Wednesday, January 5, 2022

Khủng hoảng chip toàn cầu: Thiếu hụt nhân sự là vấn đề lớn tiếp theo

Một nguyên nhân khiến tình trạng khủng hoảng chip toàn cầu ngày càng nặng nề là do thiếu vắng kỹ sư trình độ cao.  

Theo đánh giá, thiếu kỹ sư có trình độ là một vấn đề lớn, đặc biệt là những kỹ sư tay nghề cao để thiết kế và giải quyết các vấn đề sản xuất chip ngày càng phức tạp.

Theo Wall Street Journal, lý do chủ yếu gây ra tình trạng này là khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng tăng. Các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đang “tranh giành” công nhân làm việc cho các cơ sở trị giá hàng tỷ USD mà họ đang xây dựng để giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn.

{keywords}
Khủng hoảng chip toàn cầu: Thiếu hụt nhân sự là vấn đề lớn tiếp theo

Các cơ sở sản xuất chip mới cần hàng nghìn kỹ sư có trình độ đại học để vận hành. Kỹ thuật viên thực hiện giám sát và quản lý quá trình sản xuất, trong khi các nhà nghiên cứu giúp đổi mới và chế tạo các loại chip.

Tại Đài Loan, quê hương của nhà sản xuất chip TSMC, vấn đề đang ở mức báo động, khoảng trống tuyển dụng đang ở mức cao nhất trong hơn sáu năm. Theo một báo cáo vào tháng 8/2021 từ nền tảng tuyển dụng 104 Job Bank, hàng tháng ước tính thiếu 27.700 nhân sự ngành bán dẫn, tăng 44% so với năm trước. Lương trung bình trong sản xuất chip đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Việc thiếu các kỹ sư có tay nghề cao có thể làm “chệch hướng” tham vọng đi đầu trong công nghệ tiên tiến của Đài Loan.

Yao Wen Chang, Trưởng khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính của Đại học Quốc gia Đài Loan, nhận định vấn đề thiếu hụt nhân tài càng trở nên trầm trọng hơn, chủ yếu là do nhu cầu ngày càng tăng. Ông không cho rằng có thể giải quyết được vấn đề này.  Terry Tsao - Giám đốc Marketing toàn cầu của Hiệp hội ngành công nghiệp SEMI - đồng tình: “Chúng tôi cần nhiều tiến sĩ hơn nữa, những người có khả năng tham gia ngành công nghiệp bán dẫn thế hệ tiếp theo”.

Một thách thức nữa đặt ra trong việc thu hút các kỹ sư phần mềm tham gia sản xuất chip, đó là nhiều người chỉ đánh giá công việc này mang tính “hậu trường”, không tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh như một nhà phát triển ứng dụng.

Santosh Kurinec, Giáo sư tại Học viện Công nghệ Roche, cho biết số lượng sinh viên đăng ký vào chương trình kỹ thuật điện của trường đã giảm dần, từ khoảng 50 người vào giữa những năm 1980 xuống còn khoảng 10 người hiện nay. “Một số sinh viên có mong muốn viết ứng dụng cho Google, Facebook và các công ty công nghệ lớn khác”, bà chia sẻ.

Mỹ là quốc gia “thiệt thòi” hơn do giới hạn nghiêm ngặt về số lượng kỹ sư nước ngoài đủ điều kiện nhận thị thực cần thiết để làm việc trong nước. Apple nói rằng những hạn chế về nguồn cung gây ra bởi sự thiếu hụt chip toàn cầu đã khiến công ty thiệt hại 6 tỷ USD trong quý IV tài chính của công ty. Dù Apple đã tự thiết kế chip, TSMC cho biết vẫn cần các kỹ sư để vận hành các nhà máy.

Hương Dung (Theo 9to5Mac)

Tiếp tục nguy cơ thiếu chip nhớ toàn cầu, Google và Meta bị phạt nặng

Tiếp tục nguy cơ thiếu chip nhớ toàn cầu, Google và Meta bị phạt nặng

Google và Meta bị phạt nặng tại Nga; Nguy cơ thiếu chip nhớ toàn cầu; Trung Quốc phát triển công tố viên trí tuệ nhân tạo;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

No comments:

Post a Comment