gương mặt tác động nhiều đến xã hội, còn xác thực gương mặt “lành” hơn.

Tại Mỹ và Trung Quốc, các hãng công nghệ đang tích cực phát triển công nghệ xác thực gương mặt. Chẳng hạn, hàng loạt ngân hàng hỗ trợ Apple Face ID hoặc Google Face Unlock để xác thực. Alibaba cũng có ứng dụng thanh toán Smile to Pay.

Nhiều chính phủ cũng đang sử dụng xác thực gương mặt nhưng ít quốc gia cân nhắc kết hợp công nghệ với mã số căn cước công dân. Trong một số trường hợp, đó là vì họ không dùng thẻ căn cước. Ví dụ, tại Mỹ, hầu hết dùng bằng lái xe làm hình thức định danh chính. Trung Quốc cũng chưa liên kết xác thực gương mặt với số căn cước song năm 2019, nước này thi hành luật yêu cầu khách hàng quét gương mặt khi mua điện thoại mới.

Tuy nhiên, xác thực gương mặt được dùng rộng rãi tại các sân bay. Nhiều bộ ngành cũng dùng nó, chẳng hạn Dịch vụ y tế Anh, Bộ An ninh nội địa Mỹ.

Công nghệ xác thực gương mặt của Singapore đã có mặt trong các văn phòng thuế và ngân hàng DBS để khách hàng dùng nó mở tài khoản. Nó cũng có thể dùng để xác minh tại khu vực an ninh sân bay, thi cử tại trường học. Theo Kwo Quek Sin, Giám đốc cấp cao phụ trách mã số định danh quốc gia tại GovTech Singapore, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sử dụng đều được đăng ký, miễn là đáp ứng yêu cầu của chính phủ. Yêu cầu cơ bản là phải được cá nhân đồng ý và nhận thức được về công nghệ.

GovTech Singapore cho rằng công nghệ có lợi cho doanh nghiệp vì họ được dùng mà không cần tự phát triển hạ tầng. Ngoài ra, nó cũng tốt đối vưới quyền riêng tư vì các công ty không cần phải thu thập dữ liệu sinh trắc học.

Du Lam (Theo BBC)

Những thách thức bảo mật của điện toán đám mây thời 4.0

Những thách thức bảo mật của điện toán đám mây thời 4.0

Trong thời đại 4.0, bảo mật của điện toán đám mây vẫn là một lĩnh vực đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu và nhân sự trong ngành công nghệ.

Tuesday, September 29, 2020

Home Đỉnh - gói cước ‘được lòng’ các gia đình

Vừa ra mắt, gói cước Home Đỉnh của VNPT đã thu hút các gia đình bởi tốc độ cao, ổn định cùng nhiều ưu đãi.

Là nhà mạng tích hợp trọn bộ dịch vụ viễn thông cho gia đình, VNPT là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng khi cần lắp đặt các dịch vụ Internet - Truyền hình - Di động. Trong đó phải kể đến các gói Home Combo với giá cước tiết kiệm, dễ dàng lắp đặt, sử dụng. Mới đây, VNPT ra mắt gói Home Đỉnh được nâng cấp từ các tính năng nổi trội của gói Home Combo với nhiều ưu đãi, đón đầu xu hướng.  

Gói Home Đỉnh sở hữu đường truyền Internet 100Mbps, tốc độ thuộc top đầu trong dòng gói cước dành cho hộ gia đình, kết nối nhanh chóng, ổn định, kể cả khi sử dụng cùng lúc hàng chục thiết bị thông minh.

So với các gói Home Combo, gói Home Đỉnh có thêm tốc độ quốc tế 8Mbps, đặc biệt phù hợp với người dùng thường xuyên truy cập các trang web, game của nước ngoài. Khách hàng đăng ký gói Home Đỉnh cũng được trang bị modem wifi dual band giúp sóng wifi phủ mạnh khắp không gian nhà, mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.

{keywords}
 Truyền hình trong gói Home Đỉnh có sẵn 180 kênh và tích hợp thêm Galaxy Play (Fim+) 

Dịch vụ Truyền hình trong gói Home Đỉnh cũng được nâng cấp so với gói Home Combo. Không chỉ có sẵn 180 kênh trong nước và quốc tế, gói cước còn tích hợp thêm Galaxy Play (Fim+) với hàng ngàn phim mới, phim rạp được cập nhật liên tục. Khách hàng cũng được tận hưởng các tiện ích khác của truyền hình internet như tua phim, xem lại, xem cùng lúc trên nhiều thiết bị.

Ưu đãi Data của gói Home Đỉnh cũng gây chú ý. Người dùng sẽ có 60GB tốc độ cao (2GB/ngày), dành riêng cho chủ nhóm. Các thành viên khác trong nhóm sẽ được sử dụng 30GB tốc độ cao (1GB/ngày). Ngoài ra, chủ nhóm có thêm 50 phút ngoại mạng/tháng, cả nhóm được miễn phí 1.000 phút nội mạng/tháng và miễn phí gọi trong nhóm.  

Ưu đãi nhiều hơn song Home Đỉnh lại có giá tiết kiệm, chỉ 299.000 đồng/tháng. Khi áp dụng cùng khuyến mại đăng ký 6 tháng tặng 1 tháng hoặc đăng ký 12 tháng tặng 3 tháng, giá cước từng tháng chỉ còn từ 239.200 đồng/tháng.

{keywords}
Gói Home Đỉnh của VNPT sở hữu đường truyền Internet 100Mbps 

Gia đình bác Trương Minh Tú (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có con gái đang làm việc tại Nha Trang. Từ ngày sử dụng gói Home Đỉnh, gia đình bác Tuấn trò chuyện với nhau nhiều hơn. “Trước đây thỉnh thoảng con gái mới gọi về, mà sóng wifi cũng kém nên chỉ nói được một lúc lại thôi. Nhưng từ ngày gia đình dùng gói Home Đỉnh, cả nhà được miễn phí gọi cho nhau và tốc độ mạng cũng nhanh hơn nhiều. Nhờ vậy gần như ngày nào cháu cũng gọi điện về hỏi thăm bố mẹ.” - bác Tú cho biết.

Trong khi đó, gia đình chị Cao Thúy Hằng (quận 3, TP.HCM) lại có cách “tận hưởng” khác với gói Home Đỉnh. Chị cho biết: “Nhờ Home Đỉnh mà khoảng thời gian cuối tuần của gia đình trở nên sinh động hơn. Ví dụ chỉ cần mở phim hoạt hình trên Galaxy Play là 2 vợ chồng tôi cùng con nhỏ có thể giải trí ngay tại nhà, không cần đi đâu hết”.

Với việc ra mắt gói Home Đỉnh, VNPT một lần nữa cho thấy sự “bắt sóng” kịp thời các xu hướng sử dụng mới của người dùng, tiếp tục vị thế tiên phong về sản phẩm, dịch vụ viễn thông - di động. Gói cước này cũng giúp nhà mạng gây ấn tượng và chinh phục các hộ gia đình khi đáp ứng trọn vẹn bộ đôi tiêu chuẩn: tốc độ cao - giá hấp dẫn.

Để biết thêm thông tin về gói cước Home Đỉnh cũng như liên hệ đăng ký lắp đặt, khách hàng có thể truy cập website https://ift.tt/2HJKV5h hoặc gọi đến tổng đài miễn phí 18001166.

Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng dịp cuối năm, VNPT đang triển khai chương trình “Thi đua 153 ngày đêm hoàn thành kế hoạch SXKD”. Khách hàng chỉ cần có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ có nhân viên VNPT phục vụ tại địa chỉ một cách nhanh nhất.

Ngọc Minh

Galaxy Note 20 - ‘quyền lực mềm’ của quý cô hiện đại

Gói trọn mọi quyền năng công việc và cuộc sống vào trong chiếc điện thoại, “người bạn đồng hành” Galaxy Note20 đang trở thành mảnh ghép hữu ích cho bức tranh thành công của phái đẹp, đặc biệt là các sao Việt như Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn.

Châu Bùi - Làm việc chuyên nghiệp và sống tích cực

Ghé thăm nhà Châu Bùi và khám phá một ngày làm việc của cô, có thể thấy chiếc điện thoại Galaxy Note20 và cây bút S Pen luôn thường trực trên tay fashionista này. Nhiều dự án thời trang, các bản vẽ mẫu, hình ảnh và clip chia sẻ trên mạng xã hội… của cô đều được thực hiện ngay trên chiếc điện thoại Galaxy Note20.

Galaxy Note20 cho phép Châu Bùi có thể làm việc ở bất cứ đâu, ngay khi đang thư giãn ngoài bể bơi, đi du lịch, nấu ăn… giúp cô vừa tận hưởng cuộc sống, vừa đối mặt tốt với áp lực của công việc. Nhờ đó, Châu Bùi luôn được đối tác đánh giá cao về sự chuyên nghiệp, không than vãn và ít khi trễ hạn.

{keywords}
Galaxy Note20 là vật bất ly thân cho công việc và cuộc sống của Châu Bùi

Trong clip phỏng vấn vừa được thực hiện, Châu Bùi đã mô tả lại cách cô dùng bút S Pen ghi chú ngay trên hình ảnh, nhấn mạnh các từ khóa quan trọng liên quan đến buổi chụp hình hay ghi lại các chỉ số dinh dưỡng của món ăn một cách trực quan để chia sẻ cùng người hâm mộ.

Với một người thích chia sẻ các mẹo tập luyện, chế độ dinh dưỡng và phong cách sống tích cực như Châu Bùi thì một chiếc điện thoại có camera chuyên nghiệp lên đến 108MP như Galaxy Note20 là công cụ lý tưởng để sản xuất nhanh các nội dung chất lượng. Không cần tốn thời gian chỉnh sửa, những thông điệp sống tích cực từ Châu Bùi được lan tỏa, thu hút sự quan tâm đông đảo của người trẻ.

{keywords}
 Bút S Pen và các tính năng trên Galaxy Note20 hỗ trợ đắc lực cho việc sản xuất nội dung

Hoạt động trong một ngành công nghiệp thời trang đầy áp lực, cạnh tranh và mang tính đào thải cao, việc Châu Bùi luôn giữ được sức hút cũng như nguồn năng lượng tích cực chính là cảm hứng cho phái đẹp. Những thiết bị mạnh mẽ như Galaxy Note20 là bạn đồng hành cần thiết giúp họ tối đa hóa tiềm năng, đa nhiệm mạnh mẽ để luôn tỏa sáng.

{keywords}
 Bí quyết thành công của Châu Bùi gói trọn trong chiếc Galaxy Note20

Quỳnh Anh Shyn - Cảm hứng sáng tạo trong tầm tay

Cũng là một fashionista được yêu mến, Quỳnh Anh Shyn hé lộ bí quyết thành công của mình chính là tinh thần học hỏi, yêu thích sáng tạo và không ngừng tìm kiếm những khía cạnh mới của bản thân. Trong căn phòng làm việc với những bản phác thảo, kim chỉ, vải vóc, Quỳnh Anh Shyn với cây bút S Pen trong tay không ngừng làm việc trên màn hình Galaxy Note20. Cô cho biết mình đang theo đuổi đam mê thiết kế và kinh doanh bên cạnh công việc định hướng thời trang quen thuộc.

{keywords}
 Quỳnh Anh Shyn vẫn không ngừng khám phá các khía cạnh mới của bản thân

Quỳnh Anh Shyn tin tưởng phụ nữ có rất nhiều thế mạnh, do đó cần luôn làm mới và khám phá chính mình để tỏa sáng. Thay vì bó buộc bản thân trong phòng làm việc, cô có thể dùng Galaxy Note20 để làm việc trên đường đi, ghi chú lịch trình nhanh trên màn hình khóa, bắt trọn ý tưởng mới dù ở bất cứ đâu.

Với hiệu năng mạnh mẽ như một chiếc máy tính, không gian lưu trữ đồ sộ, dung lượng pin ấn tượng khiến Quỳnh Anh Shyn luôn yên tâm như đang nắm mọi công cụ sáng tạo trong lòng bàn tay. Cô tận hưởng sự sáng tạo trong từng phút giây cuộc sống, đơn cử như việc dùng camera 8K của Galaxy Note20 và bút S Pen để sản xuất nhanh một video động với nhiều hoạ tiết mới mẻ làm quà sinh nhật hay thần tốc phối đồ với chỉ một chiếc khăn đơn giản.

{keywords}
 Đem sáng tạo vào cuộc sống và công việc là bí quyết tỏa sáng của Quỳnh Anh Shyn

Sáng tạo tất nhiên không phải là đặc quyền riêng của phụ nữ, nhưng nó là cảm hứng để phái đẹp nghĩ khác, sống khác và thoát khỏi những định kiến mà xã hội dành cho mình. Những dòng ghi chú, những bản vẽ mà Quỳnh Anh Shyn đang thực hiện trên chiếc Galaxy Note20 chính là nét phác thảo cho “bức tranh” thành công mà những cô nàng dám ước mơ, dám thay đổi sẽ chinh phục được.

Câu chuyện về cảm hứng thành công của Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn với Galaxy Note20 là minh chứng rõ nét cho tác động tích cực của công nghệ đối với đời sống mỗi người. Từ một thiết bị liên lạc, công nghệ đang dần trở thành “trợ thủ” cho công việc, dấu ấn thành công và cả chìa khóa để giúp phái đẹp tỏa sáng.

Thu Hằng

Ngành Bưu điện trước ngày đổi mới: “Đi lên hay chấp nhận đói nghèo”

Cũ kỹ, lạc hậu, rơi vào khủng hoảng là tình cảnh của ngành Bưu điện sau khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến. Thực tế này đặt các lãnh đạo trước lựa chọn sống còn.


Lời tòa soạn: Hơn thập kỷ sau 1975, Bưu điện được xem là ngành nghèo và lạc hậu nhất. Thế nhưng, với tầm nhìn và tư duy đổi mới mạnh mẽ cùng hành động quyết liệt, Bưu điện đã "lột xác" trở thành ngành hiện đại ngang tầm thế giới, đóng vai trò là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Hơn 30 năm qua, những bài học và kinh nghiệm đổi mới, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh của ngành Bưu điện vẫn là câu chuyện mang đầy tính thời sự cho các ngành, các lĩnh vực của Việt Nam cũng như là hành trang của ngành thông tin - truyền thông tiếp tục bước vào kỷ nguyên 4.0 và chuyển đổi số. VietNamNet đã tìm lại các nhân chứng, lắng nghe các câu chuyện và giới thiệu với bạn đọc những bài học lịch sử của ngành. 

 Ngành Bưu điện thời Analog

Cũ kỹ, lạc hậu, rơi vào khủng hoảng là tình cảnh của ngành Bưu điện sau khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh mang trên mình nhiều thương tích.

Ông Nguyễn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin của Tổng cục Bưu điện nhớ lại: Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, các thiết bị tổng đài, vi ba các loại và hệ thống truyền dẫn cáp đồng xuống cấp nghiêm trọng, lại không có vật tư thay thế nên công tác bảo đảm thông tin phục vụ cho các cấp chính quyền và người dân vô cùng gian khổ. Mạng điện thoại hoạt động cầm chừng, tổng đài thường xuyên bị hư hỏng.

Ngành Bưu điện trước ngày đổi mới: “Đi lên hay chấp nhận đói nghèo”
Công nhân Bưu điện đang thực tập hàn nối cáp phục vụ mạng thông tin nội hạt năm 1976. Ảnh tư liệu

Tổng đài Analog ở Hà Nội lúc bấy giờ cũng có mấy chủng loại của Liên Xô, Đức và cả của Pháp thu lại được sau khi giải phóng Thủ đô, đã sử dụng mấy chục năm. Sau ngày giải phóng đất nước 30/4/1975, Ty Bưu điện TP.HCM là đơn vị tiếp quản mạng lưới thông tin do chế độ cũ để lại. Đặc trưng của hệ thống thông tin lúc ấy là các tổng đài cơ khí ngang dọc, từng nấc và các máy vi ba sóng ngắn, vi ba siêu cao tần… phục vụ cho việc liên lạc điện thoại, điện báo (moóc, teletip, telex) trong nước và quốc tế.

Các tổng đài Analog vẫn phải dùng nhân công. Một cuộc điện thoại đến thì nhân viên tổng đài sẽ nghe máy sau đó rút phích cắm để nối tiếp cuộc gọi này đến người nghe. Các phích cắm dùng lâu bị hỏng nên nhà máy Thiết bị Bưu điện phải gia cố lại nhưng cũng chỉ được một thời gian lại hỏng tiếp. Chất lượng cuộc gọi lúc đó rất tậm tạch, nghe câu được câu chăng nên mới có khái niệm “nghe từ đoán ý người nói”. Thậm chí, người gọi và người nghe cảm giác như có người thứ ba đang nghe cuộc gọi của mình.

Thời điểm đó, máy điện thoại phục vụ chủ yếu cho các cơ quan, các cấp chính quyền và một số cán bộ cấp cao. Trụ sở của Tổng cục Bưu điện tại 18 Nguyễn Du, Hà Nội lúc bấy giờ cũng được trang bị 1 máy điện thoại từ thạch và có 1 nhân viên trực tổng đài. Mỗi lần muốn thực hiện cuộc gọi phải quay tay xè xè chứ không bấm số dễ dàng như bây giờ.

Khi người dân có nhu cầu liên lạc, phải đến các điểm giao dịch bưu điện để đăng ký cuộc gọi và chờ đến lượt. Không ít trường hợp người đăng ký cuộc gọi đi quốc tế phải chờ hàng tuần, khi cuộc gọi sắp thông, người đăng ký sẽ được bưu điện gửi giấy thông báo và đến bưu cục đã đăng ký chờ được nói chuyện với bên kia. Ngay cả máy điện thoại của các cơ quan cũng vậy, mỗi khi cần liên lạc và trao đổi với một máy điện thoại cơ quan khác ở ngoài tỉnh thì phải có động tác quay số 16 để đăng ký cuộc gọi. Do công nghệ lạc hậu nên cuộc gọi lúc bấy giờ được tiếp nhận qua bàn điện thoại viên đường dài. Việc dùng điện thoại quá khó khăn như vậy nên phương tiện liên lạc của người dân lúc đó thường là qua thư hoặc điện tín (Telex).

Lúc ông nội mất, tôi phải đánh điện khẩn cho bố ở Trực Ninh về Vụ Bản (Nam Định) chỉ có hơn 20 km. Tôi ra bưu điện gửi bức điện tín đến huyện Trực Ninh và nhân viên bưu điện in ra gửi đến nhà nhưng khi bố tôi nhận được điện về đến nơi thì đã mai táng xong. Sau này hỏi ra mới biết Tổng đài điện báo đang có cuộc thi điện báo viên giỏi nên người ta dừng việc chuyển điện tín”, ông Nguyễn Đoàn nhớ lại.

Trong ký ức của thầy giáo Bùi Tuấn, giáo viên của trường Trung học Việt Trì, cho đến năm 1992, để đánh được một bức điện giá rất đắt nên người gửi phải tính kỹ để cắt giảm chữ. “Mẹ đi thăm anh trai tôi ở Hà Nội gặp trời lạnh. Vì vậy, ông anh ra bưu điện gửi bức điện tín cho tôi với nội dung “Em gửi áo bông cho bà”. Nhưng để tiết kiệm chỉ cần đánh bức điện “áo bông bà” cho bớt tiền thầy Tuấn chia sẻ.

Trăn trở trước ngày đổi mới

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hồi tưởng lại, thời điểm đó Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, một phần do hậu quả của chiến tranh tàn khốc, một phần là hệ quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp.

Bước ra khỏi chiến tranh, một vạn chiến sĩ giao bưu, giao liên, vô tuyến điện viên, thợ dây, thợ máy… hi sinh. Tổng số thuê bao điện thoại chỉ xấp xỉ 100.000, trong đó Hà Nội có khoảng 10.000 thuê bao, TP.HCM có khoảng 30.000 thuê bao. Mạng lưới viễn thông nhỏ bé sử dụng hoàn toàn công nghệ Analog. Đời sống cán bộ, công nhân viên ngành gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước không chỉ bị cấm vận về kinh tế mà còn bị cấm vận về công nghệ, viễn thông, mã 84 của Việt Nam bị khóa…

Ngành Bưu điện trước ngày đổi mới: “Đi lên hay chấp nhận đói nghèo”
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm gian trưng bày của ngành Bưu điện tại triển lãm "Thành tựu nền kinh tế quốc dân" năm 1986. Ảnh tư liệu

Trong chiến tranh, lòng yêu nước, ý chí cách mạng, sự dũng cảm của người Bưu điện đã được thử thách. Nhưng bước vào giai đoạn sau 10 năm giải phóng, toàn ngành phải đối mặt với những thử thách mới. Đi lên hay chấp nhận đói nghèo, tụt hậu; làm sao để đi lên, để phát triển là câu hỏi mà những cán bộ - từ cơ sở tới lãnh đạo - luôn suy tư, trăn trở.

“Luồng gió của tư duy đổi mới, nói thẳng nói thật đã đến với ngành Bưu điện Việt Nam. Từ người lao động đến lãnh đạo đều thấm nhuần và vận dụng rất sáng tạo vào thực tiễn phát triển với sự xả thân, dám nghĩ dám làm. Tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân, người đã có công rất lớn cho tư duy đổi mới này”, ông Mai Liêm Trực kể lại.

Theo thống kê của Ban Viễn thông của VNPT, đến năm 1991 dịch vụ vẫn chủ yếu là điện thoại khai thác nhân công và điện báo truyền thống, kinh doanh kém hiệu quả. Cả nước mới có 140.000 thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại là 0,18 máy/100 dân và doanh thu toàn ngành vẻn vẹn 483 tỷ đồng.

Theo như ông Nguyễn Đoàn thì “Bưu điện là ngành nghèo và lạc hậu nhất trong các ngành của Việt Nam lúc bấy giờ. Nhiều cán bộ đã bỏ sang các ngành khác. Doanh thu chủ yếu đến từ mấy dịch vụ phát hành báo chí và bán tem thư, nếu bám vào mấy dịch vụ đó thì làm sao có thể sống nổi. Trong hoàn cảnh đầy khó khan đó, Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã có quyết định táo bạo là làm cuộc cách mạng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ Analog sang Digital”.

Bài 2: Chuyển đổi từ Analog sang Digital: Sức mạnh của tư duy đổi mới

Thái Khang

Từ bước chân người bưu tá đến chuyển đổi số quốc gia

Từ bước chân người bưu tá đến chuyển đổi số quốc gia

Lịch sử 75 năm của Ngành Thông tin & Truyền thông luôn gắn bó với lịch sử đất nước. Nhiều lớp người đã nối tiếp nhau vượt bao khó khăn, thử thách để làm nên diện mạo hôm nay của ngành Thông tin & Truyền thông Việt Nam.

Amazon tung công nghệ thanh toán bằng lòng bàn tay

Amazon One là thiết bị mới nhất của Amazon, cho phép mọi người trả tiền khi mua sắm tại cửa hàng bằng… lòng bàn tay.  

Amazon tung công nghệ thanh toán bằng lòng bàn tay

Hôm 29/9, Amazon ra mắt Amazon One, công nghệ sinh trắc học mới cho phép khách hàng trả tiền bằng cách quét lòng bàn tay. Để sử dụng, đầu tiên người dùng phải kết nối lòng bàn tay với một thẻ tín dụng. Ban đầu, Amazon One sẽ được thử nghiệm tại hai cửa hàng Amazon Go không thu ngân đặt gần trụ sở Seattle. Theo thời gian, công ty sẽ giới thiệu công nghệ tại nhiều địa điểm hơn.

Amazon cũng hi vọng có thể bán công nghệ quét lòng bàn tay cho các công ty khác như nhà bán lẻ, sân vận động, tòa nhà văn phòng. Hãng cho biết đang tích cực đàm phán với một vài khách hàng tiềm năng.

Đây là mô hình Amazon đã thử nghiệm từ trước. Vào tháng 3, Amazon nói sẽ bán công nghệ điều hành cửa hàng không thu ngân có tên “Just Walk Out”. Với công nghệ này, người mua quét ứng dụng khi vào cửa hàng rồi mang đồ về mà không cần xếp hàng thanh toán. Camera và cảm biến phụ trách theo dõi mặt hàng nào đã bỏ vào giỏ và tự động trừ tiền trong thẻ.

Tuy vậy, nỗ lực cấp phép công nghệ của Amazon cho nhà bán lẻ khác có thể gặp một số rào cản. Không rõ đối thủ có muốn dùng công nghệ như vậy tại cửa hàng và trao dữ liệu khách hàng cho Amazon hay không. Theo Dilip Kumar, Phó Chủ tịch công nghệ và cửa hàng bán lẻ Amazon, Amazon One sẽ thu thập dữ liệu về nơi mua sắm, không phải mặt hàng hay thời gian khách hàng mua sắm tại các cửa hàng.

Amazon là “tay chơi” quyền lực trên cả thị trường bán lẻ trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Công ty được dự đoán chiếm gần 40% thị trường thương mại điện tử năm nay và cũng có nhiều bước tiến lớn vào ngành bán lẻ truyền thống với chuỗi cửa hàng Go, Whole Foods, cửa hàng 4 sao và Amazon Books cùng một chuỗi cửa hàng tạp hóa Fresh mới.

Để xua tan nghi ngờ của người dùng khi trao dữ liệu sinh trắc học, Amazon khẳng định hình ảnh lòng bàn tay không được lưu trên thiết bị Amazon One, mà thay vào đó được mã hóa và lưu trữ trong khu vực an toàn trên đám mây. Người dùng có quyền yêu cầu xóa dữ liệu sinh trắc sau khi sử dụng. Amazon chọn công nghệ quét lòng bàn tay vì nó được xem là riêng tư hơn so với công nghệ khác như quét gương mặt, võng mạc. “Bạn không thể xác định danh tính của một người nếu nhìn vào ảnh lòng bàn tay của họ”, Amazon nói.

Du Lam (Theo CNBC)

Người mua hàng dễ sập bẫy trên Amazon vì chiêu trò mới

Người mua hàng dễ sập bẫy trên Amazon vì chiêu trò mới

Amazon vốn thu hút nhiều người dùng hơn so với các đối thủ như Walmart, Target và eBay vì có tới hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn lượt đánh giá trên mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, đánh giá giả và thật ngày càng khó phân biệt.

Mỹ tiếp tục gây sức ép lên châu Âu nhằm loại bỏ Huawei

Một quan chức cao cấp Mỹ tố cáo Huawei đồng lõa với hoạt động vi phạm nhân quyền, là một phần của nhà nước giám sát Trung Quốc.  

Mỹ tiếp tục gây sức ép lên châu Âu nhằm loại bỏ Huawei

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đưa ra lời cảnh báo trong bối cảnh Đức và Italy đang xem xét mạng 5G thế hệ mới. Theo Krach, Nokia và Ericsson là hai công ty duy nhất mà chính phủ châu Âu nên lựa chọn. Phát biểu tại hội nghị của tổ chức German Marshall Fund, ông cáo buộc Huawei là một phần của nhà nước giám sát Trung Quốc và là công cụ vi phạm nhân quyền. Tuy vậy, ông không đưa ra được bằng chứng nào trong bài diễn thuyết của mình.

Huawei liên tục phủ nhận thiết bị 5G của họ có thể bị lợi dụng cho hoạt động theo dõi.

Krach cho rằng Huawei tham gia vào mạng 5G châu Âu sẽ đặt đồng minh NATO vào tình thế rủi ro và đối với Trung Quốc, 5G là “xương sống của nhà nước giám sát”.

“Những nhà sản xuất không đáng tin, nguy cơ cao như Huawei và ZTE cung cấp cho Trung Quốc khả năng gián đoạn hay vũ khí hóa ứng dụng trong cơ sở hạ tầng hoặc cung cấp tiến bộ kỹ thuật cho lực lượng quân đội”, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tiếp tục.

Italy và Đức đang cân nhắc có cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G quốc gia hay không sau khi Anh và Pháp thông báo cấm cửa công ty Trung Quốc. Huawei đang bị Mỹ trừng phạt với mục tiêu dập tắt thị phần 5G trên toàn cầu và buộc các nhà cung ứng phải xin giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei. Trong lúc này, Huawei tăng cường đầu tư vào doanh nghiệp bán dẫn trong nước và hãng công nghệ khác, củng cố chuỗi cung ứng với hi vọng sống sót dưới áp lực của Mỹ.

Nokia giành hợp đồng 5G lớn tại Anh

Mới đây, Nokia thông báo ký hợp đồng thiết bị 5G quan trọng với nhà mạng lớn nhất Anh BT. Trước đó, vào tháng 7, Anh cho biết sẽ cấm thiết bị Huawei khi triển khai 5G. Theo hợp đồng, Nokia sẽ cung cấp thiết bị và dịch vụ 5G tại 11.600 trạm vô tuyến của BT trên cả nước. Cụ thể, BT sử dụng thiết bị AirScale Single RAN (S-RAN) của Nokia để phủ sóng trong nhà và ngoài trời. Thiết bị bao gồm trạm gốc và sản phẩm truy cập vô tuyến.

Như vậy, Nokia sẽ trở thành đối tác hạ tầng lớn nhất của BT. Theo nguồn tin của CNBC, Nokia phụ trách 63% toàn bộ mạng lưới của nhà mạng này. Chi tiết về giá trị giao dịch không được tiết lộ. Công ty Phần Lan hiện cung cấp dịch vụ cho mạng của BT tại Luân Đôn, khu vực trung du và một số vùng sâu vùng xa.

Tháng 7, Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Dowden thông báo nhà mạng không được mua thiết bị Huawei từ cuối năm nay. Họ cũng phải gỡ bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei khỏi hạ tầng vào năm 2027. Quyết định ngược lại hoàn toàn với công bố hồi đầu năm khi Anh cho phép Huawei tham gia mạng 5G với vai trò hạn chế. Theo hướng dẫn mới, nhà mạng được yêu cầu giảm thị phần thiết bị Huawei trong các bộ phận không phải lõi của hạ tầng xuống 35% vào năm 2023.

Du Lam (Theo Reuters, CNBC)

Huawei tiếp tục cắt giảm việc làm và nguồn đầu tư vào Úc

Huawei tiếp tục cắt giảm việc làm và nguồn đầu tư vào Úc

Thông tin từ nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei tại Úc cho biết, họ sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự và nguồn đầu tư vào nước này trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra đang căng thẳng.

Cách nhận diện tên bài hát bằng cách chạm hai lần vào mặt lưng iPhone

Apple vừa cập nhật ứng dụng Shazam nhằm tận dụng lợi thế các tính năng mới trên iOS 14 như Picture-in-Picture và Back Tap.

Phiên bản 13.25 của Shazam mang đến khả năng nhận diện tên bài hát và tên ca sĩ khi xem video với tùy chọn Picture-in-Picture trên iPhone, cũng như nhận diện nhanh tên bài hát và tên ca sĩ bằng cách chạm tay hai hoặc ba lần vào mặt lưng của thiết bị.

{keywords}

Cách nhận diện tên bài hát và tên ca sĩ ở chế độ Picture-in-Picture trên iPhone

Để sử dụng tính năng nhận diện tên bài hát khi phát nhạc ở chế độ Picture-in-Picture trên iPhone, bạn cần sử dụng tính năng Auto Shazam (Shazam tự động).

Bước 1: Tải và cài đặt Shazam phiên bản 13.25 hoặc cập nhật ứng dụng lên phiên bản mới nhất từ App Store. Hoàn tất, bạn mở ứng dụng từ biểu tượng trên màn hình chính hoặc từ App Library (Thư viện ứng dụng) của iOS 14.

Bước 2: Nhấn và giữ lên biểu tượng Shazam nằm ở chính giữa màn hình để kích hoạt tính năng Auto Shazam (Shazam tự động). Kể từ bây giờ, Shazam sẽ tự động lắng nghe và nhận diện nhạc từ video bất kỳ đang phát ở chế độ Picture-in-Picture. Biểu tượng hình viên thuốc màu đỏ ở góc trên bên trái cho thấy Shazam đang lắng nghe và nhận diện bài hát.

Bước 3: Nếu nhận diện thành công, Shazam sẽ hiển thị biểu ngữ thông báo ở cạnh trên cùng của màn hình, đồng thời thêm bài hát vào thư viện của ứng dụng.

Bước 4: Tính năng Auto Shazam cũng hoạt động khi bạn xem video bên trong các ứng dụng như Safari, YouTube, v.v.

{keywords}

Bước 5: Để tắt Auto Shazam, bạn bấm lên nút hình viên thuốc màu đỏ ở góc trên bên trái hoặc mở ứng dụng và bấm nút Shazam ở chính giữa màn hình.

Cách nhận diện tên bài hát và tên ca sĩ bằng cách chạm tay hai hoặc ba lần vào mặt lưng iPhone

Để làm được việc này, bạn cần kết hợp ứng dụng Shazam với ứng dụng Shortcuts (Phím tắt) - vốn được tích hợp sẵn trên iOS.

Bước 1: Sau khi bạn cập nhật Shazam lên phiên bản mới nhất, Shazam sẽ tự động cài đặt phím tắt Shazam vào thư viện phím tắt trên ứng dụng Shortcuts (Phím tắt).

Bước 2: Để kích hoạt Shazam bằng cách chạm hai hoặc ba lần vào mặt lưng iPhone, bạn mở ứng dụng Settings (Cài đặt), và chọn Accessibility (Trợ năng).

Bước 3: Vuốt xuống dưới và chọn Touch (Cảm ứng).

Bước 4: Chọn tùy chọn Back Tap (Chạm vào mặt sau) ở dưới cùng của màn hình, sau đó chọn Double Tap (Chạm hai lần) hoặc Triple Tap (Chạm ba lần).

Bước 5: Tìm và chọn phím tắt Shazam Shortcut trong phần Shortcuts (Phím tắt).

{keywords}

Bước 6: Khi cần xác định tên bài hát, bạn chạm tay hai lần hoặc ba lần liên tiếp vào mặt lưng iPhone. Ngay lập tức, iPhone sẽ kích hoạt phím tắt Shazam và bắt đầu nhận diện bài hát. Nếu nhận diện thành công, Shazam sẽ hiển thị biểu ngữ thông báo ở cạnh trên cùng của màn hình, đồng thời thêm bài hát vào thư viện của ứng dụng.

Ca Tiếu (theo 9to5mac)

Mẹo truy cập nhanh tính năng Kính lúp trên iOS 14

Mẹo truy cập nhanh tính năng Kính lúp trên iOS 14

Kể từ iOS 14, người dùng có thể mở tính năng Kính lúp ngay từ màn hình chính, không cần phải truy cập qua nhiều lớp trình đơn như trước đây.

Foxconn cắt ngày nghỉ, thưởng hậu hĩnh công nhân sản xuất iPhone 12

Một nhân viên Foxconn cho biết, công ty đã bắt đầu phải làm ca đêm, với các dây chuyền sản xuất hoạt động 24/24. “Chúng tôi đã rất bận rộn trong những tuần qua vì iPhone 12”, nhân viên này chia sẻ.

Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple tại Trung Quốc, đang “chạy hết tốc lực” để lắp ráp iPhone 12 mới. Họ cắt bớt ngày nghỉ của công nhân, đồng thời yêu cầu làm thêm giờ và trả tiền thưởng hậu hĩnh. Đó là theo chia sẻ của một số nhân viên Foxconn với giới truyền thông.

Foxconn cắt ngày nghỉ, thưởng hậu hĩnh công nhân sản xuất iPhone 12
Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple tại Trung Quốc, đang “chạy hết tốc lực” để lắp ráp iPhone 12 mới.

Nhân viên Wang Guofeng cho biết, ca làm thêm giờ đã tăng lên kể từ mùa hè và hầu hết công nhân chỉ được phép nghỉ 4 ngày mỗi tháng. “Bạn có thể kiếm được 5.000 đến 6.000 nhân dân tệ (750 đến 900 USD) mỗi tháng”, nhân viên này kể.

Một nhân viên khác họ Ma cho biết, công ty đã bắt đầu phải làm ca đêm, với các dây chuyền sản xuất hoạt động 24/24. “Chúng tôi đã rất bận rộn trong những tuần qua vì iPhone 12”, nhân viên họ Ma chia sẻ, khi mà dòng iPhone mới được nhắc đến dự kiến sẽ ra mắt ngay tháng 10.

Bên cạnh đó, Foxconn cũng có chính sách hấp dẫn để tuyển dụng công nhân. Họ đưa ra khoản thưởng 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD) cho bất kỳ công nhân nào bắt đầu làm việc sau ngày 18/9, ở lại ít nhất 90 ngày. Phần thưởng là 8.500 nhân dân tệ (1.275 USD) cho những người vào sau ngày 26/9.

Nhân viên hiện tại của Foxconn cũng có thể bỏ túi 500 nhân dân tệ (75 USD) nếu giới thiệu thành công một công nhân mới.

Tất nhiên đổi lại với chính sách thưởng hậu hĩnh, nhân viên được yêu cầu bỏ bớt những ngày nghỉ như Tết Trung thu hay Quốc khánh. “Một số người sẵn sàng làm vì theo luật lao động Trung Quốc, lương sẽ tăng gấp 3 lần vào 3 ngày đầu tiên của Tết Trung thu”, một công nhân giấu tên khẳng định.

Với việc tăng tốc sản xuất sau thời gian cách ly vì đại dịch, riêng trong tháng 6, sản lượng xuất khẩu từ nhà máy Foxconn đã tăng 50,6% so với một năm trước đó.

Theo công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Canalys, Apple đã xuất xưởng 45,1 triệu iPhone trên toàn cầu trong quý 2 năm nay, nhiều hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu giảm 14%.

Anh Hào (Theo SCMP)

Luxshare là ai mà khiến 'mãnh hổ' Foxconn phải dè chừng?

Luxshare là ai mà khiến 'mãnh hổ' Foxconn phải dè chừng?

Ngay cả khi đang giữ “miếng bánh” lớn nhất trong chuỗi cung ứng Apple, lãnh đạo của công ty Đài Loan Foxconn vẫn để mắt tới đối thủ nhỏ con đến từ Trung Quốc: Luxshare-ICT.

Qualcomm dẫn đầu thị trường toàn cầu về bộ xử lý ứng dụng cho smartphone Q2/2020

Ngày 22/9, Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research đã công bố kết quả khảo sát thị trường cho thấy, Qualcomm dẫn đầu thị trường toàn cầu về bộ xử lý ứng dụng (AP) dành cho smartphone trong quý 2 với 29% thị phần.

Với kết quả này, Qualcomm đã bị giảm 3 điểm phần trăm về thị phần. Sự sụt giảm này được cho là liên quan đến sự thu hẹp thị trường nói chung và ảnh hưởng từ các chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Huawei. Tỷ lệ các sản phẩm Huawei sử dụng bộ vi xử lý của Qualcomm giảm từ 12% xuống còn 3%.

{keywords}
Thị phần bộ xử lý ứng dụng dành cho smartphone của các công ty trong quý 2/2020

Trong khi đó, báo cáo cũng cho thấy gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung chỉ chiếm 13% thị trường bộ vi xử lý ứng dụng dành cho smartphone trên toàn cầu và đứng thứ 5 trong quý 2 năm nay. Với thị phần đạt được này, Samsung đã giảm khoảng 3 điểm phần trăm so với một năm trước đó.

Trong quý 2 năm nay, thị trường bộ xử lý ứng dụng cho smartphone toàn cầu đã giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái sau sự xuất hiện và bùng phát của Covid-19. Ngược lại, thị trường smartphone hỗ trợ 5G tăng 125% trong ba tháng.

Theo nhận định của Counterpoint Research thì Qualcomm và MediaTek dự kiến sẽ được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và điều này là do các nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi có khả năng sẽ thay thế Huawei trong dài hạn và họ có khả năng trở thành khách hàng quan trọng của Qualcomm và MediaTek.

Qualcomm được dự đoán sẽ thay thế công ty bán dẫn HiSilicon của Trung Quốc, công ty hiện đang chiếm hơn 40% thị phần tại Trung Quốc. Trong thị trường không cao cấp, MediaTek dự kiến sẽ có cơ hội ở Trung Quốc, Nga, Châu Phi và Trung Đông.

Phan Văn Hòa (theo Businesskorea)

Nvidia chi 40 tỷ USD thôn tính nhà thiết kế chip Arm

Nvidia chi 40 tỷ USD thôn tính nhà thiết kế chip Arm

Nvidia đã mua nhà thiết kế chip Arm từ tay tập đoàn SoftBank trong thương vụ chip lớn nhất lịch sử.  

Cách tắt tùy chọn tự động kích hoạt chế độ Picture-in-Picture trên iPhone

Nếu bạn không muốn iOS 14 bật chế độ Picture-in-Picture tự động, bạn có thể tắt tùy chọn này từ trình đơn cài đặt của iPhone.

Kể từ iOS 14, iPhone đã hỗ trợ phát video ở chế độ Picture-in-Picture (PiP). Mặc định, mỗi khi bạn chuyển từ ứng dụng đang phát video ra màn hình chính, iOS 14 sẽ tự động kích hoạt chế độ PiP và tiếp tục phát video ở một góc của màn hình. Nếu bạn không thích như vậy, bạn có thể vô hiệu hóa tùy chọn tự động kích hoạt PiP trên iPhone.

{keywords}

Trường hợp bạn chưa biết, Picture-in-Picture là chế độ phát video dưới dạng cửa sổ thu nhỏ trôi nổi trên màn hình iPhone, giúp người dùng vừa xem video vừa làm nhiều việc khác.

Để tắt tùy chọn kích hoạt PiP tự động, bạn mở ứng dụng Settings (Cài đặt).

{keywords}

Chọn General (Cài đặt chung) > Picture-in-Picture (Hình trong hình).

{keywords}

Tại màn hình cài đặt Picture-in-Picture (Hình trong hình), bạn tắt công tắc nằm bên cạnh tùy chọn Start PiP Automatically (Bắt đầu PiP tự động).

{keywords}

Lần tới khi bạn chuyển sang màn hình chính từ ứng dụng đang phát video, iOS 14 sẽ không kích hoạt chế độ PiP một cách tự động nữa. Để kích hoạt Picture-in-Picture thủ công (nếu ứng dụng bạn đang sử dụng có hỗ trợ), bạn chỉ cần bấm nút Picture-in-Picture ở phía trên góc trái hoặc góc phải.

{keywords}

Ca Tiếu (theo How-to geek)

Cách tắt tính năng đề xuất địa chỉ liên hệ trên trình đơn chia sẻ của iOS 14

Cách tắt tính năng đề xuất địa chỉ liên hệ trên trình đơn chia sẻ của iOS 14

Nếu bạn thường xuyên chọn nhầm địa chỉ khi chia sẻ hình ảnh, video trên iPhone, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục.